You are on page 1of 8

1.

Cho công thức: Dầu paraffin 500 ml; Gôm arabic 50 g,


Gôm adragant 2,5 g; Thạch 7,5 g; Tinh dầu chanh 1 ml,
vanillin 0,2 g; Natri benzoate 1,5 g; Glycerol 50 ml; Nước
vừa đủ 1000 ml. Phương pháp nào được dùng để điều chế
công thức trên?

A. Keo ướt
B. Ngưng kết do thay đổi dung môi
C. Keo khô
D. Phân tán cơ học
E. Cả 2 phương pháp keo khô và keo ướt
2. Chất nhũ hóa nào trong số các chất sau có nguồn gốc
thiên nhiên và là một loại phospholipid?

A. Lecithin
B. Gôm Arabic
C. Polysorbat
D. Cholesterol
E. Gelatin
3. Chọn phát biểu ĐÚNG. “Với nhũ tương có kích thước
tiểu phân phân tán càng nhỏ…”

A. Độ nhớt pha nội càng lớn


B. Sức căng liên bề mặt càng nhỏ
C. Tốc độ lắng cặn hoặc nổi kem càng lớn
D. Độ nhớt pha ngoại càng lớn
E. Năng lượng tự do bền mặt càng lớn
4. Phương pháp đơn giản nhất để áp dụng khi nhũ tương có
hiện tượng kết bông

A. Tăng thời gian đồng hoá


B. Lắc đều nhũ tương để phân tán trở lại
C. Thay chất nhũ hoá thành chất diện hoạt
D. Tăng lượng chất diện hoạt
E. Điều chỉnh các thành phần trong công thức
5. Hỗn hợp chứa 50% chất diện hoạt A (HLB = 4) và 50%
chất diện hoạt B (HLB = 16) sẽ tạo hỗn hợp chất diện
hoạt có HLB là:

A. 20
B. 8,8
C. 7,8
D. 9,8
E. 10
6. Hệ thức Stokes không nêu được ảnh hưởng của các yếu
tố nào sau đây đến độ bền của nhũ tương? (ô vuông)

A. Nhiệt độ
B. Sức căng liên bề mặt
C. Độ nhớt pha liên tục
D. Tỷ trọng pha phân tán
E. Kích thước pha phân tán
F. Gia tốc trọng trường
G. Tỷ lệ pha phân tán và môi trường phân tán
7. Cơ chế hoạt động của chất nhũ hoá là:

A. Tăng sức căng bề mặt giữa hai pha không đồng tan
B. Tạo hiệu ứng không gian gây cản trở tiểu phân kết hợp lại
với nhau
C. Tạo hiệu ứng điện tích gây cản trở tiểu phân kết hợp lại với
nhau
D. Câu B, C đúng
E. Câu A, B, C đúng
8. Cho công thức: Dầu khoáng 50 ml, Saccharose 15 g,
Vanilin 4 mg, Ethanol 90% 1ml, Nước cất vừa đủ 100 ml.
Cần thêm vào công thức này chất nào để tạo thành nhũ
tương dùng đường uống?

A. 10 g sorbitol
B. 10 g tween 80
C. 0,1 g acid citric
D. 12,5 g gôm arabic
E. 10 g span 80
9. Nguyên tắc điều chế nhũ tương theo phương pháp keo
ướt là: …. được hòa tan vào lượng lớn…., sau đó thêm từ
từ…. và phân tán. Điền vào dấu … cụm từ thích hợp
(theo thứ tự):

A. Pha nội / pha ngoại / chất diện hoạt


B. Chất nhũ hóa / pha ngoại/ pha nội
C. Chất nhũ hóa / pha nội / pha ngoại
D. Pha ngoại / pha nội / chất nhũ hóa
E. Chất diện hoạt / pha nội / pha ngoại
10.Nhũ tương thô có kích thước pha phân tán trong khoảng:

A. < 1 nm
B. 0,1 – 50 micromet
C. < 250 nanomet
D. > 100 micromet
11.Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG với thuốc có cấu trúc
nhũ tương?
A. Có hiện tượng khuếch tán nhanh qua màng thẩm tích
B. Có chuyển động Brown
C. Có thể quan sát được các tiểu phân bằng kính hiển vi quang
học
D. Kém bền, năng lượng tự do cao
E. Có hiện tượng hấp phụ
12.Trong đa số trường hợp, để nhũ tương hình thành và có
độ bền vững nhất định, thường cần những chất trung
gian gọi là:

A. Chất diện hoạt


B. Chất bảo quản
C. Chất nhũ hóa
D. Chất tạo nhũ tương
E. Chất ổn định
13.Nhũ tương kiểu N/D có thể được điều chế với tỷ lệ pha
nội chiếm >70%”.

