You are on page 1of 14

CÂU 1: NGÂN HÀNG KHÔNG NÊN MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TIÊU DÙNG DO HOẠT ĐỘNG NÀY TIỀM ẨN


RỦI RO CAO. BẠN ĐỒNG Ý HAY KHÔNG ĐỒNG Ý?

ĐỒNG Ý:

1. Sự bất ổn định trong thu nhập của khách hàng

Nguồn thu nhập của khách hàng cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
biến động bởi thị trường, sức khoẻ,...và phụ thuộc phần lớn vào nguồn thu chính
đến từ tiền lương. Nếu xảy ra thất nghiệp, cắt đứt nguồn thu chính sẽ gây ra
khủng hoảng tài chính đối với khách hàng cá nhân, làm cho chuỗi hoạt động trả
nợ ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí đứt gãy và không còn khả
năng trả nợ.
Hơn nữa, khi lựa chọn các khoản vay cá nhân, khách hàng có xu hướng chọn các
khoản vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo, điều này gây tăng nguy cơ rủi ro
cho ngân hàng khi dễ làm tăng tỷ lệ nợ xấu, không thu hồi được khoản vay.
2. Có sự bất cân xứng thông tin giữa hai bên

Việc khai thác thông tin và thẩm định tín dụng khách hàng trước khoản vay phụ
thuộc rất lớn vào tính trung thực và khả năng hợp tác của khách hàng. Đa số
khách hàng cá nhân khi thực hiện thẩm định tín dụng đều chia sẻ những thông tin
có lợi cho mình trong quá trình thẩm định thậm chí có thể sai sự thật. Điều này
sẽ làm cho các cán bộ tín dụng ngân hàng có thể đánh giá sai khả năng tài chính
và khả năng trả nợ của của khách hàng, làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Hơn nữa, khoản vay được thực hiện cho mục đích tiêu dùng, không rõ ràng về
các mục đích thực hiện thật sự khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc
giám sát tín dụng sau vay nhiều hơn

3. Dễ xảy ra gian lận tín dụng hơn so với các gói vay vốn khác
Cùng một thời điểm thì khách hàng cá nhân có thể vay ở nhiều ngân hàng và các
tổ chức tín dụng khác nhau và khi ngân hàng kiểm tra điểm tín dụng trên CIC thì
không có thông tin các khoản vay hiện tại nên dễ gây gian lận tín dụng tăng rủi ro
cho ngân hàng.

Theo báo cáo năm 2022 của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng có xu
hướng gia tăng khoảng gần 3,7% trong khi giai đoạn trước từ 2018 chỉ trên dưới
2%

Hơn nữa hiện tại còn xuất hiện nhiều hội nhóm hướng dẫn cách bùng nợ, cố tình
không trả nợ … Càng khiến cho ngân hàng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.

KHÔNG ĐỒNG Ý

1. Giúp kích thích tăng trưởng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Thị trường khách hàng vay tiêu dùng hiện tại rất lớn, nhất là trong các
khoản vay tín chấp nhằm phục vụ các hoạt động tiêu dùng mua sắm hiện
tại, đặc biệt sau đại dịch Covid 19 thì số lượng khách hàng thuộc thị
trường này càng gia tăng đáng kể. Lãi suất vay tiêu dùng cũng lớn hơn các
khoản vay cá nhân cho mục đích khác.
Từ đó giúp ngân hàng tạo được một nguồn thu nhập lớn đáng kể từ hoạt
động cho vay tiêu dùng cá nhân và đồng thời giúp ngân hàng tiếp cận và
thu hút đa dạng nhiều đối tượng khách hàng hơn, đặc biệt là khách hàng
trẻ ngày nay có nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng ngày càng lớn - cũng là đối
tượng các ngân hàng đặc biệt chú ý hiện tại

2. Giảm sự phụ thuộc hoạt động cho vay của ngân hàng vào một chủ thể
nhất định đồng thời hạn chế tình trạng tín dụng “đen” trên thị
trường:

