You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG CƠ KHÍ
__________________________________

TẬP BÀI LỚN CÁ NHÂN


Thiết bị đóng cắt và bảo vệ

1 Tìm hiểu sơ đồ nối đất và lý do vì sao bút thử điện thì dây
sáng dây không sáng
2 Nguyên lý làm việc và cách đấu nối aptomat chống giật
3 Giới thiệu về dòng aptomat chống giật của một hãng cụ thể

Họ và tên : Vũ Hoàng Bách


MSSV: 20204262
Mã học phần: EE3245
Mã lớp: 142171
Học kỳ : 20222

Hà Nội, 6/2023
I.Tìm hiểu về sơ đồ nối đất và tại sao bút thử điện dây
sáng dây không sáng

1.1. Tìm hiểu sơ đồ nối đất

Tác dụng của nối đất là để dòng điện sự cố đi vào đất (dòng rò cách điện, ngắn mạch
chạm đất hoặc dòng điện sét ...) và giữ cho điện thế trên các phần tử được nối đất thấp.
Theo chức năng của nó nối đất trong hệ thống điện chia làm ba loại:

 Nối đất làm việc: đảm bảo sự làm việc của trang thiết bị trong các điều kiện làm
việc bình thường và sự cố kéo theo các điều kiện cho phép. Như nối đất điểm
trung tính của các cuộn dây máy phát điện, máy biến áp, máy bù ...

 Nối đất an toàn hay còn gọi là nối đất bảo vệ, có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho
người lao động khi cách điện của trang thiết bị hư hỏng gây ra dòng điện rò.

 Nối đất chống sét: nhằm tàn dòng điện sét vào đất.

+> Các loại sơ đồ nối đất.

Trong hệ thống điện có nhiều loại sơ đồ nối đất như TT, IT, TN (TN–C, TN-S và TN–C–
S). Tùy theo đặc điểm của loại phụ tải mà ta có sơ đồ nối đất thích hợp. Đối với xí nghiệp
ta nên sử dụng sơ đồ TN-C–S.
1.1.1. Sơ đồ TN:

Trung tính nối đất. Các phần vỏ kim loại nối vào trung tính.

Sơ đồ TN có các loại sơ đồ sau:


1.1.1.1. Sơ đồ TN -
Dây trung tính là dây bảo vệ và được gọi chung là dây PEN, sơ đồ này không cho phép sử
dụng cho dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn 10mm2 (dây đồng) và 16mm2 (dây
nhôm).

Sơ đồ TN-C đòi hỏi một sự đẳng áp hiệu quả trong lưới với điểm nối đất lặp lại.

* Đặc tính:

Cách nối đất: điểm trung tính của máy biến áp, nối trực tiếp với đất, và dây trung tính
được nối đất lặp lại càng nhiều càng tốt.

Vỏ các thiết bị và vật dẫn tự nhiên sẽ được nối với dây trung tính.

Cách lắp đặt dây PE: dây PE và dây trung tính là một, gọi là dây PEN.

Bố trí bảo vệ chống chạm điện gián tiếp: sơ đồ có dòng sự cố và điện áp tiếp xúc lớn.

Có thể cách điện trong trường hợp hư hỏng cách điện.

Cắt điện được thực hiện bằng CB hoặc cầu chì, thiết bị đóng dòng rò sẽ không được sử
dụng vì sự cố hư hỏng cách điện được coi như ngắn mạch pha- trung tính.

* Hệ quả:

Cách nối đất: điểm trung tính của máy biến áp được nối đất trực tiếp với đất và dây trung
tính được nối đất lặp lại nhiều lần.

Vỏ thiết bị và các vật dẫn tự nhiên sẽ được nối đất với dây trung tính.
Chống cháy: sơ đồ TN-C không dùng cho nơi dễ cháy nổ tại vì:

 Sụt áp dọc theo dây PEN.

 Khi nối với các vật dẫn tự nhiên của toà nhà với dây PEN sẽ tạo nên dòng điện
chạy trong công trình sẽ gây hiểm hoạ cháy và nhiễu cao.

 Không thể loại bỏ sự cố qua tổng trở.

1.1.1.2. Sơ đồ TN - S:

Dây bảo vệ và dây trung tính là riêng biệt. Đối với cáp có vỏ bọc chì, dây bảo vệ thường
là vỏ chì. Hệ TN–S là bắt buộc đối với mạch có tiết diện nhỏ hơn 10mm 2 (dây đồng) và
16mm2 (dây nhôm) cho các thiết bị di động.

