You are on page 1of 42

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 3


CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM ................ 4
1. Tìm hiểu chung về hệ thống phân loại sản phẩm ............................................ 4
1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 4
1.2. Khái niệm hệ thống phân loại sản phẩm: ...................................................... 4
1.3 Ý nghĩa của hệ thống phân loại sản phẩm đối với con người ....................... 5
1.4 Các hệ thống phân loại sản phẩm trên thực tế ............................................... 5
CHƯƠNG 2:THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG ........................................ 8
1. Hệ thống cấp phôi ............................................................................................... 8
2. Băng tải ................................................................................................................ 9
3. Thiết bị dẫn động .............................................................................................. 10
4. Cảm biến ................................................................................................................ 12
5. Cơ cấu chấp hành .................................................................................................. 13
6. Van khí nén ............................................................................................................ 14
7. PLC S7-1200 ......................................................................................................... 15
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN.............................................. 19
3.1 Thiết kế hệ thống điều khiển .............................................................................. 19
3.1.1 Yêu cầu đặt ra ............................................................................................... 19
3.1.2 Thiết kế sơ đồ nối của hệ thống................................................................... 20
3.1.3 Quy trình hoạt động của hệ thống .............................................................. 21
3.1.4 Lưu đồ thuật toán......................................................................................... 22
3.1.5 Hệ thống giao diện và kết nối, xử lý tín hiệu ............................................ 24
3.1.6 Giao diện giám sát Wincc ........................................................................... 27
3.2 Tính toán lựa chọn linh kiện cho hệ thống điều khiển ................................... 28
CHƯƠNG 4: LẬP TRÌNH VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN HỆ THỐNG .................. 32
4.1 Lập trình điều khiển PLC S7-1200 .................................................................... 32
4.1.1 Bảng các khối I/O ......................................................................................... 32
4.1.2 Code chương trình PLC .............................................................................. 33
4.2 Thiết kế giao diện điều khiển ............................................................................. 41

1
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................ 42

2
LỜI NÓI ĐẦU

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao,
vì thế bài toán về cung – cầu đang được các nhà sản xuất tìm cách giải quyết. Tự động hóa trong
dây chuyền sản xuất là một phương án tối ưu, nó đòi hỏi sự nhanh chóng, chính xác và giảm
thiểu được nhân công lao động. Quá trình sản xuất càng được tự động hóa cao càng nâng cao
năng suất sản xuất giảm chi phí tăng tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Xét điều kiện cụ thể ở nước ta trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa sử dụng ngày
càng nhiều thiết bị hiện đại để điều khiển tự động các quá trình sản xuất, gia công, chế biến sản
phẩm…Điều này dẫn tới việc hình thành các hệ thống sản xuất linh hoạt, cho phép tự động hóa
ở mức độ cao đối với sản xuất hàng loạt nhỏ và loạt vừa trên cơ sở sử dụng các máy CNC, robot
công nghiệp. Trong đó có một khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa bán ra là
hệ thống phận loại sản phẩm.
Đồ án “ Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm tự động” được nghiên cứu nhằm củng cố
kiến thức cho sinh viên, đồng thời giúp cho học sinh sinh viên thấy được mối liên hệ giữa những
kiến thức đã học ở trường với những ứng dụng bên ngoài thực tế. Đề tài có nhiều ứng dụng quan
trọng trong nhiều lĩnh vực như vận chuyển sản phẩm, đếm sản phẩm và phân loại sản phẩm.
Với hệ thống tự động hóa này chúng ta có thể giảm thiểu nhân công đi kèm với giảm chi phí sản
xuất.
Với một khối lượng kiến thức tổng hợp lớn, và có nhiều phần em chưa nắm vững, dù đã
tham khảo nhiều tài liệu. Khi thực hiện đồ án “THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ”, trong
tính toán không thể tránh được những thiếu sót hạn chế. Kính mong được sự chỉ bảo góp ý giúp
đỡ của các quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ Môn Cơ sở thiết kế máy và robot
và đặc biệt thầy TS. Cao Xuân Bình đã hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện thuận lợi và cho em
nhiều kiến thức quý báu cho việc hoàn thành đồ án môn học này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Bùi Quang Long

