You are on page 1of 9

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

1. Đặc điểm của nhà nước

- Khái niệm: là một tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp,
lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực
thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi
lãnh thổ của mình.

- Đặc điểm:
o Nhà nước là tổ chức quyền lực công cộng đặc biệt của quốc gia.
o Phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
o Nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia (quyền quyết định tối
cao trong quan hệ đối nội và độc lập tự quyết trong quan hệ đối
ngoại)
o Ban hành và sử dụng pháp luật để quản lý xã hội.
o Quy định và thu thuế bắt buộc, phát hành tiền.
2. Kiểu và hình thức nhà nước
- Kiểu nhà nước:
o Khái niệm: là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng cho phép phân
biệt các nhóm nhà nước có chung cơ sở, điều kiện tồn tại và phát
triển trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
o Cơ sở phân chia các kiểu nhà nước: là học thuyết Mác – Lenin
về kinh tế - xã hội. Theo đó, tương ứng với các hình thái kinh tế
- xã hội có giai cấp là các kiểu nhà nước.
o Các kiểu nhà nước:
 Nhà nước chủ nô:
 Cơ sở kinh tế: Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Tư
liệu sản xuất và nô lệ được sở hữu bởi chủ nô.
 Cơ sở xã hội: Gồm hai giai cấp cơ bản (chủ nô và nô
lệ) và có sự mâu thuẫn đối kháng. Nô lệ được coi là
những công cụ biết nói và là một thứ hàng hóa có
thể buôn bán trên thị trường.
 Bản chất: Là bộ máy chuyên chính của giai cấp chủ
nô, là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai
cấp chủ nô, đồng thời là bộ máy trấn áp giai cấp nô
lệ và những người lao động tự do trong xã hội.
 Nhà nước phong kiến:
 Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất phong kiến, đặc
trưng bởi chế độ chiếm hữu ruộng đất (tư liệu sản
xuất) của vua chúa và địa chủ phong kiến.
 Cơ sở xã hội: có kết cấu xã hội phức tạp, giai cấp
thống trị gồm vua, chúa, địa chủ, tăng lữ, vương
công, quý tộc,… Giai cấp bị trị là các nông dân
nghèo, người lao động tự do, tiểu thương và nông
nô.
 Bản chất: bộ máy nhà nước là công cụ bảo vệ quyền
lợi của vua chúa và địa chủ, đồng thời là công cụ
trấn áp giai cấp nông dân và người lao động khác
trong xã hội.
 Nhà nước tư sản:
 Cơ sở kinh tế: là phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất.
 Cơ sở xã hội: là quan hệ giữa các giai cấp trong xã
hội, mà cốt lõi là mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và
tư sản.
 Bản chất: là kiểu nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển
trong lòng hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ
nghĩa.
 Nhà nước XHCN:
 Cơ sở kinh tế: là chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản
xuất, do đó không tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột.
 Cơ sở xã hội: là quan hệ giữa các giai cấp trong xã
hội mà trong đó nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.
 Bản chất: có bản chất dân chủ rộng rãi, thể hiện ý
chí của đa số tầng lớp nhân dân trong xã hội.
- Hình thức nhà nước:
o Khái niệm: tổng thể cách thức, trình tự, phương pháp, thủ đoạn
để thực hiện quyền lực nhà nước.
o Các yếu tố cấu thành:
 Hình thức chính thể: Quyền lực nhà nước được trao cho cơ
quan nào? Dưới cách thức nào? Sự tham gia của nhân dân
vào những cơ quan đó như thế nào?
 Chính thể quân chủ: hình thức tổ chức nhà nước mà
người đứng đầu được xác lập theo phương thức kế
truyền.
o Quân chủ tuyệt đối: Vua nắm quyền lực tuyệt
đối
o Quân chủ hạn chế: Quyền lực tối cao của nhà
vua bị hạn chế về mặt lập, hành, tư pháp. Quyền
lực tối cao đó được san sẻ cho các cơ quan nhà
nước được bầu ra như nghị viện, chính phủ,…
 Chính thể cộng hòa: hình thức tổ chức nhà nước mà
quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về cơ quan
được bầu ra trong một thời hạn nhất định (Đại hội
nhân dân, nghị viện, quốc hội)
 Hình thức cấu trúc:
 HTCT đơn nhất: nhà nước thống nhất có chủ quyền
chung, và chỉ có một cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất (Quốc hội), cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất (Chính phủ) với hệ thống cơ quan quản lý thống
nhất từ trung ương tới địa phương.
 HTCT liên bang: nhà nước do hai hay nhiều nhà nước
thành viên hợp thành lại. Ngoài hệ thống quyền lực và
hành chính chung cho toàn liên bang, mỗi tiểu bang
cũng có CQQL và CQHC cao nhất của riêng mình.
Trong quan hệ với nhà nước liên bang, các nhà nước
tiểu bang đều bình đẳng và có quyền độc lập tương
đối.
 Chế độ chính trị:
 Dân chủ: gồm dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân
chủ rộng rãi, dân chủ hạn chế, dân chủ trực tiếp và
gián tiếp,…
 Phản dân chủ: thể hiện tính độc tài => có thể phát
triển thành phát xít, quân phiệt.

