You are on page 1of 3

Quá trình xây dựng XHCN ở Lào và thành tựu:

CHDCND Lào có những đặc điểm khác với các nước XHCN khác là nền kinh tế phát
triển thấp, dựa vào nền nông nghiệp làm nền tảng cho phát triển công nghiệp, nhưng công nghiệp
lại có cơ cấu non trẻ. Chính vì vậy, việc trực tiếp xây dựng CNXH còn gặp nhiều khó khăn,
nhưng Lào vẫn kiên định vững chắc phát triển đất nước theo mục tiêu XHCN, đi theo tư tưởng lý
luận Mác - Lênin, tư tưởng Cay xỏn Phôm vi hản.
Định hướng XHCN ở Lào: Đại hội IV (1986) của Đảng đã đánh giá lại tình hình thực tiễn
của đất nước và đề ra phương hướng nhiệm vụ nền tảng đối với việc tiến lên CNXH trong tình
hình mới của thế giới. Tại Trung ương 7 khóa IV (1989), Chủ tịch Cay xỏn Phôm vi hản đã nhấn
mạnh: “Việc xây dựng CNXH yêu cầu phải suy nghĩ một cách toàn diện, đầy đủ về tình hình
thực tiễn về kinh tế - xã hội và chính trị xuất hiện ở các nước nhất định và trong từng giai đoạn
phát triển nhất định của nó... việc xây dựng CNXH ở nước ta (nước Lào) là một quá trình lâu dài
thông qua việc xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng các yếu tố để tiến lên
CNXH”.
- Nghị quyết Trung ương 8 khóa IV (1990) đã đề ra 6 nguyên tắc đổi mới.
- Nghị quyết Trung ương 7 khóa V đã xác định 7 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và Nghị quyết
Trung ương 9 khóa V (1994) đã đề ra 9 yếu tố để tiến lên CNXH.
Từ đó, các kỳ Đại hội của Đảng, đặc biệt là Đại hội X của Đảng năm 2016 đã đánh giá một cách
toàn diện quá trình đổi mới trong 30 năm qua (1986-2016) và khẳng định sự quyết tâm tiếp tục
đưa đất nước tiến lên mục tiêu CNXH với khẩu hiệu “nâng cao năng lực lãnh đạo và tính tiên
phong của Đảng, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, kiên định đường lối đổi mới toàn diện, có
nguyên tắc, giữ gìn và phát triển đất nước theo hướng bền vững tiến tới mục tiêu xã hội chủ
nghĩa”.

