You are on page 1of 12

#1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau:
Nhiều lúc, nhìn thấy những thái độ sống lãnh đạm của mọi người xung quanh, tôi bàng hoàng và băn khoăn
rằng: mình đang sống trên trái đất vốn đầy tình thương hay sống ở một vũ trụ xa lạ, một vùng đất đóng băng…
hay địa ngục? Đó là khi tôi bắt gặp một người ăn xin nghèo khổ bước lầm lũi sau những tiếng cười khinh bỉ, sự
xua đuổi tàn nhẫn của một đám thanh niên nhà giàu. Đó cũng là lúc tôi chưa hết sợ hãi và thương cảm cho một
nạn nhân xấu số của một vụ tai nạn giao thông thì đã thấy sững sờ trước hình ảnh một người qua đường chạy lại,
nhặt chiếc điện thoại của người bị nạn bỏ vào túi mình rồi cười hả hê và phóng xe đi mất. Nếu là tôi, bạn sẽ nghĩ
sao khi một cụ già phải xin mãi mới được một sinh viên nhường chỗ trên xe bus. Hay bạn có hẫng hụt không khi
một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cành cây, bạn vui sướng còn người đi cùng lại cho rằng bạn đang mất thì
giờ để ý những chuyện không đâu?... Đáng sợ hơn nữa, bệnh vô cảm còn xảy ra trong nhiều gia đình - nơi vốn
bình yên và đầy yêu thương. Người mẹ đánh đập con mình tàn nhẫn, ném con xuống sông… hay người con chửi
mắng mẹ, coi mẹ như người giúp việc vụng về… đều là “những điều trông thấy” làm “đau đớn lòng”. Ngay việc
một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, vô cảm với chính
mình… Hóa ra căn bệnh ấy đang len vào từng tế bào sống của xã hội, gặm nhấm từ tâm hồn của một con người
đến trái tim của toàn xã hội…

(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tr.65-66, NXBGDVN - 2011)

Thực hiện các yêu cầu:


Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản.
Câu 3: Theo em những điều gì làm cho tác giả “đau đớn lòng”?
Câu 4: Thông điệp của tác giả qua câu “bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cây, bạn
vui sướng còn người đi cùng cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu?...” có ý nghĩa gì đối
với em? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm “một bạn trẻ không có một
khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình”.

TL:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2: Sự ảnh hưởng và sự lan tỏa của bệnh vô cảm trong xã hội.
Câu 3: Những điều làm cho tác giả đau đớn lòng:
- Bắt gặp một người ăn xin nghèo khổ bước lầm lũi sau những tiếng cười khinh bỉ, sự xua đuổi tàn nhẫn của một
đám thanh niên nhà giàu.

1
- Trước hình ảnh một người qua đường chạy lại, nhặt chiếc điện thoại của người bị nạn bỏ vào túi mình rồi cười hả
hê và phóng xe đi mất.

- Một cụ già phải xin mãi mới được một sinh viên nhường chỗ trên xe bus.

- Nhìn thấy chiếc lá non trên cành cây, bạn vui sướng còn người đi cùng lại cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý
những chuyện không đâu.

- Người mẹ đánh đập con mình tàn nhẫn, ném con xuống sông… hay người con chửi mắng mẹ, coi mẹ như người
giúp việc vụng về

Câu 4: Ý nghĩa của thông điệp: nhắc nhở con người cần phải biết yêu những điều xung quanh mình, cần biết
sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống xung quanh. Chớ vô cảm với mọi điều.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
- Xác định dúng vấn đề cần nghị luận
- Triển khai vấn đề nghị luận
* Nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm “một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ
cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình”.

* Giải thích vấn đề

- Ước mơ là điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai.

- Lãnh cảm là không có cảm giác hứng thú.

- “Một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính
mình” nghĩa là một người không có những mong muốn riêng, không ấp ủ những lý tưởng riêng chính là họ đang
không có hứng thú với cuộc đời của chính mình.

* Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Vài trò:

+ Khát vọng, ước mơ là động lực để giúp con người sống có ý nghĩa hơn và vượt qua những khó khăn trong cuộc
sống.

+ Khi con người không còn có khát vọng, ước mơ là lúc con người không còn tha thiết với cuộc sống của chính
mình.

- Khi con người lãnh cảm với cuộc đời của chính mình thì sẽ có vô vàn những điều sẽ xảy ra: Người ta sẽ không
còn biết cố gắng để vun đắp những điều tốt đẹp cho tương lai; Cả một xã hội mà toàn những người thờ ơ với cuộc
đời thì xã hội đó sẽ xuống dốc một cách trầm trọng.

2
- Dẫn chứng chứng minh.

- Phê phán người sống không có ước mơ, hoài bão, bàng quan với cuộc đời, với xã hội.

* Bài học nhận thức và hành động: Nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng sống; xây dựng ké hoạch cho cuộc sống để đạt
được thành công của mỗi người.

- Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

#1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi, mà còn có nghĩa là năm tháng tươi đẹp nhất cuộc đời. Ở cái tuổi
ấy, trong ba thứ: sức khỏe, thời gian và tiền bạc, chúng ta chỉ thiếu tiền thôi, còn thời gian và sức khỏe thì luôn
đong đầy. Năm tháng qua đi khi về già ta sẽ nhận thấy tiền bạc hóa ra là thứ ít quan trọng nhất trong ba thứ trên.
Nghĩa là tuổi trẻ là giai đoạn quý giá nhất đời người vì sở hữu trọn vẹn hai món quà lớn nhất của cuộc sống là sức
khỏe và thời gian. Ta vốn được nghe nhiều người nói đến điều này rồi, nhưng hỡi ôi, sao chúng ta vẫn đang để cho
tuổi trẻ của mình trôi qua một cách hời hợt và vô nghĩa đến thế? Với trí óc hạn hẹp được định hướng, phần lớn
tuổi trẻ hiện tại cho rằng tiền bạc là hơn hết, là thứ quan trọng nhất, cần thiết nhất, là đáng lưu tâm nhất. Và rồi
ta vô tình lãng quên hai món quà quý giá nhất đời kia. Hãy tận dụng tốt nhất hai món quà lớn đó mà cuộc sống
dành riêng cho tuổi trẻ. Hãy dùng nó để nhào vào đời, để quyện vào cuộc sống, để trải nghiệm mọi thứ khi còn có
thể. Trải nghiệm, đó chính là điều quan trọng nhất.

Cuộc sống, thực chất là một cuộc trải nghiệm lớn, mà trong đó bạn phải đi tìm những mảnh ghép là
những trải nghiệm nhỏ để từ đó ghép nên cuộc đời mình. Ai rồi cũng đến lúc phải giã từ cuộc sống, nhưng người
may mắn hơn, là người sống được nhiều hơn những người khác. “Người sống nhiều nhất không phải người sống
lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất, sống nhiều hơn người khác.” (Jean Jacques
Rousseau).

Trải nghiệm sẽ là thầy dạy tốt nhất cho bạn trong cuộc đời mà không bất cứ người thầy nào khác có thể
dạy tốt hơn. Kinh nghiệm từ đâu ra nếu không từ trải nghiệm? Người ta thực sự chỉ học được từ chính trải nghiệm
bản thân mình!

(Theo Không có trải nghiệm tuổi trẻ không đáng một xu, 7/01/2015)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra và cho biết tên phép tu từ trong cụm từ: “Tuổi trẻ không chỉ có nghĩa là trẻ tuổi”. Nêu tác dụng của
phép tu từ đó?

Câu 3. Theo tác giả, món quà nào là quý giá nhất mà cuộc sống ban tặng cho con người? Và điều quan trọng nhất
trong cuộc đời của mỗi người là gì?