A. Đúng
B. Sai
14.Các chất gây treo có thể được sử dụng trong thành phần
nhũ tương với mục đích nào sau đây?

A. Giảm sức căng ở bề mặt phân pha


B. Giảm gia tốc trọng trường, giảm tốc lắng (hoặc nổi) của các
tiểu phân
C. Giảm kích thước tiểu phân pha phân tán
D. Tăng độ nhớt pha ngoại, giảm tốc độ lắng (hoặc nổi) của
các tiểu phân
E. Dễ phân tán pha nội thành các tiểu phân kích thước nhỏ
15.Tính chất nào sau đây của Natri stearate là đúng?
E. Câu B và D đúng
B. Tương kỵ với nhiều chất nên ít được dùng
D. Tạo kiểu nhũ tương D/N
C. Thuộc nhóm chất diện hoạt không ion hoá
A. Thuộc nhóm chất nhũ hoá keo thân nước
16.Hình sau đây biểu diễn cấu trúc của kiểu nhũ tương nào?

A. Nhũ tương D/N/N


B. Nhũ tương N/D/N
C. Nhũ tương N/D
D. Nhũ tương D/N
E. Nhũ tương D/N/D
17.Chất nhũ hoá nào sau đây có thể tạo kiểu nhũ tương N/D

A. Natri stearate
B. Calci oleate
C. Methyl cellulose
D. Lecithin
E. Tween
18.Trong kiểm soát chất lượng của nhũ tương, mục đích của
việc đo thế Zeta là gì?

A. Xác định độ nhớt của nhũ tương


B. Xác định điện thế bề mặt của tiểu phân pha phân tán
C. Xác định phân bố kích thước tiểu phân pha phân tán
D. Xác định kiểu nhũ tương
E. Xác định độ nhớt, điện thế bề mặt của nhũ tương
19.Nhũ tương kiểu N/D phù hợp để sản xuất dạng bào chế
nào sau đây (ô vuông)

A. Siro thuốc
B. Thuốc tiêm truyền
C. Thuốc tiêm bắp
D. Potio
E. Thuốc lỏng uống
F. Thuốc bôi ngoài da
20.Phương pháp keo khô còn được gọi là phương pháp 4:2:1
là muốn lưu ý tỷ lệ của các thành phần nào?

A. Nước : Dầu : Gôm


B. Dầu : Nước : Gôm
C. Nước : Gôm : Dầu
D. Dầu : Gôm : Nước
E. Gôm : Nước : Dầu
21.Cho công thức: Dầu lạc thô 5g, nước vôi nhì 5g. Để điều
chế công thức này, cần:

A. Thêm tween 80 rồi phân tán mạnh


B. Thêm gôm arabic, phân tán trong dầu, sau đó phối hợp nước
vôi
C. Khuấy trộn
D. Thêm sorbitol vào dầu, phân tán mạnh rồi thêm nước vôi
E. Thêm ethanol rồi khuấy trộn
22.Gôm arabic thường được dùng làm chất nhũ hoá cho nhũ
tương:

A. Đường tiêm
B. Đường uống
C. Dùng ngoài
D. A, B đúng
E. A, B, C đúng
23.Nhũ tương là một hệ gồm có:

A. Chất rắn hoặc chất lỏng phân tán đều trong một chất lỏng
khác
B. Chất rắn phân tán đều trong một chất lỏng khác
C. Chất lỏng phân tán đều trong một chất lỏng khác
D. Chất lỏng hòa tan trong một chất lỏng khác
E. Chất rắn hòa tan trong một chất lỏng
24.Khi dùng Tween 80 (HLB = 15) và Span 80 (HLB = 4,3)
để nhũ hóa 20 g dầu paraffin (RHLB = 10,5) thì tỷ lệ
Tween 80 : Span 80 cần phối hợp là:

A. 58:42
B. 42:58
C. 50:50
D. 18:82
E. 82:18
25.Cho công thức: Dầu paraffin 500 ml; Gôm arabic 50 g,
Gôm adragant 2,5 g; Thạch 7,5 g; Tinh dầu chanh 1 ml,
vanillin 0,2 g; Natri benzoate 1,5 g; Glycerol 50 ml; Nước
vừa đủ 1000 ml. Chất nào sau đây đóng vai trò là chất
nhũ hoá cho nhũ tương dầu thuốc? (ô vuông)

A. Natri benzoat
B. Gôm adragant
C. Glycerol
D. Thạch
E. Tinh dầu chanh
F. Gôm arabic

Đáp án 10/10

You might also like