Mở rộng cho vay tiêu dùng giúp ngân hàng đa dạng hóa danh mục tín
dụng, làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một nhóm khách hàng cụ
thể hoặc chỉ tập trung vào một mục đích cho vay nhất định. Từ đó làm
ngân hàng tăng khả năng chịu đựng trong tình hình kinh tế không ổn định
và giảm rủi ro tổng thể. Bên cạnh đó, việc kích thích phát triển cho vay
tiêu dùng còn giúp cho cá nhân có thêm đa dạng lựa chọn giải pháp tài
chính hữu ích và đảm bảo để phục vụ mục đích cá nhân, giảm thiểu tối đa
tình trạng tín dụng “đen”, vay nóng vay lãi trên thị trường.

3. Hỗ trợ phát triển toàn nền kinh tế

Cho vay tiêu dùng giúp khách hàng cá nhân kích thích chi tiêu mua sắm,
làm tăng tổng cầu hàng hoá, từ đó kích thích nguồn cung thị trường, hỗ
trợ kích thích phát triển kinh tế các ngành hàng hoá tiêu dùng. Đồng thời
cũng giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng tài chính cho hoạt động tiêu
dùng hàng ngày, tránh việc quá phụ thuộc tập trung vào một nguồn thu
chính, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

CÂU 3: CÁC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NÊN XEM XÉT NỚI LỎNG
CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG NHỎ TRONG KHI VẪN
DUY TRÌ CÁC QUY ĐỊNH NGHIÊM NGẶT ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
LỚN VÌ CÁC NGÂN HÀNG NHỎ CÓ RỦI RO HỆ THỐNG THẤP HƠN.
BẠN ĐỒNG Ý HAY KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI QUAN
ĐỒNG Ý
1. Các ngân hàng nhỏ có quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ hơn so với
các ngân hàng lớn
Các ngân hàng nhỏ thường có quy mô hoạt động nhỏ với phạm vi hoạt
động hạn chế. Điều này sẽ làm giảm áp lực lên toàn bộ hệ thống tài chính,
làm giảm khả năng gây ra rủi ro hệ thống, ít ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế hơn như việc tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính.
Hơn nữa, các ngân hàng nhỏ thường phục vụ các khách hàng nhỏ tập
trung như các khách hàng địa phương, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh
doanh và các doanh nghiệp SMEs. Đây là nhóm khách hàng có khả năng
tạo ra rủi ro hệ thống lớn và mang áp lực tài chính lớn thấp hơn so với
nhóm khách hàng lớn của các ngân hàng lớn đang nắm giữ như các tập
đoàn, công ty đa quốc gia.
2. Các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn so với các
ngân hàng lớn nên tạo ra ít rủi ro hơn.
Lý do bởi tổng tiền nợ mà ngân hàng sử dụng tài trợ cho hoạt động kinh
doanh thấp hơn nhiều so với quy mô tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Điều này sẽ giảm rủi ro hệ thống áp lực lên toàn bộ các ngân hàng khác.
Trong trường hợp một ngân hàng nhỏ vỡ nợ, nền kinh tế sẽ gánh chịu ít
hậu quả xảy ra hơn.
3. Điều này sẽ làm tăng tính đổi mới và sự cạnh tranh lành mạnh trong
hệ thống ngân hàng, đồng thời khuyến khích tăng trưởng kinh tế toàn
quốc gia.
Việc nới lỏng quy định cũng sẽ giúp các ngân hàng nhỏ cung cấp nhiều
tín dụng hơn cho các khách hàng nhỏ hiện tại đang chiếm phần lớn số
lượng khách hàng trên cả nước và đặc biệt nhóm khách hàng này có tổng
nhu cầu về tín dụng cao hơn so với nhóm khách hàng khác, giúp các ngân
hàng nhỏ hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, quy định nới lỏng còn
kích thích các ngân hàng nhỏ đổi mới sáng tạo trong hoạt động và tổ chức
hệ thống, tạo ra sự cạnh tranh công bằng trên thị trường, giảm thiểu tối đa
tính độc quyền của các ngân hàng lớn
KHÔNG ĐỒNG Ý
1. Các ngân hàng nhỏ có quy mô vốn hoạt động nhỏ và nguồn lực hạn
chế tạo ra rủi ro hệ thống cao hơn.
Việc các ngân hàng nhỏ có nguồn vốn nhỏ cùng với nguồn lực huy động
hạn chế khiến chúng dễ bị tổn thương bởi các cú sốc kinh tế hơn và sự
thất bại trong hoạt động của một ngân hàng nhỏ có thể tác động lớn hơn
đến toàn bộ hệ thống tài chính khi gây ra mất lòng tin nói chung của dân
chúng, tạo áp lực dồn theo xu hướng domino trên toàn thị trường buộc