3
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SẢN PHẨM

1. Tìm hiểu chung về hệ thống phân loại sản phẩm


1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, việc tập trung hóa- tự động hóa công tác quản lí, giám sát và điều khiển các hệ
thống tự động nhằm năng cao hiệu quả của quá trình sản xuất, tránh rủi ro tiết kiệm được chi
phí. Và hạn chế là một hướng tất yếu của quả trình sản xuất nào cũng không thể tránh khỏi, do
thời gian cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay. Cùng với sự phát triển
vượt bậc của kĩ thuật vi điện tử , kĩ thuật truyền thông và công nghệ phần mềm trong thời gian
qua. Và lĩnh vực điều khiển tự động đã ra đời, phát triển càng ngày đa đạng đáp ứng được các
yêu cầu trong cuộc sống, đòi hỏi quá trình tự động trong các lĩnh vực công nghiệp. Chính vì vậy
phải lựa chọn quá trình điều khiển nào cho phù hợp với yêu cầu thực tế đặt ra cho ngành. Đảm
bảo điều kiện cơ sở vật chất cho phép, tiết kiệm chi phí vận hành, nâng cao hiệu quả sản xuất,
dễ dàng bảo trì và sửa chữa hệ thống khi có sự cố.
Thực tiễn đó đã đặt ra làm sao để quản lí các nhà máy sản xuất một cách linh hoạt ổn định
và phù hợp nhất, tiết kiệm nhất và phải an toàn. Trước thời cơ và thách thức của thời đại, do đó
sự nhận biết nắm bắt và vận dụng các thành tựu một cách có hiệu quả nền khoa học kĩ thuật thế
giới nói chung và kĩ thuật điều khiển tự động nói riêng. Sự áp dụng kĩ thuật điều khiển tự động
đã được ứng dụng rộng rãi ở các nghành sản xuất lớn, doanh nghiệp lớn một cách nhanh chóng
bên cạnh đó những doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô sản xuất thì ngược lại hoàn toàn chưa
được áp dụng đặc biệt ở khâu cân sản phẩm và đóng gói bao bì, vẫn còn sử dụng sức người,
chính vì vậy cho năng suất chưa hiệu quả. Trên cơ sở thực tế khách quan, yêu cầu của xã hội
của thế giới cũng như trong nước, đề tài này có nhiều tiềm năng nghiên cứu ứng dụng và
khai thác một cách khả thi nhất tốt nhất có thể. Việc ứng dụng kĩ thuật điều khiển vào “quá
trình phân loại sản phẩm” là một trong những thành tựu đáng kể làm thay đổi một nền sản
xuất cũ mang nhiều hạn chế. Làm thay đổi cục diện của nền công nghiệp mạnh mẽ. Chính vì
vậy nó trở thành một vấn đề hứng thú đầy tiềm năng cho chúng em tìm hiểu xây dụng thiết
kế cải tiến góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển sâu, rộng của nó hơn nữa trong đời sống
sản xuất của con người.
1.2. Khái niệm hệ thống phân loại sản phẩm:
Hệ thống phân loại sản phẩm là hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động nhằm chia
sản phẩm ra các nhóm có cùng thuộc tính với nhau để thực hiện đóng gói hay loại bỏ sản phẩm
hỏng.
- Có nhiều cách phân loại hệ thống phân loại sản phẩm.
- Ví dụ :
 Dựa trên phương thức điều khiển chia ra hệ thống tự động hay bán tự động, có sự tham
gia của con người hay không mức độ đến đâu, điều khiển bằng PLC, vi xử lí.
4
 Theo màu sắc: màu sắc sẽ được cảm biến màu nhận biết chuyển sang tín hiệu điện rồi
qua bộ chuyển đổi ADC về bộ xử lí.
 Theo trọng lượng, hình dáng kích thước bên ngoài.
Ngoài ra còn nhiều cách phân loại khác tùy vào yêu cầu và sự khác biệt của phôi với nhau.
1.3 Ý nghĩa của hệ thống phân loại sản phẩm đối với con người
Hệ thống phân loại sản phẩm ra đời hình thành và phát triển trong giai đoạn kinh tế của
thế giới nói chung và của đất nước như hiện nay đã đánh dấu thêm những bước ngoặt quan trọng
cho sự tiến bộ của khoa học- công nghệ kĩ thuật thực tế đã ứng dụng một cách tốt nhất cho
những mục đích cao, khó của con người. Có một tầm quan trọng ảnh hưởng lớn đến nền công
nghiệp đặc biệt là đối với tình hình nước Việt Nam ta hiện nay làm tăng nhiều mặt tốt phục vụ
cho lại đáng kể cho cuộc sống cũng như sự phát triển kinh tế của con người hứa hẹn một sự phát
triển vững mạnh và ổn định lâu dài. Đồng thời cũng là nền tảng cho sự phát triển các tập đoàn
kinh tế trên thế giới. Một lần nữa khẳng định nó có vai trò rất quan trọng cho hoạt động phát
triển cung cấp phân phối sản phẩm tới con người một cách tốt nhất, giúp đời sống con người
được nâng cao hơn. Vấn đề số lượng và chất lượng sản phẩm thay đổi đáng kể có thể nhận thấy
rõ sự phân hóa và đa dạng về mẫu mã chủng loại của sản phẩm và cũng thấy rõ chất lượng ngày
càng được nâng cao và đáp ứng nhu cầu sức khỏe con người một cách hoàn hảo nhất. Từ đây sự
thay thế của máy móc của các thiết bị hiện đại, đã giảm thiểu lớn thời gian lao động sức tiếp cho
quá trình sản xuất cũng như trong các qua trình khác để tạo ra sản phẩm. Nhận thấy một thế
mạnh nữa rằng những công việc khó khăn phức tạp đã được thay thế bằng máy móc tự động rất
nhiều, khi đó con người chỉ cần điều khiển hệ thống, máy móc, thiết bị… tại một buồng điều
khiển riêng biệt. Nhờ vậy mà sức khỏe và đời sống vật chất tinh thần ngày càng nâng cao và cải
thiện một cách rõ rệt.
Không những vậy kể từ khi ra đời thì các vấn đề về sinh thái, sự ô nhiễm môi trường sống
đang ở mức báo động, hay những biến đổi khí hậu của thiên nhiên đã có sự hình thành nhanh
chóng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Lâu dài nó sẽ làm cho sự tồn tại của con người
không được bền lâu. Bởi vậy, hệ thống phân loại sản phẩm nói riêng trong nhiều hệ thống tự
động khác có ý nghĩa hơn vào thế kỉ này. Do con người không thể tác động trực tiếp những tác
hại và hậu quả gây ra và giải pháp tối ưu cho các hệ thống tự động cho những công việc khó
khăn phức tạp nhiều nguy hiểm tiềm tàng.
1.4 Các hệ thống phân loại sản phẩm trên thực tế
Hệ thống phân loại gạo theo màu sắc: Hệ thống phân loại gạo bằng màu sắc do Viện IMI
phát triển và vấn đề tự động nhận dạng, xử lý phân loại trong chế biến gạo phục vụ xuất khẩu,
khả năng ứng dụng công nghệ quang-cơ điện tử (opto-mechatronic technology) trong ứng dụng
cụ thể của “hệ máy nhìn” là đề tài được đánh giá cao tại VICA 6.
Những năm gần đây, công nghệ quang học gắn kết với các hệ thống cơ điện tử rất nhanh,
tạo ra số lượng lớn sản phẩm cơ điện tử - các máy móc, hệ thống với những bộ phận quang học
5
“thông minh”. Như biểu diễn ở hình 1, sự hiện diện của công nghệ quang học ngày càng rõ nét,
cho phép nâng cao giá trị và hiệu năng của hệ thống, bởi các phần tử quang học kết hợp với các
phần tử cơ điện tử nhúng trong hệ thống đã đem lại giải pháp cho nhiều vấn đề kỹ thuật hóc búa.
Dưới đây phân tích một số kết quả nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật quang-cơ điện tử trong máy
phân loại gạo theo màu sắc của Viện IMI.

