You are on page 1of 11

CHƯƠNG II.

ĐƯỜNG TRÒN
A. LÝ THUYẾT.
1. Các định nghĩa.
- Đường tròn tâm O, bán kính R (R > 0) là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R
- Dây cung (dây) là đoạn thẳng nối hai điểm thuộc đường tròn, dây đi qua tâm là đường kính.
- Đường tròn đi qua 3 đỉnh của tam giác được gọi là đường tròn ngoại tiếp tam giác, khi đó tam giác
gọi là nội tiếp đường tròn. Tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của 3 trung trực
của tam giác.
* Chú ý: Ta chứng minh được:
- Nếu điểm M thuộc đường tròn đường kính AB thì góc AMB = 900
-
Ngược lại, nếu góc AMB = 900 thì điểm M thuộc đường tròn đường kính AB.
2. Đường kính và dây.
- Trong các dây của một đường tròn, đường kính là dây lớn nhất.
- Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây đó.
Ngược lại, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây đó.
3. Liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây.
- Trong một đường tròn:
+) Hai dây bằng nhau thì cách đều tâm. +) Hai dây cách đều tâm thì bằng nhau.
- Với hai dây trong một đường tròn:
+) Dây nào lớn hơn thì gần tâm hơn. +) Dây nào gần tâm hơn thì lớn hơn.
4. Tiếp tuyến của đường tròn
Định nghĩa: Tiếp tuyến của đường tròn là một đường thẳng tiếp xúc với đường tròn (hay chỉ có
một điểm chung với đường tròn). Điểm chung đó gọi là tiếp điểm.
* Lưu ý: Cát tuyến của đường tròn là một đường thẳng có hai điểm chung với đường tròn
Tính chất: Tiếp tuyến của đường tròn thì vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.
Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến: Nếu một đường thẳng vuông góc với bán kính tại một điểm thuộc
đường tròn thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.
- Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau: Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm
thì:
+) Điểm đó cách đều hai tiếp điểm.
+) Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
+) Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua hai tiếp điểm.
- Đường tròn tiếp xúc với 3 cạnh của một tam giác được gọi là đường tròn nội tiếp tam giác. Khi đó
tam giác gọi là ngoại tiếp đường tròn. Tâm của đường tròn nội tiếp tam giác là giao điểm 3 đường
phân giác của tam giác.
5. Vị trí tương đối của hai đường tròn.
Cho hai đường tròn (O, R) và (O’, r) có R > r. Đặt d = OO’
Vị trí tương đối Số điểm chung Hệ thức
Hai đường tròn cắt nhau 2 R–r<d<r+r
Hai đường tròn tiếp xúc ngoài 1 d=R+r
Hai đường tròn tiếp xúc trong 1 d=R-r

