You are on page 1of 7

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một nhân cách

lớn, một nhà văn, nhà thơ vĩ đại. “Truyện Kiều” được xem là kiệt tác của nền văn
học được dịch ra nhiều thứ tiếng. Đoạn trích “Trao duyên” trong tác phẩm “Truyện
Kiều” phần gia biến và lưu lạc thuật lại diễn biến tâm trạng của Kiều trong đêm
cuối cùng trao duyên cho Thúy Vân nhờ em trả nghĩa với chàng Kim hộ mình, còn
mình thì bán thân chuộc cha và em, làm tròn chữ hiếu. 18 câu thơ đầu của đoạn
trích đã thể hiện được tâm trạng đau khổ, day dứt tột cùng của Kiều khi phải trao
duyên cho em.
“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
...
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”
Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều:
“Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”
Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân thành,thuần hậu để nói chuyện với Thúy
Vân. Từ “cậy” được sử dụng thật đặc sắc, là “cậy” chứ không phải là “nhờ”,người
được “cậy” khó lòng từ chối. “Chịu lời” đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận
lời” nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn
“chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài
ép của người nhờ cậy.Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn ,hạ mình xuống để van
nài,kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ
tôn kính, chỉ dùng với bề trên như “thưa,lạy”.Đây là hành động của người bề dưới
với người bề trên,nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy,thưa em mình. Đây là hành động
bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động
của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún
nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lý.
Nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là
một việc rất tế nhị:
“Hở môi ra những thẹn thùng
Đề lòng thì phụ tấm lòng với ai”
Nguyễn Du lựa chọn ngôn ngữ hàm súc,tinh tế,có giá trị biểu cảm cao,Thúy Kiều
đã tạo ra không khí trao duyên trang trọng, đồng thời cũng nhấn mạnh tình thế éo
le của Thúy Kiều khi phải trao duyên. Thúy Kiều phải tha thiết cầu xin Thúy Vân
thay mình kết duyên với Kim Trọng. Kiều biết rằng việc mình đang nhờ Vân ảnh
hưởng lớn đến cuộc đời em sau này bởi Thúy Vân và Kim Trọng không có tình
yêu. Tâm trạng của Kiều đau khổ, tuyệt vọng bởi người ta có thể trao cho nhau kỉ
niệm, đồ vật chứ không ai đi trao đi tình yêu của mình.
Sau đó,nàng kể cho Thúy Vân nghe hết về tình yêu và tình cảnh dang dở của
mình:
“Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”
Thành ngữ “đứt gánh tương tư” là chỉ tình cảnh tình duyên dang dở của Kiều,nàng
bị đẩy vào bước đường cùng giữa một bên là chữ hiếu một bên là chữ tình nên trao
duyên là lựa chọn duy nhất của nàng.Tơ duyên là của chị,khi đến với em đã là “tơ
thừa”.Đáng lẽ em còn được hưởng bao mật ngọt của tình yêu nhưng em hãy xót
thương người chị bạc mệnh này mà đáp nghĩa cho chàng Kim.Ôi! Lời của Kiều
thật thống thiết.Cái day dứt của Kiều là day dứt cho Vân phải “ chắp mối tơ thừa “
của mình. Từ “mặc” ở đây là sự phó mặc, ủy thác , ủy nhiệm.Kiều đã giao toàn bộ
trọng trách cho Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Cho thấy tâm trạng đau
đớn, xót xa của Kiều, lời thuyết phục khôn khéo của Kiều làm dấy lên tình thương
và trách nhiệm của người em đối với chị của Thúy Vân.
Sau cái phút ban đầu khó nói, nàng đã chân thành bộc bạch với em gái về mối
tình đẹp đẽ của mình:
“Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.”
Từ “khi” được lặp lại ba lần như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho
Kim Trọng nào đâu tình cảm một sớm một chiều.Những kỉ niệm đẹp giữa nàng và
Kim Trọng như sống lại trong những câu thơ “ngày quạt ước,đêm chén thề”.Câu
thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào,những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng
nấc nghẹn của Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc,chỉ còn lại chuỗi ngày bi
thảm.
