You are on page 1of 10

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KTCK HK1 VẬT LÝ LỚP 10

- NẮM VỮNG CÁC NỘI DUNG TRONG CÁC PHẦN TÓM TẮT KIẾN THỨC, THẢO LUẬN, CỦNG
CỐ KIẾN THỨC VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC THEO SGK CTST
- KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH TỰ HỌC, THAM KHẢO THÊM TRONG SBT

CHƯƠNG 1
Bài tập 2 trang 11; Bài tập 1 trang 14; Bài tập 2 trang 23.

CHƯƠNG 2
Bài tập 1,2 trang 31; Ví dụ 1,2 trang 34; Bài tập 1,2 trang 35.

CHƯƠNG 3
Ví dụ trang 44; Ví dụ 1 trang 45; Ví dụ 2 trang 46; Bài tập 1,2,3,4,5 trang 47; Bài tập 1,2
trang 53.

CHƯƠNG 4
Bài tập 1,2 trang 65; Bài tập 1,2,3 trang 73; Bài tập 1,2,3,4 trang 77.

CHƯƠNG 5
Bài tập 1,2,3 trang 86; Bài tập 1 trang 92; Bài tập 2 trang 93.

CÁC BÀI TẬP BỔ SUNG

Câu 1 (VDC): Nêu 4 quy tắc an toàn dành cho học sinh khi thực hành trong phòng thí nghiệm vật lý của
trường THPT.
Câu 2: (VD): Người ta đo ba lần khối lượng của một vật bằng cân điện tử. Ba lần cân cho kết quả lần lượt
là: 12,67 g; 12,69 g; 12,68 g. Sai số của cân là 0,01 g. Hãy:
a) Tính giá trị trung bình của phép cân và của sai số tuyệt đối trung bình của 3 lần đo.
b) Tính sai số của phép đo và trình bày kết quả đo khối lượng M của vật với sai số ở dạng sai số tuyệt đối.
Câu 3: (VD): Một xe ô tô đi quãng đường thứ nhất dài 12 km mất 1,5 giờ, đi quãng đường thứ hai dài 30
km mất 45 phút. Tính tốc độ trung bình của xe ô tô trên cả hai quãng đường.
Câu 4: Lúc 7 giờ, một người đi xe máy khởi hành từ A đến B với vận tốc 45 km/h. Cùng lúc đó, một người
đi xe máy khác đi từ B về A với vận tốc 65 km/h. Quãng đường AB dài 170 km.
a) (VD) Hai xe sẽ gặp nhau lúc mấy giờ?
b) (VD) Vị trí gặp nhau cách B một khoảng bao nhiêu km?
Câu 5 (VDC): Từ đồ thị liên hệ giữa tọa độ x và thời điểm t của một chất điểm chuyển động.

Hãy cho biết loại chuyển động của chất điểm trong khoảng
thời gian từ t0 đến t1 và trong khoảng thời gian từ t1 đến t2.
Câu 6 (VDC): Một ca nô chạy ngược dòng nước từ bến A đến
bến B cách nhau 3 km. Tốc độ của nước là 0,5 m/s và tốc độ
của ca nô so với dòng nước là 5 m/s.
Hỏi ca nô đi từ bến A đến bến B mất thời gian bao lâu?
Câu 7 (VD): Một xe buýt đang chạy với tốc độ 40 km/h. Khi
sắp đến trạm, tài xế hãm phanh, xe chạy chậm dần đều. Sau
10 giây, xe dừng tại trạm.
a) (VD) Tính gia tốc của xe buýt.
b) (VDC) Tính quãng đường xe buýt đi được từ lúc hãm phanh
cho đến khi xe dừng tại trạm.