ngân hàng nhà nước và các ngân hàng lớn phải can thiệp.
Hơn nữa, các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn bởi sử dụng nhiều
vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các khoản vay hơn nên khiến họ tăng rủi ro
trong việc trả nợ khi giá trị tài sản của ngân hàng giảm.
2. Các ngân hàng nhỏ thường có danh mục đầu tư tập trung hơn, với
nhóm khách hàng nhỏ là chủ yếu, kém đa dạng hơn so với các ngân
hàng lớn
Các ngân hàng nhỏ có các danh mục đầu tư tập trung hơn ở từng nhóm
ngành, lĩnh vực cụ thể nên khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc
của nền kinh tế ở lĩnh vực đó. Đồng thời nguồn khách hàng tập trung các
khách hàng nhỏ có khả năng tín dụng không tốt có thể khiến rủi ro của
ngân hàng phụ thuộc nhiều hơn, gây ra những rủi ro tài chính tiêu cực đến
sức khỏe tài chính của họ và toàn hệ thống ngân hàng
3. Việc thắt chặt quy định của NHTW sẽ đảm bảo duy trì được sự ổn
định và an toàn của hệ thống tài chính quốc gia được cao hơn, bảo vệ
lợi ích cho khách hàng.
Việc thắt chặt quy định sẽ giúp NHTW ngăn chặn nguy cơ mất ổn định
tiền tệ quốc gia từ các ngân hàng nhỏ, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hệ
thống tài chính, giảm thiểu tối đa việc xảy ra khủng hoảng của các ngân
hàng nhỏ. Bởi khi 1 ngân hàng nhỏ xảy ra khủng hoảng sẽ tạo ra tâm lý
bất ổn và hiệu ứng domino trên toàn thị trường khiến toàn bộ hệ thống tài
chính phải đối mặt với rủi ro.
Hơn nữa việc thắt chặt quy định còn giúp ngân hàng nhỏ đảm bảo được việc đáp
ứng các tiêu chuẩn an toàn và minh bạch, giảm thiểu tối đa rủi ro hoạt động và
đồng thời giúp tăng cường trách nhiệm xã hội của hệ thống các ngân hàng nhỏ
hơn
CÂU 4: CÁC NHTM NÊN ĐƯỢC YÊU CẦU DUY TRÌ TỶ LỆ DƯ NỢ
NHẤT ĐỊNH TRONG TỔNG TÀI SẢN CỦA MÌNH ĐỂ CHO VAY CÁC
DỰ ÁN BỀN VỮNG VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI XÃ HỘI? BẠN ĐỒNG
Ý HAY KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI QUAN ĐIỂM TRÊN?
ĐỒNG Ý
1. Giúp các NHTM hạn chế đáng kể những rủi ro.
-Việc duy trì tỷ lệ dư nợ nhất định sẽ giúp cho các ngân hàng xác định được
lượng vốn tối đa có thể cho vay với các dự án bền vững, giúp giảm bớt rủi ro tín
dụng khi giảm tình trạng nợ xấu, tăng cường ổn định tài chính cho ngân hàng và
đảm bảo được khả năng thanh khoản khi cần thiết cho các dự án khác của ngân
hàng.
-Hơn nữa, điều này còn giúp ngân hàng nâng cao danh tiếng trong việc tích cực
hỗ trợ cho các dự án cộng đồng, bảo vệ môi trường bởi kinh tế xanh, kinh tế bền
vững, bảo vệ môi trường đang đều là những vấn đề thời sự mang tính cấp bách
trên toàn cầu.
2. Hỗ trợ thanh khoản cho các dự án bền vững đồng thời khuyến khích các
ngân hàng khác tham gia đầu tư vào các dự án xanh.
- Bằng cách yêu cầu NHTM duy trì tỷ lệ dư nợ nhất định, các dự án này sẽ nhận
được sự hỗ trợ tài chính liên tục từ NHTM, giúp đảm bảo rằng các dự án bền
vững có thể tiếp tục hoạt động và phát triển theo đúng hướng mục tiêu môi
trường và xã hội, giảm thiểu đáng kể các tác động tiêu cực đến môi trường và xã
hội
- Do có sự hỗ trợ tài chính từ NHTM, các dự án bền vững có thể thu hút đầu tư
và phát triển một cách bền vững hơn. Điều này lại 1 nữa góp phần vào việc giảm
rủi ro tín dụng ở luận điểm 1
3. Đa dạng hóa nguồn lợi cho NH và góp phần giúp nền KT đạt được mục
tiêu phát triển bền vững:
- Cơ hội sẽ mở ra với các ngân hàng khi tham gia thị trường vốn xanh . Nó bao
gồm cơ hội tăng cường tính minh bạch và tính giải trình; phát triển những sản
phẩm mới và dịch vụ đa dạng hơn; tạo niềm tin từ KH, tăng lợi thế cạnh tranh và
sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, công bố rõ ràng khung
thông tin về tài chính còn giúp ngân hàng tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn.
Những ngân hàng đang làm rất tốt điều này, tiêu biểu: Agribank, Vietcombank,
Sacombank

