You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT MINH CHÂU ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2020 - 2021


Môn: SINH – Khối 11
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu1(1 điểm)
a. Hình thức sinh trưởng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm khác nhau như thế nào?
b. Giải thích tại sao nếu một giống cà chua có khả năng sinh ra êtilen nhiều hơn bình thường thì sẽ gây
bất lợi cho việc vận chuyển cà chua đi xa? Khi thu hoạch cà chua về nhà, người ta thường chọn riêng
những quả chín và để cách xa những quả xanh. Việc làm đó nhằm mục đích gì?
Câu 2(1,5 điểm)
a. Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây?
b. Nồng độ NH3 cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra sao?
Câu 3(0,5 điểm)
Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Câu 4 (1,5 điểm)
a. Mô tả hệ thống ống khí của côn trùng?
b. Trong hô hấp, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng ôxi của nước khi đi qua mang. Ngoài những
đặc điểm của bề mặt trao đổi khí mà tất cả các loài sinh vật đều có, cá xương còn có những đặc điểm
nào làm tăng hiệu quả trao đổi khí?
Câu 5(0,5 điểm)
Trình bày quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày của trâu bò?
Câu 6(1 điểm)
a. Nêu điểm khác biệt rõ nét nhất trong quang hợp ở thực vật C4 và thực vật CAM.
b. Hô hấp sáng xẩy ra trong điều kiện nào và trình tự diễn ra qua các bào quan nào?
Câu 7(1 điểm)
Nêu điểm khác biệt giữa 2 con đường thoát hơi nước qua lá? Tại sao thoát hơi nước qua lá vừa là một
tai hoạ và cũng là một tất yếu?
Câu 8(1 điểm)
a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát.
Theo em, tim ếch có còn đập nữa không. Giải thích?
Câu 9(1 điểm)
Trong mã hóa thông tin thần kinh thì các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hoá theo những
cách nào? Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích vào bao miêlin của sợi
trục hoặc vào điểm giữa sợi trục không có bao miêlin thì xung thần kinh sẽ dẫn truyền như thế nào? Vì
sao?
Câu 10 (1 điểm)
a. Kể tên các loại đại phân tử hữu cơ chính trong tế bào. Những đại phân tử nào có cấu tạo theo nguyên
tắc đa phân? Đơn phân cấu tạo nên các đại phân tử đó là gì?
b. Trình bày các loại liên kết hóa học đảm bảo tính ổn định trong cấu trúc và tính linh hoạt trong chức
năng của phân tử ADN xoắn kép.
----------------- Hết ----------------
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh:............................................... Chữ ký của giám thị:………………………

Số báo danh:……………….. Phòng thi số:………


TRƯỜNG THPT MINH CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
TỔ TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: SINH – Khối 11

Câu NỘI DUNG Điểm


1 Câu 1(1 điểm) 0,25
Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre ,
nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...

0,25
Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...

Người ta có thể tạo giống cà chua vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu không hỏng 0,25
do làm bất hoạt gen làm chín quả.

0,25
Giống cà chua có gen sản sinh etilen làm bất hoạt → quá trình chín của quả chậm
lại → thuận tiện cho việc vận chuyển đi xa và bảo quản.

Đây là ứng dụng của công nghệ gen (làm bất hoạt 1 gen có trong hệ gen)
Bất lợi vì: Lượng êtilen nhiều -
> quả chín quá nhanh, bị hỏng khi không kịp tiêu thụ…....... -
Chọn riêng quả chín nhằm mục đích: Không cho êtilen khuếch tán ra từ những quả
chín xâm nhập vào những quả xanh nhằm hạn chế tốc độ chín ở những quả còn
xanh
Câu 2: (1,0 điểm) 0,5
2 a.Thực vật chỉ có thể sử dụng nitơ ở dạng khử là NH4+. Tuy nhiên khi cây hấp thụ
nitơ thì chúng hấp thụ ở cả dạng NH4+ và NO3- . Do vậy trong mô thực vật cần diễn
ra quá trình khử nitrat để chuyển NO3- thành NH4+ để cây có thể sử dụng.
Trong quá trình nuôi cá Koi hàm lượng khí độc NH3 luôn có xu hướng tăng rất
nhanh và gây độc gây chết cá hoặc chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, nổi đầu, nhảy khỏi
mặt nước, giảm ăn, chậm lớn, lở loét da.

b. NH3 cao còn làm giảm chức năng miễn dịch và sức đề kháng,ngăn cản quá trình
trao đổi chất, oxy, ức chế thần kinh,nên cá dễ nhiễm các bệnh khác như: cong
người ở cá koi, nổi u…

Ammonia rất độc hại vì khi hiện hữu ở hàm lượng cao, sẽ làm bỏng đi các mô tế
bào mang của cá, làm phỏng da và đường ruột của cá. Nếu tình trạng không được
khắc phục trong một thời gian ngắn, cá sẽ chết do ngộ độc ammonia cấp tính.
Trong các trường hợp hàm lượng ammonia thường trực hiện hữu trong nước, không
được thanh tẩy kịp thời, thì cá sẽ chậm lớn, cá sẽ mất màu, và hệ thống miễn nhiễm
suy yếu đi và dễ nhiễm trùng.

