You are on page 1of 15

1.

đường lối đối ngoại VN


Đại hội Đảng XIII xác định xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối
ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân để tiếp tục nâng tầm vị thế quốc gia.
Từ Đại hội X đến Đại hội XIII
Thực tiễn triển khai chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế trong các kỳ Đại hội trước đã mang đến
những thành công bước đầu rất quan trọng trong việc thực hiện “đa dạng hoá, đa phương hoá”
quan hệ quốc tế. Chúng ta không chỉ khai thông quan hệ với những quốc gia, những tổ chức lớn
trên thế giới mà ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong các mối quan hệ đó. Đây là
những nhân tố thực tiễn thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng, đồng thời đổi mới sâu sắc hơn
trong tư duy lý luận của Đảng về đối ngoại đa phương.
Không dừng lại ở việc khẳng định: “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế…”, “hội nhập
sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương”[8], Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) lần đầu tiên đề cập đến cụm từ “hợp tác
quốc tế” trên tất cả các lĩnh vực chứ không chỉ hạn chế trong lĩnh vực kinh tế: “tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực khác”[9]. Điểm nhấn
thể hiện quá trình đổi mới trong tư duy đối ngoại đa phương của Đảng chính là ở chỗ đưa ra
phương châm cụ thể cho công tác đối ngoại nhân dân “… chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu
quả. Tích cực tham gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới”[10].
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) đánh dấu bước chuyển quan trong trong tư duy về
đối ngoại đa phương khi đưa ra định hướng “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế…”[11]. Đại hội cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế đa phương trên lĩnh
vực quốc phòng, an ninh. Tất cả những điểm trên cho thấy, cùng với thực tiễn của quá trình hội
nhập quốc tế, tư duy đối ngoại đa phương cũng có những bước chuyển biến lớn, theo đó có sự
kết hợp chặt chẽ gữa hội nhập quốc tế và đối ngoại đa phương với yêu cầu giữ vững an ninh
quốc phòng để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.
Tháng 1/2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, lần đầu tiên khái niệm “đối
ngoại đa phương” được chính thức đưa vào văn kiện. Kể từ đây, đối ngoại đa phương trở thành
một định hướng chiến lược của Đảng trong đường lối đối ngoại chứ không còn là công cụ thực
hiện công tác đối ngoại như trước kia.
Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ, định hướng lớn “nâng cao chất lượng công tác đối ngoại đa
phương”, theo đó Việt Nam cần “chủ động tham gia và phát huy vai trò trong cá cơ chế đa
phương, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc”[12]. Định hướng này đòi hỏi công tác đối ngoại
đa phương của Việt Nam cần chủ động, tích cực hơn trong việc góp phần xây dựng và định hình
các quy tắc, luật lệ của các cơ chế đa phương chứ không chỉ dừng lại ở việc tham gia. Bởi lẽ đó,
Văn kiện Đại hội XII cũng đặt ra yêu cầu mới đới với công tác da phương giai đoạn này là phải
chuyển mạnh từ “ký kết, gia nhập, tham gia” sang “chủ động và tích cực góp phần xây dựng,
định hình” các quy tắc, luật lệ mới của các cơ chế đa phương mà chúng ta hiện đang tham gia.
Tại Đại hội XIII của Đảng, trên cơ sở xác định định hướng đối ngoại cho giai đoạn 2021- 2030
là: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả…”[13]; Đảng ta chỉ rõ, về đối
ngoại đa phương cần thực hiện nhiệm vụ: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba
trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân”[14]. Trong đó nội hàm
“toàn diện” thể hiện triển khai đối ngoại của nước ta qua các chủ thể, đối tượng và các địa bàn,
trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học công nghệ, quốc phòng, an
ninh…; nội hàm “hiện đại” là trên cơ sở kế thừa truyền thống ngoại giao Việt Nam, tư tưởng Hồ
Chí Minh, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi, thích ứng linh hoạt trước những chuyển biến
của tình hình thế giới và khu vực.
Từ sau Đổi mới đến nay, tư duy về ngoại giao đa phương của Đảng được định hình ngày một rõ
nét, phát triển có hệ thống và liên tục được hoàn thiện. Có thể thấy, quá trình đổi mới tư duy và
tầm nhìn đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn ba thập kỷ qua là nhân tố then chốt tạo nên
những thành công của đối ngoại Việt Nam. Cùng với thay đổi về tư duy, các hoạt động đối ngoại
đa phương cũng được triển khai một cách sâu rộng, đều khắp trên các kênh và trên các lĩnh vực
khác nhau. Đối ngoại đa phương đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của công tác đối
ngoại và đóng góp tích cực, hiệu quả cho công cuộc phát triển kinh tế, bảo vệ vững chắc chủ
quyền và từng bước nâng cao vị thế của đất nước.
2. ý nghĩa, vai trò ngoại giao đa phương
Ngoại giao đa phương hoặc đối ngoại đa phương (Multilateral Diplomacy) được định nghĩa là
hoạt động ngoại giao liên quan đến ba chủ thể trở lên. Cụ thể: “Ngoại giao đa phương có thể hiểu
là việc đàm phán để đạt được thỏa thuận và triển khai các hoạt động hợp tác tập thể giữa các chủ
thể nhà nước và phi nhà nước trong các khuôn khổ đa phương. Ngoại giao đa phương do đó còn
được định nghĩa là hoạt động bởi nhiều hơn hai bên hoặc hai quốc gia trong quá trình tìm và đạt
giải pháp ngoại giao trong các thể chế đa phương nhằm giải quyết các vấn đề chung giữa các
quốc gia/chủ thể đó”[2].