1
Hai đường tròn ở ngoài nhau 0 d>R+r
Đường tròn lớn chứa đường tròn nhỏ 0 d<R–r
Hai đường tròn đồng tâm 0 d=0
- Hai đường tròn tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm trên đường nối tâm.
- Nếu hai đường tròn cắt nhau thì đường nối tâm là đường trung trực của dây chung
- Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn
B. BÀI TẬP.
1. Bài tập về đường kính và dây.
Bài 1. Cho đường tròn (O; R) đường kính AD cố định và dây AB bất kì (B  A và D)
a) Chứng minh tam giác ABD là tam giác vuông tại B
b) Qua B vẽ dây BC  AD tại H. Cho biết AB=10cm, BC=12 cm. Tính AH và R
c) Kẻ dây DE//AB. Chứng minh ba điểm B, O, E thẳng hàng.
d*) Tìm vị trí của điểm B trên đường tròn để chu vi tam giác ABD lớn nhất.
Bài 2. Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Gọi C là điểm bất kì thuộc đường tròn (C  A và B)
a) Chứng minh tam giác ABC vuông
b) Qua C vẽ dây CD  AB tại H. Cho biết AC=12cm, BC=5 cm. Tính R và CD
c) Kẻ dây BE//AC. Chứng minh BE=AC và ba điểm E, O, C thẳng hàng.
d*) Tìm vị trí của điểm C trên đường tròn để diện tích tam giác ABC lớn nhất.
Bài 3. Cho tam giác ABC nhọn, vẽ (O) đường kính BC cắt các cạnh AB và AC lần lượt tại D và E.
Gọi H là giao điểm của BE và CD. Chứng minh:
a) CD  AB và BE  AC
b) AH  BC
c) Bốn điểm A, D, H, E cùng thuộc một đường tròn (I)
d) DE <AH
e) Chứng minh DI  DO
Bài 4. Cho tam giác ABC,vẽ các đường cao BD và CE.
a) Chứng minh bốn điểm B, C, D, E cùng thuộc một đường tròn
b) DE <BC
c) Kẻ BI và CK cùng vuông góc với đường thẳng DE. Chứng minh EI=DK
Bài 5. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O), vẽ đường kính AD. Các đường cao BE và
CF của tam giác ABC cắt nhau tại H.
a) Chứng minh bốn điểm B, C, E, F cùng thuộc một đường tròn (I) và bốn điểm A, E, H, F cùng
thuộc một đường tròn (K).
b) Chứng minh tứ giác BHCD là hình bình hành.
c) Chứng minh H, I, D thẳng hàng và AH = 2OI
d) Chứng minh EF < AH
e) Chứng minh FI  FK
f*) Giả sử BC cố định, điểm A chuyển động trên cung lớn BC. Tìm vị trí của điểm A để diện
tích tam giác ABC lớn nhất.
Bài 6. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O), vẽ đường kính AD. Gọi H là trực tâm của
tam giác .
a) Tính số đo góc ABD
b) Tứ giác BHCD là hình gì? Vì sao?
2
c) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh AH= 2OM
Bài 7. Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O), đường cao AH của tam giác cắt đường
tròn tại D.
a) Chứng minh AD là đường kính của đường tròn (O)
b) Tính góc ACD
c) Chứng minh: BC2 = 4AH . DH
d) Cho BC=24cm và AC=20cm. Tính AH và bán kính đường tròn (O)
e) Kẻ dây DE // AC. Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác ACDE là hình vuông.
Bài 8. Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Gọi H là trung điểm OA. Dây CD vuông góc với OA
tại H.
a) Tứ giác ACOD là hình gì? Vì sao?
b) Chứng minh các tam giác OAC và BCD là các tam giác đều.
c) Gọi M là trung điểm BC. Chứng minh ba điểm D, O, M thẳng hàng.
d) Chứng minh CD2 = 4 AH.HB
e) Giả sử tam giác BCD có cạnh bằng a. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD
Bài 9. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Gọi M là trung điểm của OB, qua M vẽ dây CD  AB.
Biết AB=12cm
a) Tính CD.
b) Chứng minh OCBD là hình thoi.
c) Chứng minh tam giác ACD đều.
d) Gọi K là điểm thuộc cung nhỏ AC. Đường thẳng BK cắt CD tại I. Chứng minh BI.BK=BC2
Bài 10. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Gọi C là điểm bất kì thuộc đường tròn (C  A và B).
Qua C vẽ dây CD  AB tại H.
a) Cho AB=13cm, CD=12cm. Tính HA, HB
b) Gọi M và N lần lượt là hình chiếu của H trên AC và BC. Tính diện tích tứ giác CMHN khi
AB=13cm, CD=12cm
c*) Tìm vị trí của điểm C để diện tích tứ giác CMHN lớn nhất.
Bài 11*. Cho đường tròn (O) đường kính AB=2R cố định. Gọi M là điểm di động trên đường tròn
sao cho M không trùng với A, B. Gọi C là điểm đối xứng của O qua A. Đường thẳng vuông góc với
AB tại C cắt đường thẳng AM tại N, đường thẳng BN cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai là E. Các
đường thẳng BM và CN cắt nhau tại F.
a) Chứng minh A, E, F thẳng hàng.
b) Chứng minh AM.AN không đổi
c) Tìm vị trí của điểm M để NF ngắn nhất.
Bài 12*. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và dây cung CD. Gọi H và K lần lượt là hình
chiếu của A và B trên đường thẳng CD
a) Chứng minh CH = DK
b) Chứng minh S AHKB  S ABC  S ABD
c) Cho AB=30cm và CD =18cm. Tìm giá trị lớn nhất của diện tích tứ giác AHKB khi dây CD
thay đổi.
Bài 13*. Cho đường tròn (O; R) đường kính BC cố định. Gọi A là điểm chuyển động trên đường
tròn. Lấy AB làm cạnh vẽ tam giác đều ABM có M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ CH  MB, gọi K
là trung điểm của BH
3
1
a) Chứng minh OK  OM
2
b) Gọi D, E, F, G lần lượt là trung điểm của OC, CM, MH, OH. Chứng minh DEFG là hình
thoi.
c) Đặt DG = x. Tính diện tích tứ giác DEFG theo x và tìm vị trí của điểm A để diện tích tứ giác
DEFG lớn nhất.
Bài 14*. Cho đường tròn (O) đường kính AB=2R. Gọi C là trung điểm của OA, dây MN  AB tại
C. Trên cung nhỏ MB lấy điểm K, nối AK cắt MN tại H.
a) Chứng minh bốn điểm B, C, H, K cùng thuộc một đường tròn.
b) Chứng minh AH.AK không đổi khi K chuyển động trên cung nhỏ MB
c) Chứng minh tam giác BMN đều
d) Tìm vị trí của điểm K trên cung nhỏ MB để KM+KN+KB lớn nhất.
Bài 15*. Cho đường tròn (O; R), hai đường kính AB và CD vuông góc với nhau. Gọi E là điểm
chuyển động trên cung nhỏ AD. Đường thẳng EC và AB cắt nhau tại M.
a) Tính EA2+EB2+EC2+ED2 và CM.CE theo R.
b) Chứng minh EC là tia phân giác của góc AEB
1 1 2
c) Chứng minh  
BE AE EM
d) Trên tia BE lấy điểm F sao cho BF=AE. Khi E chuyển động trên cung AD thì F di chuyển
trên đường nào?
Bài 16*. Cho đường tròn (O; R) đường kính AB. Trên (O) lấy điểm C, trên tia AC lấy điểm M sao
cho C là trung điểm của AM.
a) Xác định vị trí của điểm C để AM lớn nhất
b) Xác định vị trí của điểm C để AM = 2R 3
c) Chứng minh khi C chuyển động trên (O) thì M di chuyển trên một đường tròn cố định.
Bài 17*. Cho đường tròn (O; R) và dây AB cố định sao cho AB= R 3 . Gọi C là điểm chuyển động
trên cung nhỏ AB, I là trung điểm của AC. Gọi H là hình chiếu của I trên BC, M là trung điểm của
AB.
a) Tính góc AOB và độ dài OM