3. Nhà nước CHXHCN Việt Nam


- Bản chất: vừa mang những đặc điểm chung của kiểu nhà nước xã hội
chủ nghĩa, vừa mang đặc trưng riêng gắn liền với điều kiện kinh tế, xã hội
và con người Việt Nam.
o Là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
o Nhà nước dân chủ trực tiếp tổ chức, quản lý các mặt của đời sống
xã hội
o Nhà nước thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ
o NN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
- Nguyên tắc tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước:
o Nguyên tắc bảo đảm chủ quyền nhân dân (điều 2 hiến pháp 2013)
o Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các quyền lập, hành, tư pháp (điều 2 hiến
pháp 2013)
o 3 nguyên tắc còn lại: Tập trung dân chủ, Đảng lãnh đạo, pháp chế
XHCN
- Bộ máy nhà nước: Cách thức thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và
chức năng
o Nhóm cơ quan quyền lực
 Do nhân dân trực tiếp bầu ra
 Ủy ban thường vụ quốc hội, hội đồng dân tộc, các ủy ban
quốc hội
 Thực hiện quyền lập hiến
o Nhóm cơ quan hành chính
 Do quốc hội bầu ra
 Gồm Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, UBND các
cấp
 Thực thi quyền hành pháp, triển khai tổ chức thực hiện pháp
luật và đưa pháp luật vào đời sống.
o Nhóm cơ quan xét xử
 Do quốc hội bầu
 Tòa án nhân dân các cấp
 Thực hiện quyền tư pháp cùng VKSND, bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
 Nhóm cơ quan kiểm sát
o Nhóm cơ quan hiến định độc lập
 Do quốc hội bầu
 Hội đồng bầu cử quốc gia, hội đồng kiểm toán nhà nước
 Chia sẻ quyền lực để tránh sự lạm quyền
o Chủ tịch nước
 Do quốc hội bầu
 Văn phòng CTN gồm: Chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm VP,
trợ lý, thư ký của CTN, phó chủ tịch nước và các Vụ.
 Nhiệm vụ:
 Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó thủ tướng, bộ
trưởng hay các thành viên khác của chính phủ, phó
chánh án, thẩm phán TAND tối cao
 QĐ đặc xá
 Cho hoặc cho thôi quốc tịch Việt Nam

4. Nguồn gốc, đặc điểm, bản chất của pháp luật


- Nguồn gốc: Pháp luật xuất hiện khi kinh tế xuất hiện tư hữu, xã hội phân
chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp nảy sinh.
- Đặc điểm: Để phân biệt pháp luật với các quy tắc xã hội khác
o Tính quyền lực nhà nước (tính cưỡng chế)
o Tính quy phạm phổ biến
o Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
o Tính hệ thống
- Bản chất của pháp luật: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
sự ra đời và tồn tại của pháp luật luôn gắn với xã hội có giai cấp và là
sản phẩm của sự phát triển của xã hội nên pháp luật hàm chứa trong nó
hai thuộc tính là tính giai cấp và tính xã hội.
o Tính giai cấp: Biểu hiện bằng việc “pháp luật phản ánh ý chí nhà
nước của giai cấp thống trị”. Theo đó, pháp luật là công cụ để thực
hiện sự thống trị giai cấp.
o Tính xã hội: Do đại diện chính thức của xã hội – nhà nước, ban
hành nên nó mang tính xã hội. Tính xã hội được thể hiện ở chỗ
“pháp luật là sự thể hiện ý chí chung của toàn xã hội, là công cụ
điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã
hội”.
Không có pháp luật chỉ thể hiện tính giai cấp cũng như không có
pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội => Mối quan hệ mật thiết giữa 2
tính.