Như vậy, hoạt động ngoại giao đa phương bị chi phối bởi các nguyên tắc của các thể chế đa
phương. Điều đó có nghĩa là các khuôn khổ đa phương (với những luật chơi, thông lệ đặc thù, và
quy trình của các tổ chức đa phương cụ thể) vừa điều chỉnh, vừa định hướng hành vi của tất cả
các chủ thể tham gia ngoại giao đa phương. Ở một góc độ khác, các nước tham gia các cơ chế đa
phương là nhằm phối hợp chính sách quốc gia để xử lý các thách thức và vấn đề chung. Do đó,
ngoại giao đa phương là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong chính sách đối ngoại của
một quốc gia có liên quan mật thiết với sự vận động và phát triển của hệ thống các thể chế quốc
tế và khu vực. Thông qua việc tham gia tích cực, chủ động vào hệ thống quốc tế, đóng góp xây
dựng và tuân thủ các luật chơi chung tại các thể chế đa phương (như tự do hóa thương mại, tôn
trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, hàng không, bảo vệ môi trường…), các quốc gia có thêm
nhiều cơ hội để có thể thúc đẩy các lợi ích của mình trong tương quan với lợi ích của các nước
khác.
Thế giới trong thế kỷ 21 tiếp tục chứng kiến nhiều biến đổi phức tạp và khó lường. Toàn cầu hoá
tiếp tục phát triển sâu rộng và tác động tới tất cả các nước. Các quốc gia lớn nhỏ đang tham gia
ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế
lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các
cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt
động can thiệp lật đổ, khủng bố vẫn xẩy ra ở nhiều nơi với tính chất và hình thức ngày càng đa
dạng và phức tạp.
Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất nhiều thách thức. Sau gần
hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều.
Chúng ta có lợi thế rất lớn là tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự
hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam
phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối
mặt với nhiều thách thức rất lớn. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ rõ tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VIII năm 1996 là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, diễn biến hoà bình do
các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen và tác động lẫn
nhau.
Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc
Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập
quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."*
Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt,
song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển
quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế
lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và
Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết
với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện
cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương
mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định
Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-
đô-nê-xia... Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc
không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong
đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn
cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Trong tiến trình hội nhập
này, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng
hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiên cho sự
nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực như ASEAN, Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á - Âu (ASEM) và đang tích
cực đàm phán để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp của Việt
Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế
và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở
Liên Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt Nam ứng cử vào
ghế Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới hiện nay đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu mà
không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ
với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết những thách thức chung
như dịch bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường, buôn lậu
ma túy, ... Đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung
của các nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm
loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh và ổn định của các quốc gia.
Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu
vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, ổn định và phát
triển.
3. Thành tựu ngoại giao qua các kỳ đại hội XII (2016)
Năm năm nhiệm kỳ Đại hội XII (2016-2021) là giai đoạn thế giới và khu vực chứng kiến những
chuyển biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường, với những rung lắc ở tầm hệ thống chưa từng
có kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Đặc biệt, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh các xu thế đã diễn ra
trong những năm qua. Trong đó, toàn cầu hóa và liên kết kinh tế đứng trước yêu cầu cần được
điều chỉnh theo hướng bền vững hơn, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc, dân túy nổi lên ở
một số nơi trên thế giới. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đã trở thành mặt nổi trội trong
quan hệ quốc tế. Việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số
được thúc đẩy mạnh mẽ, vừa tạo ra cơ hội phát triển nhảy vọt, vừa đặt ra nguy cơ về tụt hậu số;
các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh nguồn nước, an
ninh mạng, dịch bệnh… tiếp tục nổi lên gay gắt. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là các xu thế
lớn, song đang gặp nhiều thách thức.
Điều đáng tự hào là trong nhiệm kỳ Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã chung sức,
đồng lòng vượt qua nhiều khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt:
quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng,
an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 5,9%/năm ; riêng năm 2020
mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được
tăng trưởng dương 2,91%, thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỷ đô la Mỹ năm 2015 lên khoảng 543,9 tỷ đô la Mỹ
năm 2020. Lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng 2,3 lần, từ 7,9
triệu lên 18 triệu với tốc độ 22,7%/năm . Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải
thiện rõ rệt. Uy tín và vị thế quốc tế của đất nước ngày một nâng cao.
Góp phần quan trọng trong những thành tựu có ý nghĩa lịch sử đó là nỗ lực không ngừng nghỉ
của ngành đối ngoại, với các trụ cột Đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước, Đối ngoại nhân dân,
triển khai mạnh mẽ, nhất quán và hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội XII, thúc đẩy và tạo lập
những điều kiện thuận lợi nhất cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm năm với những dấu ấn nổi bật
Trên tinh chủ động, tích cực nắm bắt và tạo dựng được thời cơ, kiên trì và linh hoạt vượt qua
những thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài, đối ngoại trong nhiệm kỳ qua đã đạt được những
thành tựu nổi bật, góp phần tích cực vào củng cố môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thu hút các nguồn lực phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất
nước.
Quan hệ với các nước, nhất là các nước láng giềng chung biên giới, các nước trong khu vực, các
nước lớn, các đối tác ưu tiên, chủ chốt tiếp tục được củng cố và đi vào chiều sâu, thực chất, tạo
dựng được khuôn khổ quan hệ ổn định, bền vững. Các khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược và
Đối tác toàn diện được mở rộng, trên tinh thần lựa chọn đối tác có trọng tâm, trọng điểm. Trong
giai đoạn này, ta đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với 5 nước, nâng cấp quan hệ lên Đối tác
chiến lược với 2 nước (Australia năm 2018 và New Zealand năm 2020), từ Đối tác chiến lược
lên Đối tác chiến lược toàn diện với một nước (Ấn Độ năm 2016), nâng tổng số quan hệ Đối tác
chiến lược/Đối tác toàn diện lên 30 nước.