b) Chứng minh I thuộc một đường tròn cố định.
c) Chứng minh đường thẳng HI luôn đi qua một điểm cố định.
d) Chứng minh H thuộc một đường tròn cố định.
e) Xác định vị trí của điểm C trên cung nhỏ AB để diện tích tứ giác OBCA lớn nhất
2. Bài tập về tiếp tuyến của đường tròn.
Bài 1. Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Vẽ (O) đường kính AH.
Chứng minh:
a) Điểm E thuộc (O)
b) DE là tiếp tuyến của (O)
Bài 2. Cho đường tròn (O), đường kính 10 cm, một đường thẳng d cách tâm O một khoảng bằng 3
cm.
a) Xác định vị trí tương đối của đường thẳng d và đường tròn (O).
4
b) Đường thẳng d cắt đường tròn (O) tại điểm A và B. Tính độ dài dây AB.
c) Kẻ đường kính AC của đường tròn (O). Tính BC và góc CAB (làm tròn đến độ).
d) Tiếp tuyến của đường tròn (O) tại C cắt tia AB tại M. Tính độ dài BM.
Bài 3. Cho (O;R) bán kính OA, qua trung điểm I của OA kẻ dây CD vuông góc với OA.
a) Chứng minh tứ giác ACOD là hình thoi.
b) Tiếp tuyến tại C cắt đường thẳng OA tại K. Tính CK theo R.
c) Chứng minh KD là là tiếp tuyến của (O).
Bài 4. Cho đường tròn (O;R) đường kính AB=5cm. Trên AB lấy điểm H sao cho AH=1cm. Qua H
vẽ dây CD vuông góc với AB. Gọi E là điểm đối xứng với A qua H.
a) Chứng minh tứ giác ACED là hình thoi.
b) Gọi I là giao điểm của DE và BC, vẽ đường tròn (O’) đường kính BE. Chứng minh đường
tròn này đi qua I.
c) Chứng minh HI là tiếp tuyến của (O’) và tính độ dài HI.
Bài 5. Cho đường tròn (O) và điểm A sao cho OA=2R, kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp
điểm).
a) Tính AB và góc OAB.
b) Gọi C là điểm đối xứng với B qua OA. Chứng minh AC là tiếp tuyến của (O).
c) Đoạn thẳng AO cắt đường tròn (O) tại G. Chứng minh G là trọng tâm tam giác ABC và là
tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC.
Bài 6. Cho nửa (O) đường kính AB. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn vẽ tiếp tuyến d với đường
tròn. Gọi E và F lần lượt là hình chiếu vuông góc của A, B trên d, vẽ CH  AB. Chứng minh:
a) CE=CF
b) AC là phân giác của góc BAE
c) CH2=AE.BF
d*) Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn đường kính EF.
e*) Tìm vị trí của điểm C trên nửa đường tròn để diện tích tứ giác ABFE lớn nhât
Bài 7. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Vẽ (O) đường kính AH cắt các cạnh AB và
AC lần lượt tại D và E.
a) Chứng minh ADHE là hình chữ nhật và D, O, E thẳng hàng
b) Các tiếp tuyến tại D và E của (O) cắt BC lần lượt tại M và N. Chứng minh M và N lần lượt
là trung điểm của HB và HC.
c) Cho AB= 8cm , AC=19m. Tính diện tích tứ giác DENM
d*) Giả sử BC cố định, điểm A chuyển động sao cho tam giác ABC vuông. Tìm vị trí của A để
diện tích tứ giác DENM lớn nhât.
Bài 8. Cho đường tròn (O;R) và một điểm M ở ngoài đường tròn, từ M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB
với đường tròn (A và B là hai tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của OM và AB. Kẻ đường kính BC của
(O)
a) Chứng minh bốn điểm M, O, A, B cùng thuộc một đường tròn
b) Chứng minh OI.OM=OA2
c*) Qua O vẽ đường thẳng vuông góc với MC tại E và cắt đường thẳng BA tại F. Chứng
minh FC là tiếp tuyến của (O).
HD.

