You are on page 1of 3

LÊ TRUNG KIÊN

13DHTH02

BÀI THU HOẠCH

Cặp Phạm Trù Nguyên Nhân Và Kết Quả

 Khái niệm:
 Nguyên nhân là phạm trù dùng dể chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây ra
một sự biến đổi nhất định nào đó.
 Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác động
giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng
với nhau gây ra.
 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
 Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

– Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết
quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên,
không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối
liên hệ nhân quả.

– Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn
cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân
khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

– Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên
ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các nguyên
nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm suy yếu, thậm
chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

– Nguyên nhân thì có nhiều loại:


+ Nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân không cơ bản.

+ Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu.

+ Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan.

+ Nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu.

Mỗi một loại đều có vị trí và vai trò khác nhau đối với kết quả.

 Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhâu.

– Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau.
Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ
khác là kết quả và ngược lại.

– Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình
sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi
không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó
không có khâu nào là bắt đầy hay cuối cùng.

 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.

– Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò
thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với
nguyên nhân.

 ý nghĩa:

– Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bắt đầu từ việc đi tìm nguyên
nhân làm cho xuất hiện sự vật, hiện tượng nào đó bất kì. Cần tôn trọng tính khách quan
của mối liên hệ nhân quả, không được lấy ý muốn chủ quan thay cho quan hệ nhân
quả.

– Cần phải phân loại nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn.

– Vì kết quả có thể tác động lại nguyên nhân nên cần phải làm tốt công tác tổng kết ,
đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả tích cực. Phải tận dụng các kết quả
đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục
đích đã đề ra trước đó.

 Bài học cho bản thân:


+ Ở hiền gặp lành. Ở ác gặp dữ.
+ Gậy ông đập lưng ông.
+ Cái miệng hại cái thân.
+ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.
+ Gieo gió, gặt bão
+ Gieo nhân nào gặt quả nấy.
+ Nhân nào quả nấy, ai làm người đó chịu.
+ Sinh sự, sự sinh.
+ Cứu một mạng người bằng xây mười kiểng chùa.
+ Ở xởi lởi Trời cởi ra cho. Ở do đo Trời co ro lại.

You might also like