You are on page 1of 13

BÀI: DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1:<NB> Tiêu hoá là gì?


A. Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản.
B. Tiêu hoá là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp
thụ được.
C. Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp
thụ được.
D. Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất đơn giản có trong thức ăn thành những chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp
thụ được.
Câu 2:<NB> Nhóm động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hoá?
A. động vật đơn bào. B. động vật đơn bào và đa bào.
C. động vật đa bào. D. vi khuẩn.
Câu 3:<NB> Quá trình tiêu hoá nội bào có ở nhóm động vật nào?
A. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá.
B. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá và thú ăn thịt.
C. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá và động vật có ống tiêu hóa.
D. Ở động vật có ống tiêu hóa và động vật có túi tiêu hóa.
Câu 4:<NB> Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá tiếp nhận thức ăn bằng hình thức nào?
A. Thực bào. B. Ẩm bào. C. Thực bào và ẩm bào. D. Không bào tiêu hóa.
Câu 5:<NB> Enzyme thủy phân có trong bào quan nào của động vật chưa có cơ quan tiêu hoá?
A. Lysosome. B. Ribosome. C. Ti thể. D. Lưới nội chất.
Câu 6:<NB> Ở động vật có túi tiêu hoá có đại diện ở những ngành nào?
A. Ruột khoang và giun dẹp. B. Ruột khoang.
C. Chân khớp. D. Thủy tức.
Câu 7:<NB> Thức ăn trong túi tiêu hóa được tiêu hóa như thế nào?
A. Chủ yếu nội bào, một ít ngoại bào. B. Chỉ có tiêu hóa ngoại bào.
C. Ngoại bào và nội bào. D. Chỉ có tiêu hóa nội bào.
Câu 8:<NB> Các enzyme để tiêu hóa hóa học thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa được tiết ra ở đâu?
A. Lysosome. B. Các tế bào tiêu hóa.
C. Các tế bào thành túi tiêu hóa. D. Các xúc tu.
Câu 9:<NB> Động vật có túi tiêu hóa?
A. San hô, thủy tức, giun dẹp. B. San hô, thủy tức, giun đất, sứa.
C. San hô, sứa, giun dẹp, châu chấu. D. San hô, thủy tức, châu chấu.
Câu 10:<NB> Điều nào sau đây không đúng?
A. Động vật có túi tiêu hoá, tiêu hóa được nhiều thức ăn hơn động vật chưa có túi tiêu hóa.
B. Động vật có túi tiêu hoá, tiêu hóa chậm hơn động vật chưa có túi tiêu hóa.
C. Động vật có túi tiêu hoá, tiến hóa hơn động vật chưa có túi tiêu hóa.
D. Động vật có túi tiêu hoá, tiêu hóa được thức ăn kích thước lớn hơn động vật chưa có túi tiêu hóa.
Câu 11:<TH> Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 12:<NB> Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. không bào tiêu hóa. B. túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa. D. không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.
Câu 13:<NB> Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. ngoại bào (nhờ enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những
chất đơn giản.
1
C. nội bào nhờ enzyme thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp
thụ được.
D. ngoại bào nhờ enzyme thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 14:<NB> Tiêu hóa nội bào có ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sứa, thủy tức, vi khuẩn. B. Trùng giày, trùng biến hình.
C. Sứa, thủy tức, vi khuẩn, trùng giày, trùng biến hình.
D. Thủy tức, vi khuẩn, trùng giày, trùng biến hình.
Câu 15:<NB> Tiêu hóa ngoại bào có ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Sứa, thủy tức, hải quỳ, san hô. B. Trùng giày, trùng biến hình.
C. Sứa, thủy tức, vi khuẩn, trùng giày, trùng biến hình.
D. Thủy tức, vi khuẩn, trùng giày, trùng biến hình.
Câu 16:<NB> Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa?
A. Tiêu hóa bên trong tế bào. B. Tiêu hóa bên ngoài tế bào.
C. Tiêu hóa tế bào. D. Tiêu hóa bên trong ti thể.
Câu 17:<TH> Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzyme vào túi tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
B. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzyme vào không bào tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
C. Nhờ các không bào tiêu hóa tiết ra các enzyme vào túi tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
D. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzyme vào ống tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
Câu 18:<TH> Có bao nhiêu nhận định không đúng trong số những nhận định sau?
1. Động vật đơn bào chủ yếu tiêu hóa nội bào và ngoại bào.
2. Quá trình tiêu hoá ở động vật đơn bào chủ yếu là tiêu hoá ngoại bào.
3. Vi khuẩn tiếp nhận thức ăn bằng hình thức thực bào.
4. Ở tiêu hóa nội bào thì các enzyme từ lysosome đưa vào không bào tiêu hoá để thủy phân thức ăn thành các
chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19:<TH> Có bao nhiêu nhận định đúng trong số những nhận định sau:
1. Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá.
2. Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào.