Việt Nam đang trở thành nhân tố ngày càng quan trọng trong chiến lược khu vực và toàn cầu của
các nước lớn. Trao đổi đoàn các cấp với các đối tác được duy trì đều đặn, thường xuyên, kể cả
vào những thời điểm quan hệ nảy sinh vấn đề, cho thấy chiều sâu, tính thực chất trong quan hệ
của ta với các đối tác. Đối ngoại song phương đã góp phần thiết thực vào phục vụ các mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ta cũng xử lý tốt các vấn đề tồn tại và phát sinh trong
quan hệ với các đối tác chủ chốt, không để ảnh hưởng đến các lợi ích an ninh, phát triển cũng
như cục diện quan hệ đối ngoại của ta. Ngay cả trong khó khăn của đại dịch COVID-19, đối
ngoại vẫn điều chỉnh linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả với các hình thức ngoại giao trực tuyến, đồng
thời ta đã đẩy mạnh ngoại giao y tế và hợp tác quốc tế phòng chống dịch, qua đó nâng cao hình
ảnh một Việt Nam có khả năng thích ứng, chống chịu cao với các thách thức bên ngoài, và là
thành viên tích cực, chủ động, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Hội nhập quốc tế, với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh, thu hút thêm nhiều
nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Trong năm năm qua, đối ngoại đã thúc đẩy tạo dựng
nhiều khuôn khổ thuận lợi cho hợp tác quốc tế, đặc biệt là việc tham gia và ký kết 2 Hiệp định
Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới là CPTPP và EVFTA và một FTA quy mô hàng đầu thế giới
là RCEP, mang lại những cơ hội to lớn về mở rộng, đa dạng hóa thị trường và tham gia sâu rộng
hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Hội nhập chính trị, an ninh, quốc phòng ngày càng
đi vào chiều sâu, với dấu ấn quan trọng là việc Việt Nam lần đầu tiên cử lực lượng tham gia lực
lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc. Hội nhập văn hóa-xã hội, khoa học công nghệ, giáo
dục-đào tạo cũng đạt được những bước tiến quan trọng.
Ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển được tăng cường, tạo môi trường thuận lợi và trực tiếp hỗ
trợ phát triển kinh tế-xã hội của các ngành, các địa phương và doanh nghiệp. Công tác tham
mưu, nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chiến lược phát triển được đẩy mạnh, với nhiều báo cáo
tham mưu có chất lượng, đưa ra được nhiều khuyến nghị chính sách kịp thời, khả thi. Các hoạt
động ngoại giao kinh tế được lồng ghép hiệu quả trong các hoạt động đối ngoại cấp cao; góp
phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, lao động, du lịch, khoa học công nghệ, hỗ
trợ tích cực cho doanh nghiệp và địa phương, xử lý thỏa đáng một số vấn đề kinh tế-thương mại
nảy sinh trong quan hệ với các nước.
Việt Nam ngày càng nâng tầm hiệu quả và vai trò của đối ngoại đa phương, tích cực đóng góp
xây dựng, định hình các thể chế đa phương; từng bước phát huy vai trò hòa giải, góp phần vào
hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Ta đã khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của
Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như ASEAN, ASEM, APEC, Liên Hợp Quốc, G20,
WEF và các cơ chế tiểu vùng Mekong; để lại nhiều dấu ấn quan trọng với việc tổ chức thành
công năm APEC Việt Nam 2017, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF
ASEAN) năm 2018. Ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ta đã chủ động, linh hoạt phát
huy tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA)
2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021, vừa tổ chức
thành công nhiều hoạt động dấu ấn, vừa đề xuất nhiều sáng kiến có ý nghĩa, kịp thời, đáp ứng
quan tâm chung và được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Với việc chủ động thúc đẩy và đứng ra tổ
chức cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ 2 (2/2019) tại Hà Nội, ta đã quảng bá mạnh
mẽ hình ảnh một đất nước Việt Nam khát vọng hòa bình, đổi mới, phát triển, chứng minh được
năng lực đóng góp vào các vấn đề an ninh và hòa bình toàn cầu. Các hoạt động đối ngoại đa
phương cũng góp phần thắt chặt thêm quan hệ của ta với các đối tác, đồng thời tranh thủ được
các nguồn lực bên ngoài, mở rộng không gian phát triển và nâng cao vị thế của đất nước.
Công tác đối ngoại đã đóng góp quan trọng vào việc giữ vững chủ quyền biển đảo và toàn vẹn
lãnh thổ, củng cố môi trường hòa bình, ổn định. Về biên giới trên bộ, ta phối hợp triển khai hiệu
quả công tác quản lý biên giới và cửa khẩu theo các văn kiện pháp lý, thỏa thuận về biên giới ký
kết với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đặc biệt, với Campuchia, ta đã ký và phê chuẩn 02 văn
kiện pháp lý hóa thành quả phân giới cắm mốc đã đạt được (84%). Như vậy, lần đầu tiên trong
lịch sử nhà nước Việt Nam hiện đại, ta đã xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển với tất cả các nước láng giềng.
Về biên giới trên biển, mặc dù tình hình Biển Đông thời gian qua rất phức tạp, ta vẫn kiên quyết,
kiên trì đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của ta ở Biển Đông được
xác lập phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982; đồng thời vẫn duy trì ổn
định quan hệ song phương với các đối tác. Ta tích cực đàm phán giải quyết những tranh chấp,
khác biệt liên quan đến vùng đặc quyền kinh tế (với Indonesia) và báo cáo chung ranh giới ngoài
thềm lục địa (với Malaysia); cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên
Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Đồng thời, ta đã xử lý hiệu quả các vấn đề phức tạp nảy sinh,
tích cực triển khai đấu tranh chính trị, pháp lý, ngoại giao và cả trên thực địa ở Biển Đông.