KHÔNG ĐỒNG Ý:
1. Tăng rủi ro tín dụng và giảm tính linh hoạt trong việc quản lý tài sản của
ngân hàng.
Việc duy trì một tỷ lệ dư nợ ở mức cao khiến các ngân hàng gặp bất lợi trong
hoạt động cho vay truyền thống với các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân,
bao gồm kể cả các nhóm khách hàng có sự án bền vững và có tính trách nhiệm
đối với xã hội. Từ đó làm giảm cơ hội sinh lời của ngân hàng, làm hạn chế khả
năng hỗ trợ tài chính cho các dự án đổi mới sáng tạo khác, tăng rủi ro hơn khi có
những biến động thị trường xảy ra.

2. Tạo ra áp lực khiến các ngân hàng khác phải tăng lãi suất để đáp ứng yêu
cầu.
Việc đáp ứng duy trì tỷ lệ dư nợ tối thiểu khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi
suất cho vay nhằm bù khoản thiếu hụt tài sản của mình. Điều này sẽ làm tăng chi
phí vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, tăng rủi ro hoạt động và gây ảnh
hưởng tiêu cực trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt với
các ngân hàng nhỏ thì việc duy trì tỷ lệ dư nợ nhất định cho vay dự án bền vững
là vô cùng khó khăn.
3. Các dự án xanh thiếu thông tin và cơ sở pháp lý khiến ngân hàng gặp
khó khăn trong hoạt động thẩm định dự án và cho vay
Các dự án xanh bền vững đòi hỏi có một nguồn vốn huy động lớn nhưng không
xác định được rõ ràng thời gian thu hồi vốn cùng với mức độ sinh lời xác định
trong tương lai. Bên cạnh đó chính phủ chưa có một cơ sở pháp lý rõ ràng cho
các dự án xanh, từ đó có thể nảy sinh các dự án xanh không hiệu quả, phi thực tế.
Điều này sẽ gây bất lợi trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng trong việc thẩm
định đầu tư bởi các NHTM luôn ưu tiên tập trung tìm kiếm các dự án đầu tư kinh
doanh có tốc độ quay vòng vốn nhanh và khả năng thu hồi vốn đảm bảo.

CÂU 5. CÁC NGÂN HÀNG NÊN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC HUY
ĐỘNG VỐN ƯU TIÊN TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN HƠN TIỀN GỬI CÓ
KỲ HẠN. BẠN ĐỒNG Ý HAY KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI QUAN ĐIỂM
TRÊN?
ĐỒNG Ý
1. Tạo ra một nguồn vốn giá rẻ, giảm rủi ro về vốn và tăng tính thanh khoản
cho hoạt động ngân hàng
lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn rất nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn, 0,2%
đến 0,3%/năm. Nếu ngân hàng có thể duy trì được lượng tiền gửi không kỳ hạn
tăng trưởng tốt so với tổng huy động, thì sẽ có khả năng bù đắp cho việc tăng chi
phí từ hoạt động huy động vốn khác giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận.VD:
CASA của Vietcombank tại thời điểm cuối tháng 9 đạt hơn 29,5%, mức cao nhất
trong ba quý đầu năm
Hơn nửa tiền gửi không kỳ hạn giúp các ngân hàng tăng tính thanh khoản, đáp
ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng, tăng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
ngân hàng

2. Định hướng chiến lược, tăng tính cạnh tranh về lãi suất tiền gửi:
Chiến lược huy động vốn ưu tiên tiền gửi không kỳ hạn có thể phù hợp với chiến
lược dài hạn của ngân hàng, đặc biệt là khi ngân hàng muốn tạo ra sự ổn định và
đảm bảo tài chính bền vững trong tương lai. CASA càng cao sẽ giúp ngân hàng
có thêm điều kiện cạnh tranh về lãi suất tiền gửi trên thị trường so với các ngân
hàng khác, dần cơ cấu lại nguồn vốn trung và dài hạn. Nó còn phản ánh nền tảng
phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
VD: Một số ngân hàng đang làm rất tốt về công nghệ cũng như áp dụng “zero
fee” là Techcombank, Vietcombank, VIB, MB, TPBank.
3. Tạo lòng tin, quan hệ lâu dài với khách hàng từ đó cung cấp thêm những
gói dịch vụ .
Khi CASA càng cao, càng phản ánh niềm tin và đánh giá của khách hàng đối với
chất lượng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Và khi người
gửi tiền có thể tin tưởng vào tính ổn định và an toàn của ngân hàng và sẽ có xu
hướng gửi tiền lâu dài hơn. Dựa vào đó, ngân hàng còn xây dựng được một hệ
thống dữ liệu khách hàng lớn, kéo theo có thể bán chéo các sản phẩm dịch vụ
khác như: bảo hiểm, cho vay mua ô tô, cho vay du học
KHÔNG ĐỒNG Ý
1. Bằng cách tập trung vào việc huy động tiền gửi không kỳ hạn hơn, ngân
hàng có thể đặt mình vào tình huống mất kiểm soát về nguồn vốn.

Tiền gửi không kỳ hạn có thể bị rút bất cứ lúc nào khiến ngân hàng khó dự đoán
được dòng tiền của họ. Khi số lượng lớn khách hàng rút tiền cùng lúc sẽ khiến
ngân hàng gặp khó khăn trong quản lý nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh
và đáp ứng nhu cầu thành khoản, về lâu dài nếu tình trạng này tiếp diễn cao sẽ
khiến cho ngân hàng đối mặt với nguy cơ mất tính thanh khoản. Để đáp ứng nhu
cầu thanh khoản thì ngân hàng buộc phải bán tài sản của mình hoặc vay nợ trực
tiếp khiến ngân hàng gặp những tổn thất nghiêm trọng
2. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Tiền gửi không kỳ hạn thường có lãi suất thấp hơn so với tiền gửi có kỳ hạn, do
đó mà nó có thể giảm lợi nhuận trực tiếp của ngân hàng. Bên cạnh đó việc phụ
thuộc quá mức vào việc huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn còn khiến cho
ngân hàng bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn, tăng rủi ro hoạt động và
khiến ngân hàng sẽ bị tổn thương hơn trước các cú sốc kinh tế.
3. Việc huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn giúp ngân hàng đảm bảo hoạt động
kinh doanh và đồng thời tạo được mối quan hệ lâu dài với khách hàng
Huy động vốn bằng tiền gửi có kỳ hạn sẽ giúp ngân hàng dự đoán được chính
xác hơn dòng tiền sử dụng cho hoạt động kinh doanh của mình trong từng giai
đoạn ngắn trung và dài hạn, giúp ngân hàng xây dựng được kế hoạch tài chính rõ
ràng, tạo ra sự ổn định trong hoạt động và giúp ngân hàng hỗ trợ quản lý thanh
khoản một cách hiệu quả hơn. Việc ngân hàng cam kết trả lãi suất cố định trên
lượng tiền gửi của khách hàng còn giúp ngân hàng giảm rủi ro lãi suất trong
trường hợp lãi suất của thị trường tăng lên.
Đồng thời huy động tiền gửi có kỳ hạn còn giúp ngân hàng tạo được niềm tin và
gắn kết với một lượng khách hàng ổn định và lâu dài, dựa vào đó mà ngân hàng
có thể xây dựng được một hệ thống dữ liệu khách hàng lớn, cung cấp chéo được
các dịch vụ khác như bảo hiểm, đầu tư,...
CÂU 2: CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG NGÂN HÀNG SỐ CÓ THỂ THAY THẾ
HOÀN TOÀN NGÂN HÀNG TRUYỀN THỐNG. BẠN ĐỒNG Ý HAY
KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI QUAN ĐIỂM TRÊN?
ĐỒNG Ý
1. XU THẾ TẤT YẾU CỦA THỜI ĐẠI VÀ NỀN PHÁT TRIỂN MỚI:
Hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, thay đổi toàn bộ hoạt động sống và làm việc thường ngày.
Trong ngành ngân hàng thống kê có đến 68% dân số trưởng thành có tài
khoản ngân hàng số và đang theo chiều hướng gia tăng cao. Hơn nữa cùng
với việc thực hiện chiến lược thanh toán không tiền mặt của Chính phủ
giai đoạn 2021-2025 giúp giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông, phát triển hệ
thống tiền mã hoá, tiền kỹ thuật số. Điều này càng chứng minh được vai
trò đặc biệt quan trọng của hệ thống các ngân hàng số đặc biệt trong giai
đoạn Covid 19.
2. TIẾT KIỆM THỜI GIAN, CHI PHÍ HƠN SO VỚI NGÂN HÀNG
TRUYỀN THỐNG:
- Giảm bớt chi phí cho ngân hàng khi tiết kiệm được phần lớn các chi phí
vận hành và chi phí nhân công do việc cắt giảm các hoạt động và nhân lực
không cần thiết trong vận hành truyền thống
- Giảm bớt chi phí, tiết kiệm thời gian và tối đa hoá lợi ích của khách hàng