Câu 4. Em hiểu thế nào là trải nghiệm? Hãy cho một ví dụ về trải nghiệm của bản thân.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Người sống nhiều nhất không phải
người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất, sống nhiều hơn người khác.”

TL:
3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2: Chỉ ra được 1 trong 2 :

1. Tuổi trẻ - trẻ tuổi : phép đảo ngữ ; tác dụng : tạo nghĩa khác biệt, làm câu văn hấp dẫn, thú vị...

2. Tuổi trẻ - trẻ tuổi : phép chơi chữ ; tác dụng : tăng sắc thái ý nghĩa biểu đạt, làm câu văn hấp dẫn, thú vị...

Câu 3: Theo tác giả, món quà quý giá nhất mà cuộc sống ban tặng cho con người: sức khỏe và thời gian.

Điều quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người là trải nghiệm.

Câu 4: - Trải nghiệm : trải là trải qua thực tế, nghiệm là thu nhận, đúc kết thành kinh nghiệm. Trải nghiệm là qua
hoạt động thực tế, con người tự có được tri thức, đúc kết kinh nghiệm sống,… cho mình.

Em có thể chia sẻ những trải nghiệm của cá nhân về các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống mà mình đã trải qua.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn


b. Xác định dúng vấn đề cần nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Nêu vấn đề

Giải thích vấn đề: - Trải nghiệm là những thứ ta từng gặp, tiếp xúc, trải qua

- “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất,
sống nhiều hơn người khác” nghĩa là cuộc đời của một người dài ngắn phụ thuộc vào việc họ đã dấn thân mình vào
những điều gì trong cuộc đời và có được bao nhiêu kinh nghiệm, bài học trong cuộc đời này.

Phân tích, bàn luận:- Tại sao cuộc đời một con người ngắn hay dài lại được đo bằng trải nghiệm?

+ Trải nghiệm là một phần tất yếu của cuộc sống

+ Mỗi trải nghiệm sẽ đem lại cho ta một bài học, một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống

+Nhờ có trải nghiệm mà con người sẽ vững vàng hơn trên mọi chặng đường

+Khi một người có một trải nghiệm phong phú họ sẽ biết yêu bản thân mình hơn, yêu thương mọi người xung
quanh và biết trân trọng những gì mình đang có.

- Nếu trong cuộc đời con người, không có trải nghiệm?

+ Một người không muốn sống một cuộc đời với những trải nghiệm thì hoặc là người đó hèn nhát hoặc đó là người
lãnh cảm với cuộc đời

+ Một người không có những trải nghiệm, người đó sẽ không có hiểu biết, tâm hồn phong phú

- Phê phán những người không dám sống một cuộc đời đầy trải nghiệm.

Bài học liên hệ bản thân

4
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
#1

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)


Đọc văn bản sau:
…Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng.
Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà
có. Chủ động chèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy
ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết
tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô
đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.
…Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự
đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ
động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.

(Trích Em không tự cứu mình thì ai cứu em của Rosie Nguyễn –


Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, NXB Hội nhà văn, 2017, trang 120-121)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, sống trong thế chủ động có những biểu hiện nào?
Câu 3: Chỉ ra một biện pháp tu từ và nêu tác dụng: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông
thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ
mệt nhoài vì giông bão cuộc đời”.
Câu 4: Em có đồng tình với quan điểm “Em không cứu mình thì ai cứu được em” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ về ý nghĩa cách "sống ở thế chủ động” của tuổi trẻ hôm nay.
TL:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Phương thức biểu đạt: nghị luận


Câu 2: Biểu hiện của “sống ở thế chủ động”: “Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi
han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình.”
Câu 3: - Phép tu từ được sử dụng trong câu:
+ So sánh (sống thụ động cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn…)
+ Ẩn dụ (Con bè trên dòng nước lớn, sóng gió, giông bão).
- Tác dụng: Nhấn mạnh những biểu hiện của lối sống ở thế chủ động sẽ tạo ra suy nghĩ dám nghĩ, dám làm, nâng
cao chất lượng công việc và cuộc sống. Từ đó phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động

5
Câu 4: Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân đồng tình hoặc không đồng tình, từ đó đưa ra những lập luận bảo vệ ý
kiến.
Ví dụ:

- Đồng ý. Vì chính bản thân ta mới quyết định được cách suy nghĩ, cách làm của mình. Chính mình mới tạo nên số
phận của mình, thành tựu của mình.