3. Trong túi tiêu hóa thức ăn có thể được tiêu hóa nội bào.
4. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzyme để tiêu hóa hóa học thức ăn.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 20:<TH> Có bao nhiêu nhận định không đúng trong số những nhận định sau:
1. Các loài ruột khoang và giun dẹp, giun đốt có túi tiêu hoá.
2. Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào.
3. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào.
4. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzyme để tiêu hóa hóa học thức ăn.
5. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong túi tiêu hóa.
A.2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 21:<NB> Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn.
B. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.
C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
D. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn.
Câu 22:<NB> Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào. B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 23:<NB> Tiêu hóa cơ học diễn ra ở đâu?
A. Miệng, dạ dày, thực quản, ruột. B. Miệng, dạ dày, thực quản.
2
C. Miệng, dạ dày. D. Dạ dày, thực quản, ruột.
Câu 24:<NB> Tiêu hóa hóa học diễn ra ở đâu?
A. Miệng, dạ dày, thực quản, ruột. B. Miệng, dạ dày, thực quản.
C. Miệng, dạ dày, ruột già D. Miệng, dạ dày, ruột non.
Câu 25:<TH> Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học
A. để trở thành những chất hữu cơ đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
C. để tạo ra những chất dinh dưỡng phức tạp và được hấp thụ vào máu.
D. để tạo ra những chất dinh dưỡng đơn giản và năng lượng được hấp thụ vào máu.
Câu 26:<NB> Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở nhóm sinh vật nào?
A. Động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.
B. Một số động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.
C. Động vật không xương sống và một số động vật có xương sống.
D. Một số động vật có xương sống.
Câu 27:<NB> Cấu tạo của bộ hàm, dạ dày và ruột của ống tiêu hoá ở các nhóm động vật là khác nhau vì
A. tuỳ thuộc vào các loại thức ăn khác nhau. B. tuỳ thuộc vào đặc điểm của loài.
C. tuỳ thuộc vào nơi ở khác nhau.D. tuỳ thuộc vào đặc điểm của loài và nơi ở của chúng.
Câu 28:<TH> Có bao nhiêu nhận định đúng trong sô các ý sau?
1. Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau.
2. Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa.
3. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản
và được hấp thụ vào máu.
A. (1), (2), (3). B. (1), (2). C. (2), (3). D. (1), (3).
Câu 29:<TH> Khi nói đến tiêu hóa động vật, có bao nhiêu nhận định sai?
1. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài.
2. Tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào.
3. Tuỳ thuộc vào các loại thức ăn khác nhau mà cấu tạo của bộ hàm, dạ dày, và ruột của ống tiêu hoá ở các
nhóm động vật là khác nhau.
4. Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30:<NB> Động vật có ống tiêu hóa là
A. Người, Trâu, Bò, Dê, Cá, Châu chấu, Giun đất.
B. Người, Trâu, Bò, Dê, Cá, San hô, Hải quỳ.
C. Người, Trâu, Bò, Dê, Cá, San hô, Hải quỳ, Vi khuẩn.
D. Người, Trâu, Bò, Dê, Cá, San hô, Hải quỳ, Trùng biến hình, Trùng đế giày.
BÀI: TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

Câu 1: <NB> Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào?
A. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. B. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
C. Máu và dịch mô. D. Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn.
Câu 2: <NB> Dịch tuần hoàn chứa những thành phần chủ yếu nào?
A. Máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô. B. Tim và hệ động mạch.
C. Máu và hệ tĩnh mạch. D. Máu và hệ mao mạch.
Câu 3: <NB> Hệ tuần hoàn có chức năng nào sau đây?
A. Vận chuyển các chất vào cơ thể.
B. Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể.
C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch.
Câu 4: <NB> Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?
A. Đa số động vật thân mềm và chân khớp.B. Các loài cá sụn và cá xương.
3
C. Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp. D. Động vật đơn bào.
Câu 5: <NB> Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Cá. B. Kiến. C. Khỉ. D. Ếch.
Câu 6: <NB> Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?
A. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
C. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.
Câu 7: <NB> Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?
A. Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt, và cá. B. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
C. Chỉ có ở cá, lưỡng cư. D. Chỉ có ở mục ống, bò sát.
Câu 8: <NB> Động lực nào sau đây làm cho máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn?
A. Sự co bóp của tim.
B. Lực liên kết giữa máu với thành động mạch.
C. Lực liên kết giữa máu với thành tĩnh mạch.
D. Lực liên kết giữa máu với thành mao mạch.
Câu 9: <NB> Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng nào sau đây?
A. Vận chuyển chất bài tiết. B. Vận chuyển chất dinh dưỡng.
C. Vận chuyển khí. D. Trao đổi chất trực tiếp với tế bào.
Câu 10: <NB> Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?
A. Vận chuyển dinh dưỡng.
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.
D. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
Câu 11: <NB> Mao mạch không xuất hiện ở hệ tuần hoàn nào sau đây?