* Đặc tính:

o Cách nối đất: điểm trung tính của máy biến áp được nối đất một lần tại đầu vào
của lưới. Các vỏ kim loại và vật dẫn tự nhiên sẽ được nối với dây bảo vệ, dây này
sẽ được nối với dây trung tính máy biến áp.

o Bố trí dây PE: dây PE được tách biệt với dây trung tính và được định kích cỡ bởi
dòng sự cố lớn nhất có thể xảy ra.

o Bố trí dây bảo vệ chống chạm điện: do dòng sự cố và điện áp tiếp xúc tạo nên:

 Tự động cắt khi có hư hỏng cách điện.

 Các CB hay cầu chì đảm nhiệm vai trò này, hoặc các thiết bị chống dòng rò RCD, vì
bảo vệ chống chạm điện sẽ tách biệt với bảo vệ ngắn mạch pha-pha, pha trung
tính

* Hệ quả:
• Cách nối đất: điểm trung tính máy biến áp được nối đất tại điểm đầu của lưới.
Các vỏ kim loại và các vật dẫn tự nhiên sẽ được nối với dây bảo vệ. Dây này được
nối với dây trung tính của máy biến áp.

• Quá điện áp: trong điều kiện bình thường, trung tính máy biến áp, vỏ các thiết bị
có cùng cùng điện áp, thậm chí ngay cả khi hiện tượng quá độ không bị loại trừ
dẫn đến sử dụng chống sét trên pha, trung tính và vỏ kim loại.

• Dây trung tính không được nối đất. Điều này tránh tạo nên sơ đồ TN-C (tránh điện
áp rơi và dòng trong dây bảo vệ trong điều kiện vận hành bình thường).

• Bố trí dây PE: dây PE sẽ đi riêng và được định cỡ theo dòng sự cố lớn nhất.
Trường hợp điện từ: trong điều kiện bình thường, trong dây PE không có sụt áp
và nhược điểm của sơ đồ TN-C được khắc phục. Khi hư hỏng cách điện, điện áp
xung lớn xuất hiện dọc theo dây PE tạo nên hiện tượng quá độ như sơ đồ TN-C.

• Bố trí dây bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp: do dòng sự cố và điện áp tiếp xúc lớn
nên cần có tự động cắt khi có hư hỏng cách điện. Sự cắt này cần được thực hiện
bằng CB, cầu chì hoặc RCB vì bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp có thể được tách rời
khỏi bảo vệ chống ngắn mạch pha- pha hoặc pha- trung tính.

1.1.1.3. Sơ đồ TN–C-S:

Trong sơ đồ TN-C–S, sơ đồ TN–C không bao giờ được sử dụng sau sơ đồ TN– S. Điểm
phân dây PE tách khỏi dây PEN thường là điểm đầu của lưới.

1.1.2. Sơ đồ TT:

Trung tính nối đất. Vỏ kim loại nối đất. Điểm nối sao (hoặc nối sao cuộn hạ áp của biến
áp phân phối) của nguồn sẽ được nối đất trực tiếp. Các bộ phận cần nối đất và vật dẫn tự
nhiên sẽ nối chung tới điện cực nối đất riêng biệt của lưới.
* Đặc tính:

• Phương pháp nối đất: Điểm trung tính của máy biến áp được nối trực tiếp với
đất. Vỏ của các thiết bị sẽ được nối tới cực nối đất bằng dây nối đất. Cực nối đất
này thường độc lập với cực nối đất trung tính máy biến áp.

• Bố trí dây PE: riêng biết với dây trung tính và thường được xác định kích cỡ theo
dòng sự cố lớn nhất có thể xảy ra.

• Bố trí chống chạm điện gián tiếp: mạch sẽ tự động cắt khi có hư hỏng cách điện.

• Khi có hư hỏng cách điện dòng sự cố thường nhỏ.

• Trong điều kiện bình thường, trên dây PE không có sụt áp và các khuyết điểm của
sư đồ TN–C.

• Đối với lưới phân phối, tiết diện của PE có thể nhỏ hơn so với trường hợp ở sơ đồ
TN – S.

