You are on page 1of 11

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC 2023-2024)

MÔN: SINH HỌC 12 – KHÔNG CHUYÊN


ĐỀ 03

Câu 1. Khi nghiên cứu về tính trạng khối lượng hạt của 4 giống lúa (đơn vị tính: gam/1000 hạt), người ta
thu được kết quả ở bảng sau và một số nhận định:
Giống lúa A B C D
Khối lượng tối đa 300 260 345 325
Khối lượng tối thiểu 200 250 190 270

(1). Tính trạng khối lượng hạt lúa là tính trạng chất lượng vì có mức phản ứng không quá rộng.

(2). Trong 4 giống lúa, giống C là giống có mức phản ứng rộng nhất.

(3). Trong 4 giống lúa, giống B là giống có mức phản ứng hẹp nhất.

(4). Ở vùng có điều kiện khí hậu ổn định như đồng bằng sông Cửu Long nên trồng giống lúa A.

(5). Ở vùng có điều kiện khí hậu thất thường như vùng Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ nên trồng giống
lúa B.

Số nhận định đúng là:

A. 4 B. 1 C. 2 D. 5

Câu 2. Ở người, gen A qui định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a qui định da bạch tạng, gen này
nằm trên NST thường. Gen B qui định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen b qui định bệnh
mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không
có đột biến mới xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con bị đồng thời cả hai bệnh.

A. AaXBXb x AaXBY B. AAXbXb x AaXBY

C. AAXBXb x aaXBY D. AAXBXB x AaXbY

Câu 3. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng của kiểu gen?

A. Những tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp.

B. Cùng một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng khác nhau.

C. Những tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.

D. Mức phản ứng là những biến đổi do môi trường không phụ thuộc vào kiểu gen.

Câu 4. Cho các quần thể có cấu trúc di truyền di truyền như sau:

(1). 0,64AA : 0,32Aa : 0.04aa;


(2). 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa;

(3). 0.49AA: 0,40Aa : 0,11aa;

(4). 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa;

(5). 0,36AA : 0,42Aa : 0,22aa

Các quần thể đạt trạng thái cân bằng về di truyền là

A. 1,2,3,4. B. 1,3,5. C. 1,2,3,4,5. D. 1,2,4.

Câu 5. Vốn gen là

A. tập hợp tất cả các phân tử ADN có trong quần thể tại một thời điểm xác định.

B. tập hợp tất cả các alen có trong quần thể tại một thời điểm xác định.

C. tập hợp tất cả các NST có trong mọi tế bào của một quần thể tại một thời điểm.

D. tập hợp tất cả các gen có trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Câu 6. Cho biết các bước của một quy trình như sau:

(1) Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau.

(2) Theo dõi, ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này.

(3) Tạo ra các cây có cùng một kiểu gen.

(4) Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể.

Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực
hiện theo trình tự các bước là:

A. (3) → (1) → (2) → (4) B. (3) → (2) → (1) → (4)

C. (1) → (2) → (3) → (4) D. (1) → (3) → (2) → (4)

Câu 7. Tần số của một alen được tính bằng

A. tỉ lệ hợp tử mang alen đó trong quần thể.

B. tỉ lệ cá thể mang alen đó trong quần thể.

C. tỉ lệ các cơ thể mang kiểu gen đồng hợp của alen đó trong quần thể.

D. tỉ lệ giao tử mang alen đó trong quần thể.


Câu 8. Thường biến (sự mềm dẻo về kiểu hình) là

A. những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh
hưởng của môi trường.

B. những biến đổi ở kiểu gen của cùng một kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh
hưởng của môi trường.

C. những biến đổi ở kiểu hình của đời con do sự tổ hợp tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.

D. những biến đổi của cùng một kiểu gen, phát sinh do các tác nhân lí hóa của môi trường.
Câu 9. Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định
tính trạng nằm
A. trong ti thể hoặc lục lạp. B. trên NST thường.
C. trên NST X. D. trên NST Y.
Câu 10. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng của kiểu gen?
A. Những tính trạng số lượng thường có mức phản ứng hẹp.
B. Những tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng rộng.
C. Mức phản ứng là những biến đổi do môi trường không phụ thuộc vào kiểu gen.
D. Cùng một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng khác nhau.
Câu 11. Phép lai giữa cây lá xanh với cây lá đốm thu được F1 100% lá xanh, cho cây F1 tự thụ phấn bắt buộc F2
thu được 100% lá xanh, cho F2 tiếp tục tự thụ phấn F3 thu được 100% lá xanh. Đặc điểm di truyền của tính trạng
màu lá là
A. màu xanh trội hoàn toàn so với màu lá đốm
B. màu đốm lá là do gen gây chết tạo nên.
C. màu lá do hai cặp gen tương tác với nhau quy định.
D. màu lá do gen nằm ở lục lạp của tế bào thực vật chi phối.
Câu 12. Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lí thuyết, F2 có
A. 100% cây hoa trắng. B. 100% cây hoa đỏ.
C. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng. D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
Câu 13. Thỏ Himalaya bình thường có lông trắng, chỏm tai, chóp đuôi, đầu bàn chân và mỏm có màu đen. Nếu
cạo ít lông trắng ở lưng rồi chườm nước đá vào đó liên tục thì
A. lông mọc lại ở đó có màu trắng. B. lông mọc lại ở đó có màu đen.
C. lông ở đó không mọc lại nữa. D. lông mọc lại đổi màu khác bất kì.
Câu 14. Có bao nhiêu quần thể ngẫu phối sau đây không đạt trạng thái cân bằng di truyền?
Quần thể 1: 0,36AA + 0,36Aa + 0,28aa.
Quần thể 2: 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa.
Quần thể 3: 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa.
Quần thể 4: 0,36AA + 0,55Aa + 0,09aa.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 3,4 D. 1,4
Câu 15. Ở một loài giao phối, xét 4 quần thể cách ly sinh sản với nhau có thành phần kiểu gen như sau :
Quần thể 1: 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09 aa
Quần thể 2: 0,50 AA: 0,25 Aa: 0,25 aa
Quần thể 3: 0,64 AA: 0,32 Aa: 0,04 aa
Quần thể 4: 0,60 AA: 0,30 Aa: 0,10 aa
Các quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là:
A. 2 và 3 B. 3 và 4 C. 1 và 3. D. 1 và 4.
Câu 16. Một quần thể ngẫu phối có tần số Alen A = 0,6; a = 0,4. Ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec, cấu
trúc di truyền của quần thể là.
A. 0,16AA; 0,48Aa: 0,36aa B. 0,16Aa; 0,48AA: 0,36aa
C. 0,36AA; 0,48Aa: 0,16aa D. 0,36AA; 0,48aa: 0,16Aa
Câu 17. Xét một quần thể thực vật cân bằng di truyền, cây bạch tạng có kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,0025 trong
tổng số cá thể của quần thể. Cây không bị bạch tạng nhưng mang alen lặn chiếm tỉ lệ là:
A. 0,25. B. 0,095 C. 0,9975. D. 0,0475.

Câu 18. Ở mèo gen quy định màu sắc lông nằm trên NST giới tính X ; DD quy định lông đen ; Dd quy định
lông tam thể ; dd quy định lông hung. Kiểm tra một quần thể mèo đang ở trạng thái cân bằng di truyền gồm
2114 con thấy tần số D = 89,3%, d = 10,7%. Số mèo tam thể đếm được là 162 con. Số mèo cái lông đen
trong quần thể là :

A. 848. B. 676. C. 242. D. 1057.

Câu 18: B

tam thể Aa=2*0.893*0.107= 0.191102 => số mèo cái là 162/0.191102=847 con


mèo cái lông đen là 0.893^2*847=676 con

Câu 19. Biết gen A - lông đỏ; gen a - lông trắng, thế hệ ban đầu của một quần thể giao phối có tỉ lệ kiểu gen
là 1AA : 2 Aa : 1aa thì quần thể có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau giữa các cá thể của quần thể ban
đầu?