Để tiếp tục và phát huy chế độ dân chủ theo định hướng XHCN ở CHDCND Lào, phải quan
tâm một số phương hướng sau:
Một là, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cay xỏn Phôm vi hản, truyền thống tốt
đẹp của Đảng là nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, phát huy tính tiên phong, tính giáo dục và
tính chiến đấu của giai cấp công nhân; xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm cho Đảng trong sạch, vững
mạnh và vững chắc, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và nắm quyền của Đảng trong điều kiện
mới.
Hai là, tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức phân phối và nhiều hình thức tổ
chức sản xuất bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh minh bạch trước pháp luật.
Ba là, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng
pháp luật, phát huy dân chủ trong xã hội.
Bốn là, tăng cường đoàn kết hài hòa giữa các bộ tộc, giữa các tầng lớp và kiều bào sinh
sống ở nước ngoài có tinh thần yêu nước, đồng thuận với chế độ dân chủ nhằm xây dựng cộng
đồng dân tộc cho vững mạnh, có sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước.
Năm là, kiên định xuyên suốt đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác;
thúc đẩy hợp tác với nước ngoài với hình thức đa phương hóa, đa dạng hóa, nhiều cấp độ trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền lẫn nhau và đôi bên cùng có lợi.
Thành tựu:
Trong sự nghiệp giữ gìn và xây dựng đất nước trong suốt 43 năm qua, Đảng Nhân dân
cách mạng Lào lãnh đạo các bộ tộc Lào đạt được những thành tựu sau:
a) Về chính trị
Hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân đã được củng cố vững chắc. Đảng không ngừng
được chỉnh đốn, ngày càng vững mạnh, trong sạch. Hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương xuống
cơ sở được củng cố (gần 6.2090 cơ sở Đảng, 281.013 đảng viên, trong đó có 63.748 nữ đảng
viên, tăng 77.992 đồng chí so với năm 2011). Đảng viên đạt loại vững mạnh 73,49%, trung bình
26%, yếu 0,2%(3).
Nhà nước dân chủ không ngừng được củng cố, hoàn thiện, sắp xếp, bố trí lại gọn nhẹ, quản lý
nhà nước, quản lý xã hội có hiệu quả. Chính phủ có 18 Bộ, 3 cơ quan ngang Bộ, có sự phân công
trách nhiệm quản lý giữa Trung ương với địa phương. Cơ quan chính quyền địa phương được
củng cố, đã thành lập HĐND ở cấp tỉnh và thủ đô. Hiện nay có 17 tỉnh và 1 thủ đô, 148 huyện,
8.507 bản.
b) Về kinh tế
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, với nhiều
hình thức sở hữu, nhiều hình thức tổ chức kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh nhau theo
pháp luật. Tăng trưởng kinh tế có xu hướng tăng. GDP năm 2001-2005 là 6,3%, năm 2011-2015
là 7,9%, năm 2016-2017 là 6,8% và năm 2018 là 6,7%.
- Tổng sản phẩm quốc nội GDP đầu người năm 2001-2005 là 491 USD, năm 2014-2015 là 1.970
USD, năm 2016-2017 là 2.472 USD.
- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa như:
+ Ngành nông - lâm nghiệp từ 51% vào năm 2000 giảm còn 23,7% vào năm 2014-2015 và
16,34% năm 2016-2017.
+ Ngành công nghiệp tăng từ 23,3% vào năm 2000 thành 23,7% vào năm 2014-2015 và 30,04%
vào năm 2016-2017.
+ Ngành du lịch tăng từ 25,7% vào năm 2000 thành 47,2% vào năm 2014-2015 và 42,8% vào
năm 2016-2017 (kế hoạch là 34,7%).
Tóm lại, việc phát triển kinh tế có nhiều kết quả tích cực, thu nhập thực tế của nhân dân được cải
thiện, tình hình nghèo của người dân từng bước được giải quyết (giảm xuống), đời sống của
người dân được nâng cao, có điều kiện phát triển các mặt khác.
c) Về văn hóa - xã hội
Đảng - Chính phủ lấy phát triển nguồn nhân lực là trọng tâm của sự phát triển, cải cách giáo dục
quốc gia, làm cho chất lượng nền giáo dục có sự thay đổi tích cực, tỷ lệ vào học các cấp đều tăng
lên như:
- Phổ cập cấp một từ 71% vào năm 2001, lên thành 98,7% vào năm 2016-2017.
- Phổ cập cấp hai từ 46,6% vào năm 2001, lên thành 82,9% vào năm 2016-2017.
- Phổ cập cấp ba từ 22,6% vào năm 2001, lên thành 51,4% vào năm 2016-2017.
Tỷ lệ biết chữ của dân trong độ tuổi tăng từ 81,7% (2009-2010) lên 92,4% (2016-2017).
d) Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế
CHDCND Lào kiên định đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, hữu nghị, hợp tác và hội nhập,
trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi, phát huy mối quan hệ đa phương hóa, đa
dạng hóa và nhiều cấp độ. Cho đến nay, Lào đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 140 nước và
quan hệ với 130 Đảng chính trị trên thế giới. CHDCND Lào đã phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động
đối ngoại về mặt Đảng, Nhà nước và các tổ chức quần chúng với quốc phòng - an ninh, làm cho
vị thế của CHDCND Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Lào là thành viên của
nhiều tổ chức quốc tế và khu vực như: Tổ chức Liên Hợp quốc, ASEAN, Tổ chức không liên
kết, Tổ chức các nước không có biên giới với biển, Nhóm các nước sử dụng tiếng Pháp, Tổ chức
thương mại thế giới...

You might also like