5
c) Chứng minh OI.OM=OE.OF =OC2, từ đó dẫn đến tam giác OEC đồng dạng với tam giác OCF =>
góc OCF=900 => FC là tiếp tuyến của (O).
Bài 9. Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O;R) kẻ hai tiếp tuyến AB, AC (B và C là hai tiếp điểm).
Gọi H là giao điểm của OA và BC.
a) Chứng minh OA  BC và tính tích OH. OA theo R
b) Kẻ đường kính BD của đường tròn (O). Chứng minh CD // OA.
c) Khi OA=2R. Đoạn thẳng AD cắt đường tròn (O) tại F. Tính AF.AD theo R.
d*) Gọi E là hình chiếu của C trên BD, K là giao điểm của AD và CE. Chứng minh K là trung
điểm CE.
Bài 10. Cho đường tròn (O; R) và điểm A ở ngoài (O). Kẻ tiếp tuyến AB với (O) (B là tiếp điểm).
Kẻ dây BC của đường tròn (O) vuông góc với OA tại H.
a) Chứng minh H là trung điểm của BC và OH.OA=R2
b) Chứng minh AC là tiếp tuyến của đường tròn (O)
c) Trên tia đối của tia BC lấy điểm Q. Từ Q vẽ hai tiếp tuyến QD và QE với (O) (D và E là
tiếp điểm). Chứng minh 3 điểm A, E, D thẳng hàng.
HD.
c) Gọi I là giao điểm của OQ và DE. Chứng minh DE  OQ tại I và AI  OQ (do tam giác AOI
đồng dạng với tam giác QOH)
Bài 11. Cho đường tròn (O;R) và một điểm M ở ngoài đường tròn, từ M kẻ hai tiếp tuyến MA, MB
với đường tròn (A và B là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OM và AB.
a) Chứng minh bốn điểm M, O, A, B cùng thuộc một đường tròn
b) Kẻ đường kính AD của (O). Đoạn thẳng MD cắt (O) tại điểm C khác D. Chứng minh
MA2=MH.MO=MC.MD
c) Gọi I là giao điểm của đoạn thẳng MO với (O). Chứng minh IH.IO=IM.OH
HD.
c) chứng minh AI là tia phân giác của góc MAH, theo tính chất đường phân giác trong tam giác có
IH AH

IM AM
AH OH OH
Mà tam giác AHM đồng dạng với tam giác OHA nên  
AM OA OI
IH OH
=>  => IH.IO=IM.OH
IM OI
Bài 12. Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O;3cm) sao cho OA=5cm, kẻ hai tiếp tuyến AM, AN (M và
N là tiếp điểm).
a) Chứng minh OA  MN
b) Tính các cạnh của tam giác AMN
c) Lấy điểm I thuộc cung nhỏ MN, qua I vẽ tiếp tuyến cắt AM và AN lần lượt tại D và E. Tính
chu vi tam giác ADE.
Bài 13. Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O; R), kẻ hai tiếp tuyến AB, AC (B và C là tiếp điểm). Gọi
H là giao điểm của OA và BC.
a) Chứng minh OA  BC và OH.OA=R2
b) Kẻ đường kính BD của đường tròn (O). Đường thẳng AD cắt (O) tại E khác D. Chứng minh
AE.AD =AH.AO và góc AHE =góc ADB.
6
c) Chứng minh góc HEC=900
d*) Giả sử (O) cố định, điểm A chuyển động sao cho góc BAC=600. Chứng minh A thuộc một
đường tròn cố định.
Bài 14. Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O;R) kẻ hai tiếp tuyến AB, AC (với B và C là hai tiếp
điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC.
a) Chứng minh OA  BC và tính tích OH. OA theo R
b) Kẻ dây CD // OA. Chứng minh ba điểm B, O, D thẳng hàng.
c) Gọi E là giao điểm của đoạn thẳng AO và đường tròn (O). Chứng minh E là tâm đường tròn
nội tiếp tam giác ABC.
1 1 2
d) Kẻ đường kính EG của (O) . Chứng minh  
EH EA EG
e) Đường thẳng AD cắt đường tròn (O) tại F. Gọi K là trung điểm của DF. Đường thẳng BC cắt
đường thẳng OK tại S. Chứng minh SD là tiếp tuyến của (O)
HD.
d) Vì BG  BE => BG là tia phân giác ngoài của tam giác ABH.
GH EH GH GA
Theo tính chất đường phân giác trong tam giác ta có    (1)
GA EA EH EA
EG EH  HG HG
Ta có   1 (2)
EH EH EH
EG AG  AE AG
   1 (3)
EA AE AE
EG EG
Từ (1); (2); (3) =>  2
EH EA
Bài 15. Cho đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác ABC vuông tại A, đường thẳng d là tiếp tuyến
của đường tròn tại A. Các tiếp tuyến của đường tròn tại B và C cắt đường thẳng d theo thứ tự ở D
và E.
a) Tính góc DOE
b) Chứng minh: DE = BD + CE
c) Chứng minh : BD.CE = R2 ( R là bán kính đường tròn tâm O )
d) Chứng minh BC là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính DE
1 r 1
e*) Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ODE. Chứng minh  
3 R 2
Bài 16. Cho đường tròn (O) đường kính AB . Kẻ tia tiếp tuyến Ax với đường tròn. Trên cùng nửa
mặt phẳng có bờ là AB chứa tia Ax lấy điểm C. Phân giác của góc CAx cắt đường tròn tại E , cắt
đường thẳng BC ở D .
a) Chứng minh góc AEB và góc ACB là góc vuông.
b) Chứng minh tam giác ABD cân tại B
c) Gọi H là giao điểm của AC và BE . Chứng minh DH  AB