A. Hệ tuần hoàn hở. B. Hệ tuần hoàn kép.
C. Hệ tuần hoàn đơn. D. Hệ tuần hoàn kín.
Câu 12: <NB> Trong hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào qua thành phần nào sau đây?
A. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch. B. Qua thành động mạch và mao mạch.
C. Qua thành mao mạch. D. Qua thành động mạch và tĩnh mạch.
Câu 13: <NB> Động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?
A. Động vật đơn bào. B. Lớp cá. C. Lớp bò sát. D. Lớp chim.
Câu 14: <NB> Động vật chưa có hệ tuần hoàn trao đổi chất với môi trường như thế nào?
A. Trao đổi chất thông qua mao mạch.
B. Trao đổi chất thông qua tĩnh mạch.
C. Trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài.
D. Trao đổi chất thông qua tim và hệ mạch.
Câu 15: <NB> Động vật có hệ tuần hoàn trao đổi chất với môi trường như thế nào?
A. Trao đổi chất thông qua tĩnh mạch.
B. Trao đổi chất trực tiếp với môi trường bên ngoài.
C. Trực tiếp thông qua môi trường trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.
D. Gián tiếp thông qua môi trường trong là máu và dịch mô bao quanh tế bào.
Câu 16: <NB> Ở lớp cá tim có cấu tạo mấy ngăn?
A. 1 ngăn. B. 2 ngăn. C. 3 ngăn. D. 4 ngăn.
Câu 17: <TH> Khi nói đến đặc điểm và chức năng của mao mạch phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mao mạch rất nhỏ nối liền tâm thất và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu
và tế bào.
B. Mao mạch nối liền động mạch và tim, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
C. Mao mạch rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế
bào.
4
D. Mao mạch rất nhỏ nối liền tim và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế
bào.
Câu 18: <TH> Khi nói đến đặc điểm và chức năng của động mạch phát biểu nào sau đây đúng?
A. Động mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà
lượng máu đến các cơ quan.
B. Động mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng
máu đến các cơ quan.
C. Động mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà
lượng máu đến các cơ quan.
D. Động mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết
của các cơ quan.
Câu 19: <NB> Máu trong hệ tuần hoàn của người chảy trong hệ mạch theo chiều nào sau đây?
A. Động mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch. B. Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch.
C. Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch. D. Mao mạch → Động mạch → Tĩnh mạch.
Câu 20: <NB> Khi nói đến chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn phát biểu nào không đúng?
A. Từ không có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn. B. Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín.
C. Từ hệ tuần hoàn kép đến hệ tuần hoàn đơn. D. Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép.
Câu 21: <NB> Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm nào sau đây?
A. Máu chảy hoàn toàn trong hệ mạch.
B. Tim có nhiều ngăn.
C. Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể.
D. Có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
Câu 22: <NB> Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở?
A. Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối.
B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao.
C. Giữa động mạch và tĩnh mạch có mạch nối.
D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.
Câu 23: <NB> Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm nào sau đây?
A. Máu chảy ra khỏi hệ mạch vào xoang cơ thể. B. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín.
C. Máu không chảy trong hệ mạch. D. Máu chảy chậm.
Câu 24: <NB> Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở?
A. Tim => khoang cơ thể => động mạch => tĩnh mạch.
B. Tim => tĩnh mạch => khoang cơ thể => động mạch.
C. Tim -> động mạch => tĩnh mạch => khoang cơ thể
D. Tim => động mạch => khoang cơ thề => tĩnh mạch.
Câu 25: <NB> Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?
A. Tim -> Động Mạch ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim.
B. Tim -> Động Mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.
C. Tim -> Mao mạch ->Động Mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.
D. Tim ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động Mạch -> Tim.
Câu 26: <TH> Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 27: <TH> Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?
A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
C. Vì tim chỉ có 2 ngăn.
D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.
Câu 28: <TH> Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?
5
A. Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
B. Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
C. Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
D. Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
Câu 29: <TH> Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 30: <TH> Khi nói đến đặc điểm của hệ tuần hoàn hở nhận định nào sau đây đúng?
1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
2. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao.
3. Tốc độ máu chảy nhanh.
4. Tốc độ máu chảy chậm.
A. 1, 4. B. 1, 3. C. 2, 4. D. 2, 3.
BÀI: MIỄN DỊCH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
Câu 1: <NB> Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân bên ngoài gây bệnh ở người và động vật?
A. Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, vi nấm, giun sán,…
B. Tác nhân vật lí: cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng mạnh, âm thanh lớn,…
C. Tác nhân hóa học: acid, kiềm, chất cyanide trong nấm, măng, tetrodoxin trong cá nóc,…
D. Đột biến gene, đột biến NST.
Câu 2: <TH> Miễn dịch không đặc hiệu bao gồm những loại nào?
1. Da và niêm mạc.
2. Hệ thống nhung mao trong đường hô hấp.
3. Dịch axit của dạ dày
4. Kháng thể.
5. Nước mắt, nước tiểu.
A. 1,2,3,4,5. B. 1,4,5. C. 1,2,3,4. D. 1,2,3,5.
Câu 3: <NB> Miễn dịch không đòi hỏi cơ thể phải tiếp xúc trước với kháng nguyên gọi là gì?
A. Miễn dịch thể dịch.
B. Miễn dịch tế bào.
C. Miễn dịch đặc hiệu.
D. Miễn dịch không đặc hiệu.
Câu 4: <NB> Miễn dịch đặc hiệu bao gồm những loại nào?
A. Miễn dịch tế bào, miễn dịch thể dịch.
B. Miễn dịch cơ thể, miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch tế bào, miễn dịch cơ thể.
D. Miễn dịch tế bào, miễn dịch cơ quan, miễn dịch cơ thể.
Câu 5: <NB> Các đáp ứng nào sau đây không phải là đáp ứng của miễn dịch không đặc hiệu?
A. Viêm. B. Sốt.
C. Thực bào. D. Nhiễm trùng.
Câu 6: <NB> Miễn dịch tế bào là?
A. Tế bào T độc sẽ tiết ra protein độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virus không nhân lên được.
B. Tế bào tạo ra kháng thể để ngăn cản virus xâm nhập, khiến virus không nhân lên được.
C. Tế bào tạo ra kháng thể để tiêu diệt virus xâm nhập, khiến virus không nhân lên được.
D. Sự ngăn cản virus xâm nhập vào tế bào thông qua lá chắn bảo vệ cơ thể.
Câu 7: <NB> Những chất lạ, xâm nhập vào cơ thể làm cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch thì được gọi là gì?
A. Kháng thể. B. Kháng nguyên.
C. Miễn dịch. D. Bệnh truyền nhiễm.
Câu 8: <TH> Nguyên tắc hoạt động của kháng nguyên và kháng thể là gì?
6
A. Tất cả kháng thể đều chống lại được kháng nguyên lạ.
B. Khi có kháng nguyên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên đó.
C. Kháng nguyên sẽ phản ứng với mọi loại kháng thể trong cơ thể.
D. Kháng thể có tính vạn năng, nghĩa là nó tiêu diệt mọi chất lạ xâm nhập vào cơ thể.
Câu 9: <NB> Hiện tượng cơ thể phản ứng quá mức của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định được gọi là gì?
A. Dị ứng. B. Mẫn cảm. C. Sốc. D. Viêm.
Câu 10: <NB> Đáp ứng miễn dịch nguyên phát xảy ra khi hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu với yếu tố gì?
A. Kháng nguyên. B. Tế bào T.
C. Tế bào B. D. Dịch thể miễn dịch.
Câu 11: <NB> Đáp ứng miễn dịch thứ phát xảy ra khi hệ miễn dịch tiếp xúc với loại kháng nguyên nào?
A. Loại kháng nguyên mới. B. Loại kháng nguyên cũ đã từng tiếp xúc trước đó.
C. Kháng thể miễn dịch. D. Tế bào nhớ.
Câu 12: <TH> Đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn so với đáp ứng miễn dịch
nguyên phát nhờ vào yếu tố nào?
A. Số lượng tế bào T và tế bào B.
B. Số lượng kháng thể.
C. Thời gian tiếp xúc với kháng nguyên.
D. Tác động của vaccine.
Câu 13: <NB> Tác nhân gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) là gì?
A. Vi khuẩn. B. Virus HIV. C. Vi nấm. D. Giun sán.
Câu 14: <NB> Hậu quả của bệnh ung thư đối với hệ miễn dịch là gì?
A. Tăng cường khả năng chống nhiễm trùng.
B. Suy yếu hệ miễn dịch.
C. Tạo ra kháng thể đặc hiệu.
D. Gây sưng tấy và viêm nhiễm.
Câu 15: <NB> Bệnh tự miễn xảy ra khi nào?
A. Khi cơ thể tiếp xúc với virus.
B. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn.
C. Khi có di căn của khối u ác tính.
D. Khi cơ thể thiếu các vitamin cần thiết.
Câu 16: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm
bệnh?
I. Nếu mầm bệnh vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, … thì hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch đã sẵn
sàng tiếp đón và tiêu diệt.
II. Mầm bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa sẽ không có hàng rào bảo vệ nào để chống lại mầm bệnh.
III. Mầm bệnh xâm nhập qua đường da sẽ có hàng rào bảo vệ là dịch nhày, lớp lông mao trên da.
IV. Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hàng rào bảo vệ miễn dịch không đặc hiệu?
I. Lớp dịch nhày khí quản chống lại mầm bệnh xâm nhập qua đường hô hấp.
II. Lớp dịch sừng của da thuộc hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập .
III. Hệ sinh dục không có hàng rào bảo vệ của hệ miễn dịch không đặc hiệu.
IV. Lớp tế bào biểu mô lót tạo hàng rào vật lí và hoá học ngăn chặn mầm bệnh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân bên ngoài gây bệnh ở người?
I. Tác nhân sinh học: vi khuẩn, virus, vi nấm, giun sán,…
II. Tác nhân vật lí: cơ học, nhiệt độ, dòng điện, ánh sáng mạnh, âm thanh lớn,…
III. Yếu tố di truyền: đột biến gene, đột biến NST gây bạch tạng, mù màu,…
IV. Tác nhân hóa học: acid, kiềm, chất cyanide trong nấm, măng, tetrodoxin trong cá nóc,…
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
7
Câu 19: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân bên trong gây bệnh ở người?
I. Đột biến gene.
II. Đột biến gen gây bạch tạng.
III. Thoái hóa mô thần kinh.
IV. Thoái hóa võng mạc.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: <TH> Khi nói đến miễn dịch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Miễn dịch là khả năng cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
II. Miễn dịch là bảo vệ của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể khoẻ mạnh, không mắc bệnh.
III. Hệ miễn dịch bao gồm mô, cơ quan, tế bào bạch cầu, …
IV. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh?
I. Kháng thể được hình thành khi có các kháng nguyên (vi khuẩn, virus, tế bào lạ,...)
II. Miễn dịch đặc hiệu hình thành khi không có kháng nguyên.
III. Miễn dịch đặc hiệu có thể là miễn dịch dịch thể.
IV. Miễn dịch đặc hiệu có thể miễn dịch qua trung gian tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: <VD> Sau khi tìm hiểu về miễn dịch đặc hiệu, một học sinh đã đưa ra các nhận định dưới đây. Có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Miễn dịch dịch thể là có sự tham gia của tế bào lympho T độc
II. Miễn dịch qua trung gian tế bào là miễn dịch có sự tham gia của kháng thể
III. Khi có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể mới sinh ra kháng thể.
IV. Miễn dịch đặc hiệu là phản ứng đặc hiệu của cơ thể để chống lại các kháng nguyên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: <VD> Sau khi tìm hiểu về kháng nguyên, một học sinh đã đưa ra các nhận định dưới đây. Có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kháng nguyên Là những phân tử lạ gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.
II. Kháng nguyên có thể là protein, polypeptide, polysaccharide lạ.
III. Kháng nguyên có thể là vi khuẩn, virus, nấm, cơ thể đơn bào,... tế bào lạ.
IV. Độc tố của vi khuẩn, nọc độc của rắn không phải là kháng nguyên.
A. 1. B. 2. B. 3. C. 4.
Câu 24: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hệ thống miễn dịch đặc hiệu (tế bào B, tế bào T và
kháng thể)?
I. Tế bào B và tế bào T hay còn gọi là tế bào lympho B và tế bào lympho T.
II. Tế bào B và tế bào T có thụ thể kháng nguyên khác nhau.
III. Thụ thể kháng nguyên của tế bào B là vùng nhận diện kháng thể của tế bào B.
IV. Thụ thể kháng nguyên của tế bào T là vùng nhận diện kháng thể của tế bào T.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hệ thống miễn dịch đặc hiệu (tế bào B, tế bào T và
kháng thể)?
I. Thụ thể kháng nguyên trên tế bào B là vùng sinh ra kháng thể B tiêu diệt kháng nguyên.
II. Thụ thể kháng nguyên trên tế bào T là vùng sinh ra kháng thể T tiêu diệt kháng nguyên.
III. Thụ thể kháng nguyên của tế bào B là vùng nhận diện kháng thể của tế bào B.
IV. Tế bào B và tế bào T có thụ thể kháng nguyên giống nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26: <VD> Khi tìm hiểu miễn dịch thể dịch, một học sinh đã đưa ra các nhận định dưới đây, có bao nhiêu
nhận định đúng?
I. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine gây hoạt hoá tế bào B.

8
II. Tế bào B tăng sinh và biệt hoá, tạo ra dòng tương bào và dòng tế bào B nhớ. Các tương bào sản sinh ra
kháng thể IgG.
III. Kháng thể IgG có nguồn gốc từ tế bào B. Kháng thể IgG lưu hành trong máu và tiêu diệt mầm bệnh trong
máu.
IV. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine gây hoạt hoá tế bào B, khởi đầu cho miễn dịch dịch thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27: <VD> Khi tìm hiểu miễn dịch tế bào, một học sinh đã đưa ra các nhận định dưới đây, có bao nhiêu
nhận định đúng?
I. Các tế bào T hỗ trợ tiết cytokine → tế bào T độc hoạt hoá, khởi đầu cho miễn dịch tế bào.
II. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra cytokine gây hoạt hoá tế bào B, khởi đầu cho miễn dịch dịch thể.
III. Các tế bào T độc làm nhiệm vụ tiêu diệt mầm bệnh đã xâm nhập và tế bào mà không làm ảnh hưởng đến tế
bào nhiễm mầm bệnh.
IV. Các tế bào T độc lưu hành trong máu và tiết ra độc tố tiêu diệt các tế bào nhiễm mầm bệnh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28: <VD> Khi tìm hiểu về cơ chế hình thành miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào. Một học sinh đã đưa
ra các nhận định dưới đây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi mầm bệnh xâm nhập → tế bào trình diện kháng nguyên bắt giữ và thực bào.
II. Dòng tế bào T hỗ trợ tạo ra miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
III. Sơ đồ hình thành miễn dịch dịch thể: Mầm bệnh → bị tế bào trình diện kháng nguyên (A) bắt giữ → tế bào
A đem kháng nguyên đưa đến tế bào T hỗ trợ (B) → tạo ra miễn dịch thể dịch.
IV. Sơ đồ hình thành miễn dịch dịch thể: Mầm bệnh → bị tế bào trình diện kháng nguyên (A) bắt giữ → tế bào
A đem kháng nguyên đưa đến tế bào T hỗ trợ (B) → tạo ra miễn dịch tế bào.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về miễn dịch nguyên phát và thứ phát?
I. Hệ miễn dịch tiếp xúc lần đầu tiên với kháng nguyên → tạo miễn dịch nguyên phát.
II. Miễn dịch nguyên phát gồm đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào.
III. Lần đầu hệ miễn dịch tiếp xúc kháng nguyên sẽ hình thành miễn dịch nguyên phát, nếu sau đó lại nhiễm
chính kháng nguyên đó thì sẽ tạo đáp ứng miễn dịch thứ phát.
IV. Nhờ tế bào nhớ được sinh ra từ đáp ứng miễn dịch nguyên phát nên đáp ứng miễn dịch thứ phát diễn ra
nhanh hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về dị ứng trên cơ thể người?
I. Dị ứng là phản ứng bình thường của cơ thể đối với kháng nguyên nhất định.
II. Dị ứng là cơ thể quá mẫn cảm với kháng nguyên.
III. Một kháng nguyên nào đó thì một số người có dị ứng, một số không.
IV. Kháng nguyên trong phản ứng dị ứng gọi là dị nguyên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
BÀI: BÀI TIẾT VÀ CÂN BẰNG NỘI MÔI
Câu 1: <NB> Bài tiết là quá trình nào trong cơ thể?
A. Quá trình chuyển hoá.
B. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
C. Quá trình loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
D. Quá trình tạo năng lượng.
Câu 2: <NB> Bài tiết có vai trò gì trong cơ thể?
A. Tạo ra chất dinh dưỡng cho cơ thể
B. Loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể
C. Tăng cường quá trình chuyển hoá
D. Làm tăng cân bằng nội môi trong cơ thể
Câu 3: <TH> Điều gì xảy ra nếu các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá, chất độc hại và chất dư thừa không
được loại bỏ ra khỏi cơ thể?
9
A. Gây tăng cân bằng nội môi trong cơ thể.
B. Gây mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
C. Gây tổn thương tế bào và cơ quan.
D. Tạo ra các chất dinh dưỡng quan trọng.
Câu 4: <NB> Chức năng chính của quả thận trong hệ tiết niệu là gì?
A. Tiết ra hormone.
B. Lọc máu và tạo nước tiểu.
C. Tiết ra nước tiểu.
D. Tạo ra chất dinh dưỡng.
Câu 5: <NB> Nephron, đơn vị cấu tạo chính của thận, bao gồm những phần nào?
A. Cầu thận và niệu quản.
B. Cầu thận và ống thận.
C. Tháp Henle và niệu quản.
D. Tháp Henle và ống thận.
Câu 6: <NB> Quá trình tạo nước tiểu của thận diễn ra qua mấy giai đoạn?
A. 1.B. 2.C. 3.D. 4.
Câu 7: <NB> Cân bằng nội môi đảm bảo gì cho cơ thể?
A. Sự tương tác với môi trường bên ngoài.
B. Sự tương thích giữa các cơ quan trong cơ thể.
C. Sự thay đổi nhanh chóng của nội môi.
D. Sự duy trì ổn định các điều kiện lí, hoá trong cơ thể.
Câu 8: <NB> Hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm những thành phần nào?
A. Bộ phận tiếp nhận, bộ phận thực hiện, bộ phận duy trì.
B. Bộ phận tiếp nhận, bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện.
C. Bộ phận tiếp nhận, bộ phận điều khiển, bộ phận duy trì.
D. Bộ phận điều khiển, bộ phận thực hiện, bộ phận duy trì.
Câu 9: <NB> Cơ quan nào trong số sau tham gia vào điều hòa cân bằng nội môi bằng cách điều hoà muối và
nước?
A. Thận.B. Gan.C. Phổi.D. Tim.
Câu 10: <NB> Cơ quan nào trong số sau tham gia vào điều hòa cân bằng nội môi bằng cách điều chỉnh pH
máu?
A. Thận.B. Gan.C. Phổi.D. Mạch máu.
Câu 11: <NB> Biện pháp nào được khuyến nghị để bảo vệ thận?
A. Uống đủ nước hàng ngày.
B. Sử dụng nhiều loại thuốc.
C. Ăn thực phẩm giàu muối và dầu mỡ.
D. Uống nhiều rượu, bia.
Câu 12: <NB> Mức nước uống trung bình hàng ngày khuyến nghị để bảo vệ thận là bao nhiêu?
A. Dưới 500ml/ngày. B. 1 - 1,5l/ngày.
C. 1.5 - 2l/ngày. D. Trên 5l/ngày.
Câu 13: <NB> Việc xét nghiệm định kì các chỉ số sinh hoá máu có tầm quan trọng gì đối với cân bằng nội
môi?
A. Phát hiện sớm tình trạng mất cân bằng nội môi.
B. Đánh giá chức năng của các cơ quan như thận, gan, tim mạch.
C. Điều chỉnh và chữa trị bệnh khi còn nhẹ.
D. Phát hiện sớm, đánh giá đúng chức năng từ đó chữa trị khi có dấu hiệu bệnh còn nhẹ.
Câu 14: <NB> Biện pháp nào được khuyến nghị để phòng tránh sỏi thận?
A. Uống nhiều nước và hạn chế đạm động vật.
B. Ăn thức ăn nhiều muối và protein động vật.
C. Bổ sung vitamin C và calcium đúng cách.
10
D. Tránh ăn trái cây và rau quả.
Câu 15: <TH> Ở người, khi ăn mặn sẽ có cảm giác khát nước nhiều hơn so với bình thường. Có bao nhiêu giải
thích sau đây đúng?
I. Làm tăng áp suất thẩm thấu trong máu.
II. Khi chúng ta ăn mặn, nồng độ ion Natri sẽ tăng lên.
III. Điều này có thể lý giải là theo thuyết thẩm thấu trong tế bào.
IV. Cảm giác khát nước lượng nước trong tế bào quá nhiều (môi trường tế bào là môi trường nhược trương).
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tên sản phẩm thải của cơ quan bài tiết sản phẩm đó?
I. Phổi là nơi thực hiện đào thải CO2 khỏi máu.
II. Thận là nơi thực hiện đào thải mồ hôi khỏi máu.
III. Da là nơi thực hiện đào thải nước tiểu khỏi máu.
IV. Thận là nơi thực hiện đào thải nước tiểu khỏi máu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: <TH> Khi nói đến thận và vai trò của thận. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở người, 2 quả thận thuộc hệ tiết niệu làm chức năng lọc máu tạo nước tiểu.
II. Mỗi thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu nephron.
III. Mỗi nephron được cấu tạo từ cầu thận và ống thận
IV. Mỗi ống góp thu nhận nước tiểu từ một số nephron, hấp thụ bớt nước và chuyển nước tiểu chính thức vào
bể thận, sau đó qua niệu quản vào bàng quang trước khi thải ra ngoài
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: <TH> Khi nói đến thận và vai trò của thận. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thận giúp hấp thu nước tiểu vào máu.
II. Thận giúp bài tiết các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá.
III. Nếu các chất thải tích tụ không được thận đào thải sẽ gây mất cân bằng nội môi, gây tổn thương tế bào, cơ
quan, dẫn đến bệnh tật hoặc tử vong.
IV. Thận giúp bài tiết các chất độc hại, các chất dư thừa bị đào thải ra khỏi cơ thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 19: <TH> Khi nói đến thận và vai trò của thận. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mỗi nephron gồm quản cầu thận có chức năng lọc máu.
II. Các tế bào ở thành ống thận (Ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa) có chức năng tái hấp thu các chất
cần thiết từ dịch lọc trả về máu.
III. Các tế bào ở thành ống thận có chức năng tiết các chất độc vào dịch lọc và dẫn nước tiểu đến bàng quang
trước khi thải ra ngoài.
IV. Thận giúp bài tiết các chất độc hại, các chất dư thừa bị đào thải ra khỏi cơ thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20: <VD> “Nếu thận không hoạt động thì sẽ gây hậu quả gì đối với cơ thể?”. Có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Nếu thận không hoạt động sẽ khiến thể tích và thành phần của dịch ngoại bào mất đi sự ổn định.
II. Mất chức năng thận rất nghiêm trọng có khả năng gây tử vong.
III. Có thể phù phổi cấp, tăng kali máu, có thể đe dọa tính mạng.
IV. Có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, phù phổi cấp.

11
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về cân bằng nội môi?
I. Trạng thái trong đó các điều kiện lí, hoá của môi trường trong cơ thể duy trì ổn định
II. Môi trường trong cơ thể duy trì ổn định đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.
III. Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng tĩnh nghĩa là các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng
không thay đổi.
IV. Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt
động bình thường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: <TH> Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vao trò của cân bằng nội môi?
I. Sự ổn định về các điều kiện lí hoá của môi trường trong đảm bảo sinh vật sinh trưởng và phát triển bình
thường.
II. Khi điều kiện lí hoá của môi trường bị biến động →không duy trì được sự ổn định làm cơ thể bị bệnh.
III. Khi điều kiện lí hoá của môi trường bị biến động thì cơ thể không có khả năng làm ổn định trở lại.
IV. Để duy trì được sự ổn định của cơ thể cần các cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23: <TH> Khi tìm hiểu về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoạt động cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận: Tiếp nhận kích thích → Điều khiển → Thực
hiện.
II. Bộ phận tiếp nhận kích thích là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
III. Bộ phận điều khiển thụ thể, cơ quan thụ cảm
IV. Bộ phận thực hiện cơ quan thụ cảm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: <TH> Khi tìm hiểu về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các thụ thể, cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài)
II. Tiếp nhận kích thích là thụ thể, cơ quan thụ cảm sẽ tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung
thần kinh truyền về bộ phận điều khiển
III. Bộ phận thực hiện là thận, gan, phổi, tim, mạch máu.
IV. Bộ phận thực hiện nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển và tăng hoặc giảm hoạt động và biến đổi
các điều kiện lí hóa của môi trường và đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: <TH> Khi tìm hiểu về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai
trò của các bộ phận trong cơ chế điều hòa cân bằng nội môi?
I. Bộ phận tiếp nhận kích thích làm nhiệm vụ tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phận kích thích truyền tới
II. Bộ phận thực hiện gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt
động của bộ phận thực hiện
III. Bộ phận thực hiện hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển.
IV. Bộ phận điều khiển làm nhiệm vụ xử lí thông tin
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26: <TH> Vai trò của thận trong việc duy trì áp suất thẩm thấu của máu. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Khi cơ thể uống nhiều nước → áp suất thẩm thấu tăng → kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → tăng
thải nước.
II. Hàm lượng nước trong cơ thể tăng → áp suất thẩm thấu trong máu cân bằng → thận tăng thải nước → duy
trì áp suất thẩm thấu.
III. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi… → thận tăng cường tái hấp thu nước,
đồng thời động vật có cảm giác khát nước → uống nước → giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.
IV. Khi cơ thể mất nước → áp suất thẩm thấu tăng → kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → gây cảm
giác khát
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
12
Câu 27: <TH> Vai trò của gan trong việc cân bằng lượng đường huyết. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hàm lượng đường glucose trong máu khoảng 3,9 - 6,4 mmol/L; hàm lượng này được duy trì ổn định chủ yếu
nhờ hoạt động của gan.
II. Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao → tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucose thành
glicogen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucose → nồng độ glucose trong máu giảm và
duy trì ổn định.
III. Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucose → nồng độ glucose trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra
glucagon → gan chuyển glicogen thành glucose đưa vào máu → nồng độ glucose trong máu tăng lên và duy trì
ổn định
IV. Gan điều hòa nồng độ nhiều chất trong huyết tương như: protein, các chất tan và glucose trong máu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28: <TH> Trong việc cân bằng pH máu. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. pH người từ 7,35 - 7,45.
II. pH máu được quyết định bởi nổng độ H+ và OH-
III. Hệ đệm điều hòa pH máu là hệ đệm bicarbonate (H2CO3/NaHCO3), hệ đệm phosphate
(Na2HPO4/NaH2PO4) và hệ đệm proteinate.
IV. Nếu pH máu thay đổi có thể gây ra những biến đổi lớn hoặc rối loạn hoạt động của tê' bào, co quan, thậm
chí gây tử vong
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: <TH> Thận có vai trò trong việc duy trì cân bằng nội môi. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thận điều hòa áp suất thẩm thấu của máu.
II. Thận điều hòa lượng nước và nồng độ các chất hòa tan trong máu.
III. Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng cao (ăn mặn, mất nhiều mồ hôi,…) thận tăng cường tái hấp thụ nước để
trả về máu.
IV. Khi áp suất thẩm thấu của máu giảm (uống dư thừa nước) thận tăng thải nước.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: <TH> Khi nói đến biện pháp bảo vệ thận cho cơ thể tốt. Có bao nhiêu biện pháp sau đây đúng?
I. Chế độ ăn hợp lý Cần có chế độ ăn uống hợp lý. ...
II. Nên tập thể dục thường xuyên: ...
III. Không hút thuốc lá, thuốc lào. ...
IV. Duy trì cân nặng hợp lý ...
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

13

You might also like