• Sử dụng RCD với dòng <500 mA sẽ tránh được hỏa hoạn do điện.
1.1.3. Sơ đồ IT

* Đặc tính:

• Phương pháp nối đất: điểm trung tính của máy biến áp được cách ly với đất hoặc
nối qua điện trở và bộ hạn chế quá áp. Trong điều kiện bình thường, áp của nó
gần bằng với áp của vỏ thiết bị qua điện dung rò so với đất của mạch và thiết bị.

• Vỏ các thiết bị và vật dẫn tự nhiên sẽ được nối tới điện cực nối đất riêng.

• Dây PE sẽ tách biệt với trung tính và được định cỡ theo dòng sự cố lớn nhất có
thể.

• Dòng sự cố khi hư hỏng cách điện thường thấp và không nguy hiểm.

• Quá áp: sau sự cố điểm thứ nhất, các thiết bị tiếp tục làm việc và điện áp dây sẽ
dần dần xuất hiện giữa pha bình thường và vỏ thiết bị. Thiết bị cần được lựa chọn
theo điều lưu ý này.

• Tính liên tục cung cấp điện và tương hợp điện từ: Sự cố điểm thứ hai có thể xay
ra trên pha khác, nó sẽ tạo dòng ngắn mạch và gây nguy hiểm. Nếu sử dụng mạng
này cần lưu ý sao cho tình trạng này đừng bao giờ xảy ra, cần phải có thiết bị phát
hiện điểm chạm đất thứ nhất.

• Sử dụng bộ kiểm soát hư hỏng cách điện và có thể dùng RCD với dòng 500 mA để
tránh hỏa hoạn.

Sơ đồ IT nên dùng khi có các yêu cầu bức thiết về liên tục cung cấp điện. Tuy nhiên khi
sử dụng mạng này đòi hỏi:
• Một sự nghiên cứu kĩ lưỡng.

• Tổ chức thử nghiệm quá và dòng rò.

• Các nhân viên bảo dưỡng thiết bị được huấn luyện để đảm bảo khả năng xác
định vị trí sự cố đầu và kiểm tra mở rộng của lưới.
Từ những phân tích đặc điểm của các sơ đồ trên, đối với hệ thống 220/380V ta chọn cơ
đồ TN-S cho nhà máy.

1.2 Tại sao bút thử điện dây sáng dây không
Thông thường , bút thử điện phát sáng khi đặt vào đầu bút là dây nóng. Nếu là dây
nguội thì đèn sẽ không phát sáng vì điện áp của chúng gần như bằng 0 trong điều
kiện thông thường.

-Nếu đèn ở bút thử điện đều sáng khi tiếp xúc bút thử điện với dây pha hoặc dây
trung tính thì nguồn điện ấy có vấn đề, phải kiểm tra nguồn điện ngay tránh gây nguy
hiểm khi sử dụng điện. Vì dây trung tính (dây trung hòa) là dây không có điện nên
bút thử điện sẽ không sáng.

-Khi thử với nguồn xoay chiều, hai cực của bóng đèn neon thay nhau làm cực +/- nên
cả hai cực cùng phát sáng. Khi nối bút thử điện vào cực dương (+) và cực âm (-) của
mạch điện một chiều thì chỉ có cực nối với cực (-) của nguồn điện mới phát sáng.

II. Nguyên lý làm việc và cách đấu nối aptomat


chống giật
Aptomat chống giật hay còn gọi là CB - thiết bị chống giật là thiết bị giúp duy trì
hoạt động ổn định của hệ thống điện tại các công trình lớn và dân dụng
Cấu tạo của CB chống giật?
Theo các chuyên gia, để nắm và hiểu được nguyên lý Aptomat chống giật hoạt
động, bạn cần biết được bên trong sản phẩm gồm có cấu tạo những gì. Một CB
chống giật cao cấp hay loại thường đều có chung các bộ phận cấu tạo như sau: tiếp
điểm, hồ dập quang điện, cơ cấu truyền động cắt CB và móc bảo vệ. Cụ thể:
 Tiếp điểm: thông thường 1 Aptomat chống giật sẽ có cấp tiếp điểm gồm tiếp
điểm chính và hồ quang, thậm chí là 3 tiếp điểm (tiếp điểm chính, phụ và hồ
dập quang).
Nguyên tắc hoạt động của tiếp điểm: khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng
trước, sau đó đến tiếp điểm phụ và cuối cùng là tiếp điểm chính. Còn khi ngắt
mạch điện thì tiếp điểm sẽ hoạt động ngược lại và tiếp điểm hồ quang điện sẽ ngắt
cuối cùng.
 Hồ dập quang: tương tự như tiếp điểm, CB hộp dập hồ quang cũng có 2
thiết bị là kiểu nử kkisn và kiểu hở.
Phần nửa kín sẽ được đặt bên trong vỏ kín của CB và có lỗi thông khí được sử
dụng cho dòng điện có gián hạn không quá 50KA. Riêng đối với kiểu hở thì dòng
điện lớn hơn 50KA hoặc điện asplowsn hơn 1000V.

 Cơ cấu truyền động cắt CB:


Để thực hiện truyền động cắt CB có cách là bằng tay và cơ điện. Đối với truyền
động cắt CB thì dòng điện mức phải nhỏ hơn 600A và điều khiến bằng điện từ có
dòng điện lớn hơn 1000A.
Móc vệ CB gồm móc kiểu điện từ, móc kiểu rơ le nhiệt. Móc bảo vệ CB sẽ giúp
bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch. Thêm vào đó, dòng điện của
móc phải đặt dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ. Dựa vào điều kiện lắp
đặt mà móc bảo vệ sẽ được sử dụng cho dòng điện khác nhau.

Nguyên lý CB chống giật hoạt động


Một Aptomat chống giật sẽ hoạt đông theo nguyên tắc như sau: nguồn điện đi ra ở
dây nóng và quay về bằng dây mát ngược chiều nhau. Trường hợp 2 dòng điện này
bằng nhau thì từ trường sẽ biến thiên và bị triệt tiêu khiến điện áp ra của cuộn thứ
cấp bị biến dòng thành 0. Lúc này, nếu từ trường sinh ra biến thiên trong cuộc dây
khác nhau, điện áp qua 2 dây bị rò và dòng điện trên 2 dây khác nhau sẽ làm xuất
hiện dòng điện cảm ứng trên cuộn dây.

Cách đấu nối aptomat chống giật

Bước 1: Ngắt điện


Ta ngắt nguồn điện và hệ thống điện ở không gian lắp đặt
Bước 2: Bắt vít aptomat chống giật vào tủ điện hoặc bảng điện, có nắp đậy
Khi bắt vít ta cần bắt vít thật chắc chắn và cẩn thận hơn tránh bị lỏng lẻo trong quá
trình sử dụng khi lắp thiết bị. Và đặt đầu line ở phía trên, đầu load phải đặt phía
dưới.
Bước 3: Đấu dây điện vào aptomat chống giật
Khi đấu dây điện vào aptomat chống giật thì nguồn AC được gắn đầu line, đầu ra
được gắn phụ tải với cọc load. Không nên gắn ngược lại bởi nó sẽ gây chập cháy
và nguy hiểm cho người dùng. Dây nóng phải được đấu vào cọc L, dây nguội cắm
vào cọc N. Lưu ý, khi aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải khi lặp
đặt nối tiếp MCB và MCCB nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống khi bị xảy ra quá
tải, quá áp.
Bước 4: Hoàn thiện lắp đặt
Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật chúng ta không nên chủ quan sử dụng
luôn. Mà cần kiểm tra lại hệ thống điện để xem aptomat chống giật có hoạt động
được không để điều chỉnh một cách kịp thời.

III. Giới thiệu về dòng aptomat chống giật của


một hãng cụ thể

Aptomat RCCB của Schneider Electric mã: Acti9 iID – RCCB – 2P – 25A- 30mA
– type A
Tên sản phẩm Acti9 iID
Loại aptomat RCCB (Residual current circuit
breaker)
Kiểu điện cực 2P – 2 điện cực
Vị trí dây mát Trái
Dòng định mức 25A
Loại mạng điện Mạng xoay chiều
Độ nhạy dòng rò 30mA
Độ trễ bảo vệ dòng rò Ngay lập tức
Cấp độ bảo vệ dòng rò Loại A
Vị trí lắp đặt trong hệ thống điện
Tần số của mạng điện 50/60Hz
Điện áp định mức 220…240V AC 50/60Hz
Điện áp cách điện định mức 500 V AC 50/60Hz
Giá trị điện áp xung mà thiết bị chịu 6 kV
được
Độ bền cơ học của tiếp điểm 20000 chu kỳ đóng cắt
Độ bền điện học của tiếp điểm 15000 chu kỳ đóng cắt

You might also like