- Không đồng ý. Vì cuộc đời mình không chỉ do mình quyết định mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như điều
kiện, hoàn cảnh sống, sự may mắn…

- Vừa đồng ý vừa không đồng ý. Vì trong cuộc sống thành công một phần do sự nỗ lực của bản thân, một phần còn
do sự “trợ giúp” của các yếu tố khác.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Đoạn văn lập luận chặt chẽ, có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
c. Triển khai các vấn đề cần nghị luận rõ ràng:

- Giới thiệu vấn đề ý nghĩa cách “sống ở thế chủ động” của tuổi trẻ hôm nay.

- Giải thích:

“Chủ động” là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.

“Sống ở thế chủ động” là hành động độc lập, làm chủ được tình thế, dám nghĩ, dám hành động trên tất cả mọi lĩnh
vực, chủ động tìm tòi, chủ động đề nghị, chủ động dấn thân…

- Bàn luận:

+ Cuộc sống luôn đặt tuổi trẻ vào những tình huống, thử thách phải chủ động tìm cách giải quyết;

+ Sống chủ động khiến con người tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống để vượt qua khó khăn,
hoàn thành mục tiêu, khát vọng, ước mơ;

+ Tuổi trẻ chủ động sẽ không ngừng tạo được cơ hội mới khẳng định bản thân, đạt được thành công;

+ Xã hội có nhiều cá nhân sống chủ động sẽ tạo ra một bầu không khí dám nghĩ, dám làm, nâng cao chất lượng
công việc và cuộc sống. (Dẫn chứng minh họa)

- Cần phê phán những bạn trẻ sống dựa dẫm, thiếu tự tin, thụ động: Sống ở thế chủ động cần thiết trong môi trường
xã hội hôm nay, là một thái độ tích cực của tuổi trẻ trong thời đại toàn cầu hóa, đặc biệt không thể thiếu đối với
công dân toàn cầu.

- Liên hệ bản thân

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

6
#1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ:
Tôi trở lại những bờ đường mùa xuân
Cây già trắng lá
Ôi thành phố tôi yêu kỳ lạ
Cái sống như trăn trở ngày đêm
Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm
Thành phố cũng như tôi đang lớn
Những gác xép bộn bề hy vọng
Những đầu hồi bóng nắng nhấp nhô…
Tôi trở về những ngõ quen xưa
Mỗi ngõ nhỏ giấu một lời tâm sự
Tôi trở lại những lối mòn quá khứ
Có tấm tình ta mắc nợ cha ông
(Trích Trở lại trái tim mình - Bằng Việt,
Thơ tuyển 1961 - 2001, NXB Văn học, 2003, tr. 12)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra 2 từ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
Câu 3: Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm?
Câu 4: Tâm sự của tác giả trong câu thơ “Có tấm tình ta mắc nợ cha ông” gợi cho em suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của sự trân trọng quá khứ
với mỗi con người.
TL:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Thể thơ: tự do.
Câu 2: 2 từ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên là: “yêu kỳ lạ”, “lo nghĩ nhiều”.
Câu 3: Câu thơ: Tôi lớn lên, lo nghĩ nhiều thêm có nghĩa là: Khi lớn lên có nhiều thứ phải lo hơn. Không chỉ có
cơm, áo, gạo, tiền mà còn cả gia đình, con cái. khi đó con người cũng trưởng thành hơn, trong mình cũng mang
nhiều trách nhiệm hơn nên có rất nhiều cái phải lo lắng và suy nghĩ.
Câu 4: “Có tấm tình ta mắc nợ cha ông” gợi cho ta những suy nghĩ về sự cần biết ơn và cần tri ân về cha ông ta,
vì họ là những người đã tạo dựng nên cuộc sống hòa bình, hạnh phúc ngày nay.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định dúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự trân trọng quá khứ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể lực chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị
luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về sự tri ân với thế hệ đi trước.
Có thể triển khai theo hướng:
- Giới thiệu, giải thích vấn đề
- Trân trọng quá khứ giúp cá nhân nhận ra những giá trị tốt đẹp của quá khứ, bồi đắp đời sống tâm hồn mỗi người,
góp phần hoàn thiện nhân cách.
- Nêu được dẫn chứng cần trân trọng quá khứ, gìn giữ giá trị cổ truyền, có thái độ trân trọng với người có công với
cách mạng…
- Phê phán: vô ơn, làm băng hoại những giá trị tốt đẹp
- Bài học cho bản thân: tầm quan trọng của việc gìn giữ những giá trị tốt đẹp. Cần có những đóng góp, thể hiện thái
độ phù hợp.
d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