A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 19: D

A: lông đỏ, a lông trăng. Quần thể có các kiểu gen là 1AA: 2 Aa: 1 aa.
Các kiểu giao phối khác nhau giữa các cá thể là 3P2= 6.
AA - AA; AA - Aa; AA - aa; Aa - Aa; Aa - aa; aa - aa

Câu 20. Trong một quần thể giao phối tự do xét một gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng là 0,8 và 0,2;
một gen khác nhóm liên kết với nó có 2 alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3. Trong trường hợp 1
gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng
được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là:

A. 31,36% B. 87,36% C. 81,25% D. 56,25%

Câu 20: B

Một quần thể có A = 0,8, q(a) = 0,2


p(B) = 0,7 , q(b) = 0,3
Tỷ lệ trội về tính trạng A: AA và Aa; trội về tính trạng B : BB hoặc BB
[p2(A) + 2p(A)q(a) ] × [p2(B) + 2p(B)q(b)] = 0,8736 = 87,36%
Câu 21. Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa
đỏ. Tiếp tục cho F1 lai với cơ thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Cho 1
cây F1 tự thụ phấn được các hạt lai F2 , Xác suất để có đúng 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là bao nhiêu :

A. 0,31146 B. 0,177978 C. 0,07786 D. 0,03664

Câu 21: A

P thuần chủng hoa đỏ × hoa trắng → F1 100% hoa đỏ


F1 có kiểu gen đồng hợp lặn → Fa = 3 trắng : 1 đỏ → F1 dị hợp 2 cặp gen.
F1: AaBb × aabb → hoa đỏ là AaBb; A-B-, A-bb, aabb: hoa trắng
F1 tự thụ phấn: AaBb × AaBb → 9 đỏ: 7 trắng
Xác suất để có đúng 3 cây hoa đỏ trong 4 cây con là: (9/16)^3 × (7/16) × 4C3 = 0,31146

Câu 22. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Tại một huyện miền núi, tỉ lệ
người bị bệnh bạch tạng là: 1/ 10000. Tỉ lệ người mang gen dị hợp sẽ là:

A. 0,5% B. 49,5 %. C. 98,02%. D. 1,98 %.

Câu 22: D

Tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là → Tần số alen lặn (a) = 0,01 → Tần số alen A = 1- 0,01= 0,99
Quần thể cân bằng tuân theo công thức :
AA + 2 pq Aa + aa = 1
→ Tỉ lệ người mang gen dị hợp chiếm tỉ lệ là : 2.p.q = 2.0,99.0,01 = 0,0198 = 1,98%

Câu 23. Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcus Rh là R. Alen còn lại là r . Cả 40 trẻ em của quần
thể này đến một trường học nhất định . Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu?(RR, Rr:
dương tính, rr: âm tính).

A. (0,99)40. B. (0,90)40. C. (0,81)40. D. 0,99.

Câu 23: A

Ta có tần số alen R = 90% = 0,9 → Tần số alen r = 0,1


Quần thể cân bằng tuân theo công thức:
RR + 2pq Rr + rr = 1
→ Xác xuất để có Rh dương tính là : + 2pq = +2.0,9.0,1= 0,99
Mà trong quần thể có 40 trẻ em → Xác suất để tất cả các em đều Rh dương tính là :
Câu 24. Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Trong quần thể người đạt trạng thái
cân bằng di truyền. Cứ 100 người bình thường , trung bình có 1 người mang gen dị hợp về tính trạng trên.
Một cặp vợ chồng không bị bệnh. Xác suất sinh con bệnh:

A. 0,025 B. 0,0025 C. 0,00025 D. 0,000025

Câu 24: D
Bạch tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định. Quần thể cân bằng di truyền → trong 100
người có 1 người mang alen gây bệnh
Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh → bố mẹ Aa = 1/100
Aa × Aa → 1/4 aa ( bị bệnh)
Xác suất bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh: 1/100 × 1/100 × 1/4 = 0,000025 = 0,0025%