5. Kiểu pháp luật và hình thức pháp luật:


- Kiểu pháp luật:
o Chủ nô:
 Tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố và bảo vệ quan hệ sản
xuất chiếm hữu nô lệ, hợp pháp hóa chế độ bóc lột của chủ
nô.
 Có hệ thống hình phạt và cách thi hành hình phạt vô cùng dã
man, tàn bạo.
 Ghi nhận và củng cố tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
 Có tính tản mạn, thiếu thống nhất.
o Phong kiến:
 Là pháp luật đẳng cấp và đặc quyền qua việc chia giai cấp
trong xã hội thành nhiều đẳng cấp khác nhau, cho mỗi đẳng
cấp một đặc quyền riêng.
 PLPK mang tính dã man, tàn bạo: mục đích hình phạt PK
nhằm gây đau đớn về thể xác và tinh thần, làm nhục, hạ thấp
danh dự và nhân phẩm con người. Đồng thời, luật pháp
phong kiến còn cho phép áp dụng hình phạt lên người cùng
huyết thống hoặc quan hệ hàng xóm, đồng cư.
 Liên quan mật thiết tới tôn giáo và đạo đức phong kiến: vì sự
liên kết chặt chẽ giữa nhà nước phong kiến và các tổ chức
tôn giáo, nhiều trường hợp các TCTG can thiệp vào công
việc nhà nước và ngược lại
 Tiến bộ hơn nhiều kiểu pháp luật chủ nô.
o Tư sản:
 Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật
 Tồn tại trên cơ sở của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và
chịu sự chi phối nhất định.
 Thể hiện ý chí của giai cấp tư sản là bằng mọi giá phải duy
trì và củng cố chế độ tư hữu và sự chi phối của nó với xã hội,
kinh tế và chính trị.
o XHCN:
 Là kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử nhà nước và pháp
luật
 Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân,
nhân dân lao động và cả cộng đồng dân tộc nói chung.
 Có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội: đạo đức,
phong tục, tập quán,…
- Hình thức pháp luật: cách thức mà giai cấp cầm quyền sử dụng để thể
hiện ý chí của mình thành pháp luật.
o Tập quán pháp: Tập quán lưu truyền trong xã hội, được nhà nước
thừa nhận, có giá trị pháp lý và được bảo đảm thực hiện.
o Tiền lệ pháp: Là các quyết định hoặc bản án của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà
nước thừa nhận như một khuôn mẫu pháp lý để giải quyết các vụ
việc tương tự.
o Văn bản quy phạm pháp luật: Là văn bản do các cơ quan có
thẩm quyền ban hành theo những trình tự pháp lý nhất định, trong
đó có quy định những quy tắc xử sự chung.