7
Bài 17. Cho đường tròn (O), đường kính AB. Vẽ tia tiếp tuyến Ax của (O). trên cùng nửa mặt
phẳng bờ AB chứa tia Ax, lấy điểm M thuộc đường tròn sao cho MA> MB và M khác A và B. Tiếp
tuyến tại M cắt tia Ax tại E.
a) Chứng minh 4 điểm A, E, M, O cùng thuộc một đường tròn
b) Chứng minh OE song song với MB.
c) Gọi F là giao điểm của EB với (O). Chứng minh góc EFM= góc EMB
d) Đường thẳng BM cắt tia Ax tại N. Chứng minh E là trung điểm của AN.
e*) Kẻ MH vuông góc với AB, đường thẳng MH cắt BE tại I. Chứng minh IM = IH
Bài 18. Cho nửa đường tròn (O), đường kính AB. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ AB chứa nửa đường
tròn vẽ tia tiếp tuyến Bx. Qua điểm C thuộc nửa đường tròn (C khác A và B) kẻ tiếp tuyến cắt Bx
tại M. Tia AC cắt tia Bx tại N.
a) Chứng minh 4 điểm O, B, M, C cùng thuộc một đường tròn
b) Chứng minh OM vuông góc với BC.
c) Chứng minh M là trung điểm của BN
d*) Kẻ CH vuông góc với AB tại H, đường thẳng AM cắt CH tại I. Chứng minh IC = IH
Bài 19. Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB =2R. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ
các tia tiếp tuyến Ax, By với nửa đường tròn. Từ điểm M bất kì trên nửa đường tròn vẽ tiếp tuyến
thứ ba với đường tròn cắt Ax và By lần lượt tại C và D.
a) Chứng minh tam giác AMB và COD là các tam giác vuông.
b) Chứng minh: CD= AC+BD.
c) Chứng minh: AC.BD không đổi khi M di chuyển trên nửa đường tròn.
d) Cho OC = 2R, tính AC và BD theo R.
e*) Tìm vị trí của điểm M để diện tích tứ giác ABDC nhỏ nhất.
f*) Tìm vị trí của điểm M để diện tích tứ giác ABDC nhỏ nhất
Bài 20. Cho đường tròn (O) nội tiếp tam giác ABC vuông tại A, tiếp xúc với các cạnh AB, AC, BC
lần lượt tại D, E, F.
a) Tứ giác ADOE là hình gì? Vì sao?
b) Tính bán kính của (O) biết AB=3cm, AC=4cm.
c) Tính bán kính của (O) biết BC=10cm, diện tích tam giác ABC bằng 24cm2
d) Chứng minh S ABC  BF .FC
Bài 21. Cho tam giác ABC nhọn, đường tròn (O) đường kính BC cắt AB và AC lần lượt tại N và M.
Gọi H là giao điểm của BM và CN.
a) Tính số đo các góc BMC và BNC.
b) Chứng minh AH vuông góc BC.
c) Chứng minh tiếp tuyến tại N của (O) đi qua trung điểm AH.
d) Cho góc BAC = 600 . Chứng minh tam giác MON là tam giác đều .
Bài 22. Cho đường tròn (O;3cm) và điểm A sao cho OA = 6 cm. Kẻ các tiếp tuyến AB và AC với
đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OA và BC.
a) Tính độ dài OH.
b) Qua điểm M bất kì thuộc cung nhỏ BC kẻ tiếp tuyến với đường tròn, cắt AB và AC theo thứ tự
tại E và F. Tính chu vi tam giác AEF.
c) Tính số đo góc EOF.
8
d) Kẻ đường kính BD, AD cắt đường tròn tại G. Chứng minh góc AHG = góc ADB
e) Chứng minh tam giác HGC vuông
Bài 23. Cho tam giác ABC vuông ở A, đường cao AH. Gọi D và E lần lượt là hình chiếu của điểm
H trên các cạnh AB và AC.
a) Chứng minh AD. AB = AE. AC
b) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BH và CH. Chứng minh DE là tiếp tuyến chung của hai
đường tròn (M; MD) và (N; NE).
c) Gọi P là trung điểm MN, Q là giao điểm của DE và AH . Giả sử AB = 6cm, AC = 8cm . Tính độ
dài PQ.
Bài 24. Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O; R) kẻ hai tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B và C là
các tiếp điểm). Kẻ BE  AC và CF  AB ( E  AC , F  AB ), BE và CF cắt nhau tại H.
a) Chứng minh tứ giác BOCH là hình thoi.
b) Chứng minh ba điểm A, H, O thẳng hàng.
c) Kẻ đường kính BD, AD cắt đường tròn tại G. Tính DG.DA theo R
d*) Qua O kẻ đường thẳng song song với BC cắt AB và AC lần lượt tại I và K. Khi (O) cố
định còn điểm A chuyển động. Tìm vị trí của điểm A để diện tích tam giác AIK nhỏ nhất.
Bài 25*. Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB=2R. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ
Ax và By là hai tia tiếp tuyến với nửa đường tròn. Qua điểm M bất kì trên nửa đường tròn vẽ tiếp
tuyến với đường tròn cắt Ax, By lần lượt tại E, F.
a) Chứng minh AE.BF không đổi.
b) Đường thẳng AF cắt BE tại I, kẻ MH  AB tại H. Chứng minh I là trung điểm của MH.
c) Chứng minh tâm đường tròn nội tiếp tam giác MBF thuộc một đường tròn cố định.
Bài 26*. Cho đường tròn (O) đường kính AB=2R. Qua điểm A kẻ tiếp tuyến d với đường tròn. Gọi
M là điểm bất kì thuộc d, qua O kẻ đường thẳng vuông góc với BM cắt đường thẳng d tại N.
a) Chứng minh AM.AN không đổi khi M chuyển động trên d
b) Tìm GTNN của MN
Bài 27*. Cho (O; R), đường thẳng d cố định nằm ngoài đường tròn. Điểm M di động trên đường
thẳng d. Qua M kẻ 2 tiếp tuyến với đường tròn ( A; B là tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của AB và
OM.
a) Chứng minh OI.OM không đổi.
b) Tìm vị trí của M để  AMB đều.
c) Chứng minh đường thẳng AB luôn đi qua một điểm cố định.
Bài 28*. Cho (O; R) đường kính AB. Kẻ tia tiếp tuyến Ax với đường tròn. Trên Ax lấy điểm K sao
cho AK  R. Qua K kẻ tiếp tuyến KM với (O). Đường thẳng d  AB tại O cắt tia BM tại E.
a) Chứng minh 4 điểm K, A, O, M cùng thuộc một đường tròn.
b) OK cắt AM tại I. Chứng minh OI.OK không đổi khi K chuyển động trên tia Ax.

c) Chứng minh tứ giác AKEO là hình chữ nhật.

d) Gọi H là trực tâm của  AKM. Chứng minh H thuộc một đường tròn cố định khi K di chuyển
trên tia Ax.
e) Chứng minh tâm đường tròn nội tiếp tam giác AKM thuộc một đường tròn cố định.
f) Đường thẳng KB cắt (O) tại C. Chứng minh góc KCM = góc KMB

9
3. Bài tập về vị trí tương đối của hai đường tròn.

Bài 1. Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; r) tiếp xúc ngoài tại A. Gọi CD là tiếp tuyến chung ngoài
của hai đường tròn ( với C  (O) và D  (O’) ). Tiếp tuyến chung tại A cắt CD tại I.
a) Chứng minh tam giác ACD và OIO’ là các tam giác vuông.
b) Tính độ dài CD theo R và r
c) Gọi M và N lần lượt là giao điểm của IO; IO’ với hai đường thẳng AC; AD. Chứng minh tứ giác
AMIN là hình chữ nhật.
d) Chứng minh OO’ là tiếp tuyến của đường tròn đường kính CD.
e) Chứng minh CD là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO’.
f*) Kẻ hai bán kính OE và O’F song song với nhau( E và F nằm cùng nửa mặt phẳng bờ OO’.
Chứng minh ba đường thẳng OO’,CD, EF đồng quy tai một điểm.
Bài 2. Cho hai đường tròn (O; 3cm) và (O’;1cm) tiếp xúc ngoài tại A. Gọi B, C lần lượt là các điểm
thuộc (O) và (O’) sao cho góc BAC=900.
a) Chứng minh OB // O’C.
b) Đường thẳng BC cắt đường thẳng OO’ tại I. Tính IB, IC, biết BC=4cm.
Bài 3. Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Kẻ các đường kính AOB và AO’C . Gọi
DE là tiếp tuyến chung ngoài của 2 đường tròn (D  ( O ) ; E  ( O’)). Gọi M là giao điểm của BD
và CE.
a) Tính số đo góc DAE .
b) Tứ giác ADME là hình gì ? Vì sao?
c) Chứng minh MA là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
Bài 4. Cho hai đường tròn (O, 6cm) và (O’, 4,5cm) cắt nhau tại A và B sao cho O và O’ nằm khác
phía đối với AB. Gọi I là trung điểm của OO’, qua I kẻ đường thẳng vuông góc với IA cắt đường
tròn (O) và (O’) lần lượt tại C và D.
a) Chứng minh AC=AD
b) Biết góc OAO’=900. Tính OO’ và AB.
Bài 5. Cho hai đường tròn (O, R) và (O’, R’) cắt nhau tại A và B sao cho O và O’ nằm khác phía
đối với AB. Kẻ các đường kính AC của (O) và AD của (O’).
a) Chứng minh B, C, D thẳng hàng.
b) Giả sử R=20cm, R’=15cm, AB=24 cm. Tính độ dài đoạn thẳng OO’.
c) Gọi I là trung điểm của OO’ và K là điểm đối xứng với A qua I. Chứng minh KB vuông
góc với AB.
d) Vẽ dây AM của (O) là tiếp tuyến của (O’) và dây AN của (O’) là tiếp tuyến của (O). Gọi
S là điểm đối xứng với A qua B. Chứng minh 4 điểm A, M, S, N cùng thuộc (K)
e) Chứng minh nếu đường thẳng OA là tiếp tuyến của đường tròn (O’, R’) thì O’A là tiếp
tuyến của đường tròn (O, R).
Bài 6*. Cho (O; R), dây AB =R 3 . Gọi M là điểm trên dây AB. Vẽ (P,R1) tiếp xúc với (O) tại A và
đi qua M; vẽ (Q; R2) đi qua M và tiếp xúc với (O) tại B. (P) cắt (Q) tại N (N khác M)

a) Chứng minh tứ giác PMQO là hình bình hành. Từ đó suy ra hệ thức liên hệ giữa R, R1, R2

10
b) Chứng minh góc MNO = 900.
c) Chứng minh đường thẳng MN luôn đi qua 1 điểm cố định.
d) Xác định vị trí điểm M để diện tích tứ giác PMQO lớn nhất.
Bài 7*. Cho đường tròn (O1;R1) và (O2;R2) tiếp xúc ngoài tại A. Vẽ BC là tiếp tuyến chung ngoài (
với B (O1) và C  (O2) ).Qua A vẽ tiếp tuyến chung cắt BC tại I.
a) Chứng minh tam giác ABC và IO1O2 là các tam giác vuông.
b) Tính AB theo R1 và R2
c) Vẽ đường tròn (O;R) tiếp xúc với BC và tiếp xúc ngoài với hai cung AB và AC của (O 1) và
1 1 1
(O2). Chứng minh  
R R1 R2
d) Giả sử (O;R) cố định còn (O1;R1) và (O2;R2) thay đổi. Tìm GTNN của R1.R2 theo R cho
trước.
Bài 8*. Cho đường tròn (O, R) và (O’, R’) tiếp xúc ngoài tại A (R > R’). Vẽ các bán kính OB và
O’B’ song song với nhau (B và B’ nằm cùng một nửa mặt phẳng bờ OO’). Gọi K là giao điểm của
đường thẳng BB’ và OO’.
a) Tính góc BAB’
b) Tính OK theo R và R’
c) Chứng minh tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn cũng đi qua K
d) Chứng minh khi các bán kính OB và O’B’ di chuyển thì trọng tâm của tam giác ABB’ thuộc
một đường tròn cố định.

…………………Hết………………..

11

You might also like