You are on page 1of 112

Ký bởi: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Email: thongtinchinhphu@chinhphu.vn
Cơ quan: Văn phòng Chính phủ
Thời gian ký: 05.03.2014 14:33:45 +07:00
ISBP 745
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG
Các chữ viết tắt
A1 Các từ viết tắt nhìn chung có thể chấp nhận, nhưng không hạn chế, như là, “Int’l”
thay cho “International”, “Co” thay cho “Company”, “kgs” hoặc “kos” thay cho
“kilograms” hoặc “kilos”, “Ild” thay cho “Industry”, “Ltd” thay cho “Limited”,
“mfr” thay cho “metricton” có thể dùng trong một chứng từ đề thay thế cho một từ
hoặc ngược lại. Một Thư tín dụng mà trong lời văn của nó có từ viết tắt hoặc bất cứ
chữ viết tắt nào giống như thế nhưng phải cùng nghĩa hoặc đúng chính tả hoặc ngược
lại.
A2 a. Ký hiệu “/” có thể mang lại những nghĩa khác nhau và không nên sử dụng nó
để thay thế cho một từ.Tuy nhiên, nếu ký hiệu này được sử dụng và không có ngữ
cảnh thể hiện, thì điều này cho phép một hay nhiều quyền lựa chọn. Ví dụ, một điều
kiện trong một Thư tín dụng quy định “Red/Black/Blue” mà không có lời giải thích
gì thêm thì sẽ chỉ có nghĩa hoặc là Đỏ hoặc là Đen hoặc là Xanh hoặc bất cứ pha trộn
màu nào của chúng.
b. Nếu trong một Thư tín dụng chỉ ra một loạt dữ liệu như các cảng bốc hàng hoặc
cảng dỡ hàng hoặc các nước xuất xứ, thì việc dùng dấu phẩy có thể mang lại những
nghĩa khác nhau và không nên được sử dụng nó để thay thế một từ. Tuy nhiên, nếu
dấu phẩy được sử dụng và không có ngữ cảnh thể hiện, thì điều này cho phép sử
dụng một hay nhiều quyền lựa chọn.Ví dụ, nếu Thư tín dụng cho phép giao hàng
từng phần và chỉ ra thông tin về cảng bốc hàng như “Hamburg, Rotterdam, Antwerp”
mà không có giải thích gì thêm, thì điều này sẽ có nghĩa chỉ là Hamburg hoặc chỉ là
Rotterdam hoặc chỉ là Antwerp hoặc bất cứ hỗn hợp cảng nào của chúng.
Giấy chứng nhận, Sự chứng nhận, Lời khai và Bản tuyên bố
A3 Nếu như một Thư tín dụng yêu cầu một giấy chứng nhận, sự chứng nhận, lời khai
hoặc bản tuyên bố thì chúng phải được ký.
A4 Giấy chứng nhận, sự chứng nhận, lời khai hoặc bản tuyên bố có cần thiết ghi
ngày tháng hay không sẽ còn phụ thuộc vào loại giấy chứng nhận, sự chứng nhận,
lời khai hoặc bản tuyên bố đã đưỡc yêu cầu, phụ thuộc vào cách diễn đạt yêu cầu quy
định trong Thư tín dụng.
Ví dụ, nếu một thư tín dụng yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận do người chuyên
chở hoặc đại lý của nó phát hành xác nhận tuổi tàu chuyên chở nhỏ hơn 25 tuổi, thì
giấy chứng nhận có thể chứng minh bằng cách chỉ ra:
a. Ngày và năm đóng tàu và ngày và năm đó nhỏ hơn 25 năm tính đến trước ngày
giao hàng hoặc trước năm thực hiện giao hàng; trong trường hợp này ngày phát hành
chứng từ là không cần thiết, hoặc
b. Cách diễn đạt trong Thư tín dụng, trong trường hợp đó, ngày phát hành chứng
từ được yêu cầu, do đó xác nhận rằng kể từ ngày phát hành đó, tuổi tàu nhỏ hơn 25
tuổi.
A5 Nếu sự chứng nhận, lời khai hoặc bản tuyên bố thể hiện trong một chứng từ đã
ký và ghi ngày tháng thì không yêu cầu phải ký và ghi ngày tháng riêng biệt, nếu như
tổ chức đã ký và phát hành chứng từ chính là người đã thực hiện chứng nhận, lời
khai hoặc tuyên bố trong chứng từ đó.
Các bản sao các chứng từ vận tải quy định trong các Điều khoản 19 – 25 của UCP
600
A6 a. Nếu như một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình bản sao của một chứng từ vận
tải quy định tại các Điều khoản 19 – 25 của UCP 600, thì các điều khoản liên quan
sẽ không áp dụng, bởi vì các điều khoản này chỉ áp dụng đối với các chứng từ vận
tải bản gốc. Bản sao chứng từ vận tải chỉ được kiểm tra trong chừng mực quy định
rõ ràng trong Thư tín dụng, ngược lại sẽ kiểm tra theo Điều 14 khoản 14(f) UCP 600.
b. Mọi dữ liệu trong bản sao của chứng từ vận tải không cần thiết phải giống hệt như
khi đọc lời văn của một Thư tín dụng, của bản thân chứng từ và của tập quán ngân
hàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu của chứng từ đó,
của bất cứ chứng từ khác quy định trong chứng từ hoặc của Thư tín dụng.
c. Các bản sao chứng từ vận tải quy định tại các Điều khoản 19 – 25 UCP 600 không
được dẫn chiếu áp dụng thời hạn xuất trình 21 ngày dương lịch quy định trong điều
khoản 14(c) UCP 600 hoặc bất cứ thời hạn xuất trình nào quy định trong Thư tín
dụng, trừ khi Thư tín dụng quy định rõ ràng cơ sở để quyết định thời hạn xuất trình
như thế. Ngược lại, việc xuất trình có thể được thực hiện bất cứ lúc nào, nhưng không
được muộn hơn ngày hết hiệu lực của Thư tín dụng.
Sửa chữa và thay đổi
A7 a. i. Những sửa chữa và thay đổi dữ liệu trong chứng từ do người thụ hưởng phát
hành không cần phải xác nhận, ngoại trừ hối phiếu (xem mục B16).
ii. Nếu một chứng từ do người thụ hưởng phát hành đã được hợp thức hóa, thị thực,
chứng thực,… thì bất cứ sửa chữa hoặc thay đổi nào phải được ít nhất một tổ chức
đã hợp thức hóa, thị thực, chứng thực,… chứng từ đó tiến hành xác nhận. Việc tiến
hành như thế phải chỉ rõ tên của tổ chức xác nhận sửa chữa hoặc thay đổi hoặc là
bằng cách đóng dấu có tên mình, hoặc là ghi thêm tên của tổ chức xác nhận kèm chữ
ký hoặc ký tắt của anh ta.
b. i. Bất cứ sửa chữa và thay đổi trong một chứng từ, mà không phải là chứng từ do
người thụ hưởng phát hành, phải thể hiện là đã được xác nhận bởi người phát hành
hoặc một tồ chức hoạt động với tư cách là người đại lý, người ủy quyền hoặc nhân
danh hay thay mặt người phát hành. Sự xác nhận như thế phải chỉ rõ tên của tổ chức
xác nhận sửa chữa hoặc thay đổi hoặc là bằng cách đóng dấu có tên anh ta hoặc là
ghi thêm tên cuả tồ chức xác nhận kèm chữ ký hoặc ký tắt của anh ta.Trong trường
hợp người đại lý hay người ủy quyền xác nhận, thì phải quy định rõ tư cách hoạt
động của nó là người đại lý hoặc người được ủy quyền nhân danh hay thay mặt người
phát hành.
ii. Nếu một chứng từ không do người thụ hưởng phát hành và hợp thức hóa, thị thực,
chứng thực,… thì bất cứ sửa chữa hay thay đổi nào, ngoài yêu cầu của mục A7(b) (i)
phải được ít nhất một tổ chức đã thực hiện hợp thức hóa, thị thực, chứng thực,…
chứng từ xácnhận. Xác nhận như thế phải chỉ ra tên của tổ chức xác nhận hoặc bằng
cách đóng dấu có tên của nó hoắc là ghi thêm tên của tổ chức xác nhận kèm theo với
chữ ký hoặc ký tắt của nó.
c. Bất cứ sửa chữa và thay đổi dữ liệu trong một chứng từ bản sao không cần thiết và
xác nhận.
A8 Nếu một chứng từ không phải do người thụ hưởng phát hành có nhiều sửa chữa
và thay đổi, thì hoặc là mỗi một sửa chữa và thay đổi phải được xác nhận một cách
riêng lẻ hoặc là một xác nhận chung cho tất cả các sửa chữa và thay đổi. Ví dụ, nếu
một chứng từ phát hành bởi X.X.X. chỉ rả sửa chữa và thay đổi, đánh số 1, 2 và 3 thì
một bản tuyên bố ghi “Các số sửa chữa và thay đổi 1, 2 và 3 đã được xác nhận bởi
X.X.X. hoặc các từ có nghĩa tương tự, cùng với chữ ký hoặc ký tắt của X.X.X. sẽ
đáp ứng yêu cầu của xác nhận.
A9 Việc dùng các loại chữ đánh máy đa năng hoặc các cỡ phông chữ hoặc cách viết
tay trên cùng một chứng từ, tự nó không có nghĩa là sự sửa chữa và thay đổi.

Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện và giấy chứng nhận bưu phẩm đối với
việc gửi chứng từ, thông báo và tương tự
A10 Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ, trong hình thức biên lai
chuyển phát, biên lai bưu điên hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm như là một bằng
chứng gửi các chứng từ, các thông báo và tương tự tới một tổ chứng đích danh hoặc
một tổ chức được mô tả cụ thể, thì chứng từ như thế sẽ được kiểm tra chỉ tới chừng
mực quy định rõ ràng trong Thư tín dụng, ngược lại thì kiểm tra theo Điều khoản
14(f) UCP 600 và không tuân theo Điều khoản 25 UCP 600.
Ngày tháng
A11 a. Ngay cả nếu một Thư tín dụng không yêu cầu như thế một cách rõ ràng:
i.Hối phiếu phải ghi ngày tháng phát hành;
ii.Các chứng từ bảo hiểm phải ghi ngày tháng phát hành hoặc ngày hiệu lực của bảo
hiểm quy định trong mục K10(b) và K11; và
iii.Các chứng từ vận tải bản gốc tuân thủ việc kiểm tra theo các Điều khoản 19-25 UCP
600 phải ghi ngày tháng phát hành, ngày ghi chú đã bốc hàng, ngày giao hàng, ngày
nhận hàng để chở, ngày gửi hàng hoặc chuyên chở, ngày nhận hàng để gửi đi hoặc
ngày tiếp nhận có thể áp dụng.
b. Một yêu cầu ghi ngày tháng dối với một chứng từ mà không phài là hối phiếu,
chứng từ bảo hiểm hoặc chứng từ vận tải bản gốc sẽ được đáp ứng bằng cách
quy định ngày phát hành chứng từ hoặc bằng cách ghi tham chiếu tới ngày
tháng của chứng từ khác trong cùng một lần xuất trình (ví dụ, trên một giấy
chứng nhận do người chuyên chở hoặc đại lý của họ phát hành có ghi câu “ngày
tháng căn cứ vảo vận tải đơn số x.x.x.”) hoặc ngày tháng thể hiện trên một chứng
từ quy định có sự việc xảy ra (ví dụ, bằng cách ghi ngày giám định trong giấy
chứng nhận giám định, ngược lại không nghi ngày phát hành).
A12 a. Một chứng từ, nhưng không giới hạn, như giấy chứng nhận phân tích, giấu
chứng nhận giám định hoặc giấy chứng nhận hun trùng, có thể ghi ngày phát hành
sau ngày giao hàng.
b. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ chứng minh một sự việc xảy ra trước
khi giao hàng(ví dụ, giấy chứng nhận giám định trược khi giao hảng) thì chứng từ
hoặc dựa vào tên, nội dung hoặc là dựa vào ngày phát hành để chứng minh sự việc
(ví dụ, giám định chẳng hạn) đã xảy ra vào hoặctrước ngày giao hàng.
c. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ, nhưng không giới hạn, như là “giấy
giám định”, thì điều này không có nghĩa là yêu cầu chứng từ phải chứng minh việc
giám định xảy ra trước khi giao hàng và không cần thiết ghi ngày trước ngày giao
hàng.
A13 Một chứng từ có ngày phát hành và ngày ký muộn hơn thì sẽ được coi là được
phát hành vào ngày ký.
A14 a. Nếu một Thư tín dụng sử dụng các nhóm từ có ý nghĩa về thời gian hoặc là
ghi bên cạnh ngày tháng hoặc là ghi bên cạnh sự việc, thì sẽ áp dụng như sau:
i. “không muộn hơn 2 ngày sau (ngày hoặc sực việc)” có nghĩa là một ngày chậm
nhất.Nếu một thông báo hoặc chứng từ phải không được ghi ngày trước ngày quy
định hoặc một sự việc, thì Thư tín dụng cũng phải ghi như thế.
ii. “ít nhất 2 ngày trước (ngày hoặc sự việc)” có nghĩa là một việc làm hoặc một sự
việc phải xảy ra không muộn hơn 2 ngày trước ngày đó hoặc sự việc. Không có sự
hạn chế nào cho sự việc xảy ra sớm hơn.
b. i. Nhằm mục đích để tính toán kỳ hạn, từ “trong vòng” khi dùng có liên quan đến
một ngày hoặc một sự việc không bao gồm ngày hoặc ngày sự việc đó trong tính
toán kỳ hạn. Ví dụ, trong vòng 2 ngày của ( ngày hoặc sự việc)” có nghĩa là một thời
kỳ 5 ngày bắt đầu 2 ngày trước ngày hoặc sự việc đó chó tới 2 ngày sau ngày hoặc
sự việc đó.
ii. Từ “trong vòng” theo sau ngày hoặc sau tham chiếu đến một ngày có thể xác định
hoặc một sự việc sẽ bao gồm cả ngày đó hoặc ngày của sự việc đó. Ví dụ, “việc xuất
trình phải thực hiện trong vòng ngày 14 tháng 5” hoặc “việc xuất trình phải thực hiện
trong vòng giá trị hiệu lực của thư tín dụng (hoặc trong ngày hết hạn hiệu lực của
Thư tín dụng)”, nếu ngày hết hiệu lực của Thư tín dụng là ngày 14 tháng 5, thì ngày
14 tháng 5 là ngày cuối cùng xuất trình cho phép, miễn là ngày 14/5 là ngày làm việc
của ngân hàng.
A15 Các từ “từ” và “sau” nếu được sử dụng để quy định ngày đáo hạn hoặc một thời
gian xuất trình sau ngày giao hàng, ngày của một sự việc hoặc ngày của chứng từ sẽ
không bao gồm ngày đó trong tính toán thời hạn xuất trình. Ví dụ, nếu giao hàng là
ngày 4/5, thì 10 ngày sau ngày giao hàng hoặc 10 ngày kề từ ngày giao hàng sẽ là
ngày 14/5.
A16 Với điều kiện là ngày tháng có thể đuọc quyết định từ chứng từ hoặc từ các
chứng từ khác trong cùng lần xuất trình, thì các ngày tháng có thể diễn đạt trong nất
cứ hình thức nào. Ví dụ, ngày 14/05/2013 có thể diễn đạt là 14 tháng 5 13,
14.05.2013, 14.05.13, 2013.05.14, 05.14.13, 13.05.14,…Để tránh rủi ro nhiều nghĩa
mang lại, tên của tháng nên quy định bằng lời.
Các chứng từ và sự cần thiết phải điền vào trong một ô, khu vực hoặc nơi
A17 Thực tế cho hay một chứng từ có ô, khu vực hay hơn để điền dữ liệu không nhất
thiết đòi hỏi phải điền vào các ô, khu vực hay nơi để dữ liệu đó . Ví dụ: Các dữ liệu
không có yêu cầu phải điền vào ô có tên “Accounting Information” hoặc “Handling
Information” thường tìm thấy trong AWB. Cũng có thể tìm đọc trong mục A37 liên
quan đến các yêu cầu đối với chữ ký thể hiện trong bất cứ trong ô, khu vực hay nơi
nảo.
Các chứng từ mà các điều khoản về vận tải trong UCP 600 không điều chỉnh
A18 a. Một số chứng từ thưởng được sử dụng có liên quan đến vận tải hàng hóa,
nhưng không hạn chế , như là Phiếu giao hàng, Lệnh giao hàng, Biên lai hàng hóa,
Biên lai nhận hàng của người giao nhận, Giấy chứng nhận gửi hàng của người giao
nhận, Giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận, Giấy chứng nhận vận tải
của người giao nhận, Biên lai hàng hóa của người giao nhận và Biên lai thuyền phó
nhưng không phải là các chứng từ vận tải quy định trong các Điều khoản 19-25 UCP
600. Các chứng từ này sẽ chỉ được kiểm định trong chừng mực quy định rõ ràng của
Thư tín dụng, ngược lại thì kiểm tra theo Điều khoản 14(f) của UCP 600.
b. i. Đối với các chứng từ nếu trong mục A18 (a), một điều kiện của Thư tín dụng
quy định rằng việc xuất trình sẽ phải được thực hiện trong một số ngày nhất định kể
từ ngày giao hàng thì sẽ được xem xét đến và việc xuất trình có thể thực hiện trong
bất cứ thời gian nào, nhưng bất cứ trong điều kiện nào cũng không được xuất trình
sau ngày hết hạn hiệu lực của Thư tín dụng.
ii. Thời hạn xuất trình mặc định 21 ngày dương lịch quy định tron Điều khoản 14(c)
UCP 600 chỉ áp dụng đối với xuất trình các chứng từ vận tại bản gốc quy định tại
các Điều khoản 19-25 UCP 600.
c. Đối với thời hạn xuất trình áp dụng cho các chứng từ nêu trong mục A18(a), Thư
tín dụng nêu quy định rằng việc xuất trình sẽ được thực hiện trong một số ngày nhất
định sau ngày phát hành chứng từ (ví dụ, nếu Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một
chứng từ có tên là biên lai hàng hóa, “các chứng từ phải được xuất trình không muộn
hơn 10 ngày sau ngày phát hành biên lai hàng hóa”.
Các thuật ngữ không được định nghĩa trong UCP 600
A19 Những thuật ngữ như “các chứng từ gửi hàng”, “các chứng từ đến chậm có thể
chấp nhận”, “các chứng từ của bên thứ ba có thể chấp nhận”, “nước xuất khẩu”,
“công ty vận tải” và “các chứng từ có thể chấp nhận như đã xuất trình” không nên sử
dụng trong Thư tín dụng, vì chúng không được định nghĩa trong UCP 600. Tuy nhiên,
nếu chúng ta sử dụng và định nghĩa của chúng không được giải thích trong Thư tín
dụng, thì theo tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta sẽ có những nghĩa
sau đây:
a. “Các chứng từ gửi hàng” là tất cả các chứng từ do Thư tín dụng yêu cầu, ngoại trừ
hối phiếu, như biên lai chuyển phát điện tử, biên lai bưu điện, biên lai bưu phẩm hoặc
giấy chứng nhận bưu cục xác nhận chuyển chứng từ.
b. “Các chứng từ đến chậm có thể chấp nhận” là những chứng từ có thể xuất trình
muộn hơn 21 ngày dương lịch sau ngày giao hàng nhưng chúng phải được xuất trình
không được muộn hơn ngày hết hạn xuất trình của Thư tín dụng.Điều này cũng sẽ
được áp dụng nếu Thư tín dụng quy định thời hạn xuất trình cùng với điều kiện “các
chứng từ đến chậm cũng có thể chấp nhận”.
c. “Các chứng từ của bên thứ ba có thể chấp nhận” là tất cả chứng từ mà Thư tín
dụng hoặc UCP 600 không quy định người phát hành có thể được phát hành bởi một
người đích danh hoặc tổ chức mà không phải là người thụ hưởng.
d. “Các chứng từ của bên thứ ba không thể chấp nhận” là chứng từ không có nghĩa
và không được xem xét đến.
e. “Nước xuất khẩu” là một trong những nước sau đây: Nước của người thụ hưởng
cư trú, nước xuất xứ hàng hóa, nước mà người chuyên chở nhận hàng hoặc nước mà
từ đó hàng hóa được chuyên chở hoặc gửi đi.
f. “Công ty vận tải” trong bối cảnh của người phát hành, nếu việc sử dụng giấy chứng
nhận, sự chứng nhận hoặc lời khai có liên quan đến một chứng từ vận tải, thì bất cứ
một trong những người hay tổ chức sau đây đều được coi là công ty vận tải: người
chuyên chở, thuyền trưởng hoặc, nếu là một đơn vị đường biển xuất trình thì là thuyền
trưởng, chủ tàu hoặc người thuê tàu hoặc bất cứ tổ chứ nào nhân danh là đại lý của
bất cứ người nào nói trên, dù cho họ đã phát hành hay đã ký chứng từ vận tải đã xuất
trình hay không.
g. “Các chứng từ có thể chấp nhận như đã được xuất trình” có thể xuất trình một hay
nhiều chứng từ quy định, miễn là các chứng từ phải được xuất trình trong thời hạn
xuất trình của Thư tín dụng và với số tiển của Thư tín dụng. Ngược lại, các chứng từ
sẽ không được kiểm tra sự phủ hợp với Thư tín dụng hoặc UCP 600, kể cả những
chứng từ đã được xuất trình với số lượng yêu cầu về bản gốc hoặc sao.
Người phát hành chứng từ
A20 Nếu một Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ do một người hoặc tổ chức đích
danh phát hành, thì điều kiện này sẽ được đáp ứng, nếu chứng từ thể hiện là do người
hoặc tổ chức đích danh đó phát hành bằng cách sử dụng tên chứng từ hoặc nếu không
có tên chứng từ, thì chứng từ phải thể hiện là đã được lập hay đã được ký bởi một
người hay tổ chức đích danh hoặc bởi người nhân danh thay mặt họ thực hiện.
Ngôn ngữ
A21 a. Nếu một Thư tín dụng quy định ngôn ngữ của các chứng từ xuất trình, thì
Thư tín dụng hoặc UCP 600 yêu cầu dữ liệu phải được lập bằng ngôn ngữ đó.
b. Nếu Thư tín dụng không quy định gì về ngôn ngữ của chứng từ xuất trình, thì các
chứng từ có thể phát hành bằng bất cứ ngôn ngữ nào.
c. i. Nếu Thư tín dụng cho phép hai hoặc nhiều ngôn ngữ có thể chấp nhận, một ngân
hàng xác nhận hoặc một ngân hàng chỉ định hoạt động theo sự chỉ định có thể hạn
chế số lượng ngôn ngữ có thể chấp nhận như là một điền kiện cam kết của ngân hàng
đó trong Thư tín dụng và trong trường hợp như thế dữ liệu trong chứng từ chỉ có thể
là các ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ có thể chấp nhận.
ii. Nếu một Thư tín dụng cho phép một chứng từ có dữ liệu bằng hai hoặc nhiều ngôn
ngữ có thể chấp nhận và một ngân hàng xác nhận hoặc một ngân hàng chỉ định hành
động theo sự chỉ định không hạn chế ngôn ngữ hoặc số lượng ngôn ngữ có thể chấp
nhận như là một điều kiện cam kết trong Thư tín dụng, thì nó phải kiểm tra tất cả dữ
liệu trong tất cả ngôn ngữ có thể chấp nhận thể hiện trong các chứng từ.
d. Các ngân hàng không kiểm tra dữ liệu được điền bằng ngôn ngữ ngoài các ngôn
ngữ mà Thư tín dụng yêu cầu hoặc cho phép.
e. Dù cho quy định tại mục A21(a) và (d), tên của một người hay một tồ chức, mọi
con dấu, hợp thức hóa, ký hậu hoặc các tương tự và các nội dung in trước trên chứng
từ, chẳng hạn, nhưng không hạn chế, như tên có thể là ngôn ngữ khác với ngôn ngữ
yêu cầu trong Thư tín dụng.
Tính toán
A22 Nếu chứng từ xuất trình có liên quan đến tính toán, ngân hàng chỉ quyết định về
tổng số cụ thể đối với các tiêu chuẩn như số tiền, số lượng, trọng lượng hoặc số bao
gói với điều kiện là không mâu thuẫn với Thư tín dụng hoặc với bất cứ chứng từ quy
định nào.
Lỗi chính tả và đánh máy
A23 Lỗi chính tả và đánh máy mà không ảnh hưởng đến nghĩa của từ hoặc của câu
thì không làm cho chứng từ có sai biệt. Ví dụ, khi tên hàng hóa lại viết “mashine”
thay vì “machine”, “fountan pen” thay vì “fountain pen” hoặc “modle” thay vì
“model” thì không nên xem như là mâu thuẫn về dữ liệutheo quy định của Điều
khoản 14(d) UCP 600. Tuy nhiên, khi mô tả , ví dụ như là “model 123” thay cho
“model 321” sẽ được xem là mâu thuẫn về dữ liệu theo quy định của điều khoản nói
trên.
Nhiều trang và các chứng từ kèm theo hoặc phụ lục
A24 Nếu một chứng từ có nhiều trang, thì nó phải có khả năng quyết định rằng các
trang là phần của cùng một chứng từ. Trừ khi một chứng từ quy định khác, các trang
được gắn kết tự nhiên với nhau, được đánh số liên tiếp nhau hoặc có chỉ dẫn đánh
dấu bên trong dù cho được đặt tên hay gọi tên như thế nào, sẽ đáp ứng yêu cầu này
và phải được kiểm tra như là một chứng từ, ngay cả khi một vài trang được coi như
là một phụ lục hay một chứng từ kèm theo.
A25 Nếu phải ký hoặc ký hậu trên chứng từ có nhiều trang và Thư tín dụng hay bản
than chứng từ không chỉ ra nơi để ký hoặc hậu ký, thì việc ký hoặc ký hậu có thể
được thực hiện ở bất cứ nơi nào trên chứng từ.
Các điều kiện phi chứng từ và mâu thuẫn của dữ liệu
A26 Nếu một Thư tín dụng có điều kiện không quy định chứng từ phải phù hợp với
điều kiện đó (điều kiện phi chứng từ), phù hợp với điều kiện như thế không cần thiết
phải chứng mình trên bất cứ chứng từ quy định nào.Tuy nhiên, dữ liệu có trong chứng
từ quy định phải không được mâu thuẫn với điều kiện phi chứng từ. Ví dụ, nếu một
Thư tín dụng quy định “bao bì các kiện hàng bằngchất liệu gỗ” mà không quy định
dữ liệu như thế phải thể hiện trong bất cứ chứng từ nào, thì việc tuyên bố trong bất
cứ chứng từ quy định nào chỉ ra loại bao bì khác được coi là mâu thuẫn với dữ liệu.
Các bản gốc và các bản sao
A27 Một chứng từ thể hiện ra bên ngoài có chữ ký gốc, ký hiệu, dấu hoặc nhãn hiệu
của người phát hành sẽ được coi như là một chứng từ gốc, trừ khi chứng từ ghi rõ
ràng nó là một bản sao. Các ngân hàng không quyết định xem chữ ký, ký hiệu, dấu
hoặc nhãn hiệu của người phát hành là được thực hiện bằng tay hoặc bằng hình thức
fax và theo lẽ thường, mọi chứng từ có phương pháp xác nhận chân thực như thế sẽ
đáp ứng yêu cầu của Điều khoản 17 UCP 600.
A28 Các chứng từ được phát hành nhiều hơn một bản gốc có thể ghi chú “Bản gốc
đầu tiên”, “Hai bản gốc như nhau”, “Ba bản gốc như nhau”, “bản gốc thứ nhất”, “bản
gốc thứ hai”,… Không có những ghi chú này sẽ làm cho một chứng từ mất tư cách
là chứng từ gốc.
A29 a. Số lượng bản gốc xuất trình ít nhất phải bằng số lượng mà Thư tín dụng hay
UCP 600 yêu cầu.
b. Nếu một chứng từ vận tải hoặc chứng từ bào hiểm chì ra bao nhiêu các bản gốc đã
được phát hành, thì số lượng các bản gốc đã quy định trên chứng từ đó phải được
xuất trình, ngoại trừ như đã quy định ở mục H12 và J7(c).
c. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình ít hơn một bộ đầy đủ bản gốc các chứng
từ vận tải (ví dụ, “2/3 vận đơn bản gốc”), nhưng không đưa ra bất cứ chỉ thị nào đối
với bản gốc vận đơn còn lại thì phải xuất trình cả 3/3 bản gốc của vận tải đơn.
d. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu, ví dụ, xuất trình:
i. “Hóa đơn”, “Một hóa đơn”, “Hóa đơn một bản” hoặc “Hóa đơn – 1 bản” thì sẽ
được hiểu là yêu cầu một bản gốc hóa đơn.
ii. “Hóa đơn 4 bản” hoặc “Hóa đơn gồm 4 tờ” sẽ xuất trình ít nhất một bản gốc, số
còn lại là bản sao.
iii. “Bản phô tô hóa đơn” hay “bản sao hóa đơn” thì sẽ xuất trình hoặc là một bản
phô tô, bản sao hoặc, nếu không cấm, một bản gốc hóa đơn.
iv. “Bản phô tô hóa đơn đã ký” thì sẽ xuất trình hoặc là bản phô tô hoặc bản sao hóa
đơn gốc đã được ký hoặc là, nếu không cấm, một bản gốc hóa đơn đã ký.
A30 a. Nếu một Thư tín dụng cho phép xuất trình một bản gốc chứng từ có ghi, ví
dụ, “bản phô tô hóa đơn – bản gốc chứng từ không có thể thay thế bằng bản phô tô”
hoặc tương tự, thì chỉ có bản phô tô hóa đơn hoặc một hóa đơn ghi chú là bản sao sẽ
được xuất trình.
b. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một bản sao của một chứng từ vận tải và
quy định không xuất trình các bản gốc của chứng từ đó, thì sẽ không xuất trình bất
cứ bản gốc nào của chứng từ đó.
A31 a. Các bản gốc chứng từ sẽ phải được ký nếu như Thư tín dụng, bản thân chứng
từ, (ngoại trừ quy định tại mục A37) hoặc UCP 600 yêu cầu.
b. Các bản sao chứng từ không cần thiết phải ký hoặc ghi ngảy.
Ký mã hiệu
A32 Nếu một Thư tín dụng quy định chi tiết của ký mã hiệu, thì các chứng từ ghi ký
mã hiệu phải thể hiện chi tiết của nó.Dữ liệu trong một ký mã hiệu quy định trong
một chứng từ không cần thiết là giống hệt như dữ liệu ghi trong Thư tín dụng hoặc
trong bất cứ chứng từ nào khác.
A33 Một ký mã hiệu trong một chứng từ có thể chứa đựng dữ liệu vượt quá những
dữ liệu thông thường của ký mã hiệu hoặc quy định trong L/C bằng các thông tin bổ
sung, nhưng hạn chế , như là loại hàng, cảnh báo hàng dễ vỡ hoặc trong lượng tịnh
hoặc cả bì.
A34 a. Những chứng từ vận tải chuyên chở hàng công ten nơ đôi khi chỉ ghi số
container hoặc không có số xim phía đưới tiêu đề “Ký mã hiệu” hoặc các từ có nghĩa
tương tự. Các chứng từ khác mà ghi ký mã hiệu chi tiết nhiều hơn ký mã hiệu ghi
trên chứng từ vận tải chở hàng bằng công ten nơ sẽ không được coi là mâu thuẫn với
lý do này.
b. Sự thật là có một vài chứngtừ ghi những thông tin bổ sung như đã nói ở mục A33
và A34(a), trong khi các chứng từ khác thì không, sẽ không coi là mâu thuẫn với dữ
liệu quy định tại Điều 14(d) UCP 600.
Các chữ ký
A35 a. Chữ ký như đề cập ở mục A31(a) không nhất thiết phải ký bằng tay. Các
chứng từ cũng có thể ký bằng chữ ký Fax (ví dụ, ký bằng scan hoặc in trước, chữ ký
đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu (ví dụ bằng nhãn hiệu) hoặc bằng bất cứ phương tiện điện
tử hay cơ học chân thực nào.
b. Yêu cầu chứng từ phải ký và đóng dấu hoặc các yêu cầu tương tự khác phải được
đáp ứng bằng chữ ký theo hình thức đã nêu trong mục A35(a) và tên của tổ chức ký
bằng đánh máy, đóng dấu, ký bằng tay, in trước hoặc scan trên chứng từ,…
c. Một tuyên bố trên chứng từ như là “Chứng từ này đã được xác thực bằng điện tử”
hoặc “chứng từ này đã được chế tác bằng phương tiện điện tử và yêu cầu không phải
ký” hoặc các từ có nghĩa tương tự bản thân nó không đại diện cho một phương pháp
xác nhận điện tử phù hợp với yêu cầu về chữ ký của Điều khoản 3 của UCP 600.
d. Một tuyên bố trên chứng từ quy định rằng việc xác nhận có thể được xác minh
hoặc thu thập thông qua tham khảo cụ thể trang web (URL) là một hình thức của
phương pháp xác nhận điện tử phù hợp với yêu cầu về chữ ký của Điều khoản 3 UCP
600. Các ngân hàng sẽ không sử dụng các thông tin của trang web như thế để xác
nhận hay thu thập.
A36 a. Chữ ký trên một giấy có in tên của một người hoặc tồ chức đích danh sẽ
được coi như là chữ ký của người hoặc tổ chức đích danh đó, trừ khi có quy định
ngược lại.Tên của người hoặc tổ chức đích danh không cần thiết phải nhắc lại bên
cạnh chữ ký.
b. Nếu người ký chỉ ra rằng là đang ký nhân danh hay thay mặt cho chi nhánh của
người phát hành, thì chữ ký đó sẽ được coi như là chữ ký của người phát hành.
A37 Sự thật là trong chứng từ có một ô, một khu vực hay một nơi để ký bản thân nó
không có nghĩa là ô, khu vực hay nơi như thế phải được điền vào khi ký. Ví dụ:
không yêu cầu ký ở nơi dành cho “chữ ký của người gửi hàng hoặc đại lý của họ”
thường tìm thấy trên AWB hoặc “chữ ký của người gửi hàng” trên chứng từ vận tải
đường sắt. Có thể đọc mục A17 về các yêu cầu đối với dữ liệu thể hiện trong một ô,
một khu vực hay nơi điền dữ liệu.
A38 Nếu một chứng từ có cách diễn đạt như là “Chứng từ này không có giá trị, trừ
khi đã ký đối chứng (hoặc đã ký) bởi (tên của một người khác hoặc một tồ chức)”
hoặc có các từ có nghĩa tương tự, thì ô, khu vực hoặc nơi đó phải có chữ ký và tên
của người hoặc tồ chức đang ký đối chứng chứng từ đó.
Tên của chứng từ và chứng từ kết hợp
A39 Các chứng từ có thể được đặt tên theo yêu cầu của Thư tín dụng , có một cái
tên tương tự hoặc không có tên. Nội dung của chứng từ phải thể hiện đầy đủ chức
năng của chứng từ được yêu cầu. Ví dụ, một yêu cầu đối với một “Packing List” sẽ
được đáp ứng bằng một chứng từ có chi tiết bao gói hoặc là có tên “Packing List”,
“Packing Note”, “Packing and Weigh List”,… hoặc là không có tên.
A40 Các chứng từ do Thư tín dụng yêu cầu phải được xuất trình như là các chứng từ
riêng biệt. Tuy nhiên và chỉ là một ví dụ, một yêu cầu đối với một bản gốc phiếu kê
khai trọng lượng cũng sẽ được thỏa mãn bằng cách xuất trình hai bản gốc phiếu kê
khai trọng lượng và bao gói kết hợp, miễn là chứng từ đó thể hiện cả haichi tiết trọng
lượng và bao gói.
A41 Chứng từ do Thư tín dụng yêu cầu gồm nhiều chức năng có thể được xuất trình
như là một chứng từ riêng lẻ hoặc các chứng từ riêng biệt cho từng chức năng. Ví
dụ, một yêu cầu một giấy chứng nhận số lượng và chất lượng sẽ được đáp ứng bằng
cách xuất trình một chứng từ riêng lẻ hoặc bằng giấy chứng nhận số lượng và giấy
chứng nhận chất lượng riêng biệt miễn là mỗi chứng từ phải thể hiện đầy đủ chức
năng của nó và được xuất trình số các bản gốc và số các bản sao theo yêu cầu của
Thư tín dụng.
HỐI PHIẾU VÀ CÁCH TÍNH NGÀY ĐÁO HẠN
Yêu cầu cơ bản
B1 a. Một hối phiếu, nếu được yêu cầu, phải được ký phát đòi tiền ngân hàng quy
định trong Thư tín dụng.
b. Chỉ có các ngân hàng kiểm tra hối phiếu trong chừng mực quy định trong mục B2-
B17.
Thời hạn
B2 a. Thời hạn ghi trong hối phiếu phải phù hợp với các điều khoản của Thư tín
dụng.
b. NếuThư tín dụng yêu cầu hối phiếu ký phát có thời hạn không phải là trả ngay khi
xuất trình hoặc một thời hạn quy định sau khi xuất trình, thì nó phải có khả năng thiết
lập ngày đáo hạn tính từ dữ liệu của bản thân hối phiếu đó.
Ví dụ: Nếu như một Thư tín dụng yêu cầu các hối phiếu có thời hạn 60 ngày kể từ
ngày vận tải đơn và nếu ngày vận tải đơn là 14/05/2013, thì thời hạn hối phiếu phải
được quy định trên hối phiếu theo một trong những cách sau đây:
i. “60 ngày sau khi vận tải đơn 14 tháng Năm 2013” hoặc
ii. “60 ngày sau ngày 14 tháng Năm 2013” hoặc
iii. “60 ngày sau ngày vận tải đơn” và bất cứ chỗ nào trên hối phiếu phải ghi “Ngày
vận tải đơn 14 thang Năm 2013” hoặc
iv. “60 ngày thời hạn” trên hối phiếu đề ngày cùng ngày của vận tải đơn, hoặc
v. “13/07/2013”, có nghĩa là 60 ngày sau ngày vận tải đơn.
c. Nếu hối phiếu chỉ ra, ví dụ 60 ngày sau ngày vận tải đơn, thì ngày hàng đã bốc lên
tàu được coi là ngày vận tải đơn ngay cả khi ngày hàng đã bốc lên tàu là trước hoặc
sau ngày phát hành vận tải đơn.
d. Những từ “từ” và “sau” nếu được sử dụng để xác định ngày đáo hạn của một hối
phiếucó nghĩa là việc tính toán ngày đáo hạn bắt đầu từ ngày sau ngày của chứng từ,
ngày giao hàng, hoặc ngày một sự việc quy định trong Thư tín dụng, ví dụ, 10 ngày
sau hoặc ngày 4/5 là ngày 14 tháng 5.
e. i. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu một vận tải đơn và các hối phiếu phải được ký
phát, ví dụ 60 ngày sau hoặc từ ngày vận tải đơn và một vận tải đơn được xuất trình
chứng minh là hàng hóa được dỡ xuống từ tàu này để bốc lên tàu kia và có nhiều
ngày ghi chú hàng đã bốc lên tàu và mỗi lần giao hàng được thực hiện từ một cảng
trong khu vực địa lý hoặc trong mội chuỗi các cảng cho phép, thì ngày nào sớm nhất
trong các ngày sẽ dùng để tính ngày đáo hạn. Ví dụ, một Thư tín dụng yêu cầu giao
hàng từ bất cứ cảng nào ở châu Âu và vận tải đơn ghi chú bốc hàng lên tàu A từ
Dublin vào ngày 14 tháng 5, chuyển tải lên tàu B từ Rotterdam vào ngày 16 tháng 5,
thì hối phiếu sẽ ghi 60 ngày sau ngày đã bốc hàng lên tàu sớm nhất tại một cảngchâu
Âu, có nghĩa là ngày 14 tháng 5.
ii. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu một vận tải đơn và các hối phiếu phải được ký phát,
ví dụ 60 ngày sau hoặc từ ngày vận tải đơn và một vận tải đơn xuất trình mình chứng
giao hàng trên cùng một con tàu từ nhiều cảng trong một khu vực địalý hoặc trong
một chuỗi các cảng được phép và ghi nhiều ngày ghi chú đã bốc hàng lên tàu, thì
ngày muộn nhất trong các ngày đó sẽ được dùng để tính ngày đáo hạn của hối phiếu.
Ví dụ, một Thư tín dụng yêu cầu giao hàng từ bất cứ cảng nào ở châu Âu vàmột vận
tải đơn xuất trình chứng minh một phần hàng đã được bốc lên tàu A từ cảng Dublin
ngày 14 tháng 5 và số còn lại cũng được bốc lên tàu đó từ cảng Rotterdam ngày 16
tháng 5, thì hối phiếu sẽ ghi 60 ngày sau ngày bốc hàng lên tàu muộn nhất, có nghĩa
là ngày 16 tháng 5.
iii. Nếu một Thư tín dụngyêu cầu một vận tải đơn và các hối phiếu phải được ký
phát, ví dụ 60 ngày sau hoặc từ ngày vận tải đơn và nhiều bộ vận tài đơn được xuất
trình theo hối phiếu, thì ngày bốc hàng lên tàu muộn nhất sẽ được dùng để tính ngày
đáo hạn.
B3 Mặc dù các ví dụ nêu trong mục B2(e)(i-iii) giải thích đối với ngày của vận tải
đơn, các nguyên tắc chung đưa ra bất cứ cơ sở nào cho việc xác định một ngày đáo
hạn của hối phiếu.
Ngày đáo hạn
B4 Nếu hối phiếu quy định ngày đáo hạn là một ngày cụ thể, thì ngày đó phải được
phản ánh trong điều khoản của Thư tín dụng.
B5 Ví dụ đốivới hối phiếu kỳ phát “60 ngày sau khi xuất trình” thì ngày đáo hạn
được xác định như sau:
a. Trong trường hợp xuất trình phù hợp, ngày đáo hạn sẽ là 60 ngày sau ngày xuất
trình tới ngân hàng mà hối phiếu kỳ phát đồi tiền ngân hàng đó, có nghĩa là ngân
hàng phát hành, ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này
đồng ý hành động theo sự chỉ định (ngân hàng trả tiền).
b. Trong trường hợp xuất trình không phù hợp,
i. Nếu ngân hàng trả tiền như thế không thông báo từ chối, thì ngày đáo hạn sẽ là 60
ngày sau ngày xuất trình tới ngân hàng đó.
ii. Nếu ngân hàng trả tiền là ngân hàng phát hành và nó đã thông báo từ chối, thì thời
hạn đáo hạn muộn nhất là 60 ngày kể từ ngày ngân hàng phát hànhchấp nhận bỏ qua
các sai biệt của Người yêu cầu.
iii. Nếu ngân hàng trả tiền không phải là ngân hàng phát hành và nó đã thông báo từ
chối, thì thời hạn đáo hạn muộn nhất là 60 ngày kể từ ngày ngân hàng phát hành
thông báo chấp nhận. Nếu ngân hàng trả tiền như thế không đồng ý với thông báo
chấp nhận của ngân hàng phát hành, thì cam kết thanh toán hối phiếu đáo hạn là
thuộc về trách nhiệm của ngân hàng phát hành.
c. Ngân hàng trẻ tiền thông báo hoặc xác nhận ngày đáo hạn cho người xuất trình.
B6 Phương pháp tính toán thời hạn và ngày đáo hạn như đã trình bày ở trên cũng áp
dụng đối với Thư tín dụng có giá trị thanh toán dần dần về sau hoặc trong một và
trường hợp, áp dụng đối với Thư tín dụng thương lượng, tức là nếu người thụ hưởng
không yêu cầu xuất trình hối phiếu.
Ngày ngân hàng, ngày gia hạn, chuyển tiền chậm
B7 Việc thanh toán phải được thực hiện ngay vào ngày đến hạn tại nơi hoặc chứng
từ xuất trình đòi tiền, miễn là ngày đến hạn như thế là ngày làm việc của ngân hàng
tại nơi đó. Nếu ngày đến hạn là ngày không làm việc của ngân hàng, thì việc thanh
toán sẽ thực hiện đúng vào ngày làm việc của ngân hàng đầu tiên tiếp theongày đến
hạn đó. Việc chậm trễ trong chuyển tiền, ví dụ những ngày gia hạn, thời gian đề
chuyển tiền,… không được cộng thêm vào ngày đến hạn đã quy định hoặc đã thỏa
thuận của hối phiếu hoặc các chứng từ.
Phát hành và kỳ hối phiếu
B8 a. Một hối phiếu phải do người thụ hưởng ký và phát hành và ghi rõ ngày phát
hành.
b. Nếu người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng thứ hai đã đổitên và Thư tín dụng vẫn
dùng tên cũ, hối phiếu có thể ký phát theo tên của tổ chức mới, miễn là hối phiếu
phải ghi “formerly known as – trước đây gọi là (tên người thụ hưởng hoặc người thụ
hưởng thứ hai)” hoặc các từ có nghĩa tương tự.
B9 Nếu Thư tín dụng quy định ngân hàng trả tiền của một hối phiếu chỉ theo địa chỉ
SWIFT của ngân hàng thì hối phiếu có thể ghi rõ các chi tiết đó của ngân hàng trả
tiền hoặc tên đầy đủ của ngân hàng.
B10 Nếu Thư tín dụng có giá trị thương lượng thanh toán với một ngân hàng chỉ định
hoặc với bất cứ ngân hàng nào, thì hối phiếu phải được ký phát cho một ngân hàng
mà không phải là ngân hàng chỉ định.
B11 Nếu Thư tín dụng có giá trị chấp nhận với bất cứ ngân hàng nào, thì hối phiếu
phải được ký phát đòi tiền ngân hàng nào đã chấo nhận hối phiếu.
B12 Nếu thư tín dụngcó giá trị chấp nhận với:
a. Một ngân hàng chỉ định hoặc bất cứ ngân hàng nào và hối phiếu phải ký phát cho
ngân hàng chỉ định đó (không phải là ngân hàngxác nhận), và ngân hàng quyết định
không hành động theo sự chỉ định, thì người thụ hưởng có thể lựa chọn:
i. Ký phát hối phiếu đòi ngân hàng xác nhận nếu có, hoặc yêu cầu việc xuất trình
được chuyển tới ngân hàng xác nhận trong thể thức như đã xuất trình;
ii. Xuất trình chứng từ tới ngân hàng khác mà ngân hàng này đồng ý chấp nhận hối
phiếu kỳ phát đòi tiền nó (chỉ có thể áp dụng nếu Thư tín dụng có giá trị thanh toánvới
bất cứ ngân hàng nào); hoặc
iii. Yêu cầu việc xuất trình được chuyển tới ngân hàng phát hành trong thể thức như
đã xuất trình có hoặc không có hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng phát hành.
Số tiền
B13 Một hối phiếu phải được ký phát đòi số tiền mà xuất trình yêu cầu thanh toán.
B14 Số tiền bằng lời phải phản ánh chính xác số tiền bằng số nếu cả hai số tiền được
thể hiện trên một hối phiếu và thể hiện bằng loại tiền như Thư tín dụng quy định.
Nếu số tiền bằng lời và bằng số mâu thuẫn nhau, thì số tiền bằng lời sẽ được kiểm
tra theo số tiền được yêu cầu thanh toán.
Ký hậu
B15 Hối phiếu phải được ký hậu, nếu cần thiết.
Sửa chữa và thay đổi
B16 Mọi sửa chữa dữ liệu trên hối phiếu phải do người thụ hưởng xác nhận và ký
hoặc ký tắt.
B17 Nếu không cho phép sử chữa dữ liệu trên hối phiếu, ngân hàng phát hành phải
quy định trong Thư tín dụng.
Hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu
B18 a. Không được phát hành một Thư tín dụng có giá trị thanh toán hối phiếu ký
phát đòi tiền người yêu cầu.
b. Tuy nhiên, nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình hối phiếu đòi tiền người yêu
cầu như là một trong các chứng từ yêu cầu khác, thì hối phiếu phải được kiểm tra chỉ
tới mới độ đã tuyên bố rõ ràng trong Thư tín dụng, ngược lại, thì áp dụng Điều khoản
14(f) UCP 600.