Công tác bảo hộ công dân và vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai
kịp thời, hiệu quả, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh Việt Nam hội
nhập sâu, số lượng người Việt ra nước ngoài sinh sống, lao động, học tập và du lịch ngày càng
tăng, đối ngoại đã phát huy tinh thần chủ động, kịp thời, chuyên nghiệp, hiệu quả trong triển khai
bảo hộ công dân đối với trên 50.000 công dân, trên 600 vụ/1000 tàu/gần 10.000 ngư dân; kịp
thời xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến công dân ta tại nước ngoài trong đại dịch
COVID-19.
Ta đã triển khai các biện pháp nhằm tạo điều kiện để kiều bào sớm ổn định địa vị pháp lý, hội
nhập, làm ăn tại nhiều nước và hỗ trợ cho công dân ta gặp khó khăn. Công tác huy động nguồn
lực kiều bào được triển khai bài bản, sáng tạo hơn, qua đó khuyến khích cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài tham gia đóng góp kinh tế và tri thức vào sự phát triển của đất nước. Nhiều
hoạt động phong phú, thiết thực cho kiều bào đã được tổ chức, góp phần khích lệ lòng yêu nước
và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Ta đã chủ động, kiên quyết đấu tranh trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, đồng thời
thường xuyên thông tin, đối thoại nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt. Ta đã
đấu tranh kiên quyết với các hành vi lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền và tôn giáo để thực
hiện ý đồ chống phá và can thiệp vào công việc nội bộ của ta; phát huy hiệu quả các cơ chế Đối
thoại nhân quyền với các nước phương Tây trên tinh thần bình đẳng, không né tránh; đồng thời
chủ động tham gia nhiều lĩnh vực hợp tác quốc tế về quyền con người cả trong khuôn khổ song
phương, đa phương và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Thông qua đó, ta vừa giữ vững được ổn
định chính trị-xã hội trong nước, vừa giải tỏa thành công sức ép của các nước phương Tây trong
một số vấn đề, không để ảnh hưởng đến quan hệ với các đối tác lớn.
Công tác ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại được đổi mới hình thức và nội dung, nâng
cao hiệu quả, hiệu ứng quảng bá về đất nước, văn hóa, con người và truyền thống tốt đẹp của
Việt Nam. Công tác ngoại giao văn hóa đã góp phần củng cố và tăng cường hiểu biết, tình hữu
nghị với nhân dân các nước, quảng bá hình ảnh, đất nước và văn hóa Việt Nam ra thế giới thông
qua việc tích cực triển khai các chương trình, khuôn khổ lớn như Chiến lược Ngoại giao văn hóa,
Đề án tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nước ngoài, Chương trình Tuần/Ngày Việt Nam ở nước
ngoài… Trong giai đoạn 2016-2020, ta đã vận động thành công thêm nhiều danh hiệu của
UNESCO, nâng tổng số di sản tại Việt Nam lên 39 di sản, qua đó vừa đóng góp vào bảo vệ các
giá trị của nhân loại, vừa tạo nguồn lực mới cho phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội ở nhiều địa
phương.
Về công tác thông tin đối ngoại, ta đã chủ động thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước tới cộng đồng quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài, tạo thuận lợi cho hàng
nghìn phóng viên, cơ quan báo chí quốc tế vào Việt Nam đưa tin, viết bài, góp phần tăng cường
sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế về nước ta, đồng thời phản bác, ngăn chặn, vô hiệu hóa
những luận điệu xuyên tạc về Đảng và Nhà nước ta. Ta đã ứng dụng hiệu quả các hình thức
tương tác mới, tận dụng mạng xã hội ngoại giao số và các hình thức trao đổi trực tuyến, đặc biệt
trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Với kết quả tích cực về phòng chống dịch, cũng như những
thành công trong phát triển kinh tế, đảm nhiệm các trọng trách đối ngoại, thế giới càng biết hơn
đến Việt Nam không chỉ là một quốc gia hòa bình, ổn định, an toàn, giàu tiềm năng mà còn có
khả năng thích ứng và xử lý hiệu quả các thách thức.
Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự phối hợp giữa các trụ cột đối ngoại
Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân ngày càng chặt chẽ, kiện toàn và triển khai
hiệu quả cơ chế phối hợp quốc phòng-an ninh-đối ngoại, góp phần nâng cao hiệu quả và sức
mạnh tổng thể trên mặt trận đối ngoại. Triển khai Quy chế 272 về thống nhất quản lý các hoạt
động đối ngoại, sự phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan, bộ, ngành liên quan ngày càng chặt chẽ,
qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, đặc biệt trong chia sẻ
thông tin, phối hợp nghiên cứu, tham mưu chung, xây dựng đồng thuận nội bộ, xử lý các vấn đề
vướng mắc, phức tạp nảy sinh. Công tác đối ngoại Đảng tiếp tục được đổi mới theo tinh thần Chỉ
thị 32 ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại
đảng trong tình hình mới”; thúc đẩy quan hệ của ta với chính đảng các nước ngày càng thực chất
hơn, phù hợp với tình hình mới.
Quan hệ đối ngoại Quốc hội ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất với Quốc hội các
nước và trên các diễn đàn Nghị viện đa phương, góp phần quan trọng vào việc làm sâu sắc quan
hệ của ta với các nước và nâng cao vị thế quốc tế của nước ta. Đối ngoại quốc phòng và đối
ngoại an ninh được thúc đẩy, góp phần gia tăng lòng tin, củng cố quan hệ, đồng thời tạo không
khí tích cực xử lý các khác biệt, bất đồng với các đối tác. Đối ngoại nhân dân được triển khai chủ
động, tích cực, thiết thực tại các diễn đàn nhân dân đa phương và trong quan hệ nhân dân với các
nước, góp phần huy động nguồn lực, tranh thủ đoàn kết quốc tế ủng hộ và tăng cường quan hệ
với Việt Nam.