Hình 1. Các công nghệ then chốt đóng góp vào sự phát triển hệ thống

Hình 2. Sơ đồ nguyên lý - cấu trúc hệ thống phân loại gạo theo màu sắc
Các hệ thống phân loại hạt theo màu sắc nói chung, phân loại gạo theo màu sắc nói riêng
có sơ đồ nguyên lý, cấu trúc như hình 2. Vật liệu (gạo) được cấp bằng bộ cấp liệu rung xuống
máng dẫn, ổn định quỹ đạo trên máng rồi chuyển động qua vùng nhận dạng của camera (CCD
hoặc CMOS). Màu sắc của đối tượng dịch chuyển (hạt gạo) được nhận biết tức thời (xử lý thời
gian thực) và máy tính công nghiệp (IPC) ra quyết định về khả năng chấp nhận hạt đã nhận
dạng, phát tín hiệu cho súng phun khí nén bắn hạt đó ra khỏi quỹ đạo dịch chuyển nếu không
đạt yêu cầu về chất lượng (trong trường hợp này thông qua màu sắc), và ngược lại thì không
phát tín hiệu. Qua khỏi vùng nhận dạng, gạo chính phẩm và phế phẩm sẽ được phân tách và
chứa trong hai khoang chứa tách biệt. Từ đây có thể vào kho hoặc qua máy đóng bao. Việc xử
lý và ra quyết định chỉ được phép diễn ra dưới 0,13 mili giây. Bài toán xử lý thời gian thực ở
đây đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó đòi hỏi hệ thống chiếu sáng phù hợp, kết cấu buồng
nhận dạng chuẩn xác, cho phép phân tách các ngưỡng màu tốt; hệ thống camera ghi nhận hình
ảnh gần như tức thời và tốc độ chuyển đổi tín hiệu, tốc độ tính toán rất cao. Độ chính xác của
kết cấu cơ khí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định dòng liệu, giúp cho phần xử lý
chỉ phải bù các sai số hệ thống. Bài toán ở đây là tổng hợp của nhiều nhiệm vụ phải giải quyết
về cơ khí chính xác, kỹ thuật quang điện, hệ thống điện tử điều khiển, phần mềm xử lý, điện
động lực, các cơ cấu tác động nhanh,... Các hệ thống cơ khí được gia công trên máy CNC với

6
độ chính xác đến 10-3mm. Nguồn sáng sử dụng là đèn fluorescence tần số cao (100 kHz).
Camera CCD quét dòng được tính toán chọn phù hợp về tốc độ, độ phân giải, độ nhạy. Các van
điện khí chuyên dụng có đặc tính trễ dưới 0,7 mili giây. Phần điều khiển điện tử được Viện IMI
thiết kế chế tạo trong nước. Dưới đây đi sâu phân tích cơ sở ánh sáng và giới thiệu phần mềm
nhận dạng thời gian thực sử dụng trong máy phân loại gạo ROPSOTEC 3.01A của Viện IMI -
một số cơ sở chính đảm bảo điều kiện nhận dạng.
Cơ sở ánh sáng và vấn đề nhận dạng, phân loại hạt (nông sản) theo màu sắc

Hình 3. Yêu cầu phân loại theo màu sắc


Hình 3 là ảnh chụp hạt gạo đầu vào, đầu ra. Gạo đầu vào (đã qua các công đoạn khác của
dây chuyền xử lý như xay xát, sàng sảy, đánh bóng,…) được nhận dạng và xử lý loại bỏ các hạt
ngoại lai (hạt đỏ, vàng, bạc bụng, tạp chất). Muốn phân loại tốt, phải nhận dạng chính xác, ra
quyết định đúng và kịp thời để xử lý loại bỏ hạt ngoại lai vốn được phân định theo màu sắc (hình
4). Hình 5 là quan hệ xác định bằng thực nghiệm, qua đó cho phép phân định các hạt ngoại lai
trên cơ sở lựa chọn nguồn sáng phù hợp. Không chỉ cần nguồn sáng phù hợp, quan trọng và khó
khăn hơn nhiều là phải đảm bảo camera nhận được màu sắc chuẩn xác - đây chính là mấu chốt
để đảm bảo chất lượng nhận dạng.
Dưới đây phân tích cơ sở ánh sáng và đánh giá.

7
CHƯƠNG 2:THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG

1. Hệ thống cấp phôi


Hiện nay, các quá trình sản xuất các sản phẩm trong các ngành công nghiệp nói chung đều
phát triển theo xu hướng tự động hóa ngày càng cao. Để đảm bảo được quá trình sản xuất ổn
định và nhanh chóng thì cần thiết phải có quá trình cung cấp phôi chính xác về vị trí trong không
gian theo đúng nhịp ( cấp đúng lúc ) và liên tục theo chu trình hoạt động của dây chuyền một
cách tin cậy.
Vì vậy, quá trình cấp phôi là một trong những yêu cầu cần thiết cần phải được nghiên cứu
và giải quyết trong các hệ thống sản xuất tự động nhằm nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm. Hệ thống cấp phôi tự động phải cung cấp phôi một cách kịp thời, chính xác, số
lượng.
Là một cơ cấu cấp phôi, sản phẩm vào cho băng tải, sản phẩm xuất ra được chia đều,từng
sản phẩm 1 và các sản phẩm đi ra cách nhau 1 khoảng thời gian nhất định sao cho phù hợp với
năng suất và vận tốc băng tải. Đóng vài trò quan trọng cho quá trình bắt đầu của hệ thống.
Căn cứ vào hình dạng phôi người ta chia làm các loại:
- Loại cấp phôi dạng cuộn.
- Loại cấp phôi dạng thanh hoặc dạng tấm.
- Loại cấp phôi dạng rời từng chiếc.
Nhận xét: Mỗi kiểu cấp phôi trên mang tính đặc thù riêng và bản thân trong mỗi kiểu cũng
đã bao hàm nhiều dạng khác nhau. Tùy theo công nghệ sản xuất mà người ta bố trí cấp phôi liên
tục hay dán đoạn theo chu kì hoặc cấp phôi theo lệnh.
Trong đồ án này em dùng hệ thống cấp phôi gián đoạn theo chu kì.