Câu 25. Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng với Y. Alen B qui
định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt màu trắng. Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ,
F1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho F1 tạp giao. Ruồi mắt đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ:

A. 3/16 B. 7/16 C. 9/16 D. 13/16

Câu 25: D

Ruồi giấm, gen quy định màu mắt thuộc NST X không có alen tương ứng trên Y.
B-màu đỏ, trội hoàn toàn so với b-màu trắng.
Đực và cái mắt đỏ → XBY × XBX- → đời con xuất hiện con măt trắng → con cái đời bố mẹ phải cho giao
tử Xb → con mẹ có kiểu gen XBXb
→ XBY × XBXb → XBXB: XBXb : XBY : XbY → tiếp tục cho tạp giao: (XBXB: XBXb) x (XBY : XbY)
con cái → G: 3/4 XB: 1/4 Xb : Con đực → G: 1/4XB: 1/4Xb: 2/4Y
→ Ruồi mắt trắng XbXb = 1/4× 1/4 = 1/16 XbXb; 1/4 Xb × 2/4Y → 2/16 XbY: ruồi đực mắt trắng → Tỷ lệ
mắt trắng: 3/16
Ruồi mắt đỏ = 1 - 3/16 = 13/16

Câu 26. Một người phụ nữ có kiểu gen XAXa. Do quá trình phát sinh giao tử giảm phân II xảy ra không
bình thường, sau giảm phân II đã tạo ra giao tử dị bội dạng (n+1) ở cặp NST giới tính. Giao tử đột biến này
có kiểu gen là

A. Xa Xa. B. XA Xa. C. XA XA. D. XA XA hoặc Xa Xa.

Câu 26: D

Người phụ nữ có kiểu gen XAXa.

Phát sinh giao tử không bình thường sau giảm phân đã tạo ra giao tử dị bội ( n+1) ở cặp NST giới tính.
XAXa → nhân đôi tại kì trung gian XAXAXaXa → giảm phân I → XAXA, XaXa → giảm phân II rối loạn →
XAXA, XaXa, O.
Giao tử đột biến ( n+1) là: XAXA hoặc XaXa.

Câu 27. Ở người, kiểu tóc do một gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường quy định. Người chồng tóc
xoăn có bố, mẹ đều tóc xoăn và em gái tóc thẳng. Người vợ tóc xoăn có bố tóc xoăn, mẹ và em trai tóc
thẳng. Tính theo lí thuyết thì xác suất cặp vợ chồng này sinh được con gái đầu lòng tóc thẳng là

A. 3/4. B. 3/8. C. 5/12. D. 1/12.

Câu 27: D
Kiểu tóc do một gen gồm hai alen (A,a) thuộc NST thường. Chồng tóc xoăn có bố mẹ đều tóc xoăn, em gái
tóc thẳng → tóc xoăn là trội (A) và tóc thẳng là lặn (a). Em gái tóc thẳng → aa → bố mẹ của người chồng dị
hợp (Aa)
Người vợ có tóc xoăn và em trai tóc thẳng, bố tóc xoăn, mẹ tóc thẳng → người vợ dị hợp Aa.
Xác suất vợ chồng sinh con tóc thẳng: Chồng (1/3 AA: 2/3 Aa).
Có 2 trường hợp xảy ra: AA × Aa, Aa × Aa.Muốn sinh con tóc thẳng ( Aa × Aa) → xác suất: 1/2 × 2/3 × 1/4
= 1/12.

