You are on page 1of 6

Chương 6: Vấn đề dân tộc và tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội

Câu 1. Sự trưởng thành của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về chủ quyền là nguyên
nhân dẫn đến việc các cộng đồng dân cư muốn:
A. Liên kết lại với nhau.
B. Tách ra để hình thành dân tộc độc lập.
C. Liên minh với nhau về kinh tế.
D. Thể hiện tính độc lập trong phát triển kinh tế.
Câu 2. Yếu tố nào dưới đây có ý nghĩa quyết định đến sự ra đời của các dân tộc
phương Tây?
A. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
B. Sự chín muồi về các yếu tố tộc người.
C. Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong nền sản xuất hàng hóa tư
bản chủ nghĩa.
D. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 3.Tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt sự khác nhau giữa các dân tộc - tộc
người là:
A. Cộng đồng ngôn ngữ.
B. Cộng đồng văn hóa.
C. Cộng đồng kinh tế.
D. Ý thức tự giác tộc người.
Câu 4. Vì sao tôn giáo mang tính quần chúng?
A. Vì tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
B. Vì tôn giáo là phương tiện thống trị của giai cấp cầm quyền.
C. Vì tôn giáo mang tính giai cấp.
D. Vì tôn giáo là sản phẩm của con người.
Câu 5. Nghiên cứu vấn đề dân tộc, V.I. Lênin phát hiện ra hai xu hướng khách
quan trong sự phát triển quan hệ dân tộc, đó là:

1
A. Xu hướng độc lập dân tộc và liên hiệp dân tộc.
B. Xu hướng bình đẳng và đoàn kết tất cả các dân tộc.
C. Xu hướng tôn trọng lợi ích của tất cả các dân tộc.
D. Xu hướng đáp ứng mọi nhu cầu dân tộc.
Câu 6. Mặt tư tưởng của tôn giáo biểu hiện:
A. Niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên.
B. Niềm tin vào thế giới hiện thực.
C. Đấu tranh chống sự lợi dụng tôn giáo.
D. Đấu tranh giữa các lực lượng chính trị.
Câu 7. Nhận định “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo và
trong đầu óc của con người” là của:
A. C.Mác. B. Ph.Ăngghen.
C. V.I.Lênin. D. Hồ Chí Minh.
Câu 8. Chỉ ra luận điểm không chính xác?
A. Quyền bình đẳng dân tộc là cơ sở cho quyền tự quyết dân tộc.
B. Quyền tự quyết dân tộc là ảo tưởng đối với các dân tộc kém phát triển.
C. Quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc không tự nhiên mà có
được.
D. Quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc đi liền với nhau.
Câu 9. Ai là người đã đề ra tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã
hội?
A. Các Mác. B. V.I.Lênin.
C. Ph.Ăngghen. D. Hồ Chí Minh.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nhất lập trường của những người
cộng sản về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo?
A. Nhanh chóng xóa bỏ tón ngưỡng, tôn giáo.
B. Không quan tâm đến nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
C. Luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
D. Sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề tôn giáo.
2
Câu 11. Đâu không phải là nguồn gốc dẫn tới sự ra đời của tôn giáo?
A. Tự nhiên, kinh tế-xã B. Giáo dục.
hội.
C. Nhận thức. D. Tâm lý.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không là đặc điểm cơ bản của tình hình tôn
giáo ở Việt Nam?
A. Đa tôn giáo.
B. Đa dạng, đan xen, chung sống hòa bình, không có xung đột, chiến
tranh tôn giáo.
C. Các tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, có nhiều sự đóng góp
quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
D. Hoạt động tôn giáo không thể kiểm soát.
Câu 13. Nội dung nào không thuộc Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác -
Lênin?
A. Các dân tộc có quyền bình đẳng.
B. Các dân tộc có quyền tự quyết.
C. Liên hiệp tất cả các dân tộc.
D. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
Câu 14. Thực chất việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội là:
A. Xoá bỏ hoàn toàn các tổ chức tôn giáo.
B. Đấu tranh chống lại các lực lượng siêu nhiên, thần thánh.
C. Khắc phục dần ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo.
D. Xoá bỏ sự lợi dụng tôn giáo của các giai cấp thống trị.
Câu 15. Nguyên tắc đầu tiên trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-
Lênin là:
A. Các dân tộc có quyền tự do.
B. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
C. Các dân tộc có quyền tự quyết.
3
D. Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.
Câu 16. Câu “ Sự sợ hãi sinh ra thần linh” bàn đến nguồn gốc nào của tôn giáo?
A. Tự nhiên, kinh tế-xã hội.
B. Nhận thức.
C. Tâm lý.
D. Văn hóa.
Câu 17. Dân tộc là:
A. Một hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở quan hệ huyết thống.
B. Một hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở quan hệ hôn nhân.
C. Hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở quan hệ lãnh thổ, kinh tế,
văn hóa, chính trị.
D. Hình thức cộng đồng người ra đời trên cơ sở quan hệ hòa bình, hữu
nghị giữa người và người.
Câu 18. Tính chính trị của tôn giáo biểu hiện như thế nào?
A. Các thế lực chính trị lợi dụng tôn giáo phục vụ cho mục đích của họ.
B. Tôn giáo là sản phẩm của sự sáng tạo của giai cấp thống trị.
C. Tôn giáo luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử xã hội.
D. Phương tiện để giai cấp công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.
Câu 19. Nhiệm vụ nào dưới đây là nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất của mỗi
thành viên dân tộc?
A. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Lao động phát triển kinh tế đất nước.
C. Tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội.
D. Bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
Câu 20. Tập hợp những cộng đồng người có cùng đức tin tôn giáo dựa trên nền
tảng giáo lý, giáo luật và thực hành nghi lễ tôn giáo là:
A. Cơ cấu xã hội - kinh tế.
B. Cơ cấu xã hội - tôn giáo.
C. Cơ cấu xã hội - dân cư.
4
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 21. Sự phản ánh thế giới của tôn giáo là sự phản ánh có tính:
A. Chân thực.
B. Khách quan.
C. Hoang đường, hư ảo.
D. Chân thực, chủ quan.
Câu 22. Chính sách dân tộc của Đảng ta phải chú trọng nhất đến lĩnh vực nào
dưới đây để thực hiện bình đằng và đoàn kết giữa các dân tộc?
A. Chính trị. B. Kinh tế.
C. Văn hóa – xã hội. D. Giáo dục.
Câu 23. Yếu tố nào dưới đây thể hiện đầy đủ chủ quyền của một dân tộc trong
tương quan với các quốc gia dân tộc khác?
A. Biên giới. B. Lãnh thổ.
C. Lãnh hải. D. Địa giới hành chính.
Câu 25. Yếu tố quan trọng nhất khiến tôn giáo tồn tại lâu đời là
A. Ý thức phản kháng của nhân dân về bất công xã hội.
B. Niềm tin vào đấng siêu nhiên.
C. Khát vọng được giải thoát.
D. Niềm tin vào thế giới hiện thực.
Câu 26. Khi xem xét quyền tự quyết của dân tộc cần đứng vững trên lập trường
của:
A. Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân.
C. Đội ngũ trí thức. D. Đội ngũ doanh nhân.
Câu 27. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của dân tộc theo nghĩa
rộng?
A. Có chung một vùng lãnh thổ ổn định.
B. Mỗi vùng miền sử dụng một ngôn ngữ riêng.
C. Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế.
D. Có chung nền văn hóa và tâm lý.
5
Câu 28. Tôn giáo mang tính quần chúng, bởi:
A. Tôn giáp đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
B. Tôn giáo là phương diện thống trị của giai cấp cầm quyền.
C. Tôn giáo mang tính giai cấp.
D. Tôn giáo là sản phẩm của con người.
Câu 29. Tôn giáo mang tính chính trị khi:
A. Trong xã hội có phân chia giai cấp.
B. Ngay từ khi tôn giao giáo xuất hiện.
C. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
D. Trong xã hội nguyên thủy.

You might also like