Mô hình thiết bị cấp phôi

8
2. Băng tải
Đây là thành phần không thể thiếu của hệ thống phân loại sản phẩm. Nó có nhiệm vụ vận
chuyển phôi tới vị trí thao tác, bên dưới có trang bị hệ thống con lăn. Nguồn động lực chính của
băng tải chính là đông cơ điện: động cơ một chiều, động cơ 3 pha lồng sóc hay servo… tùy vào
yêu cầu hệ thống. Để tạo ra momen đủ lớn cho băng tải cần nối trục động cơ với hộp giảm tốc
rồi mới ra tải. Hai đầu băng tải có puli băng tải là vòng kín quấn quanh puli này. Băng tải làm
từ vật liệu nhiều lớp, thường là hai có thể là caosu. Lớp dưới là thành phần chịu kéo và tạo hình
cho băng tải, lớp trên là lớp phủ.
Ưu điểm của băng tải.
- Cấu tạo đơn giản, bền, có khả năng vận chuyển rời và đơn chiếc theo các hướng nằm
ngang, nằm nghiêng hoặc kết hợp giữa nằm ngang với nằm nghiêng.
- Vốn đầu tư không lớn lắm, có thể tự động được, vận hành đơn giản, bảo dưỡng dễ dàng,
làm việc tin cậy, năng suất cao và tiêu hao năng lượng so với máy vận chuyển khác không lớn
lắm.
Các loại băng tải trên thị trường hiện nay
Khi thiết kế hệ thống băng tải vận chuyển sản phẩm đến vị trí phân loại có thể lựa chọn
một số loại băng tải sau:

Bảng 1.1: Danh sách các loại băng tải


Các loại băng tải xích, băng tải con lăn có ưu điểm là độ ổn định cao khi vận chuyển.Tuy
nhiên chúng đòi hỏi kết cấu cơ khí phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao, giá thành khá đắt.
- Băng tải dạng cào: sử dụng để thu dọn phoi vụn. Năng suất của băng tải loại này có thể
đạt 1,5 tấn/h và tốc độ chuyển động là 0,2m/s. Chiều dài của băng tải là không hạn chế trong
phạm vi kéo là 10kN.
- Băng tải xoắn vít : có 2 kiểu cấu tạo :
+ Băng tải 1 buồng xoắn: Băng tải 1 buồng xoắn được dùng để thu dọn phoi vụn. Năng
suất băng tải loại này đạt 4 tấn/h với chiều dài 80cm.
+ Băng tải 2 buồng xoắn: có 2 buồng xoắn song song với nhau, 1 có chiều xoắn phải, 1

9
có chiều xoắn trái. Chuyển động xoay vào nhau của các buồng xoắn được thực hiện nhờ 1 tốc
độ phân phối chuyển động.
Cả 2 loại băng tải buồng xoắn đều được đặt dưới máng bằng thép hoặc bằng xi măng.
Giới thiệu băng tải dùng trong đề tài. Do băng tải dùng trong hệ thống làm nhiệm vụ vận
chuyển sản phẩm nên trong đề tài tôi đã lựa chọn loại băng tải dây đai với những lý do sau
đây:
- Tải trọng băng tải không quá lớn.
- Kết cấu cơ khí không quá phức tạp.
- Dễ dàng thiết kế chế tạo.
Tuy nhiên loại băng tải này cũng có 1 vài nhược điểm như: độ chính xác khi vận chuyển
không cao, đôi lúc băng tải hoạt động không ổn định do nhiều yếu tố: nhiệt độ môi trường ảnh
hưởng tới con lăn, độ ma sát của dây đai giảm qua

3. Thiết bị dẫn động


Là động cơ:

Động cơ điện một chiều.

Động cơ điện xoay chiều

Động cơ bước.

Động cơ servo.

Động cơ chọn trong hệ thống: Động cơ điện một chiều. Vì: kết cấu đơn giản, giá thành
tương đối hạ, dễ bảo quản.

Khái niệm máy điện một chiều

Động cơ điện nói chung và động cơ điện một chiều nói riêng là thiết điện từ quay, làm việc
theo nguyên lý điện từ, khi đặt vào trong từ trường một dây dẫn và cho dòng điện chạy qua
dây dẫn làm cuộn dây chuyển động. Động cơ điện biến đổi điện năng thành cơ năng.

Nguyên lý làm việc


Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh cửu, hay nam châm
điện, rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều, 1 phần quan trọng
khác của động cơ điện 1 chiều là bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện
trong khi chuyển động quay của rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ
cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.

10
Pha 1: Từ trường của Pha 2: Rotor tiếp tục Pha 3: Bộ phận chỉnh

rotor cùng cực với stator, quay điện sẽ đổi cực sao cho sẽ đẩy
nhau tạo ra từ trường giữa stator và
chuyển động quay của rotor cùng dấu, trở lại

rotor pha 1

Nếu trục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động cơ sẽ hoạt động
như một máy phát điện một chiều, và tạo ra một sức điện động cảm ứng Electromotive force
(EMF). Khi vận hành bình thường, rotor khi quay sẽ phát ra một điện áp gọi là sức phản điện
động counter-EMF (CEMF) hoặc sức điện độngđối kháng, vì nó đối kháng lại điện áp bên
ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động này tương tự như sức điện động phát ra khi động cơ
được sử dụng như một máy phát điện (như lúc ta nối một điện trở tải vào đầu ra của động cơ,
và kéo trục động cơ bằng một ngẫu lực bên ngoài). Như vậy điện áp đặt trên động cơ bao gồm
2 thành phần: sức phản điện động, và điện áp giáng tạo ra do điện trở nội của các cuộn dây
phần ứng. Dòng điện chạy qua động cơ được tính theo biều thức sau:

Công suất cơ mà động cơ đưa ra được, được tính bằng:

Phương trình cơ bản của động cơ 1 chiều:

E= K.Ω (1)

V= E+Rư.Iư (2)

M= K Φ Iư (3)

Với:

- Φ: Từ thông trên mỗi cực (Wb)

- Iư: dòng điện phản ứng (A)


11
- V: Điện áp phản ứng (V)

- Rư: Điện trở phản ứng (Ohm)

- Ω: tốc độ động cơ (rad/s)

- M: moment động cơ (Nm)

- K: hằng số, phụ thuộc cấu trúc động cơ

Trong đồ án này, em chọn động cơ DS-42RP 7750246000-25K với Pct=29,17 W và 𝑛𝑐𝑡 =


𝑣𝑔
199,3 ( )
𝑝ℎ

4. Cảm biến
Đây chính là hệ thống thu nhận thông tin từ phôi cho bộ điều khiển. Các loại cảm biến
thường được sử dụng là cảm biến màu, cảm biến quang, cảm biến tiệm cận. Cảm biến thực hiện
chức năng biến đổi các đại lượng không điện (các đại lượng vật lí, hóa học…) thành các đại
lượng điện. Ví dụ áp suất nhiệt đô lưu lượng vận tốc…thành tín hiệu điện (mV, mA…)
Theo nguyên lí của cảm biến có:
- Cảm biến điện trở
- Cảm biến điện từ
- Cảm biến tĩnh điện
- Cảm biến hóa điện
- Cảm biến nhiệt điện
- Cảm biến điện tử và ion
-…
Theo tính chất nguồn điện:
- Cảm biến phát điện
- Cảm biến thông số
Theo phương pháp đo:
- Cảm biến biến đổi trực tiếp
- Cảm biến bù
Trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến khác nhau nhưng trong đồ án này em dùng cảm
biến quang để phân loại sản phẩm. Sản phẩm chạy trên băng truyền, kích hoạt cảm biến quang
thứ nhất được phân loại là vật cao, kích hoạt cảm biến quang thứ hai là vật được phân loại là vật
trung bình, còn sản phẩm không kích hoạt cảm biến nào thì là vật thấp. Cảm biến quang sử dụng
ánh sáng hồng ngoại không nhìn thấy bằng mắt thường. Nó gồm một nguồn phát quang và một
bộ thu quang. Nguồn quang sử dụng LED hoặc LASER phát ra ánh sáng thấy hoặc không thấy
tùy theo bước sóng. Ở đồ án này ta sử dụng nguồn LASER. Một bộ thu quang sử dụng diode
hoặc transitor quang. Ta đặt bộ thu và phát sao cho vật cần nhận biết có thể che chắn hoặc phản

12
xạ ánh sáng khi vật xuất hiện. Ánh sáng do LASER phát ra tác động đến transitor thu quang.
Nếu có vật che chắn thì chùm tia sẽ không tác động đến bộ thu được. Sóng dao động dùng để
bộ thu loại bỏ ảnh hưởng của ánh sáng trong phòng. Lựa chọn điện áp cấp cho cảm biến phải
phù hợp với điện áp của mạch điều khiển. Do cảm biến kết nối với mạch điều khiển nên điện áp
của cảm biến là 24 VDC.

Hình 2.3: Cảm biến quang

5. Cơ cấu chấp hành


Có thể sử dụng cơ cấu sinh lực bằng khí nén, bằng dầu ép, bằng lực ly tâm,..
Trong đồ án này ta chọn cơ cấu sinh lực bằng khí nén để tạo ra lực đẩy phôi.
Ta chọn cơ cấu xilanh khí nén vì nó có ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- Lực kẹp đủ lớn, đều có thể kiểm tra, điều chỉnh dễ dàng trong quá trình làm việc
- Sử dụng đơn giản với sinh viên
- Dễ tìm mua trên thị trường

Hình 2.4: Xilanh khí nén


Trong đồ án này, em chọn lựa xy lanh theo nhà sản xuất là xi lanh DSNU với 𝐷 = 25(𝑚𝑚)
và hành trình S = 400 mm.
13
 Xylanh khí nén Festo nhỏ gọn loại tròn thân nhôm, tác động kép, có từ tính
 Loại xy lanh khí nén Festo nhỏ gọn phù hợp cho các ứng dụng đơn giản.
 Đường kính nòng: 8, 10, 12, 16, 20, 25 mm (ISO6432)
 Hành trình xy lanh khí nén Festo: 1 – 500 mm
 Lực của xy lanh khí nén Festo: 10 -295N
 Áp suất hoạt động: 1.5 to 10 bar
 Nhiệt độ hoạt động: -20 to 80 độ C

6. Van khí nén

Van có nhiều kiểu dáng cũng như kích thước khác nhau nhưng tất cả đều
thực hiện một chức năng đó là đóng mở cửa van cung cấp khí nén để phục vụ yêu
cầu vận hành của các thiết bị: xi lanh, bộ lọc, điều áp hay bình dầu…
Ngoài ra chúng còn có các tác dụng khác như:
- Điều khiển hướng
- Điều khiển dòng chảy
Van khí nén điện từ là loại van được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống
khí nén sản xuất công nghiệp và phục vụ đời sống. Van đảm bảo tốc độ nhanh,
chính xác cao, đấu nối và lắp đặt dễ dàng, không tốn nhiều nhân công, có thể vận
hành tự động…
Van khí nén điện từ hay còn gọi là van đảo chiều khí nén được chia thành
các loại như sau: van khí nén 5/2, 5/3, 4/2, 3/2,… dựa trên số cửa và số vị trí truyền
động ở thân van.

14
Hình 2.5 Van điện từ khí nén 3 cửa 2 vị trí

7. PLC S7-1200
Khái niệm:Thiết bị điều khiển khả trình (PLC, programmable logic controller) là một loại
máy tính điều khiển chuyên dụng, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic
thông qua một ngôn ngữ lập trình, do nhà phát minh người Mỹ Richard Morley lần đầu tiên đưa
ra ý tưởng vào năm 1968. Dựa trên yêu cầu kỹ thuật của General Motors là xây dựng một thiết
bị có khả năng lập trình mềm dẻo thay thế cho mạch điều khiển logic cứng, công ty Allen Bradley
và Bedford Associate (Modicon) đã đưa ra trình bày đầu tiên. Trước đây thiết bị này thường
được gọi với cái tên Programmable Controller, viết tắt là PC, sau này khi máy tính cá nhân PC
(Personal Computer) trở nên phổ biến từ viết tắt PLC hay được dùng hơn để tránh nhầm lẫn.