7
#1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Những ai tự hào với kết quả công việc của mình và luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa
hơn cho người thưởng thức là những người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào. Ngay cả một nhân viên
phục vụ ở tiệm bán thức ăn nhanh cũng có thể được xem là thành công khi anh ta dốc hết sức mình cho công việc:
vừa nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, vừa tươi cười với thực khách, vừa nhanh tay đóng gói thực phẩm khách
mua về...
Bất cứ việc gì cũng đòi hỏi chúng ta phải thật sự chú tâm, giống như những nghệ sĩ trên sân khấu. Nếu
bạn làm vì niềm vui, sự phấn khởi, vì những thử thách mà công việc ấy mang đến cho bạn và lòng tự hào về những
gì làm được, bạn sẽ không ngừng phát triển bản thân. Nếu làm việc chỉ vì danh tiếng, tư lợi bạn sẽ dậm chân tại
chỗ. Suy cho cùng, sự khen tặng, ái mộ mọi người dành cho bạn rồi cũng tan biến đi khi cảm giác mới lạ trong họ
không còn nữa. Còn nếu bạn muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích thì bạn sẽ
chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn.
(Trích 10 quy luật cuộc sống – Dan Sullivan Catherine Nomura, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, 2019, tr. 49-50)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Theo đoạn trích, ai sẽ là người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào?
Câu 3: Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết những yếu tố tạo nên động lực nội tại để thúc đẩy con người tiến bước xa
hơn trong công việc.
Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Tại sao?.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về sự cần thiết phải có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
TL
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
Người luôn thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào là:
+ những người tự hào với kết quả công việc của mình
+ luôn cố gắng tạo ra trải nghiệm ngày càng ý nghĩa hơn cho người thưởng thức.
Câu 3:
Những yếu tố tạo nên động lực nội tại để thúc đẩy con người tiến bước xa hơn trong công việc:
+ Niềm vui, sự phấn khởi
+ Những thử thách mà công việc mang đến
+ Lòng tự hào về những gì làm được.
Câu 4: HS rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau: Tình yêu đối với công
việc là động lực để con người đạt được thành công.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định dúng vấn đề cần nghị luận: Mỗi người cần có tinh thần trách nhiệm trong công việc để hoàn thành tốt
nhiệm vụ/công việc được giao
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh chọn lựa các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ
các ý sau:
Giới thiệu, giải thích vấn đề
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc là phẩm chất quan trọng của mỗi người được thể hiện thông qua
cách làm việc cụ thể.
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc giúp con người có thái độ làm việc hăng say, vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao; tạo ra động lực thúc đẩy con người hoàn thiện bản
thân; đóng góp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Phê phán những người làm việc chống đối, qua loa… không đem lại hiệu quả.
- Bài học cho bản thân: Cần có tinh thần trách nhiệm trong mỗi việc mình làm, kể cả những việc nhỏ nhất.

8
d. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

#2
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD,
2013, Tr.111)
TL:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt đoạn trích.
Thân bài:
Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời bài thơ VB.
Mở đầu đoạn trích là câu hỏi tâm tình, lưu luyến
+ “Ta về mình có nhớ ta”: Giãi bày, tâm tình.
+ “ Ta về ta nhớ những hoa…”: Nhớ vẻ đẹp thiên nhiên, con người VB.
Mùa đông:
- Hình ảnh: “hoa chuối đỏ tươi”, “Dao gài thắt lưng”
=> Mùa đông với gam màu ấm áp xua tan lạnh lẽo, hoang sơ. Nổi bật là hình ảnh của con người làm chủ núi rừng.
Mùa xuân:
- Hình ảnh: “Mơ nở trắng rừng”, “người đan nón” hình ảnh, đẹp, nên thơ.
-> Mùa xuân với sắc trắng tinh khiết, tao nhã. Hình ảnh con người: khéo léo, tỉ mẩn
Mùa hạ:
- Hình ảnh: “rừng phách”, “ em gái hái măng”. Âm thanh: tiếng ve
-> Bức tranh thiên nhiên mùa hạ bừng sáng, đầy sức sống. Bức tranh là sự gắn kết tài tình của thiên nhiên và con
người, hình ảnh em gái hái măng khiến thiên nhiên giàu sức sống.
Mùa thu:
- Hình ảnh: ánh trăng dịu, mát lành.
- Âm thanh: tiếng hát.
-> Bức tranh thu với vẻ đẹp bình yên, hài hòa của núi rừng VB.
Nghệ thuật:
- Phép điệp: “ta về, ta nhớ…” nhấn mạnh nỗi nhớ của người ra đi với thiên nhiên và con người VB.
- Đại từ xưng hô: “Mình…ta” vận dụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian.
- Nhịp thơ: cân xứng, nhịp nhàng.
- Giọng điệu: Tâm tình, ngọt ngào.
Bức tranh tứ bình VB hiện lên với cảnh vật thiên nhiên tươi sáng, hài hòa, đa dạng trong không gian và
thời gian khác nhau. Con người bình dị, nghĩa tình, cần cù lao động. Thiên nhiên và con người hòa hợp, điểm tô
cho nhau.
Kết bài:
- Đánh giá chung về tác phẩm, tác giả.
- Cảm xúc bản thân.

#2
Câu 2 (5,0 điểm):
Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

9
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, NXBGDVN,
2012, Tr.89)
Từ đó, hãy trình bày suy nghĩ của em về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay?
TL
* Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
* Thân bài:
- Đây là đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ Tây Tiến, khắc họa chân thật, sâu sắc về hình tượng người lính Tây
Tiến bằng bút pháp hiện thực và lãng mạn.
- Chân dung người lính được khắc họa qua những nét vẽ về ngoại hình (toát lên vẻ oai phong, dữ dằn).
-Vẻ đẹp tâm hồn (lãng mạn, mơ mộng, khát khao yêu) qua cái nhìn lãng mạn của QD.
- Những người lính với ý chí, khát vọng cống hiến ,… đã lên đường “chẳng tiếc đời xanh” và họ dù phải
đối diện với những khó khăn, hi sinh mất mát nhưng vẫn luôn kiên cường, bền gan vững chí.
- Hình ảnh về sự hi sinh “anh về đất” nhưng được nâng lên tầm khái quát mang tầm vóc sử thi, thần
thoại.
- Nghệ thuật: Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, hình ảnh mới lạ, sử dụng từ Hán Việt,…
Đánh giá:
- Đoạn thơ làm toát lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa, đậm chất bi tráng của người lính Tây Tiến
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã tạo nên một cái nhìn trọn vẹn về hình tượng người lính trong kháng
chiến chống Pháp.
*Liên hệ: Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay:
- Có nhiều điểm khác so với thế hệ cha anh.
- Hiện nay, nhiệm vụ chính của thanh niên là học tập, lao động để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều thanh niên phai nhạt lý tưởng, sống không xác định được mục tiêu, phương hướng,
không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội,…
* Kết bài: Khẳng định vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân.