Câu 8 (VDC): Một vật có khối lượng 1 kg, được kéo trượt trên sàn nằm ngang với lực kéo
F = 2,0 N cũng theo phương nằm ngang. Lấy gần đúng gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Biết
hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là μ = 0,2.
a) (NB) Vẽ hình tất cả các lực tác dụng lên vật.
b) (TH) Tính độ lớn tất cả các lực tác dụng lên vật.
c) (VD) Vẽ hình và tính tất cả các lực do vật tác dụng lên mặt sàn (dựa vào định luật nào).
d) (VD) Tính gia tốc của chuyển động của vật (dựa vào định luật nào).
e) (VD) Tính vận tốc của vật và quãng đường vật đi được sau 5 giây.
f) (VDC) Sau 5 giây trên, lực F thôi tác dụng vào vật. Vật có chuyển động tiếp tục không
(dựa vào định luật nào)? Nếu có thì chuyển động thế nào (xét về gia tốc, vận tốc,
thêm bao lâu, thêm quãng đường bao nhiêu)?

N
Hướng dẫn:

F ⃗
F mst
a) (NB) Vẽ hình tất cả các lực tác dụng lên vật.
b) (TH) Tính độ lớn tất cả các lực tác dụng lên vật. ⃗
P
P = m.g = 1.9,8 = 9,8 N
Theo phương đứng, vật không thu gia tốc: N = P = 9,8 N
Fmst = μ.N = 0,2.9,8 = 1,96 N
c) (VD) Vẽ hình và tính tất cả các lực do vật tác dụng lên mặt sàn (dựa vào định luật nào).
Mặt sàn và vật tương tác với nhau qua 2 lực (theo định luật 3 Newton):
- Lực nén vuông góc −⃗
N ⃗v
- Lực ma sát tác dụng lên mặt sàn −⃗
F mst cùng chiều v⃗ .
−⃗
F mst −⃗
N
d) (VD) Tính gia tốc của chuyển động của vật (dựa vào
định luật nào).
Theo định luật 2 Newton: m.a = F – Fmst = 2 – 1,96 = 0,04 N
a = 0,04/1 = 0,04 m/s2.

e) (VD) Tính vận tốc của vật và quãng đường vật đi được sau 5 giây.
Sau 5 s, vận tốc vật bằng: v = a.t = 0,04.5 = 0,2 m/s.
Quãng đường vật đi được là: s = v2/2.a = 0,22/(2.0,04) = 0,5
f) (VDC) Sau 5 giây trên, lực F thôi tác dụng vào vật. Vật có chuyển động tiếp tục không
(dựa vào định luật nào)? Nếu có thì chuyển động thế nào (xét về gia tốc, vận tốc,
thêm bao lâu, thêm quãng đường bao nhiêu)?
Khi lực F thôi tác dụng, chỉ còn lực ma sát làm vật chuyển động chậm dần với gia tốc
có độ lớn: a’ = Fmst/m = 1,96/1 = 1,96 m/s2.
Thời gian vật đi thêm cho đến khi dừng lại: Δt = │v/ a’│ = 0,2/1,96 = 0,1 s.
Quãng đường vật đi thêm: s’ = v2/2.a’ = 0,22/(2.1,96) = 0,01 m.

Câu 9 (VDC): Một chiếc ô tô khối lượng 1 tấn, đang chuyển động với tốc độ 72 km/h trên
mặt đường nằm ngang thì chuyển sang hãm phanh. Xe chạy chậm dần đều thêm 50 m nữa
thì dừng lại. Biết g = 9,8 m/s2.
a) (NB) Vẽ hình tất cả các lực tác dụng lên xe. Lực nào làm xe chạy chậm dần?
b) (VD) Tính gia tốc của chuyển động của vật.
c) (VD) Xác định lực ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường.
Hướng dẫn:

N
a) (NB) Vẽ hình tất cả các lực tác dụng lên xe. Lực
nào làm xe chạy chậm dần? ⃗v


F msn ⃗
P
Lực ma sát nghỉ do mặt đường tác dụng lên bánh xe làm xe chuyển động chậm dần.
b) (VD) Tính gia tốc của chuyển động của vật.
72 km/h = 20 m/s; gia tốc của xe có độ lớn là: a = v2/2.s = 202/2.50 = 4 m/s2.
c) (VD) Xác định lực ma sát nghỉ giữa bánh xe và mặt đường.
Fmsn = m.a = 1000.4 = 4000 N.