Câu 28. Bệnh mù màu ở người do một đột biến gen lặn a trên NST X không có alen trên Y qui định. Một
gia đình, chồng bị mù màu vợ phân biệt màu bình thường nhưng có mang gen bệnh thì xác suất để sinh 2
con trai bình thường và 1 con gái bị mù màu là:

A. 1,5625%. B. 3,125%. C. 0,78125%. D. 4,6875 %.

Câu 28: D

Mù màu do đột biến gen lặn a trên NST X không có alen trên Y quy định. Chồng bị mù màu XaY, vợ nhìn
màu bình thường nhưng có alen gây bệnh XAXa.
Xác suất sinh hai con trai bình thường và con gái mù màu là:
XAXa × XaY → Xác suất = 1/4× 1/4× 1/4× 3C1 = 4,6875%

Câu 29. Ở người, gen D qui định tính trạng da bình thường, alen d qui định tính trạng bạch tạng, cặp gen
này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M qui định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m qui định
tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường
về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù
màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là

A. Dd XM Xm x Dd XM Y. B. dd XM Xm x Dd XM Y.

C. DdXMXm x dd XM Y. D. Dd XM XM x Dd XM Y.

Câu 29: C

D-màu da bình thường, d-da bạch tạng, nằm trên NST thường. M-mắt nhìn màu bình thường, m-mù màu
thuộc NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.
Mẹ bình thường D-XMX-, bố mắt bình thường và bị bạch tạng ddXMY.
Sinh con trai vừa bạch tạng vừa mù màu ddXmY → mỗi bố mẹ cho 1 alen d, nhận Y từ bố và Xm từ mẹ →
mẹ có kiểu gen DdXMXm. → Kiểu gen của bố mẹ là: DdXMXm × ddXMY.

Câu 30. Lấy hạt của cây hoa Liên hình (Pimula sinensis) màu đỏ có kiểu gen AA đem trồng trong điều kiện
35oC thu được toàn bộ hoa màu trắng. Giải thích nào sau đây là đúng?

A. Gen A đột biến thành gen a.

B. màu trắng của hoa Liên hình do gen A qui định.

C. màu sắc của hoa Liên hình do nhiệt độ môi trường qui định.
D. màu trắng của hoa Liên hình do tương tác kiểu gen AA với nhiệt độ cao (350 C).

Câu 31. Thường biến có đặc điểm cơ bản là

A. biểu hiện không theo một hướng xác định của cùng kiểu gen và cùng một điều kiên môi trường, không
do những biến đổi của kiểu gen, không di truyền.

B. biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định của cùng kiểu gen và cùng một điều kiên môi trường, do
những biến đổi của kiểu gen nhưng không di truyền.

C. biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định của cùng kiểu gen và cùng một điều kiên môi trường, do
những biến đổi của kiểu gen và di truyền được.

D. biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định của cùng kiểu gen và cùng một điều kiên môi trường,
không do những biến đổi của kiểu gen, không di truyền.

Câu 32. Câu nói phản ánh đúng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình là

A. kiểu gen quy định một kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do môi trường quy định.

B. kiểu gen chỉ mang thông tin quy định cấu trúc của prôtêin còn kiểu hình là do môi trường hình thành nên.

C. trong một kiểu gen các gen đều có mức phản ứng giống nhau, kiểu hình khác nhau là do môi trường tạo
nên.

D. môi trường quy định một kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định.

Câu 33. Ở người HH qui định hói đầu, hh qui định không hói đầu. Đàn ông dị hợp Hh hói đầu, phụ nữ dị
hợp Hh không hói. Giải thích nào sau đây là hợp lí?

A. Gen qui định tính trạng nằm trong tế bào chất.

B. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới tính.

C. Gen qui định tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường.

D. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 34. Khi gen ngoài nhân của tế bào mẹ bị đột biến thì

A. tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến nhưng không biểu hiện ra kiểu hình.

B. gen đột biến phân bố không đồng đều cho các tế bào con và biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng
hợp.