khi các dịch vụ gửi tiền, tiết kiệm và cho vay được diễn ra một cách tự
động, nhanh chóng với độ chính xác cao
3. NGÂN HÀNG SỐ CUNG CẤP ĐA DẠNG CÁC DỊCH VỤ, KÍCH
THÍCH PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
NGÀNH KINH TẾ KHÁC.
- Các ngân hàng số đều hướng tới việc cung cấp một hệ sinh thái số toàn
diện cho khách hàng giúp kích thích phát triển toàn hệ thống, cung cấp
các dịch vụ tài chính phù hợp nhất cho từng nhóm ngành để phát triển.
- Thông qua hệ sinh thái số, các ngân hàng số xây dựng nền tảng tương tác
thông tin nhanh chóng, tiện lợi. Điều này không chỉ giúp các doanh
nghiệp cùng nhóm ngành hỗ trợ hợp tác hoạt động cá nhân, huy động và
sử dụng nguồn vốn hiệu quả mà đây còn giúp các ngân hàng gia tăng sức
khỏe tài chính, đạt lợi ích tối đa các mục tiêu tăng trưởng hoạt động của
minh
KHÔNG ĐỒNG Ý
1. CÁC NGÂN HÀNG TRUYỀN THỐNG VẪN CÓ CHỖ ĐỨNG VÀ
VAI TRÒ VỮNG CHẮC TRONG LÒNG TIN CÔNG CHÚNG
Các ngân hàng truyền thống có độ phủ sóng và độ nhận diện khắp cả nước
với đa dạng tất cả các tầng lớp khách hàng bởi lòng tin công chúng từ lâu.
Đặc biệt xu hướng tiêu dùng tiền mặt vẫn là thói quen của đa số người dân
Việt Nam, việc thiếu kiến thức trong sử dụng internet và nỗi lo bảo mật
thông tin, an ninh mạng cũng khiến cho các ngân hàng số không phải là
lựa chọn tối ưu của khách hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng truyền thống
cung cấp các dịch vụ chuyên biệt, đòi hỏi những sự tương tác trực tiếp
giữa khách hàng và cán bộ nhân hàng như tư vấn tài chính doanh nghiệp,
tín dụng ngân hàng….Điều này các ngân hàng số hiện nay chưa thể đáp
ứng được đầy đủ
2. VIỆT NAM HIỆN NAY CHƯA CÓ MỘT KHUNG PHÁP LÝ RÕ
RÀNG CỤ THỂ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SỐ.
- Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động và phát triển
ngân hàng số vẫn còn thiếu. Chẳng hạn, mảng thanh toán số hiện nay phát
triển rất nhanh theo các tiến bộ công nghệ, nhưng các quy định pháp lý lại
chưa theo kịp, khiến các NHTM ngại áp dụng công nghệ, dịch vụ mới
ngoài khuôn khổ cho phép,...
- Hơn nữa, lợi dụng khung pháp lý còn nhiều lỗ hổng chưa cụ thể, các tội
phạm tài chính có thể lợi dụng để thực hiện các hoạt động chiếm đoạt phi
pháp hay thực hiện các hành vi rửa tiền. Mặc dù năng lực phòng chống
gian lận đối với các giao dịch ngân hàng số luôn được các NHTM quan
tâm, song vẫn chưa thể tạo sự yên tâm cho khách hàng.
3. CÁC NGUY CƠ RỦI RO CAO LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG, VẤN ĐỀ BẢO MẬT THÔNG TIN
CÁ NHÂN
- Các cuộc chạy đua công nghệ trong ngành Ngân hàng với các dự án ngân
hàng số cũng góp phần tạo nên nhiều rủi ro trong vấn đề bảo mật nói
chung và mất an toàn thông tin người dùng nói riêng. Năng lực bảo mật
thông tin tài chính trong môi trường số còn hạn chế ở Việt Nam.
- Hơn nữA, nhận thức của người dùng khi chưa ý thức về các rủi ro trong
giao dịch ngân hàng trực tuyến còn chưa cao, coi nhẹ bảo mật thông tin cá
nhân; sinh viên, người lao động… cho thuê thông tin, tạo điều kiện cho tội
phạm tạo các tài khoản ma, gây khó khăn trong điều tra; các giao dịch, thủ
đoạn gian lận ngày càng tinh vi, khó phát hiện…

