You are on page 1of 3

THỂ LỆ

HỘI THI “EM YÊU SỬ VIỆT” NĂM 2023

Thực hiện Kế hoạch số 1987/KHPH-GDĐT-BTTĐT ngày 4 tháng 10 năm 2023 của


Phòng Giáo dục và Đào tạo và Bảo tàng Tôn Đức Thắng về việc tổ chức Hội thi “Em yêu sử
Việt” tại huyện Hóc Môn . Ban Tổ chức của Hội thi ban hành Thể lệ Hội thi như sau:
I. Tên gọi, phạm vi, đối tượng tham gia cuộc thi
1. Tên gọi Hội thi
Hội thi “Em yêu sử việt”
2. Phạm vi và đối tượng dự thi
- Tất cả học sinh đang học tại các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện
đã được tuyển chọn từ vòng thi “Em yêu sử Việt” cấp trường.
- Số lượng học sinh tham gia cấp huyện: mỗi trường 05 học sinh.
- Tổng số học sinh tham gia Hội thi cấp huyện: dự kiến 210 học sinh.
II. Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức cuộc thi
1. Nội dung thi
Bộ câu hỏi trong Hội thi “Em yêu sử Việt” tập trung các nội dung sau:
- Cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, (Bác Hồ - Bác
Tôn, Bác Tôn với Quân đội nhân dân Việt Nam, Bác Tôn với công nhân).
- Sơ nét cuộc đời và chiến công.
- Lịch sử hình thành và phát triển địa danh 18 Thôn Vườn trầu - Hóc Môn.
- Lịch sử hình thành và tìm hiểu tổng quan Khu TNLS Ngã Ba Giồng - Di tích lịch sử cấp
Quốc gia.
2. Hình thức thi
- Thí sinh tham gia Hội thi sẽ tập trung tại vị trí do Ban Tổ chức chuẩn bị sẵn và tiến hành
trả lời các câu hỏi bằng cách viết câu trả lời trên bảng con.
* Lưu ý
+ Bảng con, phấn, bông lau bảng, thẻ đeo. (Bảng con thí sinh có thể tự mang theo).
+ Thí sinh sẽ ngồi trên sàn thi đấu hoặc bàn và được Ban tổ chức viết số thứ tự dự thi
tương ứng với thẻ đeo trên áo.
+ Thí sinh tham gia thi không được mang tài liệu, điện thoại và các thiết bị điện tử khác.
- Ban Tổ chức có 20 câu hòi chính, sẽ lần lượt đưa ra từng câu hỏi, các thí sinh có 15 giây
suy nghĩ và trả lời vào bảng. Nếu trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi trên sàn thi đấu trả lời câu
tiếp theo. Nếu trả lởi sai sẽ bị loại và tự động rời khỏi sàn thi đấu. Thí sinh còn lại cuối cùng sẽ
là người chơi xuất sắc nhất.
* Lưu ý: thí sinh bị loại sẽ được Ban tổ chức ghi lại cụ thể bị loại ở câu hỏi nào để áp
dụng mời vào lại sau phần cứu trợ thật chính xác và công bằng.
- Nếu trên sàn thi đấu còn dưới 10 thí sinh thì các thí sinh sẽ được hưởng quyền “Trợ
giúp” từ các thành viên được cử tham gia cứu trợ cho các đội chơi bằng 01 trò chơi do Ban tổ
chức quy định. Sau phần trợ giúp này, một số thí sinh đã bị loại sẽ được quay loại sàn thi đấu
để tiếp tục phần thi.
- Số lượng thí sinh được cứu sẽ tùy thuộc vào kết quả của trò chơi cứu trợ, Ban tổ chức sẽ
căn cứ vào thăm may mắn bốc được (có 3 thăm lần lượt là 10 thí sinh, 20 thí sinh và 30 thí sinh).
+ Số thí sinh được mời quay trở lại thi đấu tiếp tục sẽ căn cứ trên số câu hỏi mà các em bị
loại gần nhất so với 20 câu hỏi của chương trình mà sẽ được mời cho đến khi đủ số lượng trong
thăm đã bốc trúng.
Sau phần “Trợ giúp”, các thí sinh được cứu tiếp tục tham gia trả lời câu hỏi cùng với
các thí sinh còn lại trên sàn thi đấu trước khi phần cứu trợ diễn ra.
* Lưu ý: Quyền trợ giúp này chỉ được sử dụng 01 lần duy nhất
- Khi trên sàn thi đấu chỉ còn lại 01 thí sinh duy nhất thì thí sinh này cũng sẽ được hưởng
một lần trợ giúp từ cổ động viên. Nếu thí sinh này cảm thấy không trả lời được câu hỏi do
chương trình đưa ra thì có thể giơ “Bảng trợ giúp” (do Ban tổ chức chuẩn bị) để xin trợ giúp
từ phía khán giả và các thí sinh khác đã bị loại. Những người này sẽ viết đáp án lên giấy và
đứng bên ngoài sàn thi đấu phóng đáp án vào cho thí sinh. Thí sinh sẽ có quyền chọn bất cứ
đáp án nào để viết câu trả lời cuối cùng của mình lên bảng. Nếu câu trả lời là đúng thì trò chơi
tiếp tục cho đến khi hết số lượng câu hỏi.
* Lưu ý: Sự trợ giúp này cũng chỉ được 1 lần duy nhất và không sử dụng đối với câu hỏi
cuối cùng.
- Thí sinh vượt qua tất cả các câu hỏi của chương trình (hoặc còn lại 1 thí sinh cuối cùng)
sẽ giành được giải nhất.
- Trong trường hợp số thí sinh bị loại tất cả cùng một lúc hoặc còn lại quá nhiều thì ban tổ
chức sẽ xử lý tình huống bằng cách sử dụng câu hỏi phụ.
* Các tình huống giả định
+ Giả định 1: Giả sử từ câu hỏi 13 tất cả thí sinh bị loại cùng một lúc, Ban tổ chức sử
dụng 01 câu hỏi phụ. Thí sinh nào trả lời đúng thì được tiếp tục ngồi lại sàn thi đấu tham gia thi
câu hỏi 14.
+ Giả định 2: Giả sử sau câu hỏi 20 số thí sinh còn lại nhiều hơn 01, Ban tổ chức sử dụng
câu hỏi phụ phân loại để chọn 1 thí sinh cuối cùng là người chiến thắng.
3. Thời gian thi
- Hội thi cấp trường: Từ ngày 14 tháng 10 năm 2023 đến hết ngày 26 tháng 10 năm 2023.
- Hội thi cấp huyện: Dự kiến tổ chức ngày 10 tháng 11 năm 2023 tại trụ sở Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện (Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ có thông báo thời gian cụ thể sau).
III. Cơ cấu giải thưởng
- 02 Giải Nhất/ 02 chương trình
- 02 Giải Nhì/ 02 chương trình
- 06 Giải Ba/ 02 chương trình
- 10 Giải Khuyến khích/ 02 chương trình
- 01 Giải trường có đội Cổ động viên nhiệt tình nhất.
- 01 Giải trường có Giáo viên tham gia giải cứu hiệu quả nhất.
Trên đây là Thể lệ Hội thi “Em yêu sử Việt” năm 2023. Trong thời gian diễn ra Hội thi,
Ban Tổ chức có thể điều chỉnh Thể lệ cho phù hợp với điều kiện thực tế. Mọi thay đổi sẽ được
Ban Tổ chức cập thông báo về các đơn vị tham gia Hội thi.
BAN TỔ CHỨC

You might also like