Tâm sự về sự phân vân khó bề lựa chọn giữa chữ tình và hiếu:
“Sự đâu sóng gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”
“Sóng gió bất kì” là tai họa bất ngờ ập đến, Kiều bị đẩy vào tình thế tiến thoái
lưỡng nan, phải chọn giữa tình và hiếu. Kiều đã chọn hi sinh chữ tình. Khi kể về
mối tình với Kim Trọng, Kiều chủ ý muốn nhấn mạnh sự mong manh, dễ vỡ,
ngang trái để mong em hiểu và cảm thông. Vừa bộc lộ tâm trạng đau đớn, xót xa
của Kiều, vừa khiến Vân xúc động mà nhận lời. Chữ “Hiếu” là một phạm trù đạo
đức trong đạo Nho, vì hiếu ta phải dẹp bỏ tính riêng,là một quan niệm đạo đức phổ
biến của người xưa.Và Kiều cũng thế,nàng không cho phép mình trở thành một
con người bất hiếu.Khi đã quyết định bán thân chuộc cha và em,Kiều lại nhắc đến
Kim Trọng,nàng tự thấy mình là người phản bội,không xứng đáng với chàng:
“Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lỗi thề thôi đã phụ chàng với hoa”
Sợ chưa thuyết phục được em,Kiều đã dùng hết lý lẽ,sự tỉnh táo nhất của lý
trí để trải lòng cùng em
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tỉnh máu mủ thay lời nước non”
Hình ảnh ẩn dụ “Ngày xuân” là để chỉ tuổi trẻ của Vân, còn cả tương lai phía
trước,còn nhiều thời gian vun đắp cho tình cảm riêng tư nên xin hãy nhận lời kết
duyên cùng chàng Kim.Thông qua hình ảnh “Tình máu mủ”, Kiều đã thuyết phục
em bằng cả tình cảm huyết thống, ruột thịt.Phải kết duyên với người mà mình
không quen biết,ta có thể thấy Thúy Vân là người thiệt thòi nhất.Nỗi đau đớn đến
xé lòng nhưng vẫn phải kìm nén để nói những lời trao duyên cho em.
Nhắc tới chàng,Thúy Kiều càng sầu, càng tủi cho thân phận mình, tưởng
chừng như nỗi đau theo nước mắt tuôn rơi:
“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
Khi trao duyên cho em xong,Kiều đã nghĩ tới cái chết: “thịt nát xương mòn”,
“ngậm cười chín suối”. Cuộc đời nàng sau khi báo đáp công ơn, ơn nghĩa sinh
thành thì coi như chấm dứt, bởi lẽ mất đi tình yêu là nàng đã mất tất cả,mất hi
vọng,linh hồn của nàng như tê dại và đông cứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời
tăm tối của ngày mai. Lý lẽ của Kiều vừa thấu tình vừa đạt lý khiến Vân không thể
không nhận lời. Kiều là một người con gái thông minh, sắc sảo cũng đầy tình cảm,
cảm xúc.

Đến đây,Kiều mới nhẹ lòng.Nàng lấy kỉ vật tình yêu giữa mình và Kim
Trọng ra trao cho em gái:
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
Thuý Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu “ chiếc vành “, “ bức tờ mây”, rồi đến “ phím đàn” ,
“ mảnh hương nguyền “ cho Thúy Vân. “ Chiếc vành “ là vật đầu tiên chàng Kim tặng cho Thuý
Kiều khi nàng nhận lời. “Tờ mây” là tờ giấy có trang trí hình mây hoặc là thư từ qua lại giữa Kim
và Kiều. “Phím đàn”, “mảnh hương huyền” là những vật mà 2 người từng có chung kỉ niệm. Có thể
thấy, tuy chỉ là những món đồ đơn sơ, giản dị nhưng lại là kỉ vật thiêng liêng, vô giá của riêng Kiều
và Kim Trọng. Những kỉ vật ấy chính là minh chứng cho tình yêu đậm sâu, thuỷ chung, nồng nàn,
sắt son đồng thời gợi nhớ về 1 quá khứ hạnh phúc, đẹp đẽ. Có thể đối với Vân, đó chỉ là những vật
vô tri, vô giác nhưng đối với Kiều thì đó lại là vật gắn kết giữa nàng và Kim Trọng, là lời thề
nguyền gắn bó trăm năm giữa 2 người gắn với những ký ức, những khoảng thời gian đẹp nhất.Cho
nên khi gửi gắm lại tất cả cho Vân, tâm trạng mâu thuẫn trong lòng Kiều mới thật sự bùng lên mạnh
mẽ.Trao kỉ vật là trao duyên, duyên tình của chị giờ là của em.
“Duyên này” là duyên giữa Thuý Vân với Kim Trọng chứ phần của Kiều kể như đã hết. Chị đã trao
duyên cho em nhưng kỉ vật thì xin em hãy coi là “của chung” bởi còn có 1 phần là của chị. Bao đớn
đau chất chứa trong 2 từ này thể sự níu kéo, giằng xé khủng khiếp trong nội tâm của Kiều. Lúc
Kiều kể về mối tình đầu của mình cho Vân nghe, giọng điệu của nàng vẫn bình tĩnh nhưng đến lúc
trao kỉ vật, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm nén đc cảm xúc đang dậy sóng trong
lòng
Tưởng rằng trao xong “duyên” là lòng nhẹ như bâng không còn vướng bận, con đường phía trước
sẽ không còn gì níu kéo ai ngờ trong tâm hồn Kiều lại chứa đựng biết bao nhiêu sự giằng xé,cố níu
kéo, sự đau đớn. Rõ ràng, lí trí bắt buộc Kiều phải dứt tình với chàng Kim nhưng tình cảm đâu thể
nói buồn là buông được, chưa kể Kim Trọng là mối tình đầu của nàng, khoảng thời gian 2 người ở
bên nhau tuy không ngắn cũng không dài nhưng đó là khoảng thời gian vô giá, đẹp đẽ nhất của
Kiều. Nỗi đau thấu tim ấy như đọng lại ở câu thơ “dù em nên vợ nên chồng”. Như vậy, nghĩa cho
Kim Trọng nàng đã trả, Vân cũng đã có hạnh phúc cho mình, nàng cũng đã báo hiếu cho cha ẹm.
Nàng cảm thấy rằng bản thân mình chuyến này coi như đã chết rồi. Qua cụm từ “xót người mệnh
bạc ” Kiều cũng tự cảm thấy mình đánh thương ,là người mệnh bạc khiến cho người đọc phải xót
xa, thương hại. “Mất người còn chút của tin” Kiều chỉ có thể trao duyên còn tình nàng không thể
trao, nàng biết rằng mình đã đánh mất người mình yêu rồi, mối tình đầu đời của nàng bây giờ đã kết
thúc rồi .
Đoạn trích “Trao duyên” đã thể hiện được bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh của Thúy
Kiều khi phải dứt lòng trao lại cho Thúy Vân mối tình đầu tiên, nhân cách cao đẹp của Kiều khi hi
sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc và sự bình yên cho gia đình.Với thể thơ lục bát nhịp
nhàng uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ hình ảnh ẩn dụ, đặc biệt là nghệ thuật
miêu tả nội tâm nhân vật đã giúp Nguyễn Du thể hiện thành công tâm trạng và nỗi đau của mình khi
phải hi sinh chữ tình để vẹn tròn chữ Hiếu. Bằng giọng thơ xót xa đầy đau đớn, tác giả đã khơi gợi
lòng đồng cảm, cảm thương của người đọc qua biết bao thế hệ dành cho người con gái " hồng nhan
bạc phận”.
Qua 18 câu đầu đoạn trích Trao duyên và bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã cho ta
hiểu sâu sắc nỗi đau cực độ của Kiều tình yêu tan vỡ. Từ đó, gửi gắm đến độc giả một thông điệp
đầy nhân văn về tình yêu: "Yêu không phải chỉ là vì mình mà còn vì hạnh phúc của người mình
yêu". Qua nỗi lòng nức nở khi trao duyên, người đọc càng yêu quý hơn vẻ đẹp nhân phẩm của Thuý
Kiều

You might also like