C. gen đột biến phân bố không đồng đều cho các tế bào con và tạo nên trạng thái khảm ở cơ thể mang đột
biến.
D. tất cả các tế bào con đều mang gen đột biến và biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 35. Nguyên nhân làm cho sự di truyền của gen nằm ngoài nhân không tuân theo các quy luật di truyền
chặt chẽ như các gen trong nhân tế bào là :

A. Số lượng gen ngoài nhân ít.

B. Trong phân bào, tế bào chất phân chia ngẫu nhiên không đồng đều.

C. Các gen ngoài nhân không có khả năng sao mã.

D. Gen ngoài nhân có sức sống kém.

Câu 36. Trong chăn nuôi và trồng trọt, có thể nói năng suất là kết quả của mối tương tác giữa

A. kiểu gen và giống.

B. giống và biện pháp kĩ thuật.

C. kiểu hình và giống.

D. giống và kiểu gen.

Câu 37. Đối với loài có kiểu NST giới tính là con đực XX, con cái XY. Nếu kết quả của phép lai thuận và
phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới thì kết luận nào sau đây là đúng?

A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.

B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.

D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường.

Câu 38. Kết quả lai thuận và nghịch ở F1 và F2 không giống nhau và tỉ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở hai
giới tính thì có thể kết luận

A. tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST giới tính

B. tính trạng bị chi phối bởi gen nằm trên NST thường.

C. tính trạng bị chi phối bởi ảnh hưởng của giới tính

D. tính trạng bị chi phối bởi gen nằm ở tế bào chất.

Câu 39. Ở loài tắc kè, màu sắc cơ thể có thể theo màu của môi trường sống. Đó là do

A. thường biến
B. đột biến gen

C. đột biến nhiễm sắc thể

D. biến dị tổ hợp

Câu 40. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau
đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ đều bị bệnh.

B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con trai của họ đều bị bệnh.

C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.

D. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.

Câu 30: D

Ở cây hoa Liên hình thì a trắng, A đỏ. Nhưng cây AA - cho hoa màu trắng.
A sai do tần số đột biết rất thấp.
B sai. Màu trắng do gen a quy định.
C sai. Do chỉ có KG AA biểu hiện phụ thuộc vào nhiệt độ ( vd như aa cho màu trắng ở cả 20 hay ) nên
không thể nói tính trạng do nhiệt độ môi trường quy định.
D đúng

Câu 31: D

Là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh
hưởng của điều kiện môi trường, không liên quan đến biển đổi KG.
→ B,C sai.
Tất cả các cá thể có cùng một KG trong một điều kiện môi trường sẽ cùng biển hiện theo một hướng xác
định

Câu 32: D

Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình là môi trường sẽ quy định một kiểu hình cụ thể trong
giới hạn mức phản ứng do kiểu gen quy định.

Câu 33: B

HH-hói đầu, hh-không hói đầu, Đàn ông Hh hói đầu, phụ nữ Hh không hói → gen quy định tính trạng nằm
trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới tính

Câu 34: C

Gen trong tbc không phân chia đồng đều cho các tế bào con nên khi gen trong tbc bị đột biến thì sẽ có tb
con nhận được đb, có tb không
→ Tạo thể khảm ở cơ thể mang đột biến.( do gen ngoài nhân không tồn tại thành cặp alen nên đb sẽ biểu
hiện ngay)

Câu 35: B

SỰ di truyền ngoài nhân không tuân theo các quy luật di truyền, chặt chẽ như các gen trong nhân tế bào là:
trong phân bào tế bào chất phân chia ngẫu nhiên không đồng đều.

Câu 36: B

trong chăn nuôi, giống tương đương với kiểu gne, kĩ thuật tương đương với môi trường
đáp án B. A thì đúng nhưng trong chăn nuôi không dùng mà chỉ trong lí thuyết thôy

Câu 37: A

Một loài có con đực là XX,con cái là XY. Kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau → con nằm trên
nhiễm sắc thể giới tính X

Câu 38: D

đó là dấu hiệu đặc trưng của di truyền qua tế bào chất,nếu có sự phân li không đồng đều ở 2 giới thì đó là do
gen liên kết với giới tính

Câu 39: A

Câu 40: D

Đột biến điểm ở một gen nằm trong ty thể gây chứng động kinh ở người.
Bệnh này di truyền ngoài nhân → nếu mẹ bị bệnh → toàn bộ các con của họ đều bị bệnh.

You might also like