HÓA ĐƠN
Tên của hóa đơn
C1 a. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một “hóa đơn” mà không có mô
tả gì thêm thì bất cứ loại hóa đơn nào như (hóa đơn thương mại, hóa đơn hải quan,
hóa đơn thuế, hóa đơn chính thức, hóa đơn lãnh sự,…) sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
Tuy nhiên, một hóa đơn không được thể hiện là “hóa đơn tạm thời”, “hóa đơn chiếu
lệ” hoặc tương tự.
b. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một “hóa đơn thương mại”, thì một hóa
đơn có tên là “hóa đơn” cũng sẽ đáp ứng được yêu cầu này, ngay cả nếu chứng từ
như thế có tuyên bố rằng nó được phát hành với mục đích thuế.
Phát hành hóa đơn
C2 a. Hóa đơn phải do người thụ hưởng phát hành hoặc do người thụ hưởng thứ
hai phát hành nếu là Thư tín dụng chuyển nhượng.
b. Nếu người thụ hưởng hoặc người thụ hưởng thứ hai đã đổi tên và Thư tín dụng
vẫn dùng tên cũ, thì một hóa đơn có thể ký phát theo tên của tổ chức mới, miễn là
hóa đơn phải ghi “formerly known as – trước đây gọi là (têncủa người thụ hưởng
hoặc người thụ hưởng thứ hai)” hoặc các từ có ý nghĩa tường tự.
Mô tả hàng hóa, các dịch vụ hoặc thực hiện và những vấn đề chung khác có liên
quan đến hóa đơn
C3 Mô tả hàng hóa, các dịch vụ hoặc thực hiện thể hiện trong hóa đơn phải phù
hợp với mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong Thư tín dụng.Mô tả hàng hóa,
các dịch vụ hay thực hiện không đòi hỏi giống hệt như trong Thư tín dụng. Ví dụ,
cácchi tiết của hàng hóa có thể được quy định ở một số chỗ trong phạm vi hóa đơn,
nếu chúng ta đối chiếu với nhau, thì mô tả hàng hóa trong hóa đơn phải phù hợp với
trong Thư tín dụng.
C4 Mô tả hàng hóa, các dịch vụ hoặc thực hiện thể hiện trong hóa đơn phải phản
ánh hàng hóa, dịch vụ hay thực hiện thực sự đã được giao, được chuyển chở hoặc
được cung ứng. Ví dụ, nếu mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng quy định yêu cầu giao
“10 ô tô tải và 5 máy kéo” và chỉ có 4 ô tô tải đã được giao, thì hóa đơn có thể thể
hiện đã giao 4 ô tô tải, với điều kiện là Thư tín dụng không cấm giao hàng từng phần.
Một hóa đơn thể hiện thực sự đã giao (4 ô tô tải) cũng có thể ghi mô tả hàng hóa như
đã quy định trong Thư tín dụng, có nghĩa là 10 ô tô tải và 5 máy kéo.
C5 Hóa đơn quy định mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện phù hợp với Thư
tín dụng cũngcó thể thêm dữ liệu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện,
miện là chúng không thể hiện sự khác nhau về bản chất , chủng loại hoặc loại hàng
hóa, dịch vụ thực hiện.
Ví dụ nếu Thư tín dụng yêu cầu giao “Suede Shoes”, nhưng hóa đơn lại mô tả hàng
hóa là “Limitation Suede Shoes” hoặc nếu Thư tín dụng yêu cầu “Hydraulic Drilling
Rig”, nhưng hóa đơn lại mô tả hàng là “Second Hand Hydraulic Drilling Rig”, thì
các mô tả hàng hóa này đã làm thay đổ bản chất, chủng loại hoặc loại hàng hóa.
C6 Một hóa đơn phải thể hiện:
a. Giá trị hàng hóa đã được giao hoặc chuyên chở, hoặc các dịch vụ hoặc thực hiện
đã đượ thực hiện.
b. Đơn giá, nếu quy định trong Thư tín dụng.
c. Cùng loại tiền tệ quy định trong Thư tín dụng.
d. Bất cứ chiết khấu hay khấu trừ do Thư tín dụng yêu cầu.
C7 Hóa đơn có thể chỉ ra một khấu trừ do thanh toán trước, chiết khấu … mà
không quy định trong L/C.
C8 Nếu điều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng,
thì hóa đơn phải thể hiện Điều kiện thương mại đó và nếu nguồn của điều kiện thương
mại được công bố thì nguồn đó phải được chỉ ra. Ví dụ: điều kiện thương mại thể
hiện trong Thư tín dụng là “CIF Singapore Incoterms 2010”, thì hóa đơn không được
ghi là “CIFSingapore” hoặc “CIFSingapore Incoterms”. Tuy nhiên, nếu điều kiện
thương mại ghi trong Thư tín dụng lả “CIF Singapore” hoăc “CIF Singapore
Incoterms”, thì hóa đơn cũng có thể ghi là “CIF Singapore Incoterms 2010”.
C9 Những chi phí và phí phụ thêm, chẳng hạn như chúng có liên quan đến việc
lập chứng từ, cước phí vận tải hoặc phí bảo hiểm phải được bao gồm tronggiá trị của
điều kiện thương mại trên háo đơn.
C10 Một hóa đơn không cần thiết phải ký hoặc ghi ngày tháng.
C11 Mọi số lượng hàng hóa và trọng lượng của hàng hóa hoặc thể tích của hàng hóa
kê khai trên hóa đơn không được mâu thuẫn với dữ liệu cùng loại thể hiện trên các
chứng từ khác.
C12 Một hóa đơn không được chỉ ra:
a. Giao hàng vượt quá (ngoại trừ Điều khoản 30(b) UCP 600), hoặc
b. Hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện không được yêu cầu trong Thư tín dụng. Điều
này áp dụng ngay cả nếu hóa đơn có những số lượng hàng hóa tăng thêm, dịch vụ
hoặc các thực hiện do Thư tín dụng yêu cầu hoặc các hàng mẫu, vật phẩm quảng cáo
và được tuyên bố miễn phí.
C13 Số lượng hàng hóa yêu cầu trong Thư tín dụng có thể ghi trên hóa đơn một dung
sai +/- 5%. Một sự thay đổi tăng thêm 5% về số lượng hàng hóa không cho phép số
tiền yêu cầu thanh toán khi xuất trình vượt quá số tiền của Thư tín dụng. Dung sai
+/- 5% về số lượng hàng hóa sẽ không được áp dụng nếu:
a. Thư tín dụng quy định rằng số lượng không được tăng giảm, hoặc
b. Thư tín dụng quy định rằng số lượng tinh bằng đơn vị bao gói hoặc các mặt riêng
lẻ.
C14 Nếu Thư tín dụng không quy định số lượng hàng hóa và nếu cấm giao hàng
từng phần, thì một hóa đơn phát hành với số tiền kém hơn 5% số tiền Thư tín dụng
sẽ vẫn được coi là giao đủ số lượng và không phải là giao hàng từng phần.
Giao hàng và thanh toán nhiều lần
C15 a. i. Nếu giao hàng hoặc thanh toán nhiều lần trong thời kỳ quy định của Thư
tín dụng và nếu bất cứ lần nào không thanh toán hoặc không giao hàng trong thời kỳ
quy định đối với lần đó, thì Thư tín dụng sẽ ngưng thanh toán đối với lần đó và bất
cứ lần nào tiếp theo. Các thời kỳ định sẵn làm một chuỗi các thời hạn hoặc thời mà
thời kỳ đó quyết định bắt đầu hay kết thúc đối với mỗi lần giao hàng hay thanh toán.
Ví dụ: một Thư tín dụng yêu cầu giao 100 xe ô tô trong tháng 3 và 100 xe ô tô trong
tháng 4 là một ví dụ về hai thời kỳ bắt đầu vào ngày 1 tháng 3 và vào ngày 1 tháng 4
và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 và vào ngày 30 tháng 4.
ii. Nếu cho phép giao hàng và thanh toán từng phần, thì bất cứ số lần thanh toán hoặc
số lần giao hàng sẽ được phép trong phạm vi mỗi lần đó.
b. NếuThư tín dụng quy định một lịch trình giao hàng hoặc thanh toán bằng cách quy
định một số ngày gia hàng hay thanh toán chậm nhất mà không quy định các thời kỳ
cụ thề (tham chiếu mục C15(a)(i)):
i. Đây không phải là một lịch trình giao hàng hoặc thanh toán nhiều lần như đã được
điều chỉnh bởi UCP 600 và do đó điều khoản 32 sẽ không được áp dụng. Ngược lại,
việc xuất trình phải phù hợp với bất cứ các chỉ thị nào có liên quan tới lịch trình giao
hàng hoặc thanh toán nhiều lần và liên quan đến Điều khoản 31 UCP 600.
ii. Nếu cho phép thanh toán và giao hàng nhiều lần, thì bất cứ số lần thanh toán hay
giao hàng nào cũng sẽ được phép thực hiện vào hay trước mỗi ngày thanh toán hoặc
giao hàng chậm nhất xảy ra/
CHỨNG TỪ VẬN TẢI CÓ ÍT NHẤT HAI PHƯƠNG THỨC VẬN CHUYỂN
KHÁC NHAU THỰC HIỆN
(*Chứng từ vận tải liên hợp hoặc đa phương thức*)

Áp dụng điều 19 UCP 600


D1 a. Một thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ vận tải, dù cho được
đặt tên thế nào để chuyên chở hàng hóa sử dụng ít nhất 2 phương thức vận
tải khác nhau thì điều khoản 19 UCP 600 sẽ được áp dụngđể kiểm tra chứng
từ vận tải đó.
b. i. Một chứng từ vận tải liên hợp hoặc đa phương thức không được ghi là
việc giao hàng hoặc gửi hàng chỉ do một phương thức vận tải thực hiện,
nhưng nó có thể không đề cập đến một hay tất cả phương thức vận tải sử
dụng
ii. Một chứng từ vận tải liên hợp hay đa phương thức không được có
bất cứ một chỉ dẫn nào liên quan đến hợp đồng thuê tàu như quy định
tại mục 02(a) và (b)
c. Nếu một thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ vận tải mà không
phải là chứng từ vận tải liên hợp hay đa phương thức mà nó chỉ rõ tuyến
đường chuyên chở hàng hóa quy định trong thư tín dụng do nhiều phương
thức vận tải chuyên chở, ví dụ, nếu chứng từ vận tải chỉ rõ nơi nhận hàng
nội địa hoặc nơi hàng đến cuối cùng hoặc chỉ rõ cảng bốc hàng hoặc khu
vực dở hàng đã thực hiện ở một nơi mà thực tế một nơi nội địa và không
phải là một càng, thì điều khoản 19 UCP 600 sẽ được áp dụng để kiểm tra
chứng từ đó.
D2 Trong tất cả những nơi ở trong ấn phẩm này mà ở đó thuậ ngữ “chứng
từ vận tải đa phương thức” được sử dụng, thì thuật ngữ đó cũng bao gồm
thuật ngữ “chứng từ vận tải liên hợp”. Chứng từ vận tải xuất trình không cần
thiết có tên “chứng từ vận tải đa phương thức” hoặc “chứng từ vận tải liên
hợp” hoặc các từ có nghĩa tương tự, ngay cả khi Thư tín dụng gọi tên chứng
từ được yêu cầu như thế.
Phát hành, người chuyên chờ, nhận dạng người chuyên chở và ký
chứng từ vận tải đa phương thức
D3 a. bất cứ tổ chức nào không phải là một người chuyên chở hoặc một
thuyền trưởng đều có thể phát hành chứng từ vận tải đa phương thức, miễn
là thỏa mãn các yêu cầu của điều khoản 19 UCP 600
b. nếu một thư tín dụng quy định “chứng từ vận tải đa phương thức của
người giao nhận có thể chấp nhận” hoặc các từ có nghĩa tương tự, thì một
chứng từ vận tải đa phương thức có thể do một tổ chức phát hành ký mà
không cần thiết phải chỉ ra năng lực của người ký hoặc tên của người chuyên
chở
D4 Một quy định trong thư tín dụng về “chứng từ vận tải đa phương thức
gom hàng không thể chấp nhận” hoặc “chứng từ vận tải 9da phương thức
của người giao nhận không thể chấp nhận” hoặc các từ có nghĩa tương tự
không bị chi phối bởi tên, hình thức hoặc ký chứng từ vận tải đa phương
thức đó, trừ khi thư tín dụng đề ra những yêu cầu cụ thể chi tiết đối với chứng
từ vận tải đa phương thức đó phải được phát hành và ký phát như thế nào.
Không có các yêu cầu này thì những quy định như thế sẽ không được xem
xét đến và chứng từ vận tải đa phương thức xuất trình sẽ được kiểm tra theo
các yêu cầu của điều khoản 19 UCP 600
D5 a. Chứng từ vận tải đa phương thức phải được ký theo hình thức mô tả
trong điều khoản 19(a) (i) của UCP 600 và chỉ rõ tên người chuyên chở,
được nhận dạng như người chuyên chở
b. Nếu chứng từ vận tải đa phương thức do một chi nhánh đích danh của
người chuyên chở ký, thì việc ký này được coi như là do người chuyên chở
thực hiện
c. Nếu một đại ký nhân danh hoặc thay mặt cho người chuyên chở ký chứng
từ vận tải đa phương thức, thì đại lý phải nêu danh và ngoài ra phải nói rõ
ràng nó đang ký với tư cách là “đại lý cho người chuyên chở đích danh” hoặc
là “đại lý thay mặt cho người chuyên chở đích danh” hoặc các từ có nghĩa
tương tự. Nếu người chuyên chở được nhna65 dạng ở một nơi nào đó trên
chứng từ là “Người chuyên chở” thì đại lý đích danh có thể ký, ví dụ, “là đại
lý nhân danh hoặc thay mặt cho người chuyên chở” mà không cần nêu tên
người chuyên chở lần nữa.
d. Nếu thuyền trưởng ký một chứng từ vận tải đa phương thức, thì chữ ký của thuyền trưởng
phải được nhận biết là chữ ký của “thuyền trưởng”. Tên của thuyền trưởng không cần thiết phải
được ghi ra