Hình 2.1 PLC

Cấu trúc chung:

Hình 2.2 Sơ đồ khối PLC


15
Bộ xử lý trung tâm (CPU): Bao gồm một hay nhiều bộ vi xử lý điều hành hoạt động của
toàn hệ thống.

Các kênh truyền (các BUS): bus dữ liệu (thường là 8 bit), đường dẫn các thông tin dữ liệu,
mỗi dây truyền 1 bit dạng số nhị phân. Bus địa chỉ (thường là 8 hoặc 16 bit), tải địa chỉ vị trí
nhớ trong bộ nhớ. Bus điều khiển, truyền tín hiệu điều khiển từ CPU đến các bộ phận. Bus hệ
thống, trao đổi thông tin giữa các cổng nhập xuất và thiết bị nhập xuất.

Bộ nguồn: cung cấp nguồn một chiều (5V) ổn định cho CPU và các thành phần chức năng
khác từ một nguồn xoay chiều (110, 220V…) hoặc nguồn một chiều (12, 24V…).

Các thành phần vào/ra: đóng vai trò là giao diện giữa CPU và quá trình kỹ thuật. Nhiệm vụ
của chúng là chuyển đổi, thích ứng tín hiệu và cách ly giữa các thiết bị ngoại vi (cảm biến, cơ
cấu chấp hành) và CPU.

Đầu vào số (DI: Digital Input): các ngõ vào của khối này được kết nối với các bộ chuyển
đổi tạo ra tín hiệu nhị phân như nút ấn, công tắc, cảm biến tạo tín hiệu nhị phân. Dải điện áp đầu
vào có thể là 5 VDC, 12 – 24 VDC/VAC, 48 VDC, 100 – 120 VAC, 200 – 240 VAC…

Đầu vào tương tự (AI: Analog Input): Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu tương tự
thành tín hiệu số. Các ngõ vào của khối này thường được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra
tín hiệu analog như cảm biến nhiệt độ, cảm biến lưu lượng, hay ngõ ra analog của biến tần. Các
chuẩn tín hiệu tương tự thường gặp là 4 – 20mA, 0 – 5V, 0 – 10V.

Đầu ra tương tự (AO: Analog Output): Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu số được
gửi từ CPU đến đối tượng điều khiển thành tín hiệu tương tự. Các đầu ra của khối này được kết
nối với các đối tượng điều khiển nhận tín hiệu tương tự như ngõ vào analog của biến tần, van
điện từ…

Đầu ra số (DO: Digital Output): Các đầu ra của khối này được kết nối với các đối tượng
điều khiển nhận tín hiệu nhị phân như đèn báo, cuộn hút Relay… Có 3 loại đầu ra số là dạng
Trans (1 chiều), Triac (xoay chiều) và Relay với các dải điện áp 5 VDC, 24 VDC, 12 –
48VDC/VAC, 120 VAC, 230 VDC.

16
Ngôn ngữ lập trình của PLC:

Các ngôn ngữ lập trình PLC được quy định trong chuẩn IEC 61131– 3 bao gồm:

 Ngôn ngữ lập trình cơ bản:


 Instruction List (IL): dạng hợp ngữ.
 Structured Text (ST): giống Pascal. Các ngôn ngữ đồ họa:
 Ladder Diagram (LD): giống mạch rơ le.
 Function Block Diagram (FBD): giống mạch nguyên lý.
Sequential Function Charts (SFC): xuất xứ từ mạng Petri/Grafcet

Ứng dụng:

Hiện nay, các hệ thống điều khiển hiện đại theo công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến
không thể thiếu PLC, thiết bị này được ứng dụng phát triển trong tất cả các lĩnh vực điện tử tự
động, phục vụ cho nhiều nghành sản xuất khác nhau, và nhiều loại máy móc như: máy giám
sát năng lượng, hệ thống điện, máy đóng gói các loại, máy chế biến thực phẩm (máy trọn bột
làm bánh, máy rang hạt điều,...) , dây chuyền băng tải, sản xuất ô tô…

Ưu nhược điểm:

Ưu điểm:

 Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn


 Thực hiện được các thuật toán phức tạp và độ chính xác cao.
 Mạch điện gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản và sửa chữa.
 Cấu trúc dạng module, cho phép dễ dàng thay thế, mở rộng đầu vào/ra, mở rộng chức
năng khác
 Khả năng chống nhiễu tốt, hoàn toàn làm việc tin cậy trong môi trường công nghiệp.
 Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: Máy tính, nối mạng truyền thông
với các thiết bị khác.

Nhược điểm:

 Giá thành phần cứng cao, một số hãng phải mua thêm phần mềm để lập trình.

17
Tuy nhiên hiện tại giá thành đã giảm đáng kể, quý khách hàng có thể tham khảo các dòng PLC
Mitsubishi hoặc PLC Delta giá thành rất hấp dẫn, vui lòng liên hệ công ty để được báo giá và
tư vấn nhiệt tình.

 Đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ chuyên môn cao.

18
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
3.1 Thiết kế hệ thống điều khiển
3.1.1 Yêu cầu đặt ra

Hình 3.1 Bản vẽ lắp mô hình hệ thống phân loại

Trên là mô hình hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao được em thực hiện trong đồ
án thiết kế hệ thống cơ khí. Để hệ thống hoạt động 1 cách tự động thì chúng em cần thiết kế hệ
thống điều khiển cho nó.

Yêu cầu đặt ra:

- Theo yêu cầu của bài toán là thiết kế hệ thống cơ điện tử cho hệ thống phân loại sản phẩm
với năng suất là 12 sp/ph.
- Bài toán này sẽ được thiết kế với 2 chế độ là: bằng tay và tự động.
- Tín hiệu đầu vào được lấy từ 3 cảm biến là cảm biến phát hiện phôi, cảm biến phát hiện
sản phẩm cao, cảm biến phát hiện sản phẩm trung bình.
- Tín hiệu đầu ra là xylanh cấp phôi, 2 xylanh đẩy sản phẩm cao và trung bình, sản phẩm
thấp sẽ đi đến cuối băng tải.
 Hệ thống hoạt động tự động, nhịp nhàng và độ an toàn đảm bảo tuyệt đối.

