You are on page 1of 5

Chị em Thúy Kiều

1. Tìm hiểu chung


a, Tác giả Nguyễn Du
- Tên chữ Tố Như , hiệu Thanh Hiên
- Là ng có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương
TQ
- Ông còn là một thiên tài văn học , 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn
- Là 1 ng từng trải, đi nhiều nơi đã tạo cho ông một vốn sống phong phú
và niềm thông cảm sâu sắc với nhưngx khốn khổ của ng nông dân.
-Sự nghiệp văn học:
+ Chữ Hán: Thơ chữ Hán 3 Tập gồm 243 bài
+Chữ Nôm: xuất săs nhất Đoạn đường tân thanh (Truyện Kiều )
b, tác phẩm
- Thể loại : Thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát.
-Nguồn gốc: Dựa trên Kim vân kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân
(TQ)
HCST:+ TK đc sáng tác vào đầu tk 19
+Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang
đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

*Tóm tắt :Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng
cuộc đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối
tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.

Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán
mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và
Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những
rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn
thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy
Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải
vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu.

Lại nói Kim Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố
thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều. Chàng
liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã
nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

-Vị trí : Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới
thiệu gia đình của Thúy Kiều tác giả tập trung miêu tả tài sắc của TV và TK.
-Ý nghĩa đoạn trích: Nguyễn Du đã ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con
người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Xây dựng nhân vật
Thuý Kiều và Thúy Vân, nhà văn cũng muốn thể hiện tấm lòng trân trọng
đối với tài sắc của người phụ nữ.
C, Bố cục
 Phần 1. Từ đầu đến “mười phân vẹn mười”: Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em.
 Phần 2. Tiếp theo đến “tuyết nhường màu da”. Miêu tả chân dung Thúy Vân.
 Phần 3. Tiếp theo đến “lại càng não nhân”. Miêu tả chân dung Thúy Kiều.
 Phần 4. Còn lại. Cuộc sống của hai chị em.( luận điểm chính)
d, nội dung :
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã khắc họa vẻ đẹp, tài năng của chị em
Thúy Kiều, cũng như dự cảm của Nguyễn Du về kiếp người tài hoa bạc
mệnh.
2. Phân tích
a. Giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em
- Mở đầu đoạn trích, tác giả Nguyễn Du đã giới thiệu được về tên gọi và
vị trí của hai nhân vật: Đầu lòng hai ả tố nga/Thúy Kiều là chị em là Thúy
Vân.
- Sau đó là giới thiệu về tính cách “mai cốt cách, tuyết tinh thần” - hình
ảnh “mai”, “tuyết” đều gợi tả những vẻ đẹp cao quý.Tác giả dùng hình
ảnh của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của TK &TV. Hoa mai đại diện
cho những người có những phẩm chất tốt cao quý , thanh mảnh sự thanh
cao . Tuyết đại diện cho sự trong trắng tinh khiết , trong trắng của ng con
gái thời xưa
- “Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười” - tuy hai chị em mang những
vẻ đẹp riêng nhưng đều vẹn toàn, mỗi ng đèue mang một vẻ đẹp riêng của
mình nhưng vẫn đạt đến độ hoàn mĩ.
b. Miêu tả chân dung Thúy Vân
- Câu thơ mở đầu: “Vân xem trang trọng khác vời” - gợi vẻ đẹp sang
trọng, cao quý.
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được so sánh với nhiều hình ảnh:
 “khuôn trăng đầy đặn” - gợi khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu.
 “nét ngài nở nang”: gợi lông mày hơi đậm.
=> Vẻ đẹp phúc hậu, dịu dàng của Thúy Vân.
 “hoa cười ngọc thốt đoan trang”: gợi tả giọng nói, nụ cười e thẹn, nhẹ
nhàng và mang nét đoan trang.
 “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” - vẻ đẹp của mái tóc, làn
da cũng khiến thiên nhiên phải nhường nhịn.
=> Qua ngoại hình, Nguyễn Du muốn dự báo trước về cuộc đời của Thúy
Vân sẽ bình yên, êm đềm.
c. Miêu tả chân dung Thúy Kiều
- Nhận xét chung: “Kiều càng sắc sảo mặn mà/So bề tài sắc lại là phần
hơn”. Từ đó, gợi vẻ đẹp của Thúy Kiều nổi bật hơn so với Thúy Vân.
- Ngoại hình:
 “Làn thu thủy”: làn nước mùa thu, “nét xuân sơn”: nét núi mùa xuân
- ý nói về vẻ đẹp của đôi mắt trong như làn nước mùa thu, đôi lông
mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân.
 Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh: vẻ đẹp của Kiều còn khiến
thiên nhiên phải ghen tị “ghen” - “hờn”. Đó giống như một lời dự
báo trước về cuộc đời đầy truân chuyên.
 “Nghiêng nước nghiêng thành” - vẻ đẹp tuyệt sắc của người phụ nữ
có thể làm khuynh đảo đất nước.
- Tài năng:
 “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”: sắc đẹp và tài năng đều khó có
ai sánh nổi.
 “Thông minh vốn sẵn tính trời”: một người phụ nữ thông minh, hiểu
biết
 “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”: am hiểu về âm nhạc, thơ ca
- Hai câu cuối: Miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều “Một thiên bạc mệnh lại
càng não nhân” - tiếng đàn của một trái tim đa sầu đa cảm.
d. Cuộc sống của hai chị em
- Hai câu đầu: Gợi cuộc sống của chị em Thúy Kiều sống trong cảnh giàu
sang, quyền quý.
- Hai câu sau: Thúy Kiều và Thúy Vân luôn sống trong khuôn phép,
chuẩn mực đạo đức, đúng với lễ giáo phong kiến.
3 nghệ thuật
BPTT: nhân hóa, so sánh - ss với thiên nhiên nhưngx gì trong sáng nhất
dùng để so sánh với vẻ đẹp của hai cô gái ( mai , tuyết, hoa cười, liễu hờn
...)
Nghệ thuật ước lệ tượng trưng : màu da= thu thủy( nước mùa xuân)...(tự
bổ sung thêm nhé:)))
Thủ pháp đòn bẩy: miêu tả vẻ đẹp TV trước để làm nổi bật lên vẻ đẹp
cũng như số phận bất hạnh của TK
- Giá trị nhân đạo:+ Ca ngợi nguõng mộ vẻ đẹp và tài năng của chị em
thúy kiều
+Dự cảm điều không lành về số phận nàng kiều
* mở rộng:
+Số phận bất hạnh của nàng kiều:Bánh trôi nước- Hồ xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
+Ca dao tục ngữ nói về số phận bất hạnh :thân em như tấm lụa đào/
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai, thân em như miếng cau khô/ người
thanh chuộng mỏng/ ng khô tham dày.
Daud đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cungx là lời chung
( nguyễn du)
+ liên hệ với số phận ng phụ nữ trong chuyện ng con gái nam xương
( nguyễn dữ) - so sánh số phận hai cô gái ->nhỏ bé long đong re mạt coi
thường . trong tục ngữ có câu “gái có công thì chồng chẳng phụ’- 1 mình
nuôi con chăm mẹ , gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai, tưởng chừng
sau khi hết chiến tranh gia dình đc sum họp chỉ vì lời nói non nớt của con
thơ , cái ‘ bóng đen ,” đã làm TS lú lẫn mù quáng -> đưa đến bi kịch VN
tìm cái chết để minh oan.
+ số phận bất hạnh của ng đàn bà trong Vợ Nhặt của Kim Lân : dân ngụ
cư xấu xí , ăn xin đầu đường xó chợ để sống qua ngày, một hôm anh
Tràng kéo xe thóc lên tỉnh chỉ vài câu buông đùa mà chị đồng ý về làm
vợ anh để được sống -.> thân phận rẻ mạt , không đc coi trọng, bất hạnh
đến đáng thương
Hạt Thân em như hạt mưa sa
rơi xuống giếng, hạt ra dồngf ngoài
*Lí luận văn học
Mb: Nhà thơ Mạyakovsky từng nói về sự tuyệt diệu của thơ : trên đời này
có nhũng thứ chỉ giải quyết được băngf thơ” đơn giản thôi ‘ thơ là sự hiện
thân của những điều thầm kín của con tim thiêng liêng nhất của tâm hồn
mỗi con ng và cho ra những âm thanh huyền diệu , hình ảnh tươi đẹp
nhất”. những âm thanh hình ảnh đó ta có thể thấy được ở bài thơ...
Khái quát: nhà văn ivan-tuốc-ghê-nhép từng nói : cái quan trọng trong tài
năng văn học chính là cái giọng nói của riêng mình’-> ndu mng chất
giọng riêng ko trộn lẫn >đặc điểm tác giả
Tb : tác giả Bông Hồng Vàng pautopxki cho rằng: một nhà thơ chân
chính là người dẫn đường đénn xứ sở của cái đẹp” Ndu đã hoàn thành xứ
mệnh của mình khi đã dẫn ng đọc đến với vẻ đẹp của ( nội dung đoạn
trích)
Nghệ thuật ; nhà phê bình van học ng nga lenonit leonot cho rằng : 1 tác
phẩm nghệ thuật chân chinhs bên cạnh khám phá về nội dung còn phải là
1 phát minh về hình thức’tác giả đã khéo léo trèo lái con thuyền (ND) qua
các hình thức nghệ thuatạ( liệt kê nghệ thuật)
Dánh giá: nhờ thơ lâm ngữ đường từng viết: ‘ văn chương nhất cổ chí
kim đều viết bằng huyết lệ” Truyên kiều đc ông viết bằng cả tâm huyết
của mình ko chỉ miêu tả ngoại hinhf mà cong đặc biệt chú trọng nói về số
phận hẩm hiu của nàng kiều
Kết bài “ văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại chỉ mình nó ko
thừa nhận cái chết” > khải quát lại vấn đề

( lí luận tham khảo và có thể áp dụng còn mở rộng


thêm vào bà để đc ocngoj điểm)

You might also like