e. Nếu một đại lý nhân danh hoặc thay mặt thuyền trưởng ký một chứng từ
vận tải đa phương thức, thì đại lý phải nêu tên và ngoài ra phải ghi rõ là đang
ký với tư cách là “đại lý cho thuyền trưởng” hoặc “đại lý thay mặt cho thuyền
trưởng” hoặc các từ có nghĩa tương tự. Tên của thuyền trưởng không cần
thiết phải nêu ra
Ghi chú hàng đã bốc lên tàu, ngày giao hàng, nơi nhận, gửi, nhận để chờ,
cảng bốc hoặc cảng đến hàng không
D6 Ngày phát hành chứng từ vận tải đa phương thức sẽ được coi là ngày
nhận hàng, ngày gửi hàng, ngày nhận hàng để chở hoặc ngày giao hàng
trên tàu và ngày giao hàng, trừ khi nó được ghi chú riêng biệt chứng minh
ngày nhận, gửi, nhận để chở hoặc ngày giao hàng lên tàu từ nơi, càng hoặc
càng hàng không quy đĩnh tron thư tín dụng, ngày như thế sẽ được coi là
ngày giao hàng, dù cho ngày đó là ngày trước hoặc sau ngày phát hành
chứng từ vận tải đa phương thức. Ngày ghi chú riêng biệt có thể được ghi
trong khung hoặc khu vực quy định
D7 Nếu thư tín dụng yêu cầu giao hàng bắt đầu từ một càng, tức là, nếu là
chặng hành trình đầu tiên là bằng đường biển như thư tín dụng yêu cầu, thì
chứng từ vận tải đa phương thức phải ghi ngày ghi chú bốc hàng lên tàu và
trong trường hợp này sẽ áp dugn5 mục E6(b-d)
D8 Trong chứng từ vận tải đa phương thức, nếu thư tín dụng yêu cầu giao
hàng bắt đầu từ một càng, thì càng bốc hàng đích danh phải được thể hiện
trong khu vực cảng bốc hàng. Tuy nhiên, thư tín dụng cũng có thể quy định
trong khu vực có tên “nơi nhận hàng” hoặc các từ có nghĩa tương tự.
D9 Chứng từ vận tải đa phương thức phải ghi nơi nhận, gửi, nhận để chở,
cảng bốc hoặc cảng hàng không khởi hành có ghi quốc gia mà nơi, cảng
hoặc cảng hàng không đóng trụ sở, thì tên của quốc gia đó không cần thiết
phải ghi vào
D10 các thuật ngữ như “đã bốc hàng nhìn bề ngoài trong điều kiện tốt”, “đã
bốc xong hàng lên tàu”, “hàng bốc lên tàu hoàn hảo” hoặc các nhóm từ được
cấu thành từ chữ “đã bốc hàng” hoặc “trên tàu” đều có nghĩa chung là “đã
bốc hàng lên tàu”
Nơi đến cuối cùng, cảng dỡ hàng hoặc cảng đến hàng không
D12 a. nếu thư tín dụng yêu cầu giao hàng đến tận một cảng, thì cảng dỡ
hàng đích danh nên được thể hiện trong ô cảng dỡ hàng trong một chứng từ
vận tải đa phương thức
b . Tuy nhiên, cảng dỡ hàng đích danh có thể ghi ở ô trên đầu trang “Nơi
hàng đến cuối cùng” hoặc các từ có nghĩa tương tự. Ví dụ: nếu thư tín dụng
yêu cầu giao hàng đến tận Felixtowe, nhưng Felixtowe cho biết là nơi đến
cuối cùng thay cho cảng dỡ hàng, điều này có thể được xác nhận bằng cách
ghi chú “cảng dỡ hàng Felixtowe”
D12 Một chứng từ vận tả đa phương thức phải ghi nơi đến cuối cùng, cảng
dỡ hàng hoặc cảng đến hàng không quy định trong thư tín dụng. Nếu thư tín
dụng chỉ ra nơi đến cuối cùng, cảng dỡ hàng hoặc cảng đến hàng không
cùng quốc gia mà nơi hoặc cảng đó dóng trụ sở thì tên quốc gia không cần
phải nêu ra
D14 Nếu một thư tín dụng quy định một khu vực địa lý hoặc chuỗi các nơi
đến cuối cùng, các cảng dỡ hàng hoặc các cảng hàng không (ví dụ: “bất cứ
quốc gia châu Âu nào” hoặc “Hamburg, Rotterdam, Antwerp Port”), thì chứng
từ vận tải đa phương thức phải ghi nơi đến cuối cùng thực tế của cảng dỡ
hàng hoặc của cảng đến hàng không mà chúng nằm trong khu vực địa lý
hoặc chuỗi các nơi đó. Chứng từ vận tải đa phương thức không cần thiết
phải chỉ ra khu vực địa lý
Bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức
D15 a. Chứng từ vận tải đa phương thức phải ghi số lượng bản gốc đã phát
hành
b. Các chứng từ vận tải đa phương thức ghi chú “Bản gốc thứ nhất” “Bản
gốc thứ hai”, “Bản gốc thứ ba” hoặc “Bản gốc đầu tiên”, “Bản gốc thứ hai
tương tự“, “Bản gốc thứ ba tương tự” hoặc các thuật ngữ tương tự đều là
bản gốc
Người nhận hàng, bên ra lệnh, người gửi hàng và ký hậu và bên thông
báo
D16 Nếu một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải đa phương thức xác
minh rằng hàng đã được giao cho một tổ chức đích danh, ví dụ, “giao cho
một tổ chức đích danh” (có nghĩa là chứng từ vận tải đa phuong thức đi thẳng
hoặc giao cho) mà không phải là “theo lệnh” hoặc “theo lệnh của người đích
danh”, thì chứng từ vận tải đa phương thức không cần ghi thuật ngữ “theo
lệnh” hoặc “theo lệnh của” đứng trước tổ chức đích danh, dù cho đánh máy
hoặc in sẵn
D17 a. Nếu chứng từ vận tải đa phương thức được phát hành “theo lệnh”
hoặc “theo lệnh của người gửi hàng”, thì nó được ký hậu bởi người gửi hàng.
Ký hậu có thể do một tổ chức đích danh thực hiện mà không phải là người
gửi hàng, mà người đó phải ghi ký hậu nhân danh hoặc thay mặt người gửi
hàng
b. Nếu một thư tín dụng yêu cầu chứng từ vận tải đa phương thức xác nhận
rằng hàng hóa được giao “theo lệnh của một tổ chức đích danh”, thì chứng
từ vận tải đa phương thức không cần phải ghi rằng được chuyển thằng cho
tổ chức đích danh đó
D18 a. Nếu một thư tín dụng quy định các chi tiết của một bên hay nhiều bên
thông báo, thì chứng từ vận tải đa phương thức cũng có thể ghi các chi tiết
của một hay nhiều bên thông báo đó
b. i. Nếu một thư tín dụng không quy định các chi tiết một bên thông báo, thì
chứng từ vận tải đa phương thức có thể ghi các chi tiết của bất cứ bên thông
báo nào và bằng bất cứ cách nào (loại trừ như đã quy định trong mục
18(b)(ii))
ii. Nếu một thư tín dụng không quy định các chi tiet61cua3 một bên thông
báo, nhưng các chi tiết của người yêu cầu thể hiện như là bên thông báo
trong một chứng từ vận tải đa phương thức và các chi tiết đó bao gồm địa
chỉ của người yêu cầu và các chi tiết liên hệ, thì các chi tiết tiết đó không
được mâu thuẫn với các chi tiết quy định trong thư tín dụng
D19 Nếu một thư tín dụng yêu cầu như một chứng từ vận tải đa phương
thức chứng minh hàng hóa được giao theo hoặc theo lệnh của “Ngân hàng
phát hành” hoặc “Người yêu cầu” hoặc thông báo cho “Người yêu cầu” hoặc
“Ngân hàng phát hành”, thì chứng từ vận tải đa phương thức phải ghi lên
của người yêu cầu hoặc Ngân hàng phát hành, nhưng không cần thiết phải
chỉ ra địa chỉ của họ hoặc bất cứ chi tiết nào mà chúng đã được quy định
trong thư tín dụng
D20 Nếu địa chỉ và các chi tiết liên hệ của người yêu cầu thể hiện như là một
bộ phận của người nhận hàng hoặc của các chi tiết bên thông báo, thì chúng
không được mâu thuẫn với những chi tiết này quy định trong thư tín dụng
Chuyển tài, giao hàng từng phần và xác đĩnh thời gian xuất trình nếu
nhiều bộ các chứng từ vận tải đa phương thức được xuất trình
D21 Trong vận tải đa phương thức sẽ xuất hiện chuyển tải. Chuyển tải là dỡ
hàng xuống và bốc lại hàng lên từ một phương tiện vận tải bày sang một
phương tiện vận tải khác (dù cho là phương thức vận tải có hay không có
khác nhau hay không) trong một hành trình vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận
hàng, gửi hàng, hoặc nơi nhận hàng để chở đi, cảng bốc hàng hoặc cảng
hàng không khởi hành đến nơi đến cuối cùng, cảng dỡ hàng hoặc cảng đến
hàng không không quy định trong thư tín dụng
D22 Giao hàng trên nhiều phương tiện vận tải (nhiều ôtô tải, tàu biển, máy
bay v.v…) là giao hàng từng phần, ngay cả khi các phương tiện vận chuyển
như thế xuất phát cùng ngày để đến cùng một nơi
D23 a. Nếu một thư tín dụng cấm giao hàng từng phần và nhiều bộ bản gốc
chứng từ vận tải đa phương thức được xuất trình thực hiện việc nhận, gửi,
nhận hàng để chuyên chở hoặc giao hàng từ nhiều nơi xuất phát (như đã
cho phép đặc biệt hoặc trong phạm vi một vùng địa lý hoặc một chuỗi các
nơi quy định trong thư tín dụng), thì mỗi bộ chứng từ đó phải chỉ ra hàng hóa
chuyên chở trên cùng phương tiện vận chuyển và cùng hành trình chuyên
chở và hàng hóa đó được chở đến cùng một nơi đến
b. Nếu như một thư tín dụng cấm giao hàng từng phần và nhiều bộ bản gốc
chứng từ vận tải đa phương thức xuất trình phù hợp với mục D23(a) và có
những ngày nhận, gửi, nhận để chuyên chở hoặc giao hàng khác nhau, thì
ngày muộn nhất trong những ngày này sẽ được dùng để tính bất cứ thời hạn
xuất trình nào và mỗi ngày này phải xảy ra trong hoặc trước ngày chậm nhất
nhận hàng, gửi, nhận để chuyên chở hoặc giao hàng quy định trong thư tín
dụng
c. Nếu cho phép giao hàng từng phần và nhiều bộ bản gốc chứng từ vận tải
đa phương thức được xuất trình như là từng phần được xuất trình riêng biệt
theo lịch trình hoặc thư và có những ngày nhận hàng, gửi hàng, nhận hàng
để chở trên các phương tiện vận chuyển khác nhau, thì ngày sớm nhất của
những ngày này sẽ được sử dụng để tính bất cứ thời hạn xuất trình nào và
từng ngày này phải xảy ra hoặc trước ngày chậm nhất nhận hàng, gửi hàng,
nhận hàng để chở hoặc giao hàng quy định trong thư tín dụng
Chứng từ vận tải đa phương thức hoàn hảo
D24 Một chứng từ vận tải đa phương thức phải không có điều khoản hoặc
các điều khoản tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng
hóa hoặc của bao bì của nó
Ví dụ:
1. Một điều khoan3tren6 một chứng từ vận tải đa phương thức như là
“bao bì không đủ khả năng để vận chuyển đường biển” hoặc các từ có
nghĩ tương tự là một ví dụ về điều khoản tuyên bố một cách rõ ràng về
trình trang khuyết tật của bao bì
2. Một điều khoản trên chứng từ vận tải đa phương thức như là “bao bì
có thể không đủ khả năng vận chuyển đường biển” hoặc các từ có
nghĩa tương tự là không tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết
tật của bao bì
D25 a. Không cần thiết phải có từ “hoàn hảo” được thể hiện trên chứng từ
vận tải đa phương thức ngay cả khi thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận
tải đa phương thức phải ghi chú “đã bốc hàng hoàn hảo” hoặc “hoàn hảo”
b. Việc xóa bỏ từ “hoàn hảo” trên một chứng từ vận tải đa phương thức
không phải là sự tuyên bố không rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng
hóa hoặc bao bì của chúng
Mô tả hàng hóa
D26 Mô tả hàng hóa trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là mô tả
chung chung không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong thư tín dụng
D27 Nếu một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải đa phương thức chỉ
ra tên, địa chỉ và các chi tiết giao dịch của một đại lý giao hàng hoặc các từ
có nghĩa tương tự tại nơi đến cuối cuối cùng hoặc cảng dỡ hàng thì địa
chỉ cư trú tại nới đến cuối cùng hoặc cảng dỡ hàng thì địa chỉ của đại lý
không nhất thiết là địa chỉ cư trú tại nơi đến cuối cùng hoặc cảng dỡ hàng
hoặc trong quốc gia đó.
D28 Bất cứ sửa chữa và thay đổi nào trên chứng từ vận tải đa phương
thức phải được xác nhận. Sự xác nhận như thế phải do người chuyên chở,
thuyền trưởng hoặc một trong bất cứ đại lý đích danh của họ thực hiện, đại
lý này có thể không phải là đại lý có thế phát hành hoặc ký chứng từ vận tải
đa phương thức, miễn là họ nhận được đạng đạy lý của người chuyên chở
hoặc của thuyền trưởng.
D29 các bản sao của một chứng từ vận tải đa phương thức không cần thiết
phải xác nhận bất cứ các sửa chữa và thay đổi nào đã thực hiện trên bản
gốc của chứng từ vận tải đa phương thức
Cước phí và phụ phí
D30 Quy định việc thanh toán cước phí gghi trên chứng từ vận tải đa phương
thức không đòi hỏi phải giống hệt như quy định trong một thư tín dụng ,
nhưng không được mâu thuẫn với bản thân dữ liệu của chứng từ đó, bất cứ
chứng từ được quy định nào khác hoặc của thư tín dụng. Ví dụ, nếu một thư
tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải đa phương thức ghi chú “cước phí có
thể thanh toán tại nơi dến”, thì nó có thể ghi chú “cước phí thu sau”
D31 a. Nếu một thư tín dụng quy định rằng không có thể chấp nhận các phụ
phí, thì chứng từ vận tải đa phương thức không được thể hiện phụ phí đã
hoặc sẽ được thanh toán.
b. Quy định phụ phí có thể đề cập tới chi phí phụ thêm hoặc có thể sữ dụng
các điều kiện thương mại có dẫn đến aca1 phí gắn liền với việc xếp hoặc dỡ
hàng hóa, chẳng hạn, nhưng không giới hạn, như miễn xếp (FI), miễn dỡ
(FO), miễn cả xếp lẫn dỡ (FIO) và miễn cả xếp lẫn dỡ cùng sắp xếp hàng
hóa (FIOS)
c. Trong chứng từ vận tải đa phương thức đề cập đến các chi phí có thể bị
thu, ví dụ, như đo kết quả của việc chậm trễ trong dỡ hàng hoặc sau khi
hàng hóa đã được dỡ xuống (phí bồi thường) hoặc các phí do trả công tê nơ
chậm (phí lưu giữ) sẽ không được coi là phụ phí
Giải tỏa hàng hóa với nhiều chứng từ vận tải đa phương thức đã được
giao
D3 Một chứng từ vận tải đa phương thức không được quy định rõ ràng hàng
hóa thuộc chứng từ vận tải đa phương thức chỉ có thể được giải tỏa khi xuất
trình cùng với một hay nhiều chứng từ vận tải đa phương thức khác, trừ khi
các chứng từ vận tải đa phương thức có liên quan tạo thành một bộ phận
cùng xuất trình theo một thư tín dụng.
Ví dụ, “Container XXXX thuộc vận tải đơn số YYY và ZZZ và chỉ có thể được
giải tỏa hàng hóa riêng lẻ khi xuất trình tất cả các chứng từ vận tải đa phương
thức của hàng hóa đó” sẽ được coi là tuyên bố một cách rõ ràng rằng, một
hay nhiều chứng từ vận tải đa phương thức khác có liên quan đến đơn vị
bao gói phải được xuất trình trước khi hàng hóa được giải tỏa.
VẬN TẢI ĐƠN
Áp dụng điều khoản 20 của UCP 600
E1 a. Một thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ vận tải, dù cho đặt
tên như thế nào , chỉ dùng để chuyên chở hàng từ càng tới càng, nghĩa là
thư tín dụng không có đề cập đến nơi nhận hàng hoặc nhận hàng để chở
hoặc tới nơi đến cuối cùng, thì điều hoản 20 UCP 600 sẽ được áp dụng để
kiểm tra chứng từ đó
b. Một vận tải đơn không được có bất cứ quy định nào dẫn chiếu tới hợp
đồng thuê tàu như quy định tại mục G2(a) và (b)
E2 Một vận tải đơn không cần ghi tên “Vận tải đơn hàng hải”, “Vận tải đơn
đường biển”, “Vận tải đơn cảng tới cảng” hoặc các từ có nghĩa tương tự,
ngay cả khi thư tín dụng đặt tên cho chứng từ yêu cầu như thế
Phát hành, người chuyên chở, nhận dạng người chuyên chở và ký vận
tải đơn
E3 a. Bất cứ tổ chức nào không nhất thiết là một người chuyên chở hoặc
một thuyền trưởng đều có thể phát hành vận tải đơn, miễn là nó thỏa mãn
các yêu cầu của điều khoản 20 UCP 600
b. Nếu một thư tín dụng quy định “vận tải đơn của người giao nhận có thể
chấp nhận” hoặc “vận tải đơn gom hàng có thể chấp nhận” hoặc các từ có ý
nghĩa tương tự, thì vận tải đơn có thể do một tổ chức phát hành ký mà không
cần thiết phải chỉ ra năng lực của người ký hoặc tên của người chuyên chở
E4 một quy định trong một thư tín dụng như “các vận tải đơn của người giao
nhận không thế chấp nhận” hoặc “các vận tải đơn gom hàng không thế chấp
nhận” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự không có ý nghĩa trong ngữ cảnh của
cái tên, hình thức hoặc ký vận tải đơn, trừ khi thư tín dụng đề ra những yêu
cầu cụ thể chi tiết đối với vận tải đơn phải được phát hành và ký phát như
thế nào. Không có các yêu cầu này, thì quy định như thế sẽ không được xem
xét đến và vận tải đơn xuất trình sẽ được kiểm tra theo các yêu cầu của điều
khoản 20 của UCP 600
E5 a. Một vận tải đơn phải được ký theo hình thức mô tả trong điều khoản
20(a) (i) của UCP 600 và chỉ rõ tên người chuyên chở, được nhận dạng như
là người chuyên chở.
b. Nếu một vận tải đơn của một chi nhánh đích danh của người chuyên chở
ký, thì việc ký này được coi như là do người chuyên chỡ thực hiện
c. Nếu một đại lý nhân danh hoặc thay mặt cho người chuyên chở ký vận tải
đơn, thì đại lý phải nêu tên, ngoài ra phải nói rõ rằng người đó đang ký với
tư cách là “đại lý cho người chuyên chở đích danh” hoặc là “đại lý thay mặt
cho người chuyên chở đích danh” hoặc các từ có nghĩa tương tự. Nếu người
chuyên chở được nhận dạng ở một nơi nào đó trên chứng từ là “Người
chuyên chở”, thì đại lý đích danh có thể ký, ví dụ, là “đại lý nhân danh hoặc
thay mặt cho người chuyên chở” mà không cần nêu tên người chuyên chở
lần nữa.
d. Nếu thuyền trưởng ký một vận tải đơn, thì chữ ký của thuyền trưởng phải
được nhận biết là của “thuyền trưởng”. Tên của thuyền trưởng không cần
thiết phải được ghi ra
e. Nếu một đại lý nhân danh hoặc thay mặt thuyền trưởng ký vận tải đơn, thì
đại lý phải nêu tên và ngoài ra phải ghi rõ là đang ký với tư cách là “đại lý
của thuyền trưởng” hoặc là “đại lý thay mặt cho thuyền trưởng” hoặc các từ
có nghĩa tương tự. Tên của thuyền trưởng không cần thiết phải nêu ra
Ghi chú đã bốc hàng, ngày giao hàng, chuyên chở chặng đầu, nơi nhận
và cảng bốc hàng
E6 a. Nếu một vận tải đơn có in trước “đã bốc hàng lên tàu” xuất trình, thì
ngày phát hành của nó được coi là ngày giao hàng, trừ khi vận tải đơn có
ghi chú ngày bốc hàng riêng biệt, trong trường hợp này, ngày ghi chú đó sẽ
được coi là ngày giao hàng, dù cho ngày đó là ngày trước hay sau ngày phát
hành vận tải đơn. Ngày bốc hàng cũng có thể được ghi trong o hoặc khu vực
chỉ định.
b. Cho dù một thư tín dụng có thể yêu cầu vận tải đơn chứng minh giao hàng
từ cảng tới cảng
i. Nếu một vận tải đơn chỉ ra nơi nhận hàng cũng giống như cảng bốc hàng
, ví dụ: nơi nhận hàng CY Rotterdam và cảng bốc hàng Rotterdam và không
có phương tiện chuyên chở chặng đầu (pre-carriage) {hoặc là khu vực chặng
đầu chuyên chở hoặc là nơi của khu vực nhận hàng}, hoặc
ii. Nếu một vận tải đơn chỉ ra nơi nhận hàng khác với cảng bốc hàng, ví dụ,
nơi nhận hàng Amsterdam và cảng bốc hàng Rotterdam, và không chỉ ra
phương tiện chuyên chở chặng đầu (pre-carriage) {hoặc là ở khu vực chuyên
chở chặng đầu hoặc là nơi của khu vực nhận hàng}, thì:
a. Nếu một vận tải đơn in trước “Shipped on board”, thì ngày phát hành
vận tải đơn được coi là ngày giao hàng và không có yêu cầu ghi chú đã bốc
hàng thêm nữa
b. Nếu một vận tải đơn in trước “Received on shipment”, thì yêu cầu phải
ghi ngày ghi chú đã bốc hàng lên tàu và ngày ghi chú đó được coi là ngày
giao hàng. Ngày đã bốc hàng lên tàu cũng có thể được ghi trong ô hoặc trong
khu vực quy định
c. Dù cho một thư tín dụng có thể yêu cầu vận tải đơn chứng minh giao hàng
từ cảng tới cảng, nếu một vận tải đơn:
i. Ghi nơi nhận hàng khác với cảng bốc hàng, ví dụ, nơi nhận hàng
Amsterdam và cảng bốc hàng Rotterdam và có phương tiện chuyên chở
chặng đầu chi ở (hoặc khu vực chuyên chở chặng đẩu hoặc nơi của khu vực
nhận hàng), dù cho có in trước “Shipped on board” hay “Received for
shipment” hay không, thì vận tải đơn phải ghi ngày ghi chú đã bốc hàng,
cùng với tên tàu và cảng bốc hàng quy định trong thư tín dụng. Những ghi
chú như thế cũng có thể ghi trong ô hay khu vực quy định. Ngày ghi chú đã
bốc hàng lên tàu sẽ được coi như là ngày giao hàng.
ii. Có ghi phương tiện chuyên chở chặng đầu (hoặc ở khu vực chuyên chở
chặng đầu hoặc ở nơi của khu vực nhận hàng), dù cho là nếu nơi nhận hàng
không được quy định hay dù cho có in trước “Shipped on board” hoặc
“Received for shipment” hay không, thì vận tải đơn phải ghi ngày ghi chú đã
bốc hàng cùng với tên tàu và cảng bốc quy định trong thư tín dụng. Những
ghi chú đã bốc hàng như thế cũng có thể ghi trong ô hay ghi trong khu vực
quy định. Ngày ghi chú đã bốc hàng hay ghi chú trong ô hay trong khu vực
sẽ được coi như ngày giao hàng.
d. Nếu một vận tải đơn ghi nhóm từ như là “Nếu nơi của khu vực nhận hàng
đã nhận xong” thì mọi ghi chú trên vận tải đơn “on board”, “loaded on board”
này hoặc các từ có nghĩa tương tự sẽ được coi như là cảng bốc hàng lên
các phương tiện vận tải thực hiện chuyên chở từ nơi nhận hàng đến cảng
bốc hàng hoặc các từ có nghĩa tương tự và ngoài ra, nếu khu vực của nơi
nhận hàng ghi đã nhận, thì vận tải đơn phải ghi ngày ghi chú đã bốc hàng.
Ngày ghi chú đã bốc hàng phải ghi tên tàu và cảng bốc quy định trong thư
tín dụng. Ngày ghi chú như thế cũng có thể thế hiện trong ô hay khu vực quy
định. Ngày thể hiện trong ghi chú đã bốc hàng hoặc trong khu vực hay ô quy
định sẽ được coi như ngày giao hàng
e. Cảng bốc hàng quy định theo yêu cầu của một thư tín dụng phải thể hiện
trong cảng bốc hàng trên vận tải đơn. Tuy nhiên nó có thể được quy định
trong khu vực đầu trang “Nơi nhận hàng” hoặc các từ có nghĩa tương tự,
miễn là có ngày ghi chú đã bốc hàng xác nhận rằng hàng hóa đã được bốc
lên tàu đích danh tại cảng quy định tại “nơi nhận hàng” hoặc các từ có nghĩa
tương tự.
Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu
Áp dụng điều khoản 22 của ucp 600
G1: Nếu một thư tón dụng yêu cầu xuất trình 1 vận tải đơn theo hợp đồng
thuê tàu hoặc nếu một thư tín dụng cho phép xuất trình 1 vận tải đơn theo
hợp đồng thuê tàu được xuất trình,thì điều khoản 22 của ucp600 sẽ được áp
dụng để kiểm tra chứng từ đó
G2:
a.Một chứng từ vận tải dù cho đặt tên như thế nào có bất cứ quy định nào
dẫ chiếu đến hoặc bất cứ tham chiếu nào tới 1 hợp đòng thuê tàu sẽ được
coi là một vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu
b.Một chứng từ vận tải,dù cho được đặt tên như thế nào có thuật ngữ như
“Freight payable as percharter party dated(with or without mentioning a
date)” hoặc “frienght payable as per charter party” sẽ là một quy đinh chứng
từ đó dẫn chiếu đến một hợp đồng thuê tàu
G3:Một chứng từ vận tải dù cho được đặt tên như thế nào có mã danh hay
ten hãng thường gắn với một vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu.ví dụ,vận
tải đơn “congenbill” hoặc “Tanker bill of lading” mà không có chỉ dẫn gì them
hoặc tham chiếu đến một hợp đồng thuê tàu thì bản thân nó không phỉa là
vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu.
Ký vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu
G4
a.Một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được ký theo hình thức mô
tả trong điều khoản 22(a) (i) của UCP 600
b.Nếu thuyền trưởng,chủ tàu hoặc người thuê tàu ký một vận tải đơn theo
hợp đồng thuê tàu ,thì chữ ký của thuyền trưởng,chủ tài hoặc nugowif thuê
tài phải được xác nhận đích danh là thuyền trưởng chủ tàu hoặc người thuê
tàu
c.Nếu một đại lý nhân danh hoặc thay mặt cho thuyền trưởng chủ tàu hoặc
người thuê tàu ký một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu,thì đại lý phải nêu
tên và ngoài ra phỉa nói rõ rằng nó đang ký với tư cách là đại lý cho thuyền
trưởng,chủ tàu hoặc người cho thuê tàu nếu có thể.
i.Nếu một đại lý nhân danh hay thay mặt cho thuyền trưởng ký một vận tải
đơn theo hợp đòng thuê tàu thì tên của thuyền trưởng không cần thiết phải
nêu ra.
ii.Neus một đại lý nhân danh hay thay mặt cho thuyền trưởng hay người thuê
tàu ký một vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu thì tên của thuyền trưởng
hoặc người thuê tàu không cần thiết phải nêu ra.
Ghi chú đã bốc hàng,ngày giao hàng,chuyên chở chặng đầu,nhơi nhận và
cảng bốc hàng
G5
a.Nếu một vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu có in trước đã bốc hàng lên
tàu được xuất trình,thì ngày phát hành của nó được coi là ngày giao hàng,trừ
khi vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có ghi chú ngày bốc hàng riêng
biệt,ngày ghi chú đó sẽ vẫn được coi là ngyaf giao hàng,dù cho ngyaf đó là
trước hay sau ngya fphast hành vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu,Ngày
bốc hàng cũng có thể được ghi trong ô hay khu vực chỉ định.
b.Cho dù Thư tín dụng có thể yêu cần vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu
chứng minh giao hàng từ cảng tới cảng
i.Nếu một vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu quy đinh nơi nhận hàng cũng
giống như cảng bốc hàng,Ví dụ :nơi nhận hàng CY Rotterdam và cảng bốc
hàng Rotterdam và không có phương tiên chuyên chở chặng đầu ( hoặc là
khu vực chặng đầu chuyên chở hoặc là nơi của khu vực nhận hàng),hoặc
ii.Nếu một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu chỉ ra nơi nhận hàng khác với
cảng bốc,ví dụ,nơi nhận hàng Amsterdam và cảng bóc hàng Rotterdam và
không chỉ ra phương tiện chuyên chở chặng đầu ( hoặc là khu vực chuyên
chở chặng đầu hoặc là nơi của khu vực nhận hàng),thì
a.Nếu một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có in trước “shipped on
broad”.thì ngày phát hành được coi là ngày giao hàng và không yêu cầu ghi
chú đã bốc hàng ghì them
b.Nếu một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có in trước :Received for
shipment:,thì yêu cầu phải ghi ngyaf ghi chú đã bốc hàng lên tàu và ngày ghi
chú đó được coi là ngày giao hàng.Ngày đã bốc hàng lên tàu cũng có thể
được ghi trong ô hoặc trong khu vực quy định.
c.Dù cho một thư tín dụng có thể yêu cầu vận tải đơn theo hợp đòng thuê
tàu chứng minh giao hàng từ cảng tới cảng ,nếu một vận tải đơn theo hợp
đồng thuê tàu:
i.Ghi nơi nhận hàng khác với cảng bốc hàng,ví dụ,nơi nhận hàng Amsterdam
và cảng bốc hàng Rotterdam à có phương tiện chuyên chở chặng đầu ghi ở
(hoặc khu vực chuyên chở chặng đầu hoặc nơi của kh vực nhận hàng),dù
cho có in trước “shipped on board” hay “received for shipment” hay không,thì
vận tải đơn phải ghi ngày ghi chứ đã bốc hàng,cùng với tên tàu và cảng bóc
àng quy định trong thư tín dụng.Những ghi chú như thế cũng có thể ghi trong
ô hay khu vực quy định.Ngày ghi chú đã bốc hàng lên tàu sẽ được coi như
là ngày giao hàng.
ii.Ghi phương tiện chuyên chở chặng đầu ( hoặc ở khu vực chuyên chở
chặng đầu hoặc ở nơi của khu vực nhận hàng,dù cho là nếu nơi nhận hàng
không được quy định hay dù cho có in trước “shipped on boaoard” hay
“received for shipment hay không,thì vận tải đơn phải ghi ngày ghi chú đã
bốc hàng cùng với tên tàu và cảng bốc quy định trong thư tín dụng.Những
ghi chú đã bốc hàng như thế cũng có thể ghi trong ô hay trong khu vực quy
định.Ngày ghi chú đã bốc hàng hoặc ghi chứ trong ô hay trong khu vực sẽ
được coi như ngày giao hàng.
d.Nếu một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu ghi nhớm từ như là : nếu nơi
của khu vực nhận hàng đã nhận xong”,thì mọi ghi chú trên vận tải đơn “on
board hay loaded on board” hoặc các từ có nghĩ tương tự sẽ được coi như
là đã bốc hàng lên các phương tiện vận tải thực hiện chuyên chở từ nơi nhận
hàng đến cảng bốc hàng hoặ các từ có nghĩa tương tự và ngoài ra,nếu nơi
của khu vực nhận hàng ghi dã nhận thì vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu
phải ghi ngày ghi chú đã bốc hàng ngày ghi chư đã bốc hàng cũng phỉa ghi
tên tàu và cảng bốc quy định trong thư tín dụng..Ngày ghi chú như thế cũng
có thể thể hiện trong ô hay khu vực quy định.Ngày thể hiện trong ghi chú đã
bốc hàng hoặc trong khu vực hay ô quy định sẽ được coi như ngày giao
hàng.
e.Cảng bốc hàng đích danh theo yêu cầu của thư tín dụng phải thể hiện trong
cảng của khu vực bốc hàng trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu.Tuy
nhiên,nó có thể được quy định trong khu vực đầu trang “nơi nhận hàng” hoặc
các từ có nghĩa tương tự miễn là có ngày ghi chú đã bốc hàng xác nhạn rằng
hàng hóa đã được bốc lên tàu đích danh tại cảng quy định tại “nơi nhận hàng
hoặc các từ có nghĩa tương tự.
f.Một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải chỉ rõ cảng bốc hàng quy định
trong thư tín dụng.Nếu một thư tín dụng ghi cảng bốc hàng kèm với tên quốc
gia mà cảng đó cư ngụ,thì tên quốc gia đó không cần thiết phải ghi.
g.Nếu một thư tín dụng qy định 1 khu vực địa lý hoặc chuỗi các cảng bóc
hàng (ví dụ :”Bất cứ các cảng châu Âu nào” hoặc
“hamburg,Rotterdam,Antwerp port”.thì vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu
phải ghi cảng hoặc các cảng bốc hàng thực tế nằm trong khu vực đại lý hoặc
chuỗi các cảng đó.Một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu không cần thiết
phải chỉ ra khu vực địa lý đó.
h.Nếu một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu chỉ ra nhiều cảng bốc thì phải
chứng minh ghi chú đã bốc hàng lên tàu có liên quan đến ngày bốc hàng đối
với mỗi cảng,dù cho vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có in trươc “received
for shipment” hay “shipped on board” hay không.Ví dụ nếu một vận tải đơn
theo hợp đồng thuê tàu chỉ ra rằng việc giao hàng đó đã thực hiện từ
Brisbane và Adelaide thì việc ghi chú ngày hàng đã bốc phải được thể hiện
đối với cả hai nơi đó.
G6
Những thuật ngữ đã bốc hàng nhìn bề ngoài trong điều kiện tốt,”đã giao hàng
lên tàu” hoàn hảo đã bốc hàng lên tàu hoặc bát cứ các thuật nghữ tương tự
khác mà được cấu thành từ shipped hoặc on board thì đều có cùng chung
nghĩa như là shipped on board.
Cảng dỡ hàng
G7
a.Cảng dỡ hàng đích danh theo yêu cầu của thư tín dụng phải thể hiện trong
cảng của khu vực dỡ hàng trong một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu
b.Tuy nhiên,cảng dỡ hàng đích danh theo yêu cầu có thể được ghi trong khu
vực đàu trang “đến nơi cuối cùng” hoặc các từ có nghĩa tương tự,miễn là có
ghi chú chứng minh rằng cảng dỡ hàng là cảng quy định thuộc nơi đến cuối
cùng hoặc các từ có nghĩa tương tự miensx là có ghi chú chứng minh rằng
cảng dỡ hàng là cảng quy định thuộc nơi đến cuối cùng hoặc các từ có nghĩa
tương tự.
G8
Một vận tải đơn theo hợp đông thuê tàu phải ghi cảng dỡ hàng quy định trong
thư tín dụng.Nếu một Thư tín dụng chỉ định cảng dỡ hàng cùng tên quóc gia
có cảng dỡ hàng đó thì tên quốc gia đó không cần thiết phải ghi.
G9
Nếu một thư tín dụng quy định một khu vực địa lý hoặc chuỗi các cảng dỡ
hàng (Ví dụ:”bất cứ các cảng châu Âu nào hoặc
Hamburg,Rotterdam,Antwerp port”) thì vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu
phỉa ghi cảng dỡ hàng thực tế nằm trong khu vực địa lý hoặc chuỗi các cảng
đó.Một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu không cần thiết phải chỉ ra khu
vực địa lý đó.
Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu gốc
G10
a.Một vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu phỉa ghi số lượng bản gốc đã phát
hành.
b.Các vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu ghi chú “Bản gốc thứ nhất” hoặc
“bản gốc đầu tiên” hoặc các thuật ngữ tương tự thì đều là các bản gốc.
Người nhận hàng,bên ra lệnh,người gửi hàng và ký hậu và bên thông báo
G11.Nếu một thư tín dụng yêu cầu một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu
chứng minh rằng hàng đã được giao cho 1 tổ chức đích danh,ví dụ “giao
cho một tổ chức đích danh” có nghĩa là vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu
đi thẳng hoặc giao cho) mà không phải là theo lệnh hoặc theo lệnh của người
đích danh,thì vận tải đơn khong cần ghi thuật ngữ theo lệnh hoặc theo lệnh
của đứng trước tổ chức đích danh hoặc thuật ngữ hoặc theo lệnh đứng sau
tổ chức đích danh dù cho đánh máy hoặc in sẵn.
G12
a.Nếu một vận tải đơn theo hợp dồng thuê tàu được phát hành theo lệnh
hoặc theo lệnh của người gửi hàng thì nó phải được ks hậu bởi người gửi
hàng.Ký hậu có thể do một tổ chức đích danh thực hiện mà không phải là
người gửi hàng,miễn là người đó phải ghi ký hậu nhân danh hoặc thay mặt
người gửi hàng
b.Nếu một thư tín dụng yêu cầu vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu xác nhận
rằng hàng hóa được giao “theo lệnh của một tổ chức đích danh thì vận tải
đơn theo hợp đồng thuê tàu khong cần phải ghi rằng hàng được chuyển
thẳng cho tổ chức đích danh đó
G13
a.Nếu một tư tín dụng quy định các chi tiết của một hay nhiều bên thông báo
thì vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu cũng có thể ghic ác chi tiết của một
hay nhiều bên thông báo đó.
b.
i.Nếu một tư tín dụng không quy định các chi tiết một bên thong báo thì vận
tải đơn theo hợp dồng thuê tàu có thể ghi các chi tiết của bất cứ bên thông
báo nào và bằng bát cức cách nào (loại trừ như đã quy định trong múc G12
(b) (ii) ).
ii.Nếu một thư tín dụng không quy định các chi tiết của mọt bên thong báo
nhưng các chi tiết của người yêu cầu thể hiện như là bên thông báo trong
một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu và các chi tiết đó bao gồm địa chỉ
của người yêu cầu và các chi tiết liên hệ,thì các chi tiết đó không được mâu
thuẫn với các chi tiết quy định trong thư tín dụng
G14
Nếu một thư tín dụng yêu cầu mọt vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu chứng
minh hàng hóa được giao cho hoặc theo lệnh của ngân hàng phát hành hoặc
người yêu cầu hoặc thong báo cho người yêu cầu hoặc cho ngân hàng phát
hàng thì vận tải đơn theo hợp đòng thuê tàu phải ghi tên của ngân hàng phát
hành hoặc của người yêu cầu,nhưng không cần thiết phải chỉ ra cá địa chỉ
của họ hoặc bất cứ các chi tiết liên hệ nào mà đã được quy định trong Thư
tín dụng.
G15
Nếu địa chỉ và các chi tiết liên hệ của người yêu cầu thể hiện như là một bộ
phạn của người nhận hàng hoặc của các chi tiết của bên thông báo thì chúng
không được mâu thuẫn với những chi tiết này quy đinh trong thư tín dụng

Giao hàng từng phần và xác định thời gian xuất trình nếu nhiều bộ vận tải
đơn theo hợp đồng thuê tàu được xuất trình
G16
Giao hàng trên nhiều tàu là giao hàng từng phần,ngay cả khi mỗi con tàu
xuất phát cùng ngày để đến cùng một nơi.
G17
a.Nếu một thư tín dụng cấm giao hàng từng phần và nhiều bộ vận tải đơn
theo hợp đồng thuê tàu gốc được xuất trình thực hiện chuyên chở hàng từ
một hay nhiều cảng bốc hàng (như đã cho phép đặc biệt hoặc trong phạm vị
một vùng địa lý hoặc một chuỗi các cảng quy định trong thư tín dụng,thì mỗi
bộ vận tải đơn đó phải chỉ ra đã chuyển chở hàng hóa trên cùng con tàu và
cùng một hành trình chuyên chở và hàng hóa đó được chở đến cùng một
cảng dỡ hàng
b.Nếu một thư tín dụng cấm giao hàng từng phần và nhiều bộ vận tải đơn
theo hợp đồng thuê tàu gốc được xuấ trình phù hợp với mục G17(a) và có
những ngày giao hàng khác nhau hoặc một bộ vận tải đơn theo hợp đồng
thuê tàu gốc được xuất trình và có những ngày giao hàng khác nhau thì ngày
muộn nhất trong những ngày này sẽ được dùng để tính bất cứ thời hạn xuát
trình nào và các ngày này phải xảy ra trong hoặc trươc ngày giao hàng chậm
nhát quy định trong Thư tín dụng.
c.Nếu cho phép giao hàng từng phân và nhiều bộ vận tải đơn theo hợp đồng
thuê tàu gốc được xuát trình n hư là từng phần xuất trình riêng biệt theo lịch
trình hoặc thư và có những ngày giao hàng khác nhau trên những tàu khác
nhau hoặc cùng tàu nhưng hành trình chuyên chở khác nhau thì ngày sớm
nhất của những ngày này phải được sử dụng để tính bất cứ thời hạn xuất
trình nào và mỗi ngày này phải xảy ra vào hoặc trước ngày giao hàng châm
nhất quy đinh trong thư tín dụng
Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu hoàn hảo
G18.Một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải không có điều khoản hoặc
các điều khoản tuyên bố một cách rõ rang về tình trạng khuyết tật của hàng
hóa hoặc bao bì của nó.
Ví dụ:
a.Một điều khoản trên một vận tải đơn như là bao bì không đủ khả nawg cho
vận chuyển đường biển hoặc các từ có nghĩa tương tự là một ví dụ về điều
khoản tuyên bó một các rõ rang tình trạng khuyết tất của bao bì.
b.Một điều khoản trên vận tải đơn như là bao bì có thể khong đủ khả năng
cho vận chuyển đường biển hoặc các từ có nghĩa tương tự là không tuyên
bó một cách rõ rang về tình trạng khuyết tật của bao bì
G19
A.Không cần thiết phải có từ hoàn hảo để thể hiện tren vận tải đơn theo hợp
đong thuê tàu ngay cả khi thư tín dụng yêu cầu một vận tải đơn theo hợp
đồng thuê tàu phỉa ghi chú đã bốc hàng hoàn hảo hoặc hoàn hảo.
b.Việc xóa bỏ từ hoàn hảo trên vạn tải đơn theo hợp đồng thuê tàu không
phải là sự tuyên bố rõ rang về tình trnaj khuyết tật của hàng hóa hoặc của
bao bì của chúng.

Mô tả hàng hóa
G20 Mô tả hàng hóa quy định trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có thể
là mô tả chung chung không mẫu thuẫn với mô tả hàng hóa trong thư tín
dụng.
G21.Một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có thể quy định rằng hàng hóa
là một phần của một lượng hàng hóa ký gửi lớn hơn đã được bốc lên tàu chỉ
định có chỉ đẫn là hàng hóa không bị tách biệt không hòa lẫn nhau hoặc các
từ có nghĩa tương tự.

Sửa chữa và thay đổi


G22
Bất cứ sữa chữa và thay đổi nào tren vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu
phải được xác nhận.sự xác nhận như thế phải do thuyền trưởng chú tàu
hoặc người thuê tàu hoặc bất cứ mọt trong các đại lý đích danh của họ thực
hiện đại lý này có thể không phỉa là đại lý có thể đã phát hành hoặc ký vận
tải đơn theo hợp đồng thuê tàu,miễn là họ được nhận dạng như là đại lý của
thuyền trưởng chủ tàu hay người thuê tàu
G23.
Các bản sao của một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu không cần thiết
phải xác nhận bất cứ các sửa chữa và thay đổi nào đã được thực hiện trên
bản gốc của nó.

Cước phí và phụ phí


G24
Quy định việc thanh toán cước phí ghi trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê
tàu khong đòi hỏi phải going hệt như quy định trong một thư tín dụng nhưng
không được mâu thuẫn với bản thận dữ liệu của chứng từ đó,của bất cứ
chứng từ được quy định nào khác hoặc của Thư tín dụng.Ví dụ nếu một Thư
tín dụng yêu cầu một vận tải đơn ghi chú cước phí có thể thanh toán tại nơi
đến,thì nó có thể ghi chú cước phí thus au.
G25
a.Nếu một thư tín dụng quy định rằng không có thể chấp nhận các phụ phí
thì vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu không được thể hiện phụ phí đã hoặc
sẽ được thanh toán
b.Quy định phụ phí có thể được đề cập một cách rõ rang tới chi phí phụ them
hoặc có thể sử dụng các điều kiện thương mại có dẫn đến các phí gắn liền
với việc xếp hoặc dỡ hàng hóa chẳng hạng như không giới hạn như miễn
xếp FI miễn dỡ FO miễn cả xếp lần dỡ FIO và miễn cả xeeos lẫn dỡ cùng
sắp xếp hàng hóa FIOS
c.Trong một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu đề cập đến các chi phí có
thể bị thu,ví dụ,như do kết quả của việc chậm trễ trong dỡ hàng hóa hoặc
sau khi hàng hóa đã được dỡ xuống (phí bồi thường tổn thất) hoặc các phí
do trả côn tê nơi chậm (phí lưu giữ) sẽ không được coi là phụ phí

Giải tỏa hàng hóa với việc xuất trình nhiều vận tải đơn theo hợp đồng
thuê tàu
G26
Một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu không được quy định rõ rang rằng
hàng hóa thuộc vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu chỉ có thể được giải tỏa
khu xuát trình cùng với một hay nhiều vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu
khác trừ khi tất cả các vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có liên quan tạo
thành một bộ phận cùng xuất trình theo cùng một thư tín dụng
Ví dụ “Container XXXX thuộc vận tải đơn số YYY và ZZZ và chỉ có thể được
giải tỏa hàng hóa riêng lẻ khi xuất trình tất cả vận tải đơn theo hợp đồng thuê
tàu của hàng hóa đó” sẽ được coi là tuyên bó một các rõ rang rằng một hay
nhiều vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu khác có liên quan đến hàng hóa
nói tren phải được xuất trình trước khi hàng hóa được giải tỏa.

Các hợp đồng thuê tàu


G27 Trừ khi điều khoản 22(b)UCP 600 đặc biệt bị loại trừ không áp dụng và
thư tín dụng đặc biệt quy định các dữ liệu phải được kierm tra tới một mức
độ nào đó thì các ngân hàng sẽ không kiểm tra bất cứ nội dung nào của một
hợp đồng thuê tàu ngay cả khi hợp đồng như thế được yêu cầu như là một
chứng từ quy đinh theo Thư tín dụng.

CHỨNG TỪ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

Áp dụng điều khoản 23 của UCP 600


H1 Một thư tín dụng yêu cầu trình một chứng từ vận tải hàng không,dù cho
đặt tên như thế nào,chỉ dùng đẻ chuyên chở hàng từ sân bay tới sân bay thì
điều khoản 23 của UCP 600 sẽ được áp dụng để kiểm tra chứng từ đó
H2 Một chứng từ vận tải hàng không không cần thiết có tên “Vận đơn hàng
không”, “giấy gửi hàng hàng không” hoặc các từ có nghĩa tương tự ngay cả
khi thư tín dụng đặt tên cho chứng từ yêu cầu như thế.

Phát hành,người chuyên chở,nhận dạng người chuyên chở và ký


chứng từ vận tải hàng không.
H3
a.Một chứng từ vận tải hàng không có thể do bất cứ tổ chức nào không phải
là một người chuyên chở phát hành,miễn là nó thỏa mã các yêu cầu của
Điều khoản 23 của UCP 600
b.Nếu một thư tín dụng quy định vận đơn hàng không của người giao nhận
có thể chấp nhận hoặc vận đơn hàng không gom hàng có thể choaas nhận
haowcj cá từ có nghĩa tương tự thì một chưng từ vận tải hàng không có thể
do một tổ chức phát hành ký mà không cần thiết phải chỉ ra năng lực của
người ký hoặc tên của người chuyên chở.
H4
Một quy định trong một thư tín dụng về vận đơn hàng không của người giao
nhận không thể chấp nhận hoặc vận đơn hàng không gom hàng không thể
chấp nhận haowjc các từ có nghĩa tương tự không có ý nghĩa gì trong ngữ
cảnh của cái tên,hình thức hoặc ký chứng từ vận tải hàng không,trừ khi thư
tín dụng đề ra nhưng yêu cầu cụ thể chi tiết đối với chứng từ vận tải hàng
không phải được phát hành và ký phát như thế nào.Không có các yêu cầu
này thì quy định như thế sẽ không được xem xét đến và chứng từ vận tải
hàng không xuất trình sẽ được kiểm tra theo các yêu cầu của Điều khoản 23
của UCP 600.
H5.
a.Một chứng từ vận tải hàng không phải được ký theo hình thức mô tả trong
điều khoản 23(a) (i) của UCP 600 và chỉ rõ tên người chuyên chở được nhận
dạng như là người chuyên chở.
b.Nếu một chứng từ vận tải hàng không do một chi nhánh đích danh của
người chuyên chở ký thì việc ký này được coi là do người chuyên chở thực
hiện.
c.Người chuyên chở phải được xác định bởi tên của nó thay vì mã hàng
không IATA,ví dụ British của nó thay vì BA,Lufthansa thay vì LH.
H6
Nếu một đại lý nhân danh hoặc thay mặt cho người chuyên chở ký mọt chứng
từ vạn tải hàng không,thì đại lý chuyen chở ký một chứng từ vận tải hàng
không,thì đại lý phải nêu tên và ngoài ra phải nói rõ rằng là đang ký với tư
cách là đại lý cho người chuyên chở đích danh hoặc là đại lý thay mặt cho
người chuyên chở đích danh hoặc cá từ có nghĩa tương tự.Nếu người
chuyên chở được nhân dạng ở một nơi nào đó trên chứng từ là người
chuyên chở ,thì đại lý đích danh có thể ký,Ví dụ là đại lý nhân danh hoặc
thay mặt cho người chuyên chở mà không cần nêu tên người chuyên chở
lần nữa.

Hàng hóa nhận chở ngày giao hàng và yêu cầu đối với ngày giao hàng
thực tế.
H7.Một chứng từ vạn tải hàng không phải chỉ ra rằng hàng hóa đã được
nhận để chở hoặc cá từ có nghĩa tương tự.
H8
a.Một chứng từ vận tải hàng khong phải chỉ ra mọt ngày phát hành.Ngày này
sẽ được coi là ngày giao hàng,trừ khi chứng từ vận tải hàng không có mọt
ghi chú đặc biệt về ngày giao hàng thực tế.Ngày ghi trong ghi chú đó sẽ
được coi là ngày giao hàng,dù cho ngày đó là trước hoặc sau ngày phát
hành chứng từ vận tải hàng không.
b.Trong trường hợp không có ghi chú đặc biệt về ngày giao hàng thực tế thì
bất cứ thông tin khác thể hiện trên chứng từ vận tải hàng không có liên quan
đến thông tin này (bao gồm.ví dụ trong một ô có ghi nhãn chỉ sử dụng cho
người chuyên chở,ngày bay được yêu cầu hoặc tuyến đường và nơi đến sẽ
không được xem xét đến để quyết định ngày giao hàng.

Sân bay khởi hành và đến


H9
Một chứng từ vận tải hàng không phải chỉ ra sân bay khởi hành và sân bay
đến quy định trong thư tín dụng,nếu cá sân bay này có kèm theo tên quốc
gia của nó thì tên các quốc gia đó không cần nêu ra.
H10
Sân bay khởi hành và sân bay đến có thể được quy định mã IATA thay cho tên
đầy đủ của sân bay.
H11
Nếu thư tín dụng quy định một khu vực địa lý hoặc một chuỗi các sân bay
khởi hành hoặc sân bay đến (ví dụ,bất cứ sân bay Trung Quốc nào” hoặc
“sân bay Thượng Hải,Bắc Kinh,Quảng Châu”,thì một chứng từ vận tải hàng
không phải quy định sân bay khởi hành hoặc sân bay đến thực tế nằm trong
khu vực địa lý hoặc các chuỗi sân bay nói trên.Chứng từ vận tải hàng không
không cần thiết phải quy định khu vực địa lý.

Bản gốc chứng từ vận tải hàng không


H12.Một chứng từ vận tải hàng không phải thể hiện là bản gốc cho người
gửi hàng (consignor) hoặc người giao hàng (shipper).Nếu một thư tín dụng
yêu cầu một bộ đầy đủ bản gốc thì điều này sẽ được đáp ứng khi xuất trình
một chứng từ vận tải hàng không chứng minh rằng nó là bản gốc dành cho
người gửi hàng (consignor) hoặc người giao hàng (shipper).

Người nhận hàng,bên ra lệnh và bên thông báo


H13.
a.Nếu một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải hàng không chứng
minh rằng hàng đã được giao theo lệnh cho một tổ chức đích danh thì nó có
thể quy định là hàng hóa được giao cho tổ chức đích danh đó mà không cần
phải ghi là theo lệnh của họ.
b.Nếu một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải hàng không chứng
minh rằng hàng hóa được giao theo lệnh không kèm tên của tổ chức ra lệnh
thì nó phải quy định rằng hàng hóa phải giao cho hoặc là ngân hàng phát
hành hoặc là người yêu cầu mà không cần ghi là theo lệnh của họ.
H14
a.Nếu một thư tín dụng quy định các chi tiết của một hay nhiều bên thông
báo thì chứng từ vận tỉa hàng không của có thể ghi các chi tiết của một hay
nhiều bên thông báo đó.
b.
i.Nếu một thư tín dụng không quy định các chi tiết của một bên thông báo thì
một chứng từ vận tải hàng không có thể ghi các chi tiết của bất cứ bên thông
báo nào và bằng bất cứ cách nào ( loại trừ như đã quy định trong mực H14
(b) (ii).
ii.Nếu một thư tín dụng không quy định các chi tiết của một bên thông báo
nhưng các chi tiết của người yêu cầu và các chi tiết liên hệ thì các chi tiết đó
không được mâu thuẫn với các chi tiết quy định trong thư tín dụng.
H15
Nếu một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải hàng không chứng minh
hàng hóa được giao cho Ngân hàng phát hành hoặc người yêu cầu hoặc
thông báo cho người yêu cầu hoặc cho ngân hàng phát hành thì chứng từ
vận tải hàng không phải ghi tên của ngân hang phát hành hoặc của người
yêu cầu mà có thể áp dụng,nhưng không cần thiết phải chỉ ra các địa chỉ của
họ hoặc bất cứ các chi tiết liên hệ nào mà chúng đã được quy định trong thư
tín dụng
H16
Nếu địa chỉ và các chi tiết liên hệ của người yêu cầu thể hiện như là một bộ
phận của người nhận hàng hoặc cẩu các chi tiết của bên thông báo thì chúng
không được mâu thuẫn với những chi tiết này quy định trong thư tín dụng.
Chuyển tải,giao hàng từng phần và xác định thời gian xuất trình nếu nhiều
chứng từ vận tải hàng không được xuất trình
H17
Chuyển tải là dỡ hàng xuống và bốc lại hàng lên từ một tàu bay này sang
một tàu bay khác trong một hành trình vận chuyển hàng hóa này từ sân bay
khởi hành tới sân bay đến quy định trong thư tín dụng.
Nếu chứng từ vận tải hàng không không chỉ ra việc dỡ hàng xuống va fboocs
lại hàng lên giữa hai sân bay này,thì không coi là chuyển tải như ghi trong
nội dung của thư tín dụng và điều khoản 23 (b) và (c) của UCP 600
H18
Gửi hàng trên nhiều tàu bay là giao hàng từng phần,ngay cả khi tàu bay xuất
phát cùng ngày để đến cùng một nơi.
H19
a.Nếu một thư tín dụng cấm giao hàng từng phần và nhiều chứng từ vận tải
hàng không được xuất trình thực hiện việc gửi hàng từ một hay nhiều sân
bay khởi hành (như đã cho phép đặc biệt hoặc trong phạm vi một vùng địa
lý hoặc một chuỗi các sân bay quy định trong thư tín dụng),thì mỗi chứng từ
vận tải hàng không đó phải chỉ ra là đã gửi hàng trên cùng một tàu bay và
cùng một hành trình bay và hàng hóa đó được chở đến cùng một sân bay
đến
b.Nếu một thư tín dụng cấm giao hàng từ phần và nhiều chứng từ vận tải
hàng không được xuất trình phù hợp với mục H19 (a) và có những ngày gửi
hàng khác nhau thì ngày muộn nhất trong những ngày này sẽ được dùng để
tính bất cứ thời hạn xuất trình nào và các ngày này phải xảu ra trong hoặc
trước ngày giao hàng chậm nhất quy định trong thư tín dụng.
c.Nếu cho phép giao hàng từng phần và nhiều chứng từ vận tải hàng không
được xuất trình như là từng phần xuất trình riêng biệt theo lịch trình hoặc thư
và có những hành trình bay khác nhau thì ngày sớm nhát của những ngày
này ohiar được sử dụng để tính bất cứ thời hạn xuất trình nào và mỗi ngày
này phải ra xảy ra vào hoặc trước ngày giao hàng chậm nhất quy định trong
thư tín dụng.

Chứng từ vận tải hàng không hoàn hảo


H20 Một chứng từ vạn tải hàng không phaari có điều khoản hoặc các điều
khoản tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyến tật của hàng hóa hoặc
của bao bì của nó.
Ví dụ:
a.Một điều khoản trên một chứng từ vận tải hàng không như là bao bi không
đủ khả năng cho vận chuyển đường không hoặc các từ có nghĩa tương tự
là một ví dụ về điều khoản tuyên bố một cách rõ ràng tình trạng khuyết tật
của bao bì.
b.Một điều khoản trên chứng từ vận tải hàng không vận chuyển đường không
hoặc cá từ có nghĩa tương tự là chưa tuyên bó một cách rõ ràng về tình trạng
khuyến tật của bao bì
H21
a.Không cần thiết phải có từ hoàn hảo thể hiện trên chưng từ vận tải hàng
không ngay cả khi thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải hàng không
phải ghi chú hoàn hảo
b.Việc xóa bỏ từ hoàn hảo trên một chứng từ vận tải hàng không không phải
là sự tuyên bố rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc của bao bì
của chúng.

Mô tả hàng hóa
H22 Mô tả hàng hóa quy định trên một chứng từ vận tải hàng không có thể
là mô tả chung chung không mâu thuẫn với với mô tả hàng hóa trong thư tín
dụng.

Sửa chữa và thay đổi


H23
Bất cứ sửa chữa và thay đổi nào trên một chứng từ vận tải hàng không phải
được xác nhận.sự xác nhận như thế phải do người chuyên chở,hoặc bất cứ
một trong các đại lý đích danh của họ thực hiện mà họ có thể không phải là
đại lý có thể phát hành hoặc ký chứng từ vận tải hàng không ,miễn là họ
được nhận dạng như là đại lý của người chuyên chở.
H24.Các bản sao của một chứng từ vận tải hàng không không cần thiết phải
xác nhận bất cứ các sửa chữa và thay đổi nào đã được thực hiện trên bản
gốc của nó.
Cước phí và phụ phí
H25 Việc quy định thanh toán cước phí ghi trên một chứng từ vận tải hàng
không không cần thiết phải giống hệt như quy định trong một Thư tín dụng,
nhưng không được mâu thuẫn với bản thân dữ liệu của chứng từ đó, của
bất cứ chứng từ được quy định nào khác hoặc của Thư tín dụng. Ví dụ, nếu
một Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải hàng không ghi chú “cước
phí thu sau”, thì nó có thể ghi chú “cước phí có thể thanh toán tại nơi đến”.
H26 Một chứng từ vận tải hàng không có thể có các ô riêng biệt in sẵn các
tên như cước phí đã thanh toán hoặc sẽ thu sau:
a.Nếu một Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải hàng không chỉ ra là
cước phí đã thanh toán xong thì điều nảy cũng có thể thực hiện dưới một
đầu đề “Cước phí đã thanh toán” hoặc những từ có ý nghĩa tương tự.
b.Nếu một Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải hàng không chỉ ra là
cước phí sẽ thu sau hoặc sẽ thanh toán tại nơi đến, thì điều này cũng có thể
được thực hiện dưới một đầu đề “Cước phí thu sau” hoặc những từ có ý
nghĩa tương tự.
H27
a.Nếu một Thư tín dụng quy định răng phụ phí là không chấp nhận, thì một
chứng từ vận tải hàng không không được chỉ ra rằng phụ phí đã và sẽ được
thanh toán.
b.Trong một chứng từ vận tải hàng không đề cập đến các chi phí có thể bị
thu, ví dụ như do kết quả của việc chậm trễ trong dỡ hàng hoặc sau khi hàng
hóa đã được dỡ xuống sẽ không được coi là phụ phí.

CÁC CHỨNG TỪ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỜNG SẮT HOẶC ĐƯỜNG


SÔNG

Phạm vị áp dụng điều khoản 24 UCP 600


J1.Một thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ vận tải dùng để chuyên
chở hàng hóa hoặc bằng đường bộ hoặc đường sắt hoặc đường song thì
Điều khoản 24 của UCP 600 sẽ được áp dụng để kiểm tra chứng từ đó

Người chuyên chở nhận dạng người chuyên chở và ký các chứng từ vận tải
đường bộ đường sắt hoặc đường song.
J2.
a.Chứng từ vận tải đường bộ đường sắt hoặc đường sông phải được ký
theo hình thức mo tả trong điều khoản 24 (a) (i) của UCP 600 và chỉ rõ tên
người chuyên chở,được nhận dạng như là người chuyên chở (loại trừ quy
định tại mục j4 (b))
b.Nếu một chứng từ vận tải đường bộ,đường sắt hoặc đường sông do một
chi nhánh đích danh của người chuyên chở ký thì việc ký này được coi là do
người chuyên chở thực hiện.
c.Thuật ngữ người chuyên chở bao gồm những thuật ngữ như người chuyên
chở phát hành,người chuyên chở thực tế,người chuyên chở kế tiếp và người
chuyên chở hợp đồng.

J3.Bất cứ chữ ký con dấu hoặc ghi chú về việc nhận hàng hóa phải được
thể hiện và chứng tỏ rằng nó đã được thực hiện bởi:
a.Người chuyên chở được nhận biết đích thực là người chuyên chở,hoặc
b.Một chi nhánh đích danh đang hoạt động hoặc đăng ký nhân danh người
chuyên chở và chỉ ra tên của người chuyên chở được nhận dạng đích danh
là người chuyên chở mà người đại lý thay mặt họ đang hoạt động hoặc đang
ký hoặc
c.Một công ty đường sắt hoặc ga đường sắt khởi hành
J4.
a.Thuật ngữ người chuyên chở không cần thiết phải thể hiện ở bên chữ ký
với điều kiện là trên chứng từ vận tải thể hiện là do người chuyên chở hoặc
đại lý đích danh nhân danh người chuyên chở đã ký và ngược lại,người
chuyên chở được nhận dạng là người chuyên chở ở một nơi nào đó tren
chứng từ vận tải
b.Một chứng từ vận tải đường sắt ó thể có con dấu ghi ngày của công ty
đường sắt hoặc ga đường sắt khởi hành mà không cần ghi tên của người
chuyên chở hoặc một đại lý đích danh ký nhân danh người chuyên chở.

Nơi gửi hàng và nơi đến


J5 Một chứng từ vận tải đường bộ đường sắt hoặc đường sông phải chỉ ra
nơi gửi hàng và nơi đến quy định trong Thư tín dụng.Nếu một thư tín dụng
quy định các nơi này kèm tên quóc gia của chúng thì tên của quốc gia đó
không cần thiết phải nêu ra.
J6 Nếu một thư tín dụng quy định mọt khu vực địa lú hoặc một chuỗi các nơi
gửi hàng hoặc nơi đến ( ví dụ,”Trung Quốc” hoặc Thượng Hải,Bắc Kinh
Quảng Châu,thì một chứng từ vận tải đường bọ,đường sắt hoặc đường sống
phải quy định nơi gửi hàng hoặn nơi đến thực tế nằm trong khu vực địa lý
hoặc chuỗi các nơi nói trên.Chứng từ vận tải đường bộ hoặc đường sông
không cần thiết phải quy định khu vực địa lý.
Bản gốc thứ nhất và thứ hai của chứng từ vận tải đường bộ,đường sắt
hoặc đường sông
J7
a.Một chứng từ vận tải đường sắt hoặc đường sống phải được coi như là
một bản gốc dù cho là có ghi chú là gốc hay không.
b.Một chứng từ vận tải đường bộ phải quy định rằng nó là bản gốc dành cho
người gửi hàng hoặc người giao hàng hoặc không có ghi chú nào chứng tỏ
chứng từ này gửi cho ai.
c.Xuất trình một bản gốc của chứng từ vận tải đường bộ dành cho người gửi
hàng hay người giao hàng sẽ coi là đủ dù cho nếu thư tín dụng yêu cầu xuất
trình đầy đủ một bộ các chứng từ vận tải liên quan.
d.Một bản thứ 2 (thường là bản sao giấy than) của chứng từ vận tải đường
sắt được coi như là bản gốc nếu có chữ ký hoặc con dấu của công ty đường
sắt hoặc ga đường sắt khởi hành.

Người nhận hàng,bên ra lệnh và bên thông báo


J8
a.Nếu một thư tín dụng yêu caafu một chứng từ vận tải đường bộ hoặc
đường sắt chứng minh rằng hàng đã được giao theo lệnh cho một tổ chức
đích danh thì nó có thể quy định rằng hàng hàng hóa được giao cho tổ chức
đích danh đó mà không cần phải ghi là “theo lệnh của”.
b.Nếu một thư tín dụng yêu cầu mọt chứng từ vận tải đường bộ hoặc đường
sắt chứng minh rằng hàng hóa được giao theo lệnh không nêu tên của tổ
chức ra lệnh đó thì nó phải quy định rằng hàng hóa phải cho cho hoặc là
ngân hàng phát hành hoặc là người yêu cầu mà không cần ghi là theo lệnh
của.
c.Nếu một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải đường sông,thhif mục
J8 (a) (b) sẽ được áp dụng trừ khi chứng từ được phát hành dưới dạng một
vận tải đơn.TRong trường hợp như thế ô người nhận hàng phải được điền
vào theo yêu cầu của thư tín dụng.
J9
a.Nếu một thư tín dụng quy định các chi tiết của một hay nhiều bên thông
báo thì chứng từ vận tải đường bộ đường sắt hoặc đường sống cũng có thể
ghi các chi tiết của một hay nhiều bên thông báo đó.
b.
i.Nếu một thư tín dụng không quy định các chi tiết một bên thông báo thì một
chứng từ vận tải đường bọ đướngắt hoặc đường sống có thể ghi các chi tiết
của bất cứ bên thông báo nào và bất cứ bằng cách nào (loại trừ như đã quy
định trong mục j9(b) (ii) ).
ii.Nếu một thư tín dụng không quy định các chi tiết của một bên thông báo
nhưng các chi tiết của người yêu cầu thể hiện như là bên thông báo trong
một chứng từ vận tải đường bộ,đường sắt hoặc đường sông và các chi tiết
đó bao gồm địa chỉ của người yêu cầu và các chi tiết liên hệ thì các chi tiết
đó không được mâu thuẫn với các chi tiết quy định trong thư tín dụng.
J10
Nếu một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải đường bộ đường sắt
hoặc đường sông chứng minh hàng hóa được giao cho hoặc theo ệnh của
ngân hàng phát hành hoặc người yêu cầu hoặc thông báo cho người yêu
cầu hoặc cho ngân hàng phát hành thì chứng từ vận tải đường bộ đường
sắt hoặc đường sông phải ghi tên của ngân hàng phát hành hoặc của người
yêu cầu nhưng không cần phải ghi các địa chỉ của họ hoặc bất cứ các chi
tiết liên hệ nào mà chúng đã được quy định trong thư tín dụng.Một chứng từ
vận tải đường bộ đường sắt hoặc đường sông cũng không cần ghi theo lệnh
của như quy định tại mục J8 (a)
J11
Nếu địa chỉ và các chi tiết liên hệ của người yêu cầu thể hiện như là một bộ
phận của người nhận hàng hoặc của các chi tiết của bên thông báo thì chúng
không được mâu thuẫn với những chi tiết này quy định trong thư tín dụng.

Chuyển tải,giao hàng từng phần và xác định thời gian xuất trình nếu nhiều
chứng từ vận tải đường bộ đường sắt hoặc đường sông được xuất trình
J12
Chuyển tải là dỡ hàng xuongs và bốc lại hàng lên từ một phương tiện chuyên
chở này lên sang một phương tiện chuyện chở khác trong cùng một phương
thức vận tải (ô tô tàu hóa xà lan) trong cùng một hành trình vận chuyển hàng
hóa này từ nơi giao hàng gửi hàng hoặc chuyên chở đến nơi đến cuối cùng
quy định trong thư tín dụng.Nếu chứng từ vận tải đường bộ đường sắt hoặc
đường sông không chỉ ra việc dỡ hàng xuống và bốc lại hàng lên giữa hai
nơi này thì không coi là chuyển tải như ghi trong nội dung của thư tín dụng
và điều khoản 24 (c) (b) của UCP600
J13
Giao hàng trên nhiều phương thức chuyên chở(nhiều hơn một ô tô tải tàu
hỏa xà lan) là giao hàng từng phần ngay các phương tiện chuyên chở như
thế xuát phát cùng ngày để đến cùng một nơi.
J14.
a.Nếu một thư tín dụng cấm giao hàng từng phần và nhiều chứng từ vận tải
đường bọ đường sắt hoặc đường sông được xuất trình thực hiện việc giao
hàng từ mọt hay nhiều nơi giao hàng gửi hàng hoặc chuyên chở như đã cho
phép đặc biệt trong phạm vi một vùng địa lý hoặc một chuỗi các nơi được
quy định trong thư tín dụng. thì mỗi chứng từ vận tải đường bộ đường sắt
hoặc đường sông đó phải chỉ ra rằng nó đang thực hiện giao hàng gửi hàng
hoặc chuyên chở hàng hóa trên cùng một phương thức chuyên chở và cùng
một hành trình và hàng hóa đó được chở đến cùng một nơi đến.
b.Nếu một thư tín dụng cấm giao hàng từ phần và nhiều chứng từ vận tải
đường bộ đường sắt hoặc đường sông thđược xuất trình phù hợp với mục
J14 (a) và có những ngày giao hàng khác nhau thì ngày muộn nhất trong
những ngày này sẽ được dùng để tính bất cứ thời hạn xuất trình nào và cá
ngày này phải xảy ra trong hoặc trước ngàu giao hàng chậm nhất quy định
trong thư tín dụng.
c.Nếu cho phép giao hàng từng phần và nhiều chứng từ vận tải đường bộ
đường sắt hoặc đường sông được xuất trình như là từng phần xuất trình
riêng biệt theo lịch trình hoặc thư và có những ngày giao hàng khác nhau
trên những phương tiện chuyên chở khác nhau hoặc cùng phương tiện
chuyên chở có một hành trình khác nhau thì ngày sớm nhất của những ngày
này phải được sử dụng để tính bất cứ thời hạn xuât trình nào và mỗi ngày
này phải xảy ra vào hoặc trước ngày giao hàng chậm nhất quy định trong
thư tín dụng.

Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường sông hoàn hảo
J15 Một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường sông phải không
có điều khoản hoặc các điều khoản tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng
khuyết tật của hàng hóa hoặc của bao bì của nó.
Ví dụ:
a. Một điều khoản trên một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc
đường sông như là “bao bì không đủ khả năng cho vận chuyển” hoặc các từ
có nghĩa tương tự là một ví dụ về điều khoản tuyên bố một cách rõ ràng tình
trạng khuyết tật của bao bì.
b. Một điều khoảntrên chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường
sông như là “bao bì có thể là không đủ khả năng cho vận chuyển” hoặc các
từ có nghĩa tương tự là không tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết
tật của bao bì.
J16
a.Không cần thiết phải có từ “hoàn hảo” thể hiện trên chứng từ vận tải đường
bộ, đường sắt hoặc đường sông ngay cả khi Thư tín dụng yêu cầu một chứng
từ vận tải đường bộ, đường sắt hoặc đường sông phải ghi chứ “hoàn hảo”
hoặc “hoàn hảo đã bốc hàng”.
b.Việc xóa bỏ từ “hoàn hảo” trên một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt
hoặc đường sông không phải là sự tuyên bố rõ ràng về tình trạng khuyết tật
của hàng hóa hoặc của bao bì của chúng.
Mô tả hàng hóa
J17 Mô tả hàng hóa quy định trên một chứng từ vận tải đường bộ, đường
sắt hoặc đường sông có thể là mô tả chung chung không mâu thuẫn với mô
tả hàng hóa trong Thư tín dụng.
Sửa chửa và thay đổi
J18 Bất cứ sửa chửa và thay đổi nào trên một chứng từ vận tải đường bộ,
đường sắt và đường sông phải được xác nhận. Sự xác nhận như thế phải
do người chuyên chở, hoặc bất cứ một trong các đại lí đích danh của họ thực
hiện mà họ có thể không phải là đại lý có thể đã phát hành hoặc ký chứng từ
vận tải miễn là họ được nhận dạng như là đại lý của người chuyên chở.
J19.Các bản sao của một chứng từ vận tải đường bộ đường sắt hoặc đường
sông không cần thiết phải xác nhận bất cứ các sửa chữa và thay đổi nào
trên bản gốc của nó.

Cước phí
J20
a.Việc quy định thanh toán cước phí ghi trên một chứng từ vận tải đường bộ
đường sắt hoặc dường sông không cần thiết phải giống hết như quy định
trong một thư tín dụng nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu của chứng
từ đó của bất cứ chứng từ được quy định nào khác hoặc của thư tín dụng.Ví
dụ,nếu một thư tín dụng yêu cầu mọt chứng từ vận tải đường bộ đường sắt
hoặc đường sông ghi chú cuowics phí thu sau thì nó có thể ghi chú cước phí
của thể thanh toán tại nơi đến
b.Nếu một thư tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải đường bộ đường sắt
hoặc đường sông quy định rằng là cước phí đã được thanh toán xong hoặc
cước phí sẽ được thus au tại nơi đến điều này có thể điền vào các ô ghi chú
“Franco” (cước phí đã thanh toán) hoặc “Non-franco” (cước phí sẽ thusau).

CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM


Áp dụng Điều khoản 28 của UCP 600
K1
Một yêu cầu trong Thư tín dụng đối với việc xuất trình một chứng từ bảo
hiểm, như là đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai hợp
đồng bảo hiểm bao có nghĩa là Điều khoản 28 UCP 600 được áp dụng kiểm
tra chứng từ đó.
Người phát hành, ký và bản gốc của chứng từ bảo hiểm
K2
a. Một chứng từ bảo hiểm phải thể hiện là do một công ty bảo hiểm hoặc
người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc người ủy quyền ký và phát hành. Ví dụ, một
chứng từ bảo hiểm do “Công ty TNHH AA’’ ký và phát hành phải thể hiện là đã
được phát hành bởi một công ty bảo hiểm.
b. Nếu một người phát hành được nhận biết là “ người bảo hiểm’’, thì chứng
từ bảo hiểm không cần thiết là phải chỉ ra nó là công ty bảo hiểm hoặc người
bảo hiểm.
K3
Một chứng từ bảo hiểm cũng có thể do văn phòng của người môi giới bảo
hiểm phát hành, miễn là chứng từ bảo hiểm đó đã do công ty bảo hiểm hoặc
người bảo hiểm hoặc đại lý hay người ủy quyền của họ ký. Một người môi
giới bảo hiểm với tư cách là đại lý hoặc người ủy quyền nhân danh hay thay
mặt cho một công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm đích danh ký một chứng
từ bảo hiểm.
K4
Một chứng từ bảo hiểm do một đại lý hoặc người ủy quyền ký phải chỉ ra tên
của công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm mà đại lý hoặc người ủy quyền
nhân danh hay thay mặt họ để ký, trừ khi tên của công ty bảo hiểm hoặc
người ủy quyền đã được nhận biết ở một chỗ nào đó trên chứng từ. Ví dụ,
nếu “Công ty bảo hiểm TNHH AA” đã được nhận biết là người bảo hiểm, thì
chứng từ bảo hiểm có thể ký “John Doe (là người ủy quyền) thay mặt cho
người bảo hiểm” hoặc “ John Doe (là người ủy quyền) thay mặt cho công ty
bảo hiểm TNHH AA”.
K5
Nếu một chứng từ bảo hiểm đòi hỏi ký đối chứng bởi người phát hành, người
được bảo hiểm hoặc một tổ chức đích danh thì nó phải được ký đối chứng.
K6
Một chứng từ bảo hiểm có thể hiện tên thương mại của công ty bảo hiểm
trong khu vực ký, với điều kiện là nó phải được nhận biết là công ty bảo hiểm
ở một chỗ nào đó trên chứng từ, ví dụ, một chứng từ bảo hiểm được phát
hành và ký “AA” trong khu vực để ký, nhưng lại cho thấy “ công ty bảo hiểm
TNNH AA” và thông tin liên hệ và địa chỉ của nó ở một chỗ nào đó trên chứng
từ.
K7
a. Một chứng từ bảo hiểm quy định rằng bảo hiểm do nhiều người bảo hiểm
thực hiện có thể do một đại lý hoặc một người ủy quyền nhân danh hay thay
mặt cho tất cả những người bào hiểm để ký hoặc một người bảo hiểm nhân
danh hay thay mặt cho tất cả những người để ký. Ví dụ, Công ty bảo hiểm
TNHH AA là người bảo hiểm chính nhân danh hay thay mặt cho đồng các
người bảo hiểm ký và phát hành một chứng từ bảo hiểm.
b. Mặc dù có các điều khoản quy định tại mục K2, K3 và K4, một chứng từ
bảo hiểm quy định rằng việc bảo hiểm do nhiều người bảo hiểm thực hiện
cũng không cần thiết phải nêu lên từng người bảo hiểm hoặc tỷ lệ phần trăm
bảo hiểm của mỗi người.
K8
Nếu một Thư tín dụng yêu cầu chứng từ bảo hiểm phát hành nhiều hơn một
hơn một bản gốc hoặc nếu chứng từ bảo hiểm quy định rằng được phát hành
nhiều bản gốc, thì tất cả bản gốc phải được xuất trình và phải thể hiện đã
được ký.
Ngày tháng
K9
Một chứng từ bảo hiểm không được quy định một ngày hết hiệu lực đối với
xuất trình bất cứ các khiếu nại đòi bồi thường nào.
K10 a. Một chứng từ bảo hiểm không được quy định rằng bảo hiểm có hiệu
lực từ ngày muộn hơn ngày giao hàng.
b. Nếu một chứng từ bảo hiểm quy định ngày phát hành muộn hơn ngày giao
hàng (như quy định tại Điều khoản 19-25 của UCP 600), thì nó phải ghi thêm
hoặc ghi chú rằng bảo hiểm có hiệu lực từ ngày không muộn hơn ngày giao
hàng.
c. Một chứng từ bảo hiểm quy định rằng bảo hiểm có hiệu lực từ “ kho tới
kho” hoặc các từ có nghĩa tương tự và ghi ngày sau ngày giao hàng, thì
không được quy định rằng bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không muộn
hơn ngày giao hàng.
K11
Trong trường hợp không có bất cứ ngày nào khác thể hiện là ngày phát hành
hoặc ngày hiệu lực của thực hiện bải hiểm, thì ngày ký đối chứng sẽ được
coi là ngày hiệu lực của bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm và tỷ lệ bảo hiểm
K12
Nếu một Thư tín dụng không quy định số tiền được bảo hiểm, thì một chứng
từ bảo hiểm phải được phát hành bằng tiền tệ của Thư tín dụng và coi là số
tiền bảo hiểm tối thiểu như quy định tại Điều khoản 28(f) (ii) của UCP 600.
Không có tỷ lệ bảo hiểm tối đa.
K13 Không có yêu cầu đối với mức bảo hiểm được tính toán nhiều hơn hai
số lẻ.
K14
Một chứng từ bảo hiểm có thể quy định bảo hiểm có mức bồi thường được
trừ hoặc mức bồi thường không được trừ. Tuy nhiên, nếu một Thư tín dụng
yêu cầu số tiền bảo hiểm không tính theo tỷ lệ phần trăm, thì chứng từ bảo
hiểm không được có điều khoản quy định rằng bảo hiểm theo mức bồi
thường được trừ hoặc mức bồi thường không được trừ. Một chứng từ bảo
hiểm không cần thiết quy định “tỷ lệ phần trăm”.
K15
Nếu từ Thư tín dụng hay xuất trình đòi hỏi tiền cho thấy số tiền yêu cầu thanh
toán chỉ đại diện cho một phần tổng giá trị hàng hóa (ví dụ, do chiết khấu,
thanh toán trước hoặc tương tự hoặc do một phần giá trị của hàng hóa sẽ
được thanh toán sau này), thì tính toán số tiền được bảo hiểm phải được
dựa trên toàn bộ giá trị hàng hóa như đã thể hiện trên hóa đơn hay Thư tín
dụng và theo các yêu cầu của Điều khoản 28(f) (ii) của UCP 600.
K16
Bảo hiểm cùng một loại rủi ro, cùng một giao hàng phải được thể hiện trên
một chứng từ bảo hiểm, trừ khi có nhiều chứng từ bảo hiểm được xuất trình
trong bảo hiểm từng phần và mỗi chứng từ bảo hiểm phải phản ánh rõ ràng
tỷ lệ hoặc ngược lại:
a. Giá trị của mỗi bảo hiểm;
b. Mõi một người bảo hiểm sẽ chỉ chịu trách nhiệm một cách riêng lẻ và
không có các điều kiện trước liên quan đến bất cứ bảo hiểm nào khác mà
các bảo hiểm này cùng được bảo hiểm đối với chuyến giao hàng này
c. Mức bảo hiểm tương ứng của các chứng từ, nếu tính tổng số thì ít nhất
bằng số tiền được bảo hiểm được yêu cầu quy định trong Thư tín dụng hoặc
quy định tại Điều khoản 28(f) (ii).
Rủi ro được bảo hiểm
K17
a. Một chứng từ bảo hiểm phải bảo hiểm các loại rủi ro theo yêu cầu của Thư
tín dụng.
b. Thậm chí ngay cả một Thư tín dụng có quy định rõ ràng về các loại rủi ro
được bảo hiểm, trong một chứng từ bảo hiểm vẫn có thể dẫn chiếu đến các
điều khoản loại trừ.
K18
Nếu một Thư tín dụng yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro”, điều quy định này sẽ
được đáp ứng bằng việc xuất trình một chứng từ bảo hiểm có bất cứ điều
khoản hoặc ghi chú “mọi rủi ro” nào, thậm chí chứng từ bảo hiểm chỉ ra rằng
có một số loại rủi ro được loại trừ. Một chứng từ bảo hiểm có ghi bảo hiểm
theo điều kiện Bảo hiểm hàng hóa (A), hoặc Điều kiện Bảo hiểm Hàng hóa
(Air), nếu gửi hàng hóa bằng đường hàng không vẫn đáp ứng được điều
kiện của Thư tín dụng yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro”.
Bên được bảo hiểm và ký hậu
K19
Một chứng từ bảo hiểm phải tuân theo hình thức do Thư tín dụng yêu cầu và
nếu cần thiết, phải được ký hậu bởi một bên mà theo lệnh của bên đó hoặc
vì lợi ích của bên đó việc bồi thường có thể được thanh toán.
K20
a. Một Thư tín dụng không nên yêu cầu một chứng từ bảo hiểm phát hành
“cho người cầm chứng từ” hoặc “theo lệnh”. Một Thư tín dụng phải ghi tên
của người được bảo hiểm.
b. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu một chứng từ bảo hiểm phát hành “theo
lệnh của một tổ chức đích danh”, miễn là tên của tổ chức đích danh được
biết là người được bảo hiểm hoặc các khiếu nại bồi thường có thể thanh
toán cho họ và việc ký hậu chuyển nhượng không bị ngăn cấm.
K21
a. Nếu một Thư tín dụng không quy định bên được bảo hiểm, thì một chứng
từ bảo hiểm không được quy định rằng việc bồi thường có thể thanh toán
theo lệnh của, hoặc cho những người thụ hưởng hoặc bất cứ tổ chức nào
mà không phải là ngân hàng phát hành hoặc người yêu cầu, trừ khi người
thụ hưởng hoặc tổ chức đó ký hậu để trống hoặc ký hậu cho bản thân ngân
hàng phát hành hoặc người yêu cầu.
b. Một chứng từ bảo hiểm nên được phát hành hoặc ký hậu để quyền nhận
tiền thanh toán bồi thường được thực hiện vào hoặc trước khi chuyển giao
các chứng từ .
Các điều kiện và điều khoản chung của một chứng từ bảo hiểm
K22
Các ngân hàng không kiểm tra các điều kiện và điều khoản chung trong một
chứng từ bảo hiểm.
Phí bảo hiểm
K23
Bất cứ thể hiện nào trên một chứng từ bảo hiểm liên quan đến thanh toán
phí bảo hiểm sẽ không được xem xét đến, trừ khi chứng từ bảo hiểm quy
định rằng nó sẽ không có giá trị, nếu phí bảo hiểm chưa được thanh toán và
sẽ có giá trị, nếu phí bảo hiểm đã thanh toán.
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ

Những yêu cầu cơ bản và chức năng của nó

L1
Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận xuất xứ thì
điều này sẽ được thỏa mãn bằng xuất trình một chứng từ đã ký có liên quan
đến hàng hóa hóa đơn và xác nhận nguồn gốc xuất xứ của chúng.

L2
Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một loại chứng nhận xuất xứ riêng
biệt như “GSP Form A” thì chỉ có một chứng từ có loại riêng biệt đó mới được
xuất trình.

L3
a. Một giấy chứng nhận xuất xứ phải do người được quy định trong Thư tín
dụng phát hành.
b. Nếu một Thư tín dụng không quy định tên của một người phát hành, thì
bất cứ tổ chức nào cũng có thể phát hành một giấy chứng nhận xuất xứ.
c. i. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận xuất xứ
do người thụ hưởng, người xuất khẩu hay nhà sản xuất phát hành, thì điều
kiện này cũng sẽ được thỏa mãn bằng cách xuất trình một giấy chứng nhận
xuất xứ do Phòng Thương mại hoặc tổ chức tương tự phát hành, như là,
nhưng không hạn chế, Phòng Công nghiệp, Hiệp hội Công nghiệp, Phòng
Kinh tế, Cục Hải quan và Bộ Thương mại hoặc tương tự, miễn là phải chỉ ra
người thụ hưởng, người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất nếu có thể.
ii. Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận xuất
xứ do Phòng Thương mại phát hành, thì điều quy định này sẽ được thỏa
mãn bằng cách xuất trình một giấy chứng nhận xuất xứ do Phòng Công
nghiệp, Hiệp hội Công nghiệp, Phòng Kinh tế, Cục Hải quan và Bộ Thương
mại hoặc tương tự phát hành.

Nội dung của một giấy chứng nhận xuất xứ

L4
Một giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện là có liên quan đến hàng hóa hóa
đơn, ví dụ, bằng :
a. Mô tả hàng hóa phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng
hoặc mô tả hàng hóa một cách chung chung miễn là không mâu thuẫn với
mô tả hàng hóa trong Thư tín dụng, hoặc
b. Tham khảo mô tả hàng hóa thể hiện trong các chứng từ quy định khác
hoặc trong một chứng từ gửi kèm mà chứng từ này là một phần không thể
tách rời của giấy chứng nhận xuất xứ.
L5
Thông tin người nhận hàng, nếu đã chỉ ra, không mâu thuẫn với thông tin
người nhận hàng trong chứng từ vận tải. Tuy nhiên, nếu một Thư tín dụng
yêu cầu một chứng từ vận tải phát hành “theo lệnh” , “ theo lệnh của người
gửi hàng”, “ theo lệnh của ngân hàng phát hành” hoặc “ theo lệnh của ngân
hàng chỉ định” ( hoặc theo lệnh của ngân hàng thương lượng ), hoặc “ giao
cho ngân hàng phát hành”, thì một giấy chứng nhận xuất xứ có thể chỉ định
người nhận hàng là bất cứ người nào có tên trong Thư tín dụng, trừ người
thụ hưởng. Nếu một Thư tín dụng đã được chuyển nhượng, thì người thụ
hưởng thứ nhất có thể quy định là người nhận hàng.

L6
Một giấy chứng nhận xuất xứ có thể quy định người gửi hàng hoặc người
xuất khẩu là một người không phải là người thụ hưởng Thư tín dụng hoặc
người giao hàng trong bất cứ chứng từ quy định nào khác.

L7
Nếu một Thư tín dụng quy định xuất xứ hàng hóa, những không yêu cầu xuất
trình giấy chứng nhận xuất xứ, thì bất cứ tham khảo nào đến xuất xứ hàng
hóa trên một chứng từ quy định không được mâu thuẫn với xuất xứ hàng
hóa đã được quy định trong Thư tín dụng. Ví dụ, nếu một Thư tín dụng quy
định “ xuất xứ hàng hóa: Đức” mà không yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận
xuất xứ, một tuyên bố trên bất cứ chứng từ quy định nào cho thấy xuất xứ
hàng hóa khác phải được coi là mẫu thuẫn với dữ liệu của chứng từ.

L8
Một giấy chứng nhận xuất xứ có thể quy định số hóa đơn, ngày hóa đơn và
hành trình chuyên chở khác với số hóa đơn, ngày chuyên chở và hành trình
chuyên chở thể hiện trong một hay nhiều chứng từ quy định khác, miễn là
người xuất khẩu hoặc là người gửi hàng quy định trong giấy chứng nhận
xuất xứ không phải là người thụ hưởng.
PHIẾU BAO GÓI
Yêu cầu cơ bản và chức năng của nó
M1
Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một phiếu bao gói, thì điều này sẽ
được đáp ứng bằng cách xuất trình một chứng từ có tên như đã quy định
trong Thư tín dụng hoặc có tên tương tự hoặc không có tên mà tên đó đáp
ứng các chức nawgn của phiếu bởi có hàm chứa bất cứ thông tin nào veeff
bao gói hàng hóa trên chứng từ.
Người phát hành phiếu bao gói hàng hóa
M2
Một phiếu bao gói hàng hóa phải được phát hành bởi tổ chức quy định trong
Thư tín dụng.
M3
Nếu một Thư tín dụng không quy định tên người phát hành, thì bất cứ tổ
chức nào cũng có thể phát hành phiếu bao gói.
Nội dung của phiếu bao gói
M4
Nếu một Thư tín dụng quy định các yêu cầu bao gói cụ thể mà không quy
định chứng từ phải chỉ ra sự phù hợp với các yêu cầu này, thì bất cứ các dữ
liệu nào liên quan đến bao gói hàng hóa đề cập trong một phieeus bao gói
phải không được mâu thuẫn với những yêu cầu này, nếu xuất trình.
M5
Một phiếu bao gói có thể chỉ ra số hóa đơn, ngày hóa đơn và hành trình
chuyên chở khác với số hóa đơn, ngày hóa đơn và hành trình chuyên chở
quy định trng một hay nhiều các chứng từ quy định khác, miễn là người phát
hành phiếu bao gói không phải là người thụ hưởng.
M6
Các ngân hàng chỉ kiểm tra tổng giá trị, bao gồm, nhưng không hạn chế, tổng
số lượng, trọng lượng, khối lượng hoặc tổng bao kiện để đảm bảo rằng tổng
số không mâu thuẫn với tổng số quy định trong Thư tín dụng và với bất cứ
chứng từ quy định nào khác.
PHIẾU KÊ KHAI TRỌNG LƯỢNG
Yêu cầu cơ bản và chức năng của nó
N1:
Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một phiếu kê khai trọng lượng, thì
điều này sẽ đáp ứng bằng cách xuất trình một chứng từ có tên như đã quy
định trong Thư tín dụng hoặc có một tên tương tự hoặc không có tên, mà
tên đó đáp ứng chức năng của nó có chứa bất cứ thông tin nào về kê khai
trọng lượng của hàng hóa
Người phát hành phiếu kê khai trọng lượng:
N2:
Một phiếu kê khai trọng lượng phải được phát hành bởi tổ chức quy định
trong Thư tín dụng.
N3:
Nếu một Thư tín dụng không quy định tên người phát hành, thì bất cứ tổ
chức nào cũng có thể phát hành phiếu kê khai trọng lượng.
Nội dung cảu phiếu kê khai
N4:
Nếu một Thư tín dụng quy định các yêu cầu kê khai trọng lượng cụ thể mà
không quy định chứng từ phải chỉ ra sự phù hợp với các yêu cầu này, thì bất
cứ các dữ liệu nào về kê khai trọng lượng đề cập trong một phiếu kê khai
trọng lượng phải không được mâu thuẫn với những yêu cầu này nếu xuất
trình
N5:
Một phiếu kê khai trọng lượng có thể chỉ ra số hóa đơn, ngày hóa đơn và
hành trình chuyên chở quy định trong một hay nhiều các chứng từ quy định
khác, miễn là người phát hành phiếu kê khai trọng lượng không phải là người
hưởng thụ
N6:
Các ngân hàng chỉ kiểm tra tổng giá trị, bao gồm, nhưng không hạn chế tổng
số lượng, trọng lượng, khối lượng hoặc tổng bao kiện để đảm bảo rằng tổng
số không mâu thuẫn với tổng số quy định trong Thư tín dụng và bất cứ chứng
từ quy định nào khác.

GIẤY CHỨNG NHẬN CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG


Yêu cầu cơ bản và chức năng của nó
P1:
Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận của người
thụ hưởng, thì điều này sẽ được đáp ứng bằng cách xuất trình một chứng từ
đã được kí có tên như đã quy định trong Thư tín dụng hoặc yêu cầu hoặc
không có tên mà tên đó đáp ứng được chức năng của nó có chứa dữ liệu và
sự chứng nhận do Thư tín dụng yêu cầu.
Ký giấy chứng nhận của người thụ hưởng
P2:
Một giấy chứng nhận của người thụ hưởng phại do người thụ hưởng ký,
hoặc nhân danh hoặc thay mặt người thụ hưởng ký.
Nội dung của giấy chứng nhận của người thụ hưởng
P3:
Dữ liệu thể hiện trong giấy chứng nhận của người thụ hưởng phải không
được mâu thuẫn với các yêu cầu của Thư tín dụng
P4:
Dữ liệu hoặc sự chứng nhận thể hiện trong giấy chứng nhận của người thụ
hưởng:
a. Không cần phải giống hệt như dữ liệu hoặc sự chứng nhận do Thư tín
dụng yêu cầu, nhưng phải quy định một các rõ ràng rằng yêu cầu mà Thư
tín dụng quy định phải được thực hiện đầy đủ.
b. Không cần thiết có mô tả hàng hóa hoặc bất cứ một tham chiếu nào
đến Thư tín dụng hoặc chứng từ quy định khác.

CÁC LOẠI GIẤY CHỨNG NHẬN PHÂN TÍCH, GIÁM ĐỊNH, SỨC KHỎE,
KIỂM DỊCH THỰC VẬT, SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, VÀ CÁC GIẤY
CHỨNG NHẬN KHÁC
Yêu cầu cơ bản và chức năng của nó
Q1:
Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một giất chứng nhận như thế, thì
điều này sẽ được đáp ứng bang cách xuất trình một chứng từ đã ký có tên
như đã quy định trong Thu tín dụng hoặc có tên tương tự hoặc không tên mà
tên đó đáp ứng được chức năng của nó có xác nhận kết quả của các việc
được yêu cầu, ví dụ, các kết quả đánh giá về phân tích, giám định, sức khỏe,
kiểm dịch, số lượng hoặc chất lượng.
Q2:
Nếu một Thư tín dụng yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận liên quan đến
một công việc được yêu cầu thực hiện vào hoặc trước ngày giao hàng, thì
giấy chứng nhận phải chỉ ra:
a. Ngày phát hành nhưng không được muộn hơn ngày giao hàng, hoặc
b. Kết quả việc làm xảy ra trước hoặc vào ngày giao hàng, trong đó, nếu
ngày phát hành cũng được quy định thì ngày này có thể thể thiện là sau ngày
giao hàng nhưng không muộn hơn ngày xuất trình giấy chứng nhận, hoặc
c. Tên chứng minh một sự việc, ví dụ như “giấy chứng nhận giám định
trước khi giao hàng”
Người phát hành giấy chứng nhận
Q3:
Một giấy chứng nhận phải do tổ chức quy định trong Thư tín dụng phát hành
Q4:
Nếu một Thư tín dụng không quy định tên của người phát hành, thì bất cứ tổ
chức nào kể cả người thụ hưởng cũng có thể phát hành một giấy chứng
nhận.
Q5:
Nếu một Thư tín dụng có đề cập đến người phát hành của một giấy chứng
nhân trong bối cảnh của nó là người phát hành “độc lập”. “chính thức”, “có
đủ tư cách” hoặc những từ có nghĩa tương tự, thì một giấy chứng nhận có
thể do bất cứ tổ chức nào phát hành trừ người thụ hưởng.
Các nội dung của một giấy chứng nhận:
Q6:
Một giấy chứng nhận có thể quy định:
a. Chỉ có mẫu của hàng hóa được yêu cầu là dược thử nghiệm, phân tích
hoặc giám định
b. Một số lượng hàng hóa là lớn hơn số lượng hàng hóa quy đúng trong
Thư tín dụng hoặc trong bất cứ chứng từ quy định nào khác; hoặc
c. Số hầm, ngăn hoặc khoang tàu nhiều hơn số lượng quy định trong vận
tải đơn theo hợp đồng thuê tàu
Q7:
Nếu một Thư tín dụng quy định các yêu cầu cuj thể về mặt đánh giá phân
tích, giảm định, sức khỏe, kiểm dịch, số lượng hoặc chất lượng hoặc tương
tự, có hoặc không có quy định chứng từ chỉ ra sự phù hợp với các yêu cầu
này, thì bất cứ các dữ liệu đánh giá về phân tích, giám định, sức khỏe, kiểm
dịch, số lượng hoặc chất lượng hoặc tương tự thể hiện trong giấy chứng
nhận hoặc trong bất kì giấy chứng từ quy định nào khác phải không mâu
thuẫn với những yêu cầu này.
Q8:
Nếu một Thư tín dụng không quy định nội dung cụ thể trên một giấy chứng
nhận, bao gồm, nhưng không hạn chế, bất cứ tiêu chuẩn nào được yêu cầu
để quyết định kết quả phân tích, giám định, hoặc đánh giá chất lượng thì
chứng nhận này có thể có các tuyên bố như là “không thích hợp cho tiêu
dùng của con người”, “thành phần hóa chất có thể không đáp ứng được yêu
cầu cần thiết” hoặc các từ có nghĩa tương tự với điều kiện là các lời tuyên
bố như thể không mâu thuẫn với Thư tín dụng, với bất cứ chứng từ quy định
nào khác hoặc với UCP 600.
Q9:
Thông tin người nhận hàng, nếu đã chỉ ra, không mâu thuẫn với thông tin
người nhận hàng trong chứng từ vận tải. Tuy nhiên, nếu một Thư tín dụng
yêu cầu một chứng từ vận tải phát hành “theo lệnh”, “theo lệnh của người
gửi hàng”, “theo lệnh của ngân hàng phát hành” hoặc theo lệnh của ngân
hàng chỉ định” ( hoặc theo lệnh của ngân hàng thương lượng), chứng nhận
có thể chỉ định người nhận hàng là bất cứ người nào có tên trong Thư tín
dụng đã được chuyển nhượng, thì người thủ hưởng thứ nhất có thể qui định
là người nhận hàng.
Q10:
Một giấy chứng nhận có thể quy định người gửi hàng hoặc người xuất khẩu
không phải là nguời thụ hưởng Thư tín hoặc người giao hàng trong bất cứ
chứng từ qhy định nào khác.
Q11:
Một giấy chứng nhận có thể quy định số hóa đơn, ngày hóa đơn và hành
trình chuyên chở khác so với quy định trên một hay nhiều các chứng từ quy
định nào khác, với điều kiện là người xuất khẩu hoặc người có hàng gửi
(Consignor) ghi trên giấy chứng nhận không phải là người thụ hưởng.
URR 725
A. ÐIỀU KHOẢN CHUNG VÀ ĐỊNH NGHĨA URR
ĐIỀU 1: Áp dụng của URR
Các quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo Tín dụng chứng từ
(sau đây gọi là Quy tắc) xuất bản phẩm số 725 của ICC sẽ áp dụng cho tất cả các
giao dịch hoàn trả giữa các ngân hàng; khi mà các điều khoản này là các bộ phận
cấu thành các uỷ quyền hoàn trả.
Các điều khoản này ràng buộc các bên tham gia, trừ khi có quy định khác rõ ràng
trong uỷ quyền hoàn trả.
Ngân hàng phát hành có trách nhiệm chỉ rõ trong Tín dụng chứng từ (Tín dụng)
rằng việc yêu cầu hoàn trả tuân thủ theo bản quy tắc này. Trong việc hoàn trả tiền
giữa các ngân hàng hoàn trả hành động theo các chỉ thị và hoặc uỷ quyền của ngân
hàng phát hành.
Các quy tắc này không nhằm mục đích loại bỏ hoặc thay đổi các điều khoản của
các Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
ĐIỀU 2: Các định nghĩa của Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân
hàng
Các thuật ngữ sau được sử dụng trong các quy tắc sẽ có các nghĩa được nêu ra
trong điều khoản này; và có thể được dùng ở số ít hoặc số nhiều cho phù hợp.
a. “Ngân hàng phát hành” là ngân hàng đã phát hành tín dụng và uỷ quyền hoàn trả
theo tín dụng.
b. “Ngân hàng hoàn trả” là ngân hàng được chỉ thị và/hoặc được uỷ quyền hoàn trả
tiền theo uỷ quyền hoàn trả tiền do Ngân hàng phát hành tín dụng phát hành.
c. “Uỷ quyền hoàn trả tiền” là một chỉ thị và/hoặc một uỷ nhiệm hoàn toàn độc lập
với Tín dụng do Ngân hàng phát hành cho Ngân hàng hoàn trả để trả tiền cho Ngân
hàng đòi tiền, hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu có kỳ hạn đòi tiền chính
Ngân hàng hoàn trả nếu được Ngân hàng phát hành yêu cầu như vậy.
d. “Sửa đổi hoàn trả tiền” là thông báo của ngân hàng phát hành gửi cho Ngân
hàng hoàn trả thông báo về những thay đổi liên quan đến việc uỷ quyền hoàn trả.
e. “Ngân hàng đòi tiền” là ngân hàng thanh toán; ngân hàng cam kết thanh toán sau
khi chấp nhận các hối phiếu; hoặc chiết khấu tín dụng và xuất trình yêu cầu hoàn
trả tới Ngân hàng hoàn trả tới Ngân hàng hoàn trả.
”Ngân hàng đòi tiền” bao gồm cả Ngân hàng được uỷ quyền để xuất trình yêu cầu
hoàn trả tới Ngân hàng hoàn trả thay mặt cho ngân hàng mà ngân hàng đó trả tiền;
cam kết thanh toán sau chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu.
f. “Yêu cầu hoàn trả” là yêu cầu trả tiền mà Ngân hàng đòi tiền gửi tới Ngân hàng
hoàn trả.
g. “Cam kết hoàn trả” là cam kết không huỷ ngang riêng rẽ do Ngân hàng hoàn trả
lập theo uỷ quyền; hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành để gửi tới Ngân
hàng đòi tiền được nêu trong uỷ quyền hoàn trả; trong đó cam kết thực hiện theo
yêu cầu hoàn trả khi các điều kiện và điều khoản cam kết hoàn trả phù hợp.
h. “Sửa đổi cam kết hoàn trả” là thông báo của Ngân hàng hoàn trả gửi cho Ngân
hàng đòi tiền được nêu trong uỷ quyền hoàn trả về những thay đổi liên quan tới
cam kết hoàn trả.
i. Nhằm phục vụ cho các mục đích quy tắc này; các chi nhánh của một ngân hàng ở
nhiều nước khác nhau được coi như là các ngân hàng độc lập với nhau.
ĐIỀU 3: Mối quan hệ giữa Uỷ quyền hoàn trả và Tín dụng trong URR
Uỷ quyền hoàn trả hoàn toàn độc lập với Tín dụng mà nó có liên quan; và Ngân
hàng hoàn trả không liên quan hoặc không bị ràng buộc với các điều kiện và điều
khoản của Tín dụng. Ngay cả khi trong uỷ quyền hoàn trả có dẫn chiếu các điều
khoản và các điều kiện của Tín dụng.
B. NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA URR
ĐIỀU 4: Thực hiện Yêu cầu hoàn trả
Ngoài những điểm đã nêu trong điều khoản “Cam kết hoàn trả”; Ngân hàng hoàn
trả không có nghĩa vụ phải hoàn trả bất cứ Yêu cầu hoàn trả nào.
ĐIỀU 5: Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành có trách nhiệm đưa các thông tin mà Bản quy tắc này yêu cầu
vào cả trong Uỷ quyền hoàn trả và Tín dụng và có trách nhiệm đối với bất cứ hậu
quả phát sinh do việc không thực hiện đúng điều khoản này.
C. HÌNH THỨC VÀ THÔNG BÁO UỶ QUYỀN, SỬA ĐỔI VÀ ĐÒI TIỀN
CỦA URR
ÐIỀU 6: Phát hành và tiếp nhận một Uỷ quyền hoàn trả hoặc Sửa đổi hoàn trả
trong URR
a. Tất cả các Uỷ quyền hoàn trả; hoặc Sửa đổi uỷ quyền hoàn trả được phát hành
dưới hình thức điện chuyển xác thực; hoặc một thư đã ký. Khi một Tín dụng hoặc
Sửa đổi tín dụng sử dụng Uỷ quyền hoàn trả được phát hành bằng điện; Ngân hàng
phát hành cũng phải báo Uỷ quyền hoàn trả hoặc Sửa đổi hoàn trả cho Ngân hàng
hoàn trả bằng điện chuyển xác thực. Bức điện chuyển này được coi là một Uỷ
quyền hoàn trả có giá trị thực hiện; và sửa đổi hoàn trả cũng vậy không cần gửi thư
xác nhận.
Trong trường hợp có gửi thư xác nhận, thư đó sẽ không có hiệu lực và Ngân hàng
hoàn trả không có nghĩa vụ phải kiểm tra thư xác nhận này đối với Uỷ quyền hoàn
trả sửa đổi hoàn trả có giá trị thực hiện đã nhận được bằng điện.
b. Uỷ quyền hoàn trả và Sửa đổi hoàn trả phải đầy đủ và chính xác. Để tránh sai sót
và hiều lầm. Ngân hàng phát hành không phải gửi tới Ngân hàng hoàn trả:
1. Một bản sao tín dụng, hoặc một phần trích sao Tín dụng đó, hoặc một bản sao
sửa đổi của tín dụng thay cho hoặc bổ sung cho một uỷ quyền hoàn trả hoặc Sửa
đổi hoàn trả. Nếu Ngân hàng hoàn trả nhận được những chứng từ nói trên sẽ coi là
không có giá trị.
2. Nhiều Uỷ quyền hoàn trả trong một bức điện hoặc một thư trừ khi được sự đồng
ý của Ngân hàng hoàn trả.
c. Trong Uỷ quyền hoàn trả, Ngân hàng phát hành không yêu cầu cấp giấy chứng
nhận sự phù hợp của chứng từ với điều khoản và điều kiện của Tín dụng.
d. Tất cả mọi Uỷ quyền hoàn trả (ngoài yêu cầu về dẫn chiếu tới bản quy tắc này
như là một bộ phận cấu thành như đã nêu trong điều 1) phải bao gồm các mục sau:
1. Số Tín dụng.
2. Ngoại tệ và số tiền.
3. Số tiền cộng thêm có thể thanh toán và chênh lệch nếu có.
4. Ngân hàng đòi tiền, hoặc trong trường hợp tín dụng được chiết khấu tự do thì bất
cứ ngân hàng nào cũng có thể đòi tiền. Trong trường hợp không có chỉ dẫn nào,
Ngân hàng hoàn trả được uỷ quyền trả tiền cho bất kỳ ngân hàng đòi tiền nào.
5. Bên chịu phí (trả cho Ngân hàng đòi tiền và Ngân hàng hoàn trả) theo điều 16
của bản quy tắc này. Sửa đổi hoàn trả chỉ cần nêu lên các thay đổi liên quan tới
những mục ghi trên và số Tín dụng.
e. Nếu Ngân hàng hoàn trả được chỉ thị chấp nhận và trả tiền hối phiếu có kỳ hạn
trong Uỷ quyền hoàn trả ngoài những mục đã nêu ở phần (d) phải nêu thêm các
điểm sau:
1. Thời hạn đòi tiền của hối phiếu.
2. Người ký phát hối phiếu.
3. Bên có trách nhiệm chấp nhận và trả phí chiết khấu, nếu có. Sửa đổi hoàn trả
phải nêu ra các thay đổi liên quan đến những mục nêu trên.Ngân hàng phát hành
không nêu yêu cầu lập hối phiếu trả tiền ngay đòi tiền Ngân hàng hoàn trả.
f. Bất cứ các yêu cầu nào nhằm:
1. Thông báo trước Yêu cầu hoàn trả gửi cho Ngân hàng phát hành phải được nêu
trong Tín dụng chứ không phải trong Uỷ quyền hoàn trả.
2.Thông báo ghi nợ trước gửi cho Ngân hàng phát hành phải được quy định trong
Tín dụng.
g. Nếu Ngân hàng hoàn trả vì bất cứ lý do gì không thực hiện được Uỷ quyền hoàn
trả hoặc Sửa đổi hoàn trả phải thông báo cho Ngân hàng phát hành không chậm trễ.
h. Ngoài những điểm đã nêu trong điệu khoản 3 và 4, Ngân hàng hoàn trả không
chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do việc không hoàn trả tiền hoặc
chậm trễ trong việc hoàn trả tiền theo Yêu cầu hoàn trả khi Ngân hàng phát hành
và hoặc Ngân hàng đòi tiền không tuân thủ những nội dung của Điều khoản này.
ĐIỀU 7: Thời hạn hiệu lực của một uỷ quyền hoàn trả theo URR
Trừ trường hợp được sự đồng ý của Ngân hàng hoàn trả, Uỷ quyền hoàn trả không
có thời hạn hiệu lực hoặc thời hạn chậm nhất để xuất trình yêu cầu hoàn trả như
quy định trong Ðiều 9. Ngân hàng hoàn trả không chịu trách nhiệm về thời hạn
hiệu lực của Tín dụng và nếu thời hạn này được nêu trong Uỷ quyền hoàn trả thì nó
sẽ không được xem xét đến
Khi một phần giá trị của Tín dụng không được thực hiện thì Ngân hàng phát hành
phải thông báo huỷ bỏ phần đó cho Ngân hàng hoàn trả ngay.
ĐIỀU 8: Sửa đổi hoặc huỷ Uỷ quyền hoàn trả của URR
Trừ khi Ngân hàng phát hành đã uỷ quyền hoặc yêu cầu Ngân hàng hoàn trả phát
hành Cam kết hoàn trả như nêu trong Điều 9 và Ngân hàng hoàn trả đã phát hành
Cam kết hoàn trả thì:
a. Ngân hàng phát hành có thể phát hành một Sửa đổi hoặc huỷ Uỷ quyền hoàn trả
vào bất cứ lúc nào và gửi thông báo về thay đổi đó tới Ngân hàng hoàn trả.
b. Ngân hàng phát hành gửi thông báo về bất kỳ sửa đổi nào Uỷ quyền hoàn trả
liên quan tới các chỉ thị hoàn trả trong Tín dụng cho Ngân hàng đã được chỉ định
hoặc nếu là tín dụng tự do chiết khấu thì gửi cho Ngân hàng thông báo. Trong
trường hợp huỷ Uỷ quyền hoàn trả trước thời hạn hiệu lực của Tín dụng, Ngân
hàng phát hành phải cung cấp cho Ngân hàng đã được chỉ định hoặc Ngân hàng
thông báo Chỉ thị hoàn trả mới.
c. Ngân hàng phát hành phải thanh toán cho Ngân hàng hoàn trả tất cả các Yêu cầu
hoàn trả mà Ngân hàng hoàn trả đã trả và chấp nhận hối phiếu trước khi nhận được
thông báo huỷ hoặc Sửa đổi hoàn trả.
ĐIỀU 9: Cam kết hoàn trả theo URR
a. Ngoài các yêu cầu đã nêu trong mục (a), (c) trong Điều 6 của bản quy tắc này,
tất cả các Uỷ quyền hoàn trả đang uỷ quyền hoặc đang yêu cầu phát hành cam kết
hoàn trả đều phải phù hợp với các khoản mục của điều này.
b. Một uỷ quyền hoặc yêu cầu của Ngân hàng phát hành đối với Ngân hàng hoàn
trả để lập cam kết hoàn trả là không thể huỷ ngang (uỷ quyền hoàn trả không huỷ
ngang) và ngoài những yêu cầu đã nêu ở Điều 1 về việc dẫn chiếu tới bản Quy tắc
này) phải nêu đầy đủ các mục sau:
1. Số Tín dụng
2. Ngoại tệ và số tiền
3. Số tiền cộng thêm có thể thanh toán và chênh lệch nếu có
4. Tên và địa chỉ đầy đủ của Ngân hàng đòi tiền mà Cam kết hoàn trả sẽ được phát
hành và gửi tới ngân hàng này.
5. Thời hạn xuất trình yêu cầu hoàn trả muộn nhất gồm cả thời hạn trả chậm.
6. Bên chịu phí (phí của ngân hàng đòi tiền, Ngân hàng hoàn trả và phí Cam kết
hoàn trả.) theo điều 16 của Bản quy tắc này.
c. Nếu Ngân hàng hoàn trả được yêu cầu chấp nhận và thanh toán hối phiếu có kỳ
hạn thì ngoài những mục đã nêu ở (b) trên, một uỷ quyền hoàn trả không huỷ
ngang phải bao gồm các mục sau:
1. Thời hạn của hối phiếu
2. Người ký phát
3. Bên có trách nhiệm chấp nhận và chiết khấu, nếu có. Ngân hàng phát hành
không nên yêu cầu lập hối phiếu trả tiền hay đòi tiền Ngân hàng hoàn trả.
d. Nếu Ngân hàng hoàn trả được Ngân hàng phát hành Uỷ quyền hoặc yêu cầu lập
Cam kết hoàn trả cho Ngân hàng đòi tiền nhưng Ngân hàng hoàn trả không thực
hiện được thì phải thông báo cho Ngân hàng phát hành không chậm trễ.
e. Một Cam kết hoàn trả phải chỉ ra các điều kiện và điều khoản của Cam kết và
các mục sau:
1. Số tín dụng và Ngân hàng phát hành.
2. Ngoại tệ, số tiền của Uỷ quyền hoàn trả.
3. Số tiền cộng thêm có thể thanh toán và chênh lệch, nếu có.
4. Ngoại tệ và số tiền Cam kết hoàn trả.
5. Thời hạn xuất trình Yêu cầu hoàn trả muộn nhất, bao gồm cả thời hạn chậm trả.
6. Bên chịu phí Cam kết hoàn trả, nếu không phải là Ngân hàng phát hành, Ngân
hàng hoàn trả cũng phải nêu ra số phí sẽ trích từ tổng số tiền đòi (nếu có).
f. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình Yêu cầu hoàn trả rơi vào ngày mà
Ngân hàng hoàn trả không làm việc vì những lý do khác với những lý do nêu trong
điều 15, thì ngày cuối cùng của thời hạn xuất trình Yêu cầu hoàn trả sẽ được tính
vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên của Ngân hàng hoàn trả.
g.1. Một Uỷ quyền hoàn trả không huỷ ngang không thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ nếu
không có sự đồng ý của Ngân hàng hoàn trả.
2. Khi Ngân hàng phát hành sửa đổi một uỷ quyền hoàn trả không huỷ ngang vào
lúc Ngân hàng hoàn trả không huỷ ngang vào lúc Ngân hàng hoàn trả đã lập
Cam kết hoàn trả thì Ngân hàng hoàn trả có thể sửa đổi cam kết của mình để phản
ánh các thay đổi đó. Nếu Ngân hàng hoàn trả không muốn phát hành sửa đổi cam
kết hoàn trả thì phải thông báo cho Ngân hàng phát hành không chậm trễ.
3. Một ngân hàng phát hành đã phát hành một sửa đổi uỷ quyền hoàn trả không
huỷ ngang sẽ bị ràng buộc một cách không huỷ ngang kể từ khi thông báo sửa đổi
uỷ quyền hoàn trả không huỷ ngang này.
4. Các điều khoản của Uỷ quyền hoàn trả không huỷ ngang gốc (hoặc Uỷ quyền
hoàn trả có những sửa đổi đã được chấp nhận từ trước) vẫn có giá trị đối với Ngân
hàng hoàn trả tới khi Ngân hàng hoàn trả thông báo chấp nhận Sửa đổi cho Ngân
hàng phát hành.
5. Ngân hàng hoàn trả phải thông báo chấp nhận hay từ chối một Sửa đổi uỷ quyền
hoàn trả không huỷ ngang cho Ngân hàng phát hành. Ngân hàng hoàn trả khi
không nhất thiết phải chấp nhận phải hoặc từ chối một Sửa đổi uỷ quyền hoàn trả
tới khi nhận được chấp nhận hoặc từ chối một Sửa đổi uỷ quyền hoàn trả tới khi
nhận được chấp nhận hoặc từ chối của Ngân hàng đòi tiền về Sửa đổi đó.
h.1. Một Cam kết hoàn trả không thể sửa đổi hay huỷ bỏ nếu không có sự đồng ý
của Ngân hàng đòi tiền.
2. Ngân hàng hoàn trả đã phát hành sửa đổi cam kết hoàn trả sẽ bị ràng buộc một
cách không huỷ ngang kể từ khi thông báo về sửa đổi cam kết hoàn trả này.
3. Các điều khoản của cam kết hoàn trả gốc (hoặc cam kết hoàn trả có những sửa
đổi đã được chấp nhận từ trước) vẫn có giá trị đối với Ngân hàng đòi tiền tới khi
Ngân hàng đòi tiền thông báo chấp nhận sửa đổi cam kết hoàn trả cho Ngân hàng
hoàn trả.
ĐIỀU 10: Tiêu chuẩn cho việc hoàn trả
a. Yêu cầu hoàn trả của Ngân hàng đòi tiền:
1. Phải được lập dưới hình thức điện chuyển (trừ khi Ngân hàng phát hành không
cho phép); hoặc một bức thư có chữ ký. Ngân hàng hoàn trả có quyền yêu cầu
rằng; một Yêu cầu hoàn trả phải được nhận thực và trong trường hợp đó; Ngân
hàng hoàn trả không chịu trách nhiệm về những hậu quả do sự chậm trễ gây ra.
Nếu một Yêu cầu hoàn trả được làm bằng điện thì không cần phải xác nhận bằng
thư. Trong trường hợp có gửi thư xác nhận đến thì Ngân hàng đòi tiền phải hoàn
toàn chịu trách nhiệm về hậu quả có thể dẫn đến việc hoàn trả hai lần.
2. Phải ghi rõ số tín dụng và tên Ngân hàng phát hành (và số tham chiếu của Ngân
hàng hoàn trả nếu biết).
3. Phải nêu cụ thể số tiền đòi; số tiền công thêm và các loại phí.
4. Không phải là bản sao thông báo thanh toán ngay; thanh toán sau; chấp nhận;
hoặc chiết khấu của Ngân hàng đòi tiền gửi cho Ngân hàng phát hành.
5. Không gồm nhiều Yêu cầu hoàn trả trên cùng một bức điện hoặc thư.
6. Trong trường hợp có Cam kết hoàn trả phải phù hợp với các điều khoản; điều
kiện của Cam kết hoàn trả.
b. Trong trường hợp hối phiếu có kỳ hạn đòi tiền Ngân hàng hoàn trả, Ngân hàng
đòi tiền phải gửi hối phiếu cùng Yêu cầu hoàn trả tới Ngân hàng hoàn trả để thực
hiện và nếu Tín dụng; hoặc Cam kết hoàn trả quy định thì phải nêu cả các mục sau
đây:
1. Mô tả chung về hàng hoá và/hoặc dịch vụ.
2. Nước xuất xứ.
3. Địa điểm nhận hàng/ thực hiện và nếu là giao dịch thanh toán về vận chuyển
hàng hoá phải có:
Thời gian giao hàng.
Địa điểm giao hàng.
c. Ngân hàng đòi tiền không được nêu trong Yêu cầu hoàn trả rằng việc thanh toán,
chấp nhận hoặc chiết khấu đã được thực hiện có bảo lưu; hoặc có cam kết bồi
thường.
d. Ngân hàng hoàn trả không có trách nhiệm; và nghĩa vụ đối với nhứng thiệt hại
phát sinh do việc không chấp nhận; hoặc chậm thanh toán vì Ngân hàng đòi tiền
không thực hiện theo đúng những khoản mục nêu trong điều này.
ĐIỀU 11: Thanh toán yêu cầu hoàn trả
a.1. Ngân hàng hoàn trả có một thời gian hợp lý để thực hiện thanh toán không quá
3 ngày làm việc của Ngân hàng; kể từ ngày nhận được Yêu cầu hoàn trả.
Nếu nhận được Yêu cầu hoàn trả ngoài giờ làm việc của Ngân hàng thì coi như
nhận được vào ngày làm việc tiếp theo.
Nếu ngân hàng phát hành Yêu cầu thông báo ghi nợ trước thì thời hạn thông báo
ghi nợ trước cũng được tính cả vào thời gian thanh toán nêu trên.
2. Nếu ngân hàng hoàn trả quyết định không trả tiền vì Yêu cầu hoàn trả không
phù hợp với Cam kết hoàn trả; hoặc bằng bất kỳ lý do nào trong Uỷ quyền hoàn
trả; thì phải thông báo điều đó bằng điện.
Nếu không thể thông báo bằng điện phải dùng một phương thức nhanh nhất thông
báo không chậm trễ; và không quá giờ đóng cửa của ngày làm việc thứ 3 kể từ
ngày nhận được yêu cầu (cộng thêm giai đoạn tăng thêm được nói rõ trong mục (1)
ở trên). Thông báo này sẽ được gửi tới Ngân hàng đòi tiền; và Ngân hàng phát
hành và trong trường hợp có Cam kết hoàn trả; thông báo này phải ghi rõ lý do
không thanh toán.
b. Ngân hàng hoàn trả sẽ không thực hiện những yêu cầu có hiệu lực trước (hiệu
lực trước ngày của Yêu cầu hoàn trả) của Ngân hàng đòi tiền.
c. Khi ngân hàng hoàn trả không lập Cam kết hoàn trả và việc hoàn trả đến hạn vào
một ngày nhất định trong tương lai:
1. Trên Yêu cầu hoàn trả phải nêu rõ ngày hoàn trả đã được quy định trước.
2. Chỉ nên xuất trình Yêu cầu hoàn trả cho Ngân Hàng hoàn trả trong vòng nhiều
nhất là 10 ngày trước ngày đã quy định.
Nếu một yêu cầu hoàn trả được xuất trình trước ngày đã quy định là 10 ngày làm
việc Ngân hàng; Ngân hàng hoàn trả có thể không xem xét đến yêu cầu hoàn trả thì
phải thông báo bằng điện; hoặc các phương thức khác cho Ngân hàng đòi tiền
không chậm trễ.
3. Nếu ngày hoàn trả đã qui định trước nhiều hơn 3 ngày làm việc tính từ ngày
nhận được Yêu cầu hoàn trả thì Ngân hàng hoàn trả không có nghĩa vụ phải thông
báo việc không thực hiện hoàn trả trước ngày quy định hoặc trước khi kết thúc
ngày làm việc thứ ba kể từ ngày nhận Yêu cầu hoàn trả cộng với khoảng thời gian
đã nêu ở phần (1) của mục (a) .
d. Trừ khi có sự thoả thuận khác giữa Ngân hàng hoàn trả và Ngân hàng đòi tiền,
Ngân hàng hoàn trả chỉ thực hiện theo Yêu cầu hoàn trả cho Ngân hàng đòi tiền mà
thôi.
e. Ngân hàng hoàn trả không chịu trách nhiệm khi thực hiện một Yêu cầu hoàn trả
có ghi rằng việc thanh toán; chấp nhận hoặc chiết khấu được thực hiện có bảo lưu;
hoặc có bồi thường và sẽ không xem xét tới điều này. Việc bảo lưu hoặc bồi
thường đó chỉ liên quan tới quan hệ giữa Ngân hàng đòi tiền; hoặc bên được bảo
lưu; hoặc bên bồi thường hoặc đứng ra để bồi thường.
ĐIỀU 12: Thực hiện hai lần uỷ quyền hoàn trả
Khi nhận được chứng từ, Ngân hàng phát hành không được lập một Uỷ quyền
hoàn trả mới; hoặc chỉ thị bổ sung trừ khi đó là sự sửa đổi; hoặc huỷ Uỷ quyền
hoàn trả đang có hiệu lực. Nếu Ngân hàng phát hành không thực hiện đúng điều
này; dẫn tới việc hoàn trả hai lần thì Ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm
lấy lại số tiền đã hoàn trả hai lần; Ngân hàng hoàn trả không có trách nhiệm và
nghĩa vụ về các hậu quả này sinh cho việc hoàn trả hai lần gây ra.
D. MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN KHÁC TRONG URR
ĐIỀU 13: Luật nước ngoài và các tập quán
Ngân hàng phát hành phải chịu ràng buộc và bồi hoàn cho Ngân hàng hoàn trả mọi
trách nhiệm và nghĩa vụ mà luật pháp và tập quán nước ngoài quy định.
ĐIỀU 14: Sự miễn trách nhiệm về chuyền giao chứng từ
Các ngân hàng hoàn trả không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh từ sự
chậm trễ; và/hoặc mất mát thư từ hoặc chứng từ trên đường đi; hoặc về sự chậm
trễ, cắt xén; hoặc các sai sót khác phát sinh trong quá trình chuyển điện tín.
Các Ngân hàng hoàn trả không chịu trách nhiệm đối với các sai sót trong việc dịch
thuật.
ĐIỀU 15: Bất khả kháng
Các Ngân hàng hoàn trả không có hoặc chịu trách nhiệm về những hậu quả phát
sinh hành động kinh doanh của mình bị gián đoạn vì thiên tai; rối loạn; nổi dậy;
chiến tranh vì bất cứ nguyên nhân nào khác ngoài khả năng kiểm soát của mình;
hoặc vì đình công hay bế xưởng.
ĐIỀU 16: Các loại chi phí
a. Ngân hàng phát hành phải chịu mọi khoản phí của Ngân hàng hoàn trả. Tuy
nhiên trong trường hợp một bên khác chịu chi phí thì Ngân hàng phát hành có trách
nhiệm nêu rõ trong Tín dụng và Uỷ quyền hoàn trả.
b. Khi thực hiện Yêu cầu hoàn trả, Ngân hàng hoàn trả phải thực hiện đúng các chỉ
thị liên quan đến phí nêu trong Uỷ quyền hoàn trả.
c. Trong trường hợp phí của Ngân hàng hoàn trả có một bên khác chịu thì Ngân
hàng hoàn trả sẽ trích phí từ số tiền hoàn trả khi thực hiện Yêu cầu hoàn trả. Khi
Ngân hàng hoàn trả thực hiện theo chỉ thị của Ngân hàng phát hành về thu phí
(gồm hoa hồng; phí thanh toán và chi phí khác); những các chi phí này chưa được
trả; hay Yêu cầu hoàn trả không được xuất trình tại ngân hàng nào theo một Uỷ
quyền hoàn trả; Ngân hàng phát hành vẫn có nghĩa vụ phải trả phí.
d. Trừ khi trong Uỷ quyền hoàn trả có quy định khác; tất cả các phí mà Ngân hàng
hoàn trả đã thanh toán sẽ được cộng thêm vào số tiền của Uỷ quyền; miễn là Ngân
hàng đòi tiến có nêu ra số phí đó.
e. Nếu Ngân hàng phát hành không có khả năng đưa ra các chỉ thị liên quan tới phí
cho Ngân hàng hoàn trả; tất cả các phí đó sẽ do Ngân hàng phát hành chịu.
ĐIỀU 17: Đòi lãi/thiệt hại về giá trị
Ngân hàng đòi tiền và Ngân hàng phát hành bị khiếu nại vì mất lãi; thiệt hại về giá
trị do sự biến động về tỷ giá; lên giá hoặc phá giá tiến tệ gây ra; trừ khi các thiệt
hại đó là do Ngân hàng hoàn trả không thực hiện nghĩa vụ của mình nêu trong Cam
kết hoàn trả.

You might also like