19
3.1.2 Thiết kế sơ đồ nối của hệ thống
 Các đầu vào và đầu ra của hệ thống
-Đầu vào: + SWITCH: Switch chế độ 1 auto, 0 manu
+ RESET: Reset hệ thống
+ Cảm biến nhận biết cấp phôi
+ Cảm biến nhận biết có phôi cao
+ Cảm biến nhận biết có phôi trung bình
+ Cảm biến phát hiện đầu xylanh nhận phôi
+ Cảm biến phát hiện cuối xylanh nhận phôi
+ Cảm biến phát hiện đầu xylanh nhận phôi cao
+ Cảm biến phát hiện cuối xylanh nhận phôi cao
+ Cảm biến phát hiện đầu xylanh nhận phôi trung bình
+ Cảm biến phát hiện cuối xylanh nhận phôi trung bình
- Đầu ra: + Động cơ băng tải
+ Xylanh cấp phôi
+ Xylanh đẩy phôi cao
+ Xylanh đẩy phôi trung bình
+ Đèn chế độ Auto
+ Đèn chế đồ Manu
 Lựa chọn loại PLC

+ Dựa theo những yêu cầu trên em sẽ sử dụng 11 đầu vào và 6 đầu ra.

+ Vậy để tiện cho việc lập trình và mô phỏng em sẽ chọn Controller là SIMATIC S7-1200,
cụ thể là CPU 1212C AC/DC/Rly.

+ PLC này có hỗ trợ giao diện, công suất cũng như số cổng vào – ra hoàn toàn đáp ứng
được yêu cầu bên trên.

 Từ đó em thiết kế được sơ đồ nối của hệ thống.

20
Hình 3 2 Mạch sơ đồ nối

3.1.3 Quy trình hoạt động của hệ thống


 Nguyên lý hoạt động theo chế độ MANU:
- Nhấn nút ON của SWITCH của động cơ, động cơ chạy kéo băng tải.
- Nếu cảm biến nhận biết cấp phôi có tín hiệu, sau 1 thời gian động cơ chạy ổn định nhấn
nút ON của xylanh cấp phôi hoạt động đẩy sản phẩm xuống băng tải.
- Nếu cảm biến phát hiện phôi cao có tín hiệu thì nhấn nút ON xylanh cao hoạt động đẩy
sản phẩm xuống thùng phôi cao, bộ đếm số phôi cao tăng thêm 1.
- Nếu cảm biến phát hiện phôi trung bình có tín hiệu thì băn nhấn nút ON xylanh trung
bình hoạt động đẩy sản phẩm xuống thùng phôi trung bình, bộ đếm số phôi trung bình
tăng thêm 1.
- Nếu cảm biến phát hiện phôi thấp có tín hiệu thì băng tải tiếp tục chạy đưa sản phẩm
xuống thùng phôi thấp và dừng lại, bộ đếm số phôi thấp tang thêm 1.
21
 Nguyên lý hoạt động theo chế độ AUTO:
- Nhấn nút AUTO , chế độ auto khởi động
- Xylanh cấp phôi hoạt động đẩy sản phẩm lên băng tải .
- Khi cảm biến phát hiện phôi cao có tín hiệu, xylanh cao sẽ đẩy sản phẩm xuống máng
trượt và vào thùng, bộ đếm số lượng sản phẩm trong thung phôi cao sẽ tăng thêm 1.
- Khi cảm biến phát hiện phôi trung bình có tín hiệu, xylanh trung bình sẽ đẩy sản phẩm
xuống máng trượt và vào thùng, bộ đếm số lượng sản phẩm trong thung phôi trung bình
sẽ tăng thêm 1.
- Khi sản phẩm đi về phía cuối băng tải và cảm biến phát hiện phôi thấp có tín hiệu, sản
phẩm sẽ tiếp tục di chuyển và rơi xuống thùng đựng sản phẩm thấp. Bộ đếm số lượng
sản phẩm trong thùng phôi thấp sẽ tăng thêm 1.
- Đến khi số lượng sản phẩm tròng thùng 1 hoặc thùng 2 hoặc thùng 3 đầy, đèn màu đỏ
tương ứng với các thùng ấy sẽ sáng lên báo hiệu cho người dùng để đóng gói và thay
thùng mới, băng tải sẽ dừng hoạt động để chờ thùng mới.
- Nhấn nút Reset hệ thống trở về vị trí làm việc ban đầu.
3.1.4 Lưu đồ thuật toán
 Lưu đồ thuật toán điều khiến
Phần điều khiển có 2 chức năng là:
• Chế độ tự động
 Băng tải sẽ luôn được hoạt động
 Cảm biến phát hiện phôi -> xylanh cấp phôi sẽ đẩy phôi sang băng tải
để tiến hành phân loại theo yêu cầu
 Sản phẩm đi qua từng cảm biến một, khi cảm biến nào có tín hiệu sẽ
tác động xylanh ở cảm biến đó làm việc đẩy sản phẩm vào thùng chứa
 Riêng sản phẩm thấp sẽ được đi hết băng tải và đi vào thùng chứa ở
cuối đường

• Chế độ bằng tay


 Có thể tùy chỉnh các tác động của xylanh cấp phôi, xylanh đẩy sản
phẩm cao, xylanh đẩy sản phẩm trung bình, động cơ chạy băng tải
Dưới đây chình là sơ đồ thuật toán mô tả chế độ làm việc của hệ thống:

22
23
3.1.5 Hệ thống giao diện và kết nối, xử lý tín hiệu
Phần mềm SIMATIC TIA Portal V16 chạy hệ điều hành Windows, phần mềm làm nhiệm
vụ trung gian giữa người lập trình và PLC.

 Để lập trình SIMATIC S7-1200 từ PC hay Laptop cần một kết nối TCP/IP.