#2
Câu 2 (5,0 điểm):
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc


Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương


Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2013, tr.155, 156)
Phân tích hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét quan niệm của nhà thơ Xuân Quỳnh về
tình yêu.
TL:
*Mở bài: Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và hình tượng sóng trong đoạn thơ.
*Thân bài:
Khái quát chung về hình tượng sóng trong bài thơ: được xây dựng dựa trên sự tương đồng giữa con sóng tự nhiên
với tâm trạng của người con gái trong tình yêu.
* Phân tích cụ thể hình tượng sóng trong đoạn trích:
- Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu
+ Hình ảnh đối lập “dưới lòng sâu – trên mặt nước”: nỗi nhớ trải khắp không gian…
+ “Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được”: nỗi nhớ cồn cào, day dứt
+ Lòng em hướng về anh, về tình yêu của cuộc đời em: nỗi nhỡ vượt qua khuôn khổ của ý thức, in sâu vào vô thức
“trong mơ còn thức”
10
=> Bày tỏ nỗi nhớ trực tiếp, mạnh dạn nhưng chân thành, da diết.
- Sự thủy chung son sắt trong tình yêu
+ Hình ảnh đối: “xuôi về phương bắc” – “ngược về phương nam” kết hợp với điệp cấu trúc “Dẫu…” -> độ dài
cách trở gian lao của thực tế đối với con người là thế, nhưng càng xa cách bao nhiêu thì lòng người lại thể hiện rõ
sự thủy chung bấy nhiêu.
+ “Hướng về anh một phương” : một lời khẳng định dứt khoát, một lời thề thủy chung son sắt.
=> Sự thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu, dù có khó khăn trắc trở nhưng vẫn một lòng, một dạ
với tình yêu.
- Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời, khát vọng hạnh phúc
- Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, cách diễn đạt độc đáo kết hợp
với các thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, ẩn dụ....
* Nhận xét về quan niệm của Xuân Quỳnh trong tình yêu:
- Quan niệm thể hiện tính truyền thống: sự thủy chung, nữ tính biểu hiện cụ thể qua nỗi nhớ của người con gái khi
yêu qua hình tượng sóng. Tình yêu còn gắn liền với sự chung thủy, khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc
- Quan niệm thể hiện tính hiện đại: cá tính mạnh mẽ, táo bạo, chủ động...Đó là một tình yêu với nhiều
cung bậc; khao khát tìm kiếm một tình yêu, dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình
yêu rộng lớn của cuộc đời.
Hai quan niệm không đối lập mà bổ sun cho nhanh làm nên vẻ đẹp của người phụ nữa trong tình yêu =>
góp phần tạo nên thành công cho bài thơ, dấn ấn trong phong cách thơ Xuân Quỳnh, qua đó thấy được tình yêu cao
đẹp là khát vọng sống nhân văn.
*Kết bài: Khẳng định vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân

#2
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích vẻ đẹp “vàng mười đã qua thử lửa” qua hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông
Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân.
TL:
*Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Phân tích vẻ đẹp “vàng mười đã qua thử lửa” qua hình tượng ông lái đò
*Thân bài:
- Giới thiệu tên gọi, lai lịch: được gọi là người lái đò Lai Châu
- Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà:
* Khắc họa trong tương quan với hình ảnh sông Đà hung bạo, hùng vĩ:
- Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật một cuộc chiến không cân sức: Một bên là sông Đà (thiên nhiên) hung bạo,
dữ dằn. Một bên là con người bé nhỏ trên chiếc thuyền và vũ khí trong tay chỉ là chiếc cán chèo.
* Cảnh vượt thác (Ba trùng vi thạch trận)
- Vòng đầu:
+ Trước sự hung hãn của bầy thạch tinh và sóng nước, ông lái đò kiên cường bám trụ “hai tay giữ mái chèo khỏi bị
hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”.
+ ông đò “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn cầm lái chỉ huy
“ngắn gọn mà tỉnh táo” để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất.
- Vòng thứ hai:
+ Ông lái đò “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”.
> Trước dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên dòng thác như
cưỡi trên lưng hổ, linh hoạt thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời.
- Trùng vây thứ ba:
Ông “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa… vút qua cổng đá”, “thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua
hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được”… để rồi chiến thắng vinh quang.
* Nguyên nhân chiến thắng:
- Sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống.
- Chiến thắng của tài trí con người, của sự am hiểu đến tường tận tính nết của sông Đà.
–> Nguyễn Tuân ca ngợi hình ảnh ông lái đò băng băng trên dòng thác sông Đà một cách ung dung, bình tĩnh, tự
tại trong cuộc chiến đầy cam go nhưng cũng thật hào hùng.
- Cách ông nhìn nhận về công việc của mình, bình thản đến độ lạ lùng. “sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”.
“bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh…”. “Ngày nào cũng chiến đấu..không có gì là hồi hộp, đáng nhớ”
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:
- Tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái đò.
- Tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình.
- Ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình…
*Kết bài: Khẳng định vấn đề và nêu cảm nghĩ của bản thân.

#2
11
Câu 2 (5,0 điểm):
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hành trình sông Hương trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
TL:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vấn đề
* Thân bài
- Khái quát vẻ đẹp của dòng sông Hương, dòng sông của thiên nhiên, dòng sông của văn hóa, lịch sử.
- Ở thượng nguồn:
+ Là “bản trường ca của rừng già” khi “rầm rộ”, “mãnh liệt”; lúc lại dịu dàng say đắm…
+ Sông Hương như “cô gái Di - gan”: phóng khoáng, man dại, tâm hồn tự do, trong sáng.
+ Khi ra khỏi rừng: sông Hương mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ của “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.
- Sông Hương từ thượng nguồn tới Huế.
+ Sông Hương “như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng…” được đánh thức bởi tiếng gọi của tình yêu, bắt đầu
hành trình gian truân, “tìm kiếm có ý thức” đến với Huế.
+ Từ ngã ba Tuần tới chân đồi Thiên Mụ: mang dáng vẻ trầm mặc khi chảy qua những lăng tẩm, đổi dòng chuyển
hướng liên tục.
+ Từ chân đồi Thiên Mụ đến lúc gặp Huế: “vui hẳn lên”, “kéo một nét thẳng” vì tìm đúng đường về.
+ Giáp mặt thành phố Huế, sông Hương “uốn một cánh cung… như tiếng vân không nói ra của tình yêu”
- Trong lòng Huế:
+ Tác giả so sánh sông Hương với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới, sông Hương chỉ thuộc về một thành
phố duy nhất, giống như người con gái chung thủy.
+ Sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi thực chậm – điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế… người con gái
tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
- Từ biệt Huế ra biển:
+ Như một người con gái với nỗi vương vấn lưu luyến và lòng thủy chung khi từ biệt người yêu.
=> Tác giả chủ yếu cảm nhận vẻ đẹp sông Hương từ góc độ tình yêu khiến sông Hương hiện lên như một người
con gái chung tình hết lòng vì tình yêu.
* Nghệ thuật: Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh.
* Kết bài:
- Cảm nhận chung về dòng sông Hương.
- Qua tác phẩm ta cảm nhận dược niềm tự hào, tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả với thiên nhiên xứ Huế

12

You might also like