You are on page 1of 28

KHOA PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

MÔN KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ÁN LỆ

Vấn đề 1. Một số vấn đề lý luận chung về án lệ


Vấn đề 2. Án lệ trong hệ thống common law
Vấn đề 3. Án lệ trong hệ thống civil law và trong hệ
thống pháp luật Việt Nam
Vấn đề 4. Án lệ trong pháp luật thương mại quốc tế
Vấn đề 5. Thực hành kĩ năng nghiên cứu và phân tích án
lệ

ThS. Nguyễn Mai Linh


mailinhnguyen110@gmail.com 1  
Vấn đề 3
Án lệ trong hệ thống civil law và trong hệ
thống pháp luật Việt Nam

2  
Nội dung

1. Án lệ trong hệ thống
civil law

2. Án lệ trong hệ thống
pháp luật Việt Nam
1. Án lệ trong hệ thống civil law

• Án lệ không phải là nguồn luật mang tính chính thức


bắt buộc
• Tòa án không thể sử dụng án lệ làm cơ sở pháp lý độc
lập để đưa ra phán quyết.
• Không thừa nhận chức năng làm luật của Tòa án
• Tòa án chỉ thực hiện vai trò thuần túy là áp dụng pháp
luật
• Án lệ nhằm bổ sung cho văn bản pháp luật
1. Án lệ trong hệ thống civil law

• Thẩm quyền tạo lập án lệ thường không quá chú


trọng vào thứ bậc của tòa án
• Tòa án tạo lập án lệ bằng hình thức giải thích pháp
luật theo thủ tục giám đốc thẩm.
• Những giải thích pháp luật của Tòa án tối cao chứa
đựng các giải pháp pháp lý mới và những giải pháp
này được lựa chọn công bố làm án lệ.
1. Án lệ trong hệ thống civil law

Phương  pháp lập luận trong án lệ của tòa án


• Phương pháp logic diễn dịch
• Đưa ra một quy tắc mang tính khái quát (luận đề
chung) làm cơ sở để giải quyết các vấn đề cụ thể đặt
ra của vụ việc.
• Lý lẽ tạo lập án lệ: đề cao tính hợp pháp
• Mang tính áp đặt
• Yếu tố bắt buộc của án lệ nêu rõ ràng trong nội dung
của án lệ
2. Án lệ trong hệ thống pháp luật Việt
Nam
 
2.1. Khái niệm án lệ theo quy định
của pháp luật Việt Nam

2.2. Đặc điểm và nguyên tắc xây


dựng án lệ

2.3. Quy trình lựa chọn, công bố và


áp dụng án lệ tại Việt Nam

2.4. Vai trò của nguồn án lệ trong hệ


thống pháp luật Việt Nam
2.1. Khái niệm án lệ theo quy định của pháp luật
Việt Nam
 
• GS. Vũ Văn Mẫu cho rằng: “Án lệ
(jurisprudence) là đường lối giải thích và áp
dụng luật pháp của các tòa án về một điểm
pháp lý đã được coi như thành một lệ khiến
các thẩm phán có thể noi theo đó mà xét xử
trong các trường hợp tương tự”. Vũ Văn Mẫu,
Pháp luật thông khảo, tập 1, Sài Gòn 1974, tr.
108.
2.1. Khái niệm án lệ theo quy định của pháp luật
Việt Nam
 
• Từ điển Luật học: án lệ là “Bản án đã tuyên
hoặc một sự giải thích, áp dụng pháp luật được
coi như một tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán
sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp
tương tự”.
• Giáo trình Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp
lý, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa
– Nxb. Tư pháp, tr. 13.
2.1. Khái niệm án lệ theo quy định của pháp luật
Việt Nam
 
• Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật của Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiền lệ
pháp (án lệ) “là những bản án, quyết định của
chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ
việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa
đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc
khác tương tự”. Trường Đại học Luật Hà Nội,
Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật, Nxb. Tư pháp – 2016, tr. 286.
2.1. Khái niệm án lệ theo quy định của pháp luật
Việt Nam
 
• Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 18/6/2019
Về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Nghị
quyết này định nghĩa: “Án lệ là những lập luận, phán
quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh
án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà
án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.
2.2. Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng án lệ
 
• Án lệ chỉ được hình thành bằng con đường tòa
án, trên cơ sở hoạt động xét xử của tòa án. Án
lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án,
quyết định chứ không phải là bản án, quyết
định có chứa các giải pháp pháp lý mới…  
2.2. Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng án lệ
 

• Bản án, quyết định của bất cứ Tòa án nào cũng


có thể trở thành án lệ khi được lựa chọn và
được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua.
• Chủ thể có thẩm quyền xây dựng và ban hành
án lệ: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao.  
2.2. Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng án
lệ
 
• Tòa án có thẩm quyền tạo lập nội dung án lệ (giải
pháp pháp lý mới)
• Tòa án có thẩm quyền bằng việc thừa nhận hiệu lực
pháp lý của án lệ.
• Phân biệt giữa nguồn của án lệ với án lệ
2.2. Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng án
lệ
 
Các trường hợp tạo ra án lệ
• Văn bản pháp luật có quy định nhưng ở dạng “khung”
mang tính khái quát: Án lệ số 09
• VBPL không có quy định: Án lệ số 02
• VBPL có quy định nhưng quá cứng nhắc: án lệ số 04
2.2. Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng án
lệ
 
• Án lệ được xây dựng, ban hành, hủy bỏ hoặc thay thế theo
trình tự, thủ tục chặt chẽ gồm các bước cụ thể được quy
định trong pháp luật.
• Quy trình xây dựng và ban hành án lệ bao gồm:
1. Rà soát, phát hiện bản án, quyết định để đề xuất phát triển
thành án lệ.
2. Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề xuất lựa
chọn, phát triển thành án lệ.
3. Hội đồng tư vấn án lệ có trách nhiệm thảo luận, cho ý kiến
đối với các nội dung của bản án, quyết định được đề xuất
lựa chọn làm án lệ.
4. Thông qua án lệ.
5. Công bố án lệ.
2.2. Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng án
lệ
 
Phương pháp lập luận tạo ra án lệ
• Gần giống logic quy nạp
• Mang tính áp đặt
• Không viện dẫn các điều khoản tromg các văn bản
pháp luật làm cơ sở để giải quyết vụ việc
2.3. Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án
lệ tại Việt Nam
 
Quy trình lựa chọn án lệ

• B1: Chánh án tòa án tỉnh hoặc chánh án tòa án cấp cao


hoặc vụ trưởng các vụ giám đốc kiểm tra tòa án nhân
dân tối cao tiến hành rà soát, phát hiện bản án của tòa
mình đáp ứng được các tiêu chí để trở thành án lệ thì
gửi đề nghị lên Ủy ban thẩm phán tòa đó xem xét, đánh
giá.
• B2: Ủy ban thẩm phán xem xét, đánh giá các bản án,
quyết định được đề nghị theo các tiêu chí: đánh giá thực
tiễn xét xử và pháp luật có liên quan, đưa ra ý kiến đánh
giá về các bản án, quyết định đó xem có đủ điều kiện để
phát triển thành án lệ hay có thể trở thành án lệ không.
Quy trình lựa chọn án lệ  

• B3: Trên cơ sở đánh giá của Ủy ban thẩm


phán, Chánh án gửi báo cáo về tòa án nhân dân
tối cao thông qua Vụ pháp chế và Quản lý
khoa học.
• B4: Vụ pháp chế và Quản lý khoa học đăng tin
trên tạp chí tòa án nhân dân và cổng thông tin
điện tử tòa án nhân dân tối cao để các tổ chức
và cá nhân tham gia đóng góp ý kiến trong thời
hạn 2 tháng.
Quy trình lựa chọn án lệ  

• B5: Hết thời hạn nhận ý kiến đóng góp của các
cá nhân, tổ chức, Vụ pháp chế và Quản lý khoa
học sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp và báo
cáo Chánh án tòa án nhân dân tối cao để xem
xét và quyết định lấy ý kiến của Hội đồng tư
vấn án lệ.
• B6: Hội đồng tư vấn án lệ nghiên cứu hồ sơ và
cho ý kiến tư vấn.
Hội đồng tư vấn án lệ  
 
• Hội đồng tư vấn án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
thành lập gồm có ít nhất 09 thành viên.
• Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Hội đồng khoa học Tòa án
nhân dân tối cao,
• 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Hội đồng khoa
học Tòa án nhân dân tối cao,
• các thành viên khác là đại diện Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đại diện cơ
quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia về pháp luật và
01 đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa
án nhân dân tối cao (đồng thời là Thư ký Hội đồng).
• Trường hợp tư vấn án lệ về hình sự thì thành phần của Hội
đồng tư vấn án lệ phải có đại diện Cơ quan điều tra của Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
Quy trình lựa chọn án lệ  
• B7: Trên cơ sở báo cáo tư vấn của Hội đồng tư vấn án lệ,
Chánh án tòa án nhân dân tối cao tổ chức phiên họp toàn thể
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao để thảo luận và
biểu quyết thông qua án lệ. Phiên họp phải có tối thiểu 2/3
thành viên Hội đồng thẩm phán có mặt và được biểu quyết
thông qua với kết quả quá bán các thành viên tham dự đồng
ý.
• B8: Chánh án tòa án nhân dân tối cao công bố án lệ. Án lệ
sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày được công bố. (Quy
trình rà soát, phát hiện, lựa chọn và công bố án lệ được quy
định tại điều 3, điều 4, điều 5, điều 6, điều 7, điều 8 của
Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP).
Tiêu chí lựa chọn án lệ

• 1. Chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật
còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các
vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối
xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ
việc cụ thể;
• 2. Có tính chuẩn mực;
• 3. Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật
trong xét xử, (nghiêng về cách nhìn nhận án lệ là giải
thích pháp luật) bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự
kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như
nhau.
• (Điều 2 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP)
Nguyên tắc áp dụng án lệ

• Hai điều kiện:


• (i) Có sự tương đồng hoặc tương tự về các tình
tiết khách quan cơ bản của vụ việc dân sự đang
giải quyết với các tình tiết khách quan cơ bản của
vụ việc dân sự trong bản án, quyết định có chứa
đựng án lệ;
• (ii) Vấn đề pháp lý cần được giải quyết trong vụ
việc dân sự mà Tòa án đã thụ lý cũng tương đồng
hoặc tương tự như vấn đề pháp lý đã được giải
quyết bằng án lệ.  
Nguyên tắc về giá trị pháp lý ràng buộc của án lệ

• Ở Việt Nam, theo khoản 2 mục I điều 1 của Quyết định


số 74/QĐ-TANDTC quy định: “khi xét xử, các Tòa án
được khuyến khích viện dẫn án lệ của Tòa án nhân dân
tối cao. Việc viện dẫn án lệ vào một quyết định của Tòa
án không có nghĩa án lệ là cơ sở pháp lý cho quyết định
của vụ án mà Tòa án xét xử. Cơ sở cho quyết định của
Tòa án phải dựa trên cơ cở pháp luật trong hệ thống các
văn bản quy phạm pháp luật. Viện dẫn án lệ là cách bày
tỏ quan điểm về sự tôn trọng tính thống nhất trong áp
dụng pháp luật của Thẩm phán, đảm bảo tính chặt chẽ
và tính có căn cứ trong quyết định của mình, Thẩm
phán tự mình quyết định có theo đường lối xét xử
trong án lệ viện dẫn hay không.”
Cấu trúc của án lệ

• Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Án lệ


được công bố phải bao gồm những nội dung sau:
a) Số, tên án lệ;
b) Số, tên bản án, quyết định của Tòa án có nội dung được phát
triển thành án lệ;
c) Tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ;
d) Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ;
đ) Từ khóa về những tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý
trong án lệ;
e) Các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên
quan đến án lệ;
g) Nội dung của án lệ.
2.4. Vai trò của nguồn án lệ trong hệ thống pháp
luật Việt Nam
 
• Là phương tiện TANDTC giải đáp những vướng mắc
của các Tòa án cấp dưới về đường lối xét xử tội phạm
cụ thể hoặc việc vận dụng qui phạm pháp luật
• Tài liệu để các Tòa án cấp dưới nghiên cứu rút kinh
nghiệm trong xét xử,
• Tính định hướng để các Tòa án cấp dưới vận dụng
thống nhất trong việc xét xử các vụ án tương tự.
• Phục vụ cho xét xử, nghiên cứu khoa học và cho
đông đảo người dân biết, vận dụng hay tham khảo.

You might also like