Nhìn lại năm năm vừa qua, những thành tựu trên càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi thế giới trải
qua những biến động to lớn, phức tạp chưa từng có. Công tác đối ngoại đã đóng góp quan trọng,
trở thành một điểm sáng trong những thành tựu chung của cả dân tộc. Không chỉ giữ vững được
môi trường hòa bình, ổn định trong bối cảnh thế giới rất phức tạp ,Việt Nam đã thể hiện được
bản lĩnh, tinh thần chủ động thích ứng, khả năng kiến tạo và tận dụng cơ hội để không ngừng
nâng cao thế và lực, uy tín quốc tế của đất nước. Trong bảng xếp hạng Chỉ số sức mạnh tại châu
Á do Viện Lowy (Australia) công bố (19/10/2020), Việt Nam tăng một bậc từ 13 lên 12. Trong
đó, về ảnh hưởng Ngoại giao, chúng ta tăng 3 bậc, vươn lên đứng thứ 2 trong Đông Nam Á. Về
kinh tế, Việt Nam đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ 4 trong ASEAN với GDP ở mức hơn
340 tỷ đô la Mỹ. Hãng định giá thương hiệu Brand Finance của Anh nhận định giá trị thương
hiệu quốc gia của Việt Nam năm 2020 đã tăng 29% trong năm 2020, hiện đứng ở vị trí thứ 33
trong Top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.Ngoại giao đa phương đang ngày càng
trở thành xu thế nổi bật trong quan hệ quốc tế hiện nay và đóng vai trò quan trọng trong đời sống
chính trị-kinh tế-đối ngoại của thế giới.
Ngoại giao đa phương Việt Nam ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, đóng góp to lớn
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên
trường quốc tế. Hoạt động ngoại giao đa phương chưa bao giờ sôi động, hiệu quả như trong
nhiệm kỳ Đại hội XII, là mốc son trong hoạt động ngoại giao của đất nước thời kỳ đổi mới.
Chủ động, tích cực, có trách nhiệm
Thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa
phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin
cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế," trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Việt Nam
đã tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm vào nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan
trọng như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái
Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM)…
Đặc biệt, Việt Nam được bạn bè quốc tế tín nhiệm, là "chủ nhà" của nhiều hội nghị lớn tầm cỡ
khu vực và toàn cầu, gần đây là đăng cai Năm APEC 2017, Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về
ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018).
Thành công của Năm APEC 2017 hay WEF ASEAN 2018 khẳng định khả năng chủ động của
Việt Nam tham gia dẫn dắt, định hình các cơ chế quốc tế và khu vực, thể hiện qua việc lựa chọn
chủ đề và các ưu tiên, đáp ứng sự quan tâm và lợi ích chung, cân bằng, khéo léo điều hòa khác
biệt, thúc đẩy tương đồng giữa các bên để tạo sự đồng thuận chung.
Những đóng góp quan trọng của Việt Nam tại các diễn đàn ASEAN, ASEM, Liên hợp quốc với
tư cách thành viên cũng như tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới
nổi hàng đầu thế giới (G20) hay Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7)
với tư cách khách mời cũng được bạn bè, đối tác đồng tình, hưởng ứng tích cực.
Tuần lễ cấp cao APEC 2017 thu hút sự tham gia của 10.000 đại biểu, trong đó có những nhà lãnh
đạo của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản… đại diện
các thiết chế kinh tế, tài chính toàn cầu như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)… Sự kiện là nơi
gặp gỡ của hơn 2000 doanh nghiệp hàng đầu khu vực và thế giới. Hàng ngàn nhà báo trong nước
đã có mặt để đưa những dòng tin, bức ảnh sống động, kịp thời về các hoạt động, sự kiện của
Tuần lễ cấp cao APEC.
Trên cương vị chủ nhà, chủ trì, điều hành hoạt động của các ủy ban, nhóm công tác của APEC
trong suốt cả năm 2017 với số lượng các cuộc họp, đối thoại, hội nghị nhiều gấp hơn 2 lần so với
năm 2006, Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm cao.
Tham gia vào “sân chơi” rộng lớn này, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình,
đồng thời có điều kiện mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác với các đối tác lớn,
đối tác quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, cả trên bình diện đa
phương và song phương. Việc đăng cai tổ chức thành công Năm APEC 2017 là bước triển khai
thiết thực và mạnh mẽ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế, “đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương," quảng
bá hình ảnh Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm trong cộng đồng khu vực và quốc tế.
Nhin tu nhiem ky Dai hoi XII: Ngoai giao da phuong soi dong, hieu qua hinh anh 2
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 25. (Nguồn: TTXVN)Kết quả Năm APEC 2017
tiếp tục nâng cao vị thế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là diễn đàn hợp tác
kinh tế hàng đầu, tiên phong khởi xướng và hình thành liên kết khu vực sâu rộng hơn cũng như
thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.
Thông qua Năm APEC 2017, Việt Nam tăng cường tình hữu nghị, làm sâu sắc quan hệ đối tác
với các nền kinh tế thành viên hiện là những trung tâm kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới.
Các doanh nghiệp Việt Nam có thêm điều kiện kết nối, thiết lập các mối quan hệ kinh doanh với
các đối tác hàng đầu thế giới.
Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) được đánh giá là
hội nghị khu vực thành công nhất của WEF trong gần ba thập niên qua, cho thấy vị trí chiến
lược, vai trò, uy tín và vị thế của Việt Nam, sự quan tâm của bạn bè khu vực và quốc tế dành cho
Việt Nam. Hội nghị có hơn 1.000 đại biểu, số lượng đông nhất từ trước đến nay, trong đó có sự
tham dự nhiều nhất của nguyên thủ các nước ASEAN, lãnh đạo cấp cao các nước đối tác, đông
đảo lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu khu vực và thế giới; thu hút sự quan tâm của truyền thông
quốc tế nhiều nhất từ trước đến nay…
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, WEF ASEAN 2018 đã ghi
đậm dấu ấn Việt Nam cả về nội dung, công tác tổ chức và điều hành hội nghị, góp phần quan
trọng khẳng định vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam trong ASEAN, khu vực và thế giới; quảng
bá mạnh mẽ và sâu đậm hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập và phát triển, mở ra nhiều cơ hội
hợp tác, thu hút đầu tư, công nghệ, du lịch cho các ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Thực lực là cái chiêng - ngoại giao là cái tiếng
Triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, với tinh thần chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế, năm 2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TW về đẩy
mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương. Đây là lần đầu tiên Đảng ban hành một văn kiện chỉ đạo
riêng về đối ngoại đa phương; đánh dấu cột mốc quan trọng về tư duy đối ngoại, chuyển mạnh từ
“tham dự” sang “chủ động tham gia” và phát huy vai trò “nòng cốt," dẫn dắt của Việt Nam.
Có thể khẳng định, Chỉ thị 25 là kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại đa phương trong hơn 10
năm tới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, xã hội, môi trường, giáo
dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa...
Nhin tu nhiem ky Dai hoi XII: Ngoai giao da phuong soi dong, hieu qua hinh anh 3Tổng thống
Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị Thượng đỉnh Hoa
Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội, ngày 28/2/2019. (Ảnh: TTXVN)
Ngay trong năm đầu tiên triển khai Chỉ thị 25, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội
nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai, từng bước phát huy vai trò “trung gian, hòa
giải” trong giải quyết các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, thể hiện rõ đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, là thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế.
Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai là sự kiện quan trọng của thế giới, thu hút sự
tham gia của hơn 2.600 phóng viên quốc tế từ 218 hãng thông tấn, báo chí, truyền thông quốc tế,
từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đến Hà Nội đưa tin, hình ảnh về sự kiện. Vị thế, vai trò và
công tác chuẩn bị, tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam được lãnh đạo hai nước Hoa Kỳ, Triều
Tiên và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Qua Hội nghị quan trọng này, nhân dân thế
giới thấy rõ và hiểu biết nhiều hơn về một Việt Nam yêu hòa bình, một Việt Nam đổi mới.
Năm 2020 có dấu ấn đặc biệt bởi chưa bao giờ trong một năm, Việt Nam đảm nhiệm đồng thời
trọng trách Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc. Đó là trách nhiệm nặng nề nhưng cũng nói lên sự trưởng thành vượt bậc của
ngoại giao Việt Nam qua hơn 20 năm tham gia và đóng góp tích cực vào các diễn đàn đa
phương, các tổ chức khu vực và quốc tế, các định chế toàn cầu… Thực tế cho thấy, mỗi lần đăng
cai những hoạt động đa phương lớn đều đem lại lợi ích thiết thực cho đất nước, trong đó có việc
nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Nghị quyết Đại hội XII, Đảng xác định: “Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước
ASEAN xây dựng Cộng đồng vững mạnh," coi ASEAN là vành đai an ninh trực tiếp của đất
nước, là ngôi nhà chung của cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á.
[Việt Nam đồng hành cùng Liên hợp quốc ứng phó với thách thức chung]
Trên tinh thần đó, với chủ đề và những ưu tiên của năm Chủ tịch ASEAN 2020 là “Gắn kết và
Chủ động thích ứng," vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19, tình hình thế giới, khu
vực diễn biến phức tạp, Việt Nam đã làm nên một Năm Chủ tịch ASEAN thành công toàn diện,
thực chất cả về chất lượng nội dung, số lượng kỷ lục các văn kiện được thông qua, số lượng hơn
550 cuộc họp; nhiều sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam đã trở thành tài sản chung của ASEAN;
công tác bảo đảm an ninh, an toàn, lễ tân trọng thị, qua đó quảng bá hình ảnh ASEAN và Việt
Nam hòa bình, ổn định, phát triển thịnh vượng.
Đặc biệt, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) - Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới khi bao trùm một thị trường khổng lồ với
15 quốc gia chiếm tới 32% tổng GDP toàn cầu, khoảng 32.000 tỷ USD, tăng trưởng GDP của 15
nước thành viên RCEP ước tính sẽ đạt 137 tỷ USD.
Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi nhận định, việc ký kết RCEP là một “minh chứng cho sức
mạnh hiệu triệu và vai trò lãnh đạo của khu vực trong việc thúc đẩy một cấu trúc kinh tế mở,
toàn diện và dựa trên các quy tắc." Việt Nam phối hợp chặt chẽ cùng các nước thành viên thúc
đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, tự cường; tiếp tục cùng các bạn bè, đối
tác củng cố và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình,
góp phần nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế, vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn
định, phồn vinh ở Đông Nam Á và trên thế giới, tạo nền tảng cơ bản giúp ASEAN vững vàng
tiến bước vào năm 2021, cũng được dự báo nhiều thách thức, chông gai.
Trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với
số phiếu cao kỷ lục (192/193 phiếu), Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc bảo đảm duy trì
hòa bình và an ninh quốc tế, tham gia giải quyết nhiều vấn đề hệ trọng, phức tạp, ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích của nhiều quốc gia. Việt Nam có hai dịp đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo
an (luân phiên) vào tháng 1/2020 và tháng 4/2021.