Cây khắc phục bằng cách: tăng chuyển hóa thành axit amin, thực hiện amit hóa để
làm 0,25 giảm NH3 trong cây 0. 5

3 Câu 3(0,5đ) 0,25

Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp
 Hình thái bên ngoài:
o diện tích bề mặt lớn => hấp thụ nhiều ánh sáng
o lớp biểu bì có nhiều khí khổng => CO2 khuếch tán và lá nhiều
 Giải phẫu:
o hệ thống mạch dẫn, gân lá đến tận mô, tế bào => cung cấp nước và ion
khoáng; vận chuyển sản phẩm cho quang hợp 0,25
o chứa nhiều lục lạp => thực hiện quang hợp

4 Câu 4: (1,5đ) 1
a.– Ở côn trùng, sự trao đổi khí được thực hiện qua hệ thống ống khí. Các ống khí
phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần. Ông khí nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các
tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông với không khí bên ngoài nhờ các lỗ thở.
Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng.

b. Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng 0,5
nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và
ngược chiều với dòng nước
-Có sự lưu thong khí lien tục qua mang 0,5
-thành mao mạch mang
-mang cá có thành mao mạch dày đặc
Có nhiều cung mang

5 Câu 5 : ( 0,5 điểm) 0,5


Dạ dày trâu bò có 4 ngăn (dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá
trình tiêu hóa diễn ra như sau:
- Thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa,
làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp trâu bò
tiêu hóa xenlulozo và các chất khác.
- Thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng
với một lượng lớn vi sinh vật). Sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên
miệng để nhai kĩ lại.
- Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt
nước
- Thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế
đóng vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở
cỏ và vi sinh vật.
6 Câu 6: ( 1 điểm) 0,25
a.-Thực vật C4
-Nơi xẩy ra
-Diễn biến
-Thực vật CAM 0,25
-Nơi xảy ra
Diễn biến
b.Qúa trình hô hấp sáng có sự tham gia của 3 bào quan lần lượt là: Lục lạp → 0,5
peroxixom → ti thể.
7 Câu 7 ( 1 điểm) 0,5
Thoát hơi nước là tai họa tất yếu vì:
- Là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
- Làm khí khổng mở ra, CO2 khuếch tán đi vào, cung cấp nguyên liệu cho quá trình
quang hợp.
- làm giảm nhiệt độ ở lá, tránh cho lá bị đốt nóng, đảm bảo quá trình sinh lí diễn ra
bình thường.
Nguyên văn thì Macximôp nói: "Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây"
THN là tai họa vì lượng nước cây thoát ra quá lớn (98 - 99% lượng nước hút vào) 0,5
do đó đòi hỏi cây phải hút nước nhiều hơn và gặp khó khăn trong điều kiện môi
trường luôn thay đổi.
THN là tất yếu (cần thiết, tất nhiên phải có) vì THN có vai trò quan trọng
8 Câu8 Phân biệt: Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín > - 0,5
a. Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục tràn vào xoang cơ thể -
> trao đổi chất trong mạch kín, từ động mạch qua mao trực tiếp với các tế bào -
> trở về tim.mạch, sau đó về tĩnh mạch. -
Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm -
Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
.........
b. * Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự động…………………………………
…........... *
Giải thích: Do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xu 0,5
ng điện, truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất > đến bó His rồi theo mạng Puôckin -
> Tâm nhĩ và tâm thất co……………………………………………………………
…………..........
Câu 9(1đ)
9
Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau là do mã thông
tin thần kinh: Thông tin nhận được từ các cơ quan thụ cảm khác nhau bị kích thích
với cường độ và tần số khác nhau đều được truyền đi dưới dạng xung thần kinh về 0,5
trung ương.
Những thông tin đó đã được mã hóa (gọi là mã thông tin thần kinh) và trung ương
thần kinh sẽ giải mã để nhận biết thông tin một cách chính xác.
* Đối với các thông tin có tính chất định tính, chúng được mã hóa bằng chính các
nơron riêng biệt khi bị kích thích.
* Đối với các thông tin có tính chất định lượng thuộc các thông tin về cường độ
kích thích sẽ được mã hóa theo hai cách:
- Cách mã hóa thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron. Các kích
thích yếu có thể gây hưng phấn các nơron có ngưỡng kích thích thấp, còn các kích
thích mạnh sẽ gây hưng phấn các nơron kém nhạy cảm, đòi hỏi ngưỡng kích thích
cao. Như vậy là những thông tin về cường độ kích thích đã được mã hóa bằng loại 0,5
nơron và số lượng nơron.
- Cách mã hóa thứ hai phụ thuộc tần số xung thần kinh. Đối với các kích thích
mạnh thì tần số xung càng cao. Chẳng hạn, các kích thích yếu có thể phát xung có
tần số thấp (chỉ 6 xung/giây) trong lúc kích thích mạnh tần số xung có thể đạt tới
600 xung/giây.

10 a, Các đại phân tử hữu cơ chính :cacbonnitorat,libit,protein,a xít nucleic 0,5


-những đại phân tử có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
-cacbonhidrat đơn phân là đường đơn
-proteein đơn phân là a xít a min
-A xít nu gồm AND,ARNN đơn phân là nu
b,Đảm bảo tính ổn định lien kết cộng hóa trị trên 1 mạch và lien kết hidro giữa 2
mạch 0,5
-tính linh hoạt về chức năng lien kết hidrogiuwax 2 mạch

You might also like