6. Quan hệ pháp luật


- Khái niệm: là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hoặc chấm
dứt trên cơ sở quy định của các quy phạm pháp luật.
- Đặc điểm:
o QHPL phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật: Nếu không có
QPPL thì không có QHPL. QPPL dự liệu những tình huống phát
sinh quan hệ pháp luật, xác định thành phần chủ thể tham gia
QHPL, nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ thể QHPL.
o QHPL mang tính ý chí: ý chí của nhà nước vì do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận. Sau đó là ý chí của các bên chủ thể tham gia
QHPL vì hành vi của họ là hành vi có ý chí.
o QHPL được nhà nước đảm bảo thực hiện và có thể bằng biện pháp
cưỡng chế
o QHPL mang tính cụ thể: vì QHPL xác định cụ thể chủ thể tham
gia, quyền và nghĩa vụ pháp lý.
o Các bên tham gia QHPL ràng buộc với nhau bằng các quyền và
nghĩa vụ pháp lý: quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể
kia và ngược lại.
- Yếu tố cấu thành:
o Chủ thể có năng lực chủ thể (năng lực pháp luật và năng lực hành
vi)
o Khách thể: những yếu tố lợi ích làm cho các bên thiết lập, duy trì,
chấm dứt quan hệ pháp luật
o Nội dung: quyền và nghĩa vụ pháp lý
- Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL
o Có quy phạm pháp luật điều chỉnh
o Chủ thể có năng lực chủ thể
o Sự kiện pháp lý (sự biến và hành vi)
7. Thực hiện pháp luật
- Khái niệm và đặc điểm: là hành vi thực tế, hợp pháp của chủ thể có
năng lực pháp luật, là hành vi của chủ thể (hành động hay không hành
động) được tiến hành phù hợp với quy trình, yêu cầu của pháp luật, tức là
không trái hay vượt quá khuôn khổ pháp luật cho phép.
o Là hành vi hợp pháp, phù hợp với yêu cầu, quy định của pháp luật
o Là hành vi, xử sự của con người. Hành vi THPL có thể được thể
hiện dưới dạng hành động.
o Là hành vi, xử sự của chủ thể có năng lực pháp luật, bởi chỉ những
chủ thể có NLPL mới có thể nhận thức được yêu cầu của pháp luật
để tuân thủ.
- Các hình thức: Khái niệm, chủ thể thực hiện, loại hành vi, QHPL điều
chỉnh tương ứng, ví dụ.
o Tuân thủ pháp luật:
 Là hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể kiềm chế không
tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
 Chủ thể: Mọi chủ thể
 Ví dụ: Không vi phạm luật giao thông khi tham gia giao
thông
o Thi hành pháp luật:
 Là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể
pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể
thực hiện pháp luật được.
 Chủ thể: mọi chủ thể
 Ví dụ: Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
o Sử dụng pháp luật:
 Là chủ thể pháp luật thực hiện những hành vi mà pháp luật
cho phép. Bản chất của hình thức THPL này là chủ thể có
thể chọn sử dụng hoặc không sử dụng những luật đã dành
cho mình (không bắt buộc).
 Ví dụ: quyền được học tập, quyền được sống,…
o Áp dụng pháp luật:
 Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên
các quy định của PL để giải quyết, xử lý những vấn đề cụ thể
thuộc trách nhiệm của mình.
 Ví dụ: CSGT phạt người vượt đèn đỏ bằng cách tịch thu
bằng lái trong một khoảng thời gian và phạt tiền.

8. Vi phạm pháp luật


- Khái niệm, dấu hiệu nhận biết:
o Là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lí xâm hại tới quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
o Dấu hiệu:
 Hành vi của con người gồm hành động hay không hành động
 Là hành vi trái quy định của pháp luật, được thể hiện ở chỗ
làm không đúng điều PL cho phép, không làm hoặc làm
không đầy đủ điều PL yêu cầu hay làm điều mà PL cấm.
 Là hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể - trạng thái tâm lý thể
hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở
thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật.
 Là hành vi do chủ thể có năng lực pháp lí thực hiện. Tùy
thuộc hành vi có thể phân chia VPPL thành hai loại: tội
phạm và vi phạm (dân sự, hành chính, kỷ luật nhà nước)
- Cấu thành:
o Mặt khách quan: Hành vi trái pháp luật, hậu quả, mối quan hệ
nhân quả
o Mặt chủ quan: Lỗi, động cơ, mục đích
o Chủ thể: Cá nhân hoặc tổ chức có năng lực chịu trách nhiệm pháp
lý và đã có hành vi VPPL
o Khách thể: Quan hệ xã hội được PL bảo vệ và đã bị hành vi VPPL
xâm hại tới.

Hệ thống pháp luật


Khái niệm:
- Hệ thống là thuật ngữ để chỉ một chỉnh thể thống nhất, được hợp thành
bởi nhiều đơn vị cùng chức năng, có mối liên hệ chặt chẽ.
Phạm vi tiếp cận:
- Phạm vi rộng
- Phạm vi hẹp

Hệ thống pháp luật châu âu lục địa


- Chứa đựng chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật
-
Hệ thống pháp luật hồi giáo
HTPL Anh – Mỹ

You might also like