 Để PC và SIMATIC S7-1200 có thể giao tiếp với nhau, điều quan trọng là các địa chỉ IP
của cả hai thiết bị phải phù hợp với nhau.

Các bước tạo một project:

Bước 1: Từ màn hình desktop nhấp đúp chọn biểu tượng Tia Portal V16

Bước 2: Click chuột vào Create new project để tạo dự án

Bước 3: Nhập tên dự án vào Project name sau đó nhấn create new project

Bước 4: Chọn configure a device

24
Bước 5: Chọn add new device

25
Bước 6: Chọn loại CPU của PLC sau đó chọn add

Bước 7: Project mới được hiện ra

26
3.1.6 Giao diện giám sát Wincc
WinCC là một trong những chương trình ứng dụng cho mạng HMI, Scada trong lĩnh vực
dân dụng cũng như công nghiệp.

Hình 3 3 Mô hình giao diện WinCC

WinCC (Windows Control Center) là phần mềm của hãng Siemens dùng để giám sát, điều
khiển và thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất. Nói rỏ hơn, WinCC là chương trình dùng để
thiết kế các giao diện Người và Máy – HMI (Human Machine Interface) trong hệ thống Scada
(Supervisory Control And Data Acquisition), với chức năng chính là thu thập số liệu, giám sát
và điều khiển quá trình sản xuất. Với WinCC, người dùng có thể trao đổi dữ liệu với PLC của
nhiều hãng khác nhau như: Siemens, Mitsubishi, Allen braddly, Omron,.. thông qua cổng COM
với chuẩn RS232 của PC và chuẩn RS485 của PLC.

Với WinCC, ta có thể tận dụng nhiều giải pháp khác nhau cho để giải quyết công việc,
từ thiết kế cho hệ thống có quy mô nhỏ đến quy mô lớn, hệ thống thực hiện sản xuất – MES
(Manufacturing Excution System). WinCC có thể mô phỏng bằng hình ảnh các sự kiện xảy ra
trong quá trình điều khiển dưới dạng chuổi sự kiện. Để đáp ứng yêu cầu công nghệ ngày càng
phát triển, WinCC cung cấp nhiều hàm chức năng cho mục đích hiển thị, thông báo, ghi báo
cáo, xử lý thông tin đo lường, các tham số công thức,.. và là một trong những chương trình thiết
kế giao diện Người và Máy – HMI được tin dùng nhất hiện nay.

Chức năng của WinCC

27
 Hiển thị quá trình:
Quá trình được hiển thị trên thiết bị HMI(Wincc). Màn hình trên thiết bị HMI được cập nhật
một cách năng động. Điều này được dựa trên các sự chuyển tiếp quá trình.

 Điều khiển vận hành của quá trình:


Người vận hành có thể điều khiển quá trình bởi GUI. Ví dụ, người vận hành có thể đặt trước
các giá trị tham khảo cho điều khiển hay khởi động một động cơ.

 Hiển thị các cảnh báo:


Các quá trình nghiêm trọng tự động khởi phát báo động, ví dụ, khi giá trị đặt được vượt quá.

 Lưu trữ các giá trị và cảnh báo quá trình:


Hệ thống HMI có thể ghi lại các cảnh báo và giá trị quá trình. Tính năng này cho phép bạn
lưu giữ các dãy quá trình và lấy ra các dữ liệu của sản xuất từ trước.

 Ghi chép các cảnh báo và các giá trị quá trình:
Hệ thống HMI có thể đưa ra các báo cáo giá trị quá trình và các cảnh báo. Tính năng này cho
phép bạn in ra các dữ liệu sản xuất ở cuối của ca làm việc.

 Quản lí thông số máy móc và quá trình:


Hệ thống HMI có thể lưu giữ các thông số của các quá trình và máy móc dưới dạng công
thức. Ví dụ, bạn có thể download những thông số trên một đường dẫn từ thiết bị HMI tới PLC
để thay đổi toàn kiểu sản xuất của sản phẩm.

3.2 Tính toán lựa chọn linh kiện cho hệ thống điều khiển
Từ các thông số trên ta chọn linh kiện cho hệ thống điều khiển

 Bộ chuyển đổi nguồn


Thông số kỹ thuật nguồn 24V, 5A:

Model: S-120-24A

Input: 110 – 220VAC

Output:

Dòng điện:5A

Điện áp: 24V

Công suất: 120W


28
Kích thước nguồn tổ ong: 450g

Trọng lượng: 19.8x9.8x4 cm

Hình 3 4 Bộ chuyển đổi nguồn

 Nút nhấn
Nút nhấn nhả RESET

Thông số kỹ thuật:

- Nút ấn nhả LA38


- Khoét lỗ: phi 22mm2
- Nút ấn nhả thông dụng dùng cho tủ điện công nghiệp và dân dụng
- Tiếp điểm: 1NO + 1NC

Hình 3 5 Nút nhấn

 Công tắc chuyển đổi mạch AUTO/MAN

29
Hình 3 6 Công tắc chuyển đổi

 Cảm biến
CẢM BIẾN QUANG E3F-DS30C4

Hình 3 7 Cảm biến quang E3F-DS30C4

Thông số kỹ thuật:

- Đường kính ngoài : 18mm

- Điện áp hoạt động : 6-36VDC

- Khoảng cách phát hiện : 10 - 30 cm ( Điều chỉnh được khoảng cách)

- Đầu ra : Loại NPN thường hở

30
 Rơ le
Thông số kỹ thuật rơ le MY2N-GS DC12 Omron

Tên sản phẩm Rơ le MY2N-GS DC12 Omron

Loại Rơ le trung gian

Đặc điểm 8 chân dẹt, có đèn chỉ thị

Điện áp 12 VDC

Tiếp điểm DPDT

Khả năng chịu tải 5A

Tiêu chuẩn ROHS, UL, CSA, IEC, VDE

Hãng sản xuất Omron

Hình 3 8 MY2N-GS DC12 Omron

 Đèn báo
Đèn báo 24V, đường kính phi 22mm

Hình 3 9 Đèn báo


31
CHƯƠNG 4: LẬP TRÌNