You are on page 1of 5

1.

Đánh giá những thay đổi trong quan hệ quốc tế từ sau chiến tranh lạnh kết
thúc (8/1945 đến trước năm 1991). Những thay đổi này đã tác động như thế
nào đến quan hệ ngoại giao giữa các nước lớn và chính sách ngoại giao giữa
hai bên.
Tác động đến tình hình thế giới

Trật tự hai cực Ianta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh
hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp, phát triển theo các xu thế chính
sau:

Một là, trật tự thế giới “hai cực” đã sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá
trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên
minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

Sau chiến tranh lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập
trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. Trong thời điểm hiện nay, kinh tế trở thành
trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua
vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa các cường quốc. Những cân nhắc về
địa - kinh tế trên mức độ nào đó đã vượt quá tính toán về địa - chính trị.

Hai là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức
thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới. Nhưng mặt khác, tuy là cực duy
nhất còn lại, nhưng tình hình thế giới lại không phải là thế giới một cực. Mỹ đã bị suy yếu tương
đối, mâu thuẫn lớn nhất của Mỹ là giữa tham vọng bá chủ và khả năng thực hiện của nó. Rõ
ràng là Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiều hướng đa cực, ra sức điều chỉnh
chính sách đối nội và đối ngoại, tăng cường năng lực cạnh tranh, xây dựng Trật tự thế giới mới
do Mỹ lãnh đạo, làm cho sự thay đổi của thế giới đi theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ.

Ba là, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt, nhưng hòa
bình ở nhiều khu vực bị đe dọa, thậm chí ở nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt.
Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ... vốn bị che đậy dưới thời chiến
tranh lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt. Phần lớn những mâu thuẫn, tranh chấp này đều có
căn nguyên lịch sử, nên việc giải quyết không thể nhanh chóng và dễ dàng.
Chiến tranh lạnh chấm dứt cũng tạo nên môi trường cho sự phát triển của các thế lực tôn giáo.
Đó là Đạo Hồi, một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, có mặt trong 75 nước với 1 tỷ tín đồ. Đạo
Hồi đang hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực chính trị thế giới, nhất là chủ nghĩa Hồi giáo cực
đoan - "Nó giống như cơn sóng khổng lồ không chỉ tung phá biên giới quốc gia và khu vực, làm
rung động toàn bộ thế giới Hồi giáo, mà còn trên chừng mực nhất định, ảnh hưởng đến sự thay
đổi và phát triển tình hình thế giới

2. Mở rộng Liên minh châu Âu và những tác động của nó đến trật tự thế giới
mới sau chiến tranh lạnh (sau 1991).

3. Châu Âu trong chiến lược toàn cầu hóa của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh
(1945-1991).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá
chủ thế giới nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu
- Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới
- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và phong trào vì hòa bình,
dân chủ trên thế giới.
Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu từ 1947 đến năm 1949
- Mỹ viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để biến hai nước này thành
căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu...
- Mỹ thực hiện “kế hoạch Marshall” (6-1947) nhằm giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh
tế, đồng thời qua kế hoạch này tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống
Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tháng 4/1949 Mỹ và 11 nước Tây Âu đã thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do
Mỹ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu

4. Cạnh tranh địa chiến lược giữa Hoa Kỳ và Nga nhìn từ góc độ của chủ nghĩa
hiện thực.
Địa chính trị nghiên cứu về tác động, mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố không
gian, chính trị đối với mục tiêu quyền lực trong QHQT và cả những tương tác phát sinh
từ sự kết hợp giữa chúng với nhau.
Địa chiến lược là việc áp dụng các chiến thuật, mưu lược, kế sách hành động dựa trên
tư duy chiến lược về không gian và mục tiêu quyền lực trong CTQT tại những địa bàn
chiến lược chứa đựng mục tiêu cốt lõi (trước hết là mục tiêu về an ninh quốc gia) hoặc
đối với các cơ sở quân sự quan trọng.
Cạnh tranh địa chiến lược trong QHQT là sự ganh đua, đấu tranh quyền lực của một
nước hoặc liên minh các nước với đối thủ của mình về việc áp dụng các chiến thuật, mưu
lược, kế sách hành động được hoạch định trong một khoảng thời gian nhất định tại những
địa bàn chiến lược cốt lõi nhằm xác lập và duy trì lợi ích trên toàn phương diện (trước hết
là mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia) trong CTQT.
Quan điểm của thuyết Hiện thực về cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc
Có thể tóm lược nội dung cơ bản của CNHT như sau: Sống trong môi trường vô
chính phủ, các quốc gia buộc phải mưu tìm quyền lực để cạnh tranh nhằm đảm bảo an
ninh. Xung đột sẽ là thường xuyên trong QHQT. Kết hợp cả CNHT mới, thì công thức
đầy đủ đúc kết được tóm lược sẽ là Quốc gia – Quyền lực – Hệ thống – Xung đột.
* Những lập luận tổng quát từ quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh địa
chiến lược giữa các cường quốc
Một là, bảo vệ lợi ích quốc gia là mục tiêu lớn nhất, trong đó lợi ích quốc gia là
tối đa hóa quyền lực nhằm đảm bảo sự tồn tại (ANQG) của mình. ANQG trở thành sự
quan tâm lớn nhất của quốc gia và trở thành lợi ích sống còn của quốc gia. Các nước lớn
nhận ra rằng cách tốt nhất đảm bảo an ninh của mình là trong hiện tại phải đạt tới địa vị
bá quyền, để có thể triệt tiêu mọi khả năng bị một nước lớn khác thách thức. Các nước
đều quan tâm đến cả phòng thủ lẫn tấn công. Điều này dẫn tới một thế giới của sự cạnh
tranh an ninh thường xuyên.
Hai là, các nước lớn đều nuôi tham vọng trở thành bá quyền khu vực và quốc tế,
dùng khu vực sân sau” làm bàn đạp để tiến xa hơn. Khi giành được vị trí bá quyền, nước
lớn tìm cách ngăn không cho các nước lớn khác xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của mình.
Nếu một nước có khả năng làm bá quyền xuất hiện, mà các nước lớn trong khu vực
không có khả năng kiềm chế, nước bá quyền ngoài khu vực sẽ sử dụng các biện pháp
thích hợp để ngăn chặn nước mới nổi lên đó. Cạnh tranh ĐCL từ góc độ hiện thực nói
chung không nằm ngoài mục tiêu tối đa hóa quyền lực tại khu vực ảnh hưởng nhằm:
(1) tạo ra một quyền lực lớn hơn với không gian địa lý rộng lớn hơn để chiếm thế áp đảo
các quốc gia khác, giảm thiểu nguy cơ bị đe dọa về an ninh hoặc
(2) phòng thủ quốc gia, chống lại sự tấn công, tiến sâu vào biên giới quốc gia từmối đe
dọa bên ngoài, đảm bảo sự tồn vong của mình.
Ba là, để tăng cường an ninh, Thuyết hiện thực đưa ra hai phương thức: cân bằng
bên trong và cân bằng bên ngoài: Để đạt được địa vịbá quyền, có các cơ chế hiện thực
hóa lợi ích quốc gia”. Để chống lại xâm lược từ bên ngoài hay mở rộng lãnh thổ, chinh
phục kẻ khác thì lực lượng quân sự được ưu tiên. Thuyết hiện thực cho rằng, trong cạnh
tranh quyền lực nói chung, sử dụng các biện pháp sức mạnh cứng, trong đó các công cụ
quân sự và kinh tế luôn có tầm quan trọng chiến lược và thiết lập cân bằng quyền lực
Các cường quốc cạnh tranh địa chiến lược với nhau vì cùng hướng đến mục tiêu
cốt lõi (lợi ích sống còn) – đó là đảm bảo ANQG thông qua việc đạt địa vị bá quyền bằng
cách gia tăng cạnh tranh quyền lực tại các không gian lãnh thổ thuộc phạm vi ảnh hưởng
như vùng đệm, sân sau, biên giới phên giậu… bằng nhiều biện pháp, phương thức kết
hợp để cạnh tranh trong đó biện pháp sức mạnh cứng được coi là công cụ chính yếu bên
cạnh một số công cụ bổ trợ khác như ngoại giao, truyền thông, khoa học – công nghệ…

1. Những thay đổi trong QHQT từ 45- trước 91


Gợi ý:
+ Chính trị: sự xuất hiện của Chiến tranh Lạnh, học thuyết Truman, NATO,...
+ Kinh tế: Kế hoạch Marshall, khối SEV,..
=> Làm nổi bật cuộc đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ (Chiến tranh tại Triều Tiên, Việt Nam
là 1 minh chứng cho cuộc đối đầu Xô - Mỹ)
Đánh giá: Thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng giữa các phe đối lập nhau...
2. Những lần mở rộng của EU? Sau những lần mở rộng, trật tự thế giới thay đổi như
thế nào?
+ Xem lại bài của nhóm thuyết trình
Kết luận Thầy gợi ý thêm:
=> Xu hướng đa cực trở thành xu thế tất yếu (tại sao?)
=> Sự suy yếu của vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ
=> Cách mạng 4.0
=> Chủ nghĩa đa phương
=> Xu hướng hòa bình, dân chủ, hợp tác
=> ....
3. Đánh giá Châu u trong Chiến lược Toàn cầu của Hoa Kỳ sau chiến tranh Lạnh
Khái niệm:
Mục đích:
+ Chống lại CNXH
+ Đàn áp phong trào dân tộc tại Á, Phi, Mỹ Latin
=> Đánh giá tác động của Chiến lược Toàn cầu đối với Châu u và thế giới trên 3 lĩnh
vực:
+ Kinh tế
+ Chính trị
+ Quân sự
4. Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ
Khái niệm: + Chủ nghĩa hiện thực + Cạnh tranh địa chiến lược
Các mốc thời gian: 91-99; 2000 – 2008 (nói sơ 2 mốc tg này); tập trung 2010 -2013
Vai trò của Mỹ - Nga

You might also like