Nhận xét về sự tham gia, cũng như những đóng góp của Việt Nam, ông Jerry Matthews Matjila,
Đại sứ Nam Phi tại Liên hợp quốc nói: “Với chính sách đối ngoại độc lập, khi Việt Nam lên
tiếng, đó không chỉ là vì lợi ích của Việt Nam mà vì lợi ích của các nước đang phát triển. Với sự
tham gia của Việt Nam, các nước thành viên Hội đồng Bảo an đều có cơ hội trao đổi, thảo luận
một cách cởi mở cả trong và ngoài vòng tham vấn của Hội đồng."
Đại sứ Philippe Kridelka, Trưởng phái đoàn thường trực Bỉ, Ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc chia sẻ, Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ và có được lòng tin của thế
giới, nhất là ở châu Á, châu Phi và cả châu Âu cũng như Hoa Kỳ. Đại sứ Philippe Kridelka bày
tỏ tin tưởng Việt Nam có thể là cầu nối hết sức hiệu quả giữa các nước. Việt Nam sắp tới sẽ có cơ
hội đóng góp nhiều hơn nữa để Hội đồng Bảo an có được sự đồng thuận.
Trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc của mình, Việt Nam
đã chia sẻ kinh nghiệm về tái thiết hậu xung đột, hòa giải dân tộc, tái thiết đất nước, hội nhập và
phát triển, giải quyết hậu quả chiến tranh, bom mìn, thúc đẩy vai trò phụ nữ và trẻ em trong hòa
bình, an ninh, thúc đẩy nỗ lực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Nhin tu nhiem ky Dai hoi XII: Ngoai giao da phuong soi dong, hieu qua hinh anh 4
Các nữ bác sỹ Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 1 lên đường sang nhận nhiệm vụ tại Nam Sudan,
tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (15/10/2018). (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, từ tháng 6/2014-12/2020, Việt Nam đã cử 179 lượt cán bộ, nhân
viên thuộc Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại các phái bộ Nam
Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở Liên hợp quốc, được Liên hợp
quốc đánh giá cao, dư luận trong nước và quốc tế ủng hộ. Đặc biệt, trong sáu năm qua, Việt Nam
đã cử 20 nữ quân nhân trong đội hình Bệnh viện dã chiến cấp 2 và bốn sỹ quan nữ tham gia hoạt
động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc theo hình thức cá nhân; cao hơn tỷ lệ khuyến khích 15% do
Liên hợp quốc đưa ra. Liên hợp quốc đánh giá cao Việt Nam trong việc đáp ứng tỷ lệ nữ quân
nhân theo Nghị quyết 1325 của Liên hợp quốc về Phụ nữ, hòa bình và an ninh.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jean-Pierre Lacroix đã ghi nhận: “Việt Nam là một nước rất
tích cực ủng hộ Liên hợp quốc, nhất là trong hoạt động gìn giữ hòa bình. Suốt những năm qua,
Liên hợp quốc đã nhận được sự ủng hộ và khích lệ mạnh mẽ của Việt Nam trong các hoạt động
gìn giữ an ninh, hòa bình mà điều này thể hiện rõ nhất ở hai điểm. Thứ nhất, Việt Nam tham gia
tích cực và liên tục các sáng kiến liên quan tới gìn giữ hòa bình, luôn nỗ lực để hoạt động này
ngày càng có tầm ảnh hưởng tốt hơn. Thứ hai, Việt Nam đã cử lực lượng tham gia trực tiếp hoạt
động gìn giữ hòa bình trên thực địa, nhất là ở các điểm nóng như Nam Sudan."
Năm 2020, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động sâu sắc, rộng khắp và ở mọi cấp độ,
mọi khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Bên cạnh hoạt động trao tặng, viện trợ vật
tư y tế, các nhà Lãnh đạo Việt Nam cũng liên tục có các động thái, phát biểu hối thúc cộng đồng
quốc tế, khu vực cùng chung tay chống lại "kẻ thù chung." Một dấu ấn nổi bật của những nỗ lực
này là sự kiện ngày 7/12/2020, tại phiên họp toàn thể ở New York (Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên
hợp quốc khóa 75 đã thông qua bằng đồng thuận Nghị quyết do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương
lượng và thúc đẩy thông qua, lấy ngày 27/12 hàng năm là "Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch
bệnh." Đề xuất của Việt Nam đã được 5 nước tham gia đồng tác giả (Canada, Niger, Saint
Vincent & Grenadines, Senegal, Tây Ban Nha) và 107 nước đồng bảo trợ.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, đây là lần đầu tiên Việt Nam chủ trì đề xuất
thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công một nghị quyết tại Đại hội đồng Liên hợp quốc,
thể hiện vai trò, vị thế của Việt Nam trong việc tham gia có trách nhiệm vào công việc chung của
Liên hợp quốc và thúc đẩy các vấn đề mà cộng đồng quốc tế quan tâm...
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to
tiếng mới lớn." Với những thành tựu quan trọng đã đạt được trên các lĩnh vực, Việt Nam ngày
càng vững tin trên con đường đổi mới, hội nhập và phát triển, chủ động, sáng tạo trong cách làm,
hiệu quả trong hành động, từng bước hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược của Đảng, khát vọng
phát triển của dân tộc, đóng góp vì hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế
giới./.
4. hình thức thể hiện ngoại giao đa phương
Sách trang 51.
- Hợp tác cấp cao Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam CLV được thành lập từ năm
1999, nhằm tối đa hóa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn lực của mỗi nước để đạt mục tiêu tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng cường đoàn kết và hợp tác, rút ngắn khoảng cách phát
triển so với các vùng khác của mỗi nước, đảm bảo an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo
và phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực.
- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết
tắt ASEAN) là một tổ chức kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á. Mục đích: chấm dứt sự chia rẽ và đối đầu giữa các nước Đông Nam Á; tăng cường hiểu biết
và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác toàn diện và ngày càng chặt chẽ dựa trên những nguyên tắc
của “Phương thức ASEAN,” trong đó chú trọng đối thoại, đồng thuận, không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau.
- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic
Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên vành đai Thái Bình
Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. APEC được thành lập vào
năm 1989 để đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương và sự xuất hiện của khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới; để xoa
dịu nỗi sợ hãi về một Nhật Bản với kinh tế công nghiệp hóa cao (một thành viên của G8) sẽ
thống trị hoạt động kinh tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương; và để thiết lập thị trường mới
cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu ngoài châu Âu
- Liên Hợp Quốc (viết tắt LHQ; tiếng Anh: United Nations, viết tắt là UN) là một tổ chức liên
chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các
quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế và làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục
tiêu chung. Hiện nay Liên Hợp Quốc có 193 thành viên.

5. vai trò VN trong các tổ chức đa phương.


Sau khi đất nước thống nhất, Việt Nam đã vượt qua bao vây cấm vận, từng bước gia nhập và
tham gia tích cực vào nhiều tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng ở khu vực và thế giới. Việt
Nam đã và đang là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức, cơ chế đa phương khu vực và quốc tế
như Liên hợp quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hiệp hội các quốc
gia Đông - Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)… ký kết nhiều hiệp định
kinh tế thương mại đa phương. Trong mỗi tổ chức mà chúng ta tham gia, Việt Nam luôn nỗ lực là
một thành viên có trách nhiệm, là một đối tác tin cậy.
Để khẳng định được vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, Việt Nam đã và đang phấn đấu dần
đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hoà giải, sáng kiến, tích cực, có trách nhiệm” tại các diễn đàn, tổ
chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược đối với đất nước, phù hợp với khả năng và điều
kiện cụ thể. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước thuộc tất cả các châu
lục và có quan hệ tốt đẹp với tất cả nước lớn, các Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc. Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 17 quốc gia (trong đó có 3 đối tác chiến
lược toàn diện), 13 đối tác toàn diện. Năm 2020, Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu
quả Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA); tham gia ký
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tham gia hơn 500 hiệp định song phương
và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Đã có 71 nước công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị
trường.
Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995; ASEM năm 1996; APEC năm 1998; WTO năm 2007;
CPTPP năm 2018. Đã đăng cai thành công Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) năm 2006 và 2017; hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai năm 2019…
Việt Nam là một thành viên tích cực của hầu hết các văn kiện cơ bản về quyền con người của
Liên hợp quốc và đã được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2014 - 2016 và tiếp tục ứng cử và đã được các nước ASEAN đồng thuận đề cử là ứng cử viên
của ASEAN tham gia ứng cử vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2023 - 2025.
Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 và 2020. Trong đó, Năm Chủ tịch ASEAN
2020 đã thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn và thực chất. Đã thông qua hơn 550 cuộc họp,
nhiều sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam đã trở thành tài sản chung của ASEAN; bảo đảm an ninh,
an toàn, trọng thị về lễ tân; quảng bá hình ảnh Cộng đồng ASEAN và Việt Nam hòa bình, ổn
định phát triển thịnh vượng trong tâm thức của bạn bè quốc tế.
Đặc biệt, Việt Nam 2 lần được bầu giữ chức Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, nhiệm kỳ 2020 - 2021 (nhiệm kỳ 2020- 2021 đạt số phiếu gần
như tuyệt đối 192/193 phiếu). Đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng bảo an ngay trong tháng
đầu tiên của nhiệm kỳ (tháng 1/2020), Việt Nam đã tham gia chủ động, tích cực tại Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc, thể hiện hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, đề cao luật pháp quốc tế, nỗ lực
xây dựng đồng thuận, tìm kiếm giải pháp thoả đáng cho các tranh chấp, xung đột... Việt Nam đã
để lại những dấu ấn riêng rất cụ thể như: Lần đầu tiên thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
thông qua một Tuyên bố Chủ tịch về tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; tổ chức đối thoại
ASEAN - Liên hợp quốc, qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nâng tầm ASEAN và qua ASEAN
cụ thể hoá nhiều nội dung hợp tác ở cấp độ toàn cầu. Lần đầu tiên một Nghị quyết do Việt Nam
chủ trì đề xuất được thông qua Đại hội đồng Liên hợp quốc (ngày 27/12 hàng năm là Ngày quốc
tế phòng chống dịch bệnh). Nhiều sáng kiến, đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế,
khu vực khác như ASEM, APEC, G20, WEF, các cơ chế Tiểu vùng Mê Công… được các nước
ủng hộ, đánh giá cao.
Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng được khẳng định thông qua chuyến công tác
của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc ở New York từ ngày 21-24/9/2021. Đây cũng là thời điểm tròn 44 năm ngày Việt
Nam gia nhập Liên hợp quốc (20/9/1977 - 20/9/2021). Tròn 44 năm trước, lá cờ đỏ sao vàng
được kéo lên tại trụ sở của Liên hợp quốc, đánh dấu Việt Nam chính thức trở thành thành viên
của tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh. 44 năm sau, tại đây, Việt Nam với vai trò là thành viên
tích cực, có trách nhiệm và là Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ
tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định uy tín, vị thế mới của đất nước với 5 đề xuất cho 4
thách thức lớn nhất của thế giới, đó là vaccine phòng COVID-19, nguồn lực và biến thách thức
thành cơ hội phục hồi sau đại dịch, hợp tác để ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm môi
trường hòa bình, an ninh, ổn định cho thế giới.

6. định hướng chiến lược đối ngoại đa phương


Theo Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng, trên cơ sở định hướng phát triển đất nước, chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 có những điểm mới, xác định nhiệm vụ cụ thể
hơn, đầy đủ hơn. Định hướng về đối ngoại: Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có
hiệu quả; bảo vệ vũng chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng
cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.

You might also like