Câu 10 (VD): Một viên bi bằng sắt khối lượng riêng ρbi = 7,6.103 kg/m3, có thể tích 5 cm3,
được thả vào một cốc đựng nhớt có ρnhot = 7,8.102 kg/m3. Bi bắt đầu chìm xuống và sau khi
đi được đoạn đường, viên bi chuyển động thẳng đều. Biết g = 10 m/s2.
a) (NB) Vẽ hình tất cả các lực tác dụng lên viên bi.
b) (H) Nhận xét gia tốc của chuyển động của viên bi. Viết biểu thức liên hệ giữa các lực
khi bi chuyển động đều.
c) (VD) Tính trọng lực, lực đẩy Ac si met và lực cản của môi trường tác ⃗
FA
dụng lên viên bi.

FC
Hướng dẫn:
a) (NB) Vẽ hình tất cả các lực tác dụng lên viên bi.

P

b) (H) Nhận xét gia tốc của chuyển động của viên bi. Viết biểu thức liên hệ giữa các lực
khi bi chuyển động đều.
Viên bi ban đầu chuyển động nhanh dần a > 0. Khi vận tốc viên bi tăng thì lực cản
tác dụng lên bi tăng, gia tốc bi giảm dần cho đến khi tổng lực cản và lực đẩy ac si met
cân bằng với trọng lực. Bi chuyển động đều: a = 0. Khi đó ⃗ F C+ ⃗
F A+ ⃗
P =m ⃗a= ⃗0

c) (VD) Tính trọng lực, lực đẩy Ac si met và lực cản của môi trường tác dụng lên viên bi.
P = ρbi.g.V = 7,6.103.10.5.10-6 = 0,38 N.
FA = ρnhot.g.V = 7,8.102.10.5.10-6 = 0,039 N.
FC = P - FA = 0,38 – 0,039 = 0,341 N.

Câu 11 (VD): Một khối gỗ dạng hình trụ nổi trên mặt nước. Thể tích phần nhô khỏi mặt
nước bằng 1/3 thể tích phần chìm trong nước. Tính khối lượng riêng trung bình của khối
gỗ. Biết khối lượng riêng của nước là 103 kg/m3.
Hướng dẫn:
Khi khối gỗ nỗi cân bằng: P = FA  ρnuoc.g.Vchìm = ρgo.g.Vgo
Thể tích phần nổi lên = (1/3).Vgo  Vchìm = (2/3).Vgo
Vậy ρgo = ρnuoc.2/3 = 0,67.103 kg/m3.

Câu 12 (VDC): Một vật khối lượng 500 g được thả trượt xuống mặt phẳng nghiêng so với
phương ngang góc 300. Vật trượt xuống nhanh dần đều, sau 2 giây đầu vật đi được 2 m.
Biết g = 10 m/s2.
a) (VD) Hãy phân tích trọng lực của vật thành 2 thành phần như sau: thành phần song
song mặt phẳng nghiêng và thành phần vuông góc mặt phẳng nghiêng. Tính độ lớn của
mỗi thành phần lực đó.
b) (VD) Tính gia tốc của chuyển động của vật.
c) (VDC) Tính phản lực vuông góc và lực ma sát trượt do mặt phẳng nghiêng tác dụng lên
vật. Xác định hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
Hướng dẫn:
a) (VD) Hãy phân tích trọng lực của vật thành 2 thành phần như sau: thành phần song
song mặt phẳng nghiêng và thành phần vuông góc mặt phẳng nghiêng. Tính độ lớn của
mỗi thành phần lực đó.
Phân tích trọng lực thành hợp lực của hai lực thành phần

Pss
vuông góc nhau: 300

P= ⃗
P vg + ⃗
Pss với ⃗
Pvg ⃗
P
Pvg = P.cos300 = 0,5.10.cos300 = 4,33 N
Pss = P.sin300 = 0,5.10.sin300 = 2,5 N
b) (VD) Tính gia tốc của chuyển động của vật.
a = 2.s/t2 = 2.2/22 = 1 m/s2.
c) (VDC) Tính phản lực vuông góc và lực ma sát trượt do mặt phẳng nghiêng tác dụng lên
vật. Xác định hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
Phản lực vuông góc N = Pvg = 4,33 N
Định luật 2 Newton: Pss – Fms = m.a  Fms = Pss – m.a = 2,5 – 0,5.1
Lực ma sát Fms = 2 N.
Hệ số ma sát μ = Fms/N = 2/4,33 = 0,46.