CÂU 6: CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÊN GIẢM YÊU CẦU CHO
VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VÌ ĐIỀU NÀY SẼ
GIÚP LOẠI HÌNH KINH DOANH NÀY PHÁT TRIỂN VÀ LÀ KHÁCH
HÀNG TIỀM NĂNG CHO NGÂN HÀNG TRONG TƯƠNG LAI BẠN
ĐỒNG Ý HAY KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI QUAN ĐIỂM TRÊN?
ĐỒNG Ý
1. ĐÂY LÀ NHÓM KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG GIÚP TĂNG CƠ
HỘI KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp là nguồn lực quan trọng tạo ra nhiều việc
làm cho nền kinh tế. Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu vốn lớn đồng
thời có khả năng tạo ra nguồn thu quan trọng đáng kể cho ngân hàng. Việc
giảm yêu cầu cho vay sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh
nghiệp này và đồng thời cũng giúp cho ngân hàng mở rộng được khách
hàng cho mình, tạo mối quan hệ khách hàng tiềm năng lâu dài, kích thích
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, xây dựng mạng lưới
khách hàng tiềm năng với các doanh nghiệp khởi nghiệp còn giúp cho
ngân hàng hạn chế phụ thuộc quá mức vào một nhóm khách hàng thân
thiết và chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động kinh doanh, giảm bớt áp lực tài
chính phải gánh chịu nếu có rủi ro xảy ra từ phía khách hàng cũ
2. THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Điều này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn dễ dàng phát triển và hoạt
động hơn. Hơn nữa, đây cũng là những doanh nghiệp tiên phong trong
việc đổi mới, sáng tạo, có thể kích thích đổi mới và tăng trưởng kinh tế
quốc gia. Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động tốt
và mở rộng quy mô hoạt động có thể tạo ra thêm nhiều việc làm, giải
quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội.
3. VIỆC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP CÒN GIÚP NGÂN HÀNG TÌM ĐƯỢC NHỮNG ĐỐI TÁC
CHIẾN LƯỢC QUAN TRỌNG TRONG TƯƠNG LAI
Các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn đi đầu và thực hiện đổi mới sáng tạo
các xu hướng mới, đem đến những giải pháp hữu ích thúc đẩy phát triển
thị trường. Thông qua hoạt động cho vay, và giám sát tín dụng sau giải
ngân, các ngân hàng sẽ có thể nắm được rõ về các sản phẩm đổi mới của
các doanh nghiệp trên thị trường, nếu phù hợp, ngân hàng có thể tận dụng
được chính nhóm khách hàng này để thực hiện hợp tác chuyển giao, sử
dụng công nghệ để cải thiện hoạt động và chất lượng dịch vụ của ngân
hàng, mang lại mối quan hệ hợp tác hiệu quả cho cả hai bên.
KHÔNG ĐỒNG Ý
1. VIỆC GIẢM YÊU CẦU CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SẼ LÀM TĂNG RỦI RO HƠN CHO
NGÂN HÀNG.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp có một lịch sử tín dụng kém minh bạch,
thiếu thông tin xác thực về báo cáo tài chính kế toàn, không có tài sản
đảm bảo cho khoản vay, chưa có phương án kinh doanh cụ thể…Thậm chí
một doanh nghiệp có tới 2 báo cáo tài chính cho 2 cơ quan khác nhau theo
chia sẻ của một số chuyên gia tín dụng. Điều này sẽ tăng nguy cơ rủi ro
hơn cho khách hàng, dễ xảy ra tình trạng nợ xấu và không thu hồi được nợ
cho ngân hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp khởi nghiệp có nguy cơ thất
bại cao hơn so với các doanh nghiệp khác, điều này khiến ngân hàng phải
đối mặt với nhiều rủi ro hơn khi giảm yêu cầu cho vay.
2. LÀM GIA TĂNG SỰ CẠNH TRANH GIỮA CÁC NGÂN HÀNG,
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.
Qua việc giảm các yêu cầu cho vay chung, để thu hút được lượng lớn
doanh nghiệp khởi nghiệp hơn, các ngân hàng sẽ thực hiện nhiều chính
sách cho giảm yêu cầu cho vay, giảm lãi suất để thu hút khách hàng.
Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, làm giảm lợi nhuận và các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
3. GIẢM ĐỘ UY TÍN CỦA NGÂN HÀNG TRONG LÒNG CÔNG
CHÚNG
Khi các ngân hàng cho vay quá nhiều các doanh nghiệp khởi nghiệp làm
gia tăng rủi ro cho ngân hàng. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới độ uy tín
của ngân hàng, làm giảm lòng tin của công chúng, khách hàng gửi tiền có
thêm những lo lắng hơn cho hoạt động của ngân hàng nên có nguy cơ tăng
rút tiền hoặc chuyển tiền sang ngân hàng khác. Điều này tác động đáng kể
đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi mất đi một nhóm khách
hàng quen thuộc.

You might also like