You are on page 1of 7

A.

Saponin
Cam thảo
DL chứa Saponin triterpene nhóm oleanan (215) (yêu cầu viết đầy đủ, sap oleanan
ko đc điểm nhé)
* Tên KH: Glycyrrhiza glabra Fabaceae. Họ đậu
* Bộ phận dùng: Rễ, thân ngầm của cây Cam thảo
* Đặc điểm TV:
+Cây nhỏ, hệ thống rễ, thân ngầm rất PT; phần trên mặt đất yếu, mọc đúng từ thân
ngầm.
+ Lá kép lông chim lẻ, lá chét hình trứng.
+ Hoa hình bướm màu tím nhạt.
+ Quả loại đậu.
* Thành phần hóa học:
+ Saponin: acid glycyrrhizic,
glycyrrhizin....
+ Flavonoid: liquiritin, isoliquiritin,...
* Tác dụng:
 Dịch chiết cam thảo có tác dụng
chống loét dạ dày, chống co thắt (thành phần saponin, flavonoid)
 Các sap. có tác dụng long đờm.
 Acid glycyrrhetic ức chế enzym chuyển hóa cortisol thành cortison không hoạt
tính ở thận. Lượng cortisol tăng gây giữ nước, natri, làm hạ kali huyết và tăng
huyết áp.
 Ức chế sự phát triển virus HCV, herpes, SARS…
 Cam thảo có tác dụng kháng viêm
 Giảm độc alc. giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván, giảm độc thuốc.
 Nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
*Công dụng
 Làm tá dược điều vị trong các chế phẩm có vị khó uống, dùng trong các loại trà,
nước uống.
 Vai trò vị thuốc dẫn hoặc hòa hoãn tính mãnh liệt của phương thuốc YHCT
 Làm thuốc chữa ho, long đờm.
 Làm thuốc chữa loét dạ dày - ruột (uống 10 – 14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh hiện
tượng phù)
 Chữa viêm gan dị ứng, ngăn ngừa và điều trị viêm gan C mãn
 Làm thuốc chống viêm tại chỗ (viêm lợi, chảy máu lợi).

Rau má
(237) Saponin triterpenoid nhóm ursan
Tên KH: Centella asiatica Apiaceae. Họ Hoa tán
Bộ phận dùng: phần trên mặt đất của rau má
* Đặc điểm TV:
+ Là loại cỏ sống dai, mọc bò, rễ mọc ở các mẫu của thân
+ Lá có cuống dài, phiến lá khía tai bèo tròn, gân lá hình chân vịt.
+ Cụm hoa tán đơn gồm nhiều hoa
nhỏ 1
+ Quả dẹt.
Thành phần hóa học
-Sap. triterpenoid_Ursan:
Asiaticosid
-Flavonoid, alkaloid,..
Tác dụng
+ Nhanh lành v/thương do HC triterpen-> tăng TH Collagen và fibrinectin.
+ Asiaticosid, Madecassosid làm nhanh lành vết loét dạ dày gây ra bởi acid acetic, hạ
HA, chậm nhịp tim, chống Oxh, làm tăng trí nhớ trên ĐVTN
+ ức chế sự tăng sinh TB sừng.
+ Cao cồn 70% có td chống co giật đường tiêm phúc mô trên ĐVTN.
+ Chống trầm cảm (saponin).
+ SP thoái giáng của pectin SA3 trong DL có td kích thích miễn dịch
* Công dụng.
- YHHĐ dùng Rau má và sap.tf:
 Điều trị bỏng độ II, III, vết thương, tổn thương ngoài da, ngăn ngừa sự sừng hóa
tạo sẹo lồi.
 Dùng trong rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch.
 Điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng do stress, các vết loét do bệnh phong, eczema.
 Giảm viêm ứ ở bệnh nhân xơ gan.
- YHCT các nước dùng Rau má trong điều trị nhiều bệnh khác nhau:
 ND dùng Rau má làm rau sống, nước giải khát để giải nhiệt, giải độc, thông tiểu.
 Chữa sốt, rôm sảy, mẩu ngứa, các bệnh về gan, thổ huyết, đại tiện lỏng, viêm họng,
viêm phế quản, viêm đường tiết niệu.
 Liều dùng: 30-40g/ngày, dùng tươi.

Cổ yếm (giảo cổ lam)


DL chứa Saponin triterpenoid nhóm Dammaran (256)
Tên KH: Gynostemma pentaphyllum Cucurbitaceae. Họ Bí
* Bộ phận dùng: phần trên mặt đất của cây Cổ yếm.
* Đặc điểm TV:
+ Dây leo mảnh, mọc hàng năm; mọc leo trên giá tưạ hay mọc bò; thân không lông.
+ Lá kép cuống dài, lá chét cuống ngắn, phiến xoan, mép răng cưa.
+ Hoa khác gốc, hoa nhỏ, ống bao hoa rất ngắn, màu trắng.
+ Quả tròn khi chín màu đen.
* Thành phần hóa học:
-Sap. Gypenosid .khung Dammaran
-Flavonoid.
*Tác dụng, công dụng:
 Điều hòa hệ thần kinh làm giảm các cảm xúc quá độ và hưng phấn khi bị trầm
cảm.
 Điều hòa huyết áp.
 Tăng cường chức năng tim, tăng cung lượng tim, giảm nhịp tim nhưng không hạ
áp ở người BT
 Tăng sản bạch cầu ở bệnh nhân bị thiếu hụt, ức chế kết tập tiểu cầu, giảm
cholesterol tf, giảm LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol.
 Chống oxy hóa (tăng superoxid dimutase nội sinh dẫn đến giảm gốc tự do
superoxid và hydrogen peroxid).
 Bảo vệ gan, chống viêm gan B, chống viêm đường hô hấp, chống mất ngủ.
 Hỗ trợ cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Dân gian dùng chữa tiểu tiện ra máu,
phù nề, đau họng, khối u, chấn thương

B.Coumarin
TÍNH CHẤT COUMARIN
1. Lý tính
 Coumarin là những chất kết tinh không màu, phần lớn dễ thăng hoa, có mùi
thơm.
 Ở dạng kết hợp glycosid coumarin có thể tan trong nước.
 Ở dạng aglycon, coumarin dễ tan trong dung môi kém phân cực.
 Các dẫn chất coumarin phát huỳnh quang dưới ánh sáng tử ngoại.
 Cường độ huỳnh quang phụ thuộc nhóm oxy của phân tử coumarin cũng như
pH của dung dịch. Khả năng cho huỳnh quang mạnh nhất là nhóm OH ở C-7.
2. Hóa tính (liên quan cấu trúc và t/c hoá học
 Coumarin có vòng lacton (ester nội) nên bị mở vòng bởi kiềm tạo thành muối
tan trong nước. Nếu acid hóa, coumarin sẽ đóng vòng trở lại. Kiềm còn có tác
dụng cắt các nhóm acyl trong các dẫn chất acylcoumarin.
 Khi thủy phân các acylcoumarin bằng H2SO4 trong cồn thì thường kèm theo
sự dehydrat hóa và có sự biến đổi cấu trúc.

 Khi ở trong môi trường kiềm yếu, coumarin có thể phản ứng với thuốc thử
diazoni cho ra phẩm màu azo có màu cam – đỏ. Phản ứng này xảy ra khi phân
tử coumarin có vị trí ortho- hay para- với nhóm OH phenol còn trống và
không bị cản trở lập thể.
 Coumarin kết hợp được với brom (với tỉ lệ mol 1:1) ở nhiệt độ lạnh tạo thành
dẫn chất dibromid (Br gắn ở C-3 vàC-4). Chất này dễ bị cắt HBr và cho dẫn
chất 3-bromocoumarin.
 Do hiệu ứng liên liệp của nối đôi ở vị trí 3-4 với nhóm carbonyl nên tạo ra
trung tâm ái điện tử ở cacbon b. Vì thế, coumarin có thể tác dụng với một số
chất lưỡng cực
 Benzen khi có mặt AlCl, không ảnh hưởng tới các coumarin nhóm 1, nhưng
với các furocoumarin sẽ xảy ra sự mở vòng furan và tạo thành dẫn chất 6-
(1',2'-diphenyl-ethyl)-7 hydroxy coumarin.

So sánh CTHH của 6,7 furanocoumarin và 6,7 pyranocoumarin


 Giống nhau
- Đều có khung benzo-α-pyron
- Dị vòng gắn vào vị trí 6,7 của khung benzo- α-pyron
- Dị vòng đều có O nối vào cacbon số 7 khung benzo-
- Có 2 nối đôi ở dị vòng
 khác nhau
6,7 furanocoumarin 6,7 pyranocoumarin
-dị vòng furan - dị vòng pyran

- -
Dị vòng furan gắn vào vị trí 6,7 của dị vòng pyran gắn vào vị trí C6,C7 của
nhân benzo-α-pyron nhân benzo-α-pyron
ĐẶC ĐIỂM VỀ CẤU TRÚC

 Thử nghiệm sự đóng mở vòng lacton:


Trong cấu trúc coumarin có vòng lacton không no (ester nội)
trong môi trường kiềm bị mở vòng tạo muối tan trong nước và trong
môi trường acid sẽ đóng vòng. (Phản ứng thuận nghịch)

 Thử nghiệm dựa trên sự phát huỳnh quang


Dựa vào đặc tính các coumarin có huỳnh quang tăng lên trong môi
trường kiểm khi soi dưới ánh đèn tử ngoại. Nguyên nhân là sau khi mở
vòng lacton bằng kiểm, coumarin tạo thành dẫn chất acid
hydroxycinnamic ở dạng cis (acid coumarinic). Chất này dưới tác dụng
của tia tử ngoại sẽ chuyển thành dạng trans (acid coumaric) có huỳnh
quang sáng hơn.
PHÂM LOẠI COUMARIN (chỉ cần học cấu trúc
khung cơ bản 3 nhóm, bỏ các ví dụ, ko nhớ đc đâu)
 Nhóm 1: Coumarin đơn giản

 Nhóm 2: Furanocoumarin (= furocoumarin)

 Nhóm 3: Pyranocoumarin (= pyrocoumarin)


 3a. Nhóm 6,7 pyranocoumarin (nhóm xanthyletin)

You might also like