Câu 13 (VD): Một tấm ván có trọng lượng 270N được bắc nằm ngang qua một con
mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa T 1 ở bờ thứ nhất là 0,80 m và cách điểm tựa
T2 ở bờ thứ hai là 1,60m.
a) Tính momen lực của trọng lực P của tấm ván đối với trục quay qua điểm tựa ở bờ thứ
nhất.
b) Viết biểu thức điều kiện cân bằng của tấm ván đối với trục quay qua điểm tựa T1, từ đó
suy ra lực do điểm tựa T2 tác dụng lên tấm ván.
c) Tính lực do tấm ván tác dụng lên điểm tựa T2.
Hướng dẫn: ⃗N2 ⃗
N1
a) Tính momen lực của trọng lực P của tấm ván đối 1,6 m 0,8 m
với trục quay qua điểm tựa T1 ở bờ thứ nhất. ⃗
P T1
T2
Mp/1 = P.L1 = 270.0,8 = 216 N.m.
b) Viết biểu thức điều kiện cân bằng của tấm ván đối
với trục quay qua điểm tựa T1, từ đó suy ra lực do
điểm tựa T2 tác dụng lên tấm ván.
Biểu thức điều kiện cân bằng: N2.(L1 + L2) = P.L1
 : N2 = P.L1/(L1 + L2) = 270.0,8/(0,8 + 1,6) = 90 N
c) Tính lực do tấm ván tác dụng lên điểm tựa T2.
Hợp lực của hai lực nâng tại hai điểm tựa là lực ⃗
N cân bằng với trọng lực ⃗
P:

N =−⃗
P =⃗
N 1 +⃗
N2

Vậy N1 = P – N2 = 270 – 90 = 180 N.


Hoặc tính tương tự câu b, ta có:
N1 = P.L2/(L1 + L2) = 270.1,6/(0,8 + 1,6) = 180 N

Câu 14 (VD): Một “thanh chắn đường” dài 7 m,


gồm thanh và vật nặng bên trái (như hình bên),
có tổng trọng lượng là 210 N. Thanh có thể quay
quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái
1,5 m. Để giữ thanh nằm ngang, người ta phải
tác dụng vào đầu bên phải một lực thẳng đứng
và bằng 10 N. Trọng tâm của “thanh chắn
đường” cách trục quay một khoảng ℓ1 (m).
a) Viết điều kiện cân bằng của thanh theo các momen lực của lực F và của trọng lực P đối
với trục quay theo ℓ1 và ℓ2.
b) Tính các khoảng cách ℓ1 và ℓ2.
Hướng dẫn:
Biểu thức điều kiện cân bằng: F.L2 = P.L1 với L1 + L2 = 7 – 1,5 = 5,5 m
Hay F/L1 = P/L2 = (P+F)/(L2 + L1) = (210 + 10)/5,5 = 40
Vậy L1 = F/40 = 10/40 = 0,25 m;
L2 = 5,5 – L1 = 5,5 – 0,25 = 5,25 m.
ĐÁP ÁN
Câu 1: Nêu 4 quy tắc an toàn dành cho học sinh khi thực hành trong phòng thí nghiệm
vật lý của trường THPT.
Đáp án: Các quy tắc an toàn dành cho học sinh khi thực hành trong phòng thí nghiệm vật
lý của trường THPT
- Tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm
- Tuân thủ yêu cầu, quy định của giáo viên
- Tuân thủ các quy tắc an toàn về lửa, điện
- Không được tự ý khởi động điện tại cầu dao tổng (CB – Circuit Breaker) và cầu dao tại
bàn thí nghiệm
- Luôn giữ khu vực thí nghiệm ngăn nắp và sạch sẽ
- Không mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm
- Sử dụng dụng cụ và thiết bị theo đúng hướng dẫn, đúng quy trình

Câu 2 (VD): Người ta đo ba lần khối lượng của một vật bằng cân điện tử. Ba lần cân cho
kết quả lần lượt là: 12,67 g; 12,69 g; 12,68 g. Sai số của cân là 0,01 g. Hãy:
a) Tính giá trị trung bình của phép cân và của sai số tuyệt đối trung bình của 3 lần đo.
b) Tính sai số của phép đo và trình bày kết quả đo khối lượng M của vật với sai số ở dạng
sai số tuyệt đối.
Đáp án
a) M = (12,67 +12,68+12,69)/3 = 12,68 g;
∆ M = (|12 , 67 – 12 , 68| + |12 , 68 – 12 , 68|+|12 , 69 – 12 , 68|)/3 = 0,007
b) ΔM = ∆ M + ΔMdụng cụ = 0,017 ≈ 0,02
M = 12,68 ± 0,02 g

Câu 3: Một xe ô tô đi quãng đường thứ nhất dài 12 km mất 1,5 giờ, đi quãng đường thứ
hai dài 30 km mất 45 phút. Tính tốc độ trung bình của xe ô tô trên cả hai quãng đường.
Đáp án
Tốc độ trung bình của xe ô tô trên cả hai quãng đường.
12+30 km
v tb= =18 ,67 ( )
45 h
1 , 5+
60

Câu 4: Lúc 7 giờ, một người đi xe máy khởi hành từ A đến B với vận tốc 45 km/h. Cùng
lúc đó, một người đi xe máy khác đi từ B về A với vận tốc 65 km/h. Quãng đường AB dài
170 km.
a) Hai xe sẽ gặp nhau lúc mấy giờ?
b) Vị trí gặp nhau cách B một khoảng bao nhiêu km?
Đáp án
Chọn gốc tọa độ tại A, gốc thời gian t0 = 0 lúc 7 giờ, chiều dương từ A đến B
a) Phương trình chuyển động của từng xe:
x1 = 0 + 45t
x2 = 170 - 65t
Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2
Suy ra: t = 1,55 h
Hai xe gặp nhau lúc 8 giờ 33 phút
b) Vị trí gặp nhau cách B: 100,25 km

Câu 5: Từ đồ thị liên hệ giữa tọa độ x và thời điểm t của một chất điểm chuyển động.

Hãy cho biết loại chuyển động của chất điểm trong khoảng thời gian từ t 0 đến t1 và trong
khoảng thời gian từ t1 đến t2.
Đáp án
Trong khoảng thời gian từ t0 đến t1, chất điểm đứng yên tại vị trí tọa độ x0
Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2, chất điểm chuyển động thẳng đều theo chiều dương
(chiều dương trùng với chiều chuyển động của chất điểm)

Câu 6 (VDc): Một ca nô chạy ngược dòng nước từ bến A đến bến B cách nhau 3 km. Tốc
độ của nước là 0,5 m/s và tốc độ của ca nô so với dòng nước là 5 m/s.
Hỏi ca nô đi từ bến A đến bến B mất thời gian bao lâu?
Đáp án
Chọn chiều dương theo chiều chuyển động của ca nô.

v c /b=⃗
v c/ n +⃗
vn/ b
Chiếu theo chiều dương đã chọn:
v c/ b=v c/n −v n /b
Thế số tìm được tốc độ của ca nô so với bờ: v c/ b=5−0 ,5=4 ,5 m/ s
Thời gian ca nô đi từ bến A đến bến B:
s 3000
Δt = = =667 ( s )
v c/ b 4,5
Câu 7(VDC): Một xe buýt đang chạy với tốc độ 40 km/h. Khi sắp đến trạm, tài xế hãm
phanh. Sau 10 giây, xe dừng tại trạm.
a) Tính gia tốc của xe buýt.
b) Tính quãng đường xe buýt đi được từ lúc hãm phanh cho đến khi xe dừng tại trạm.
Đáp án
a) Gia tốc của xe buýt:
v−v 0
a=
Δt
40
0−
3 , 6 = -1,11 (m/s2)
a=
10
1 2
b) s=v 0 t+ a t
2
1 2
s=11,11.10+ . (−1, 11 ) . 10 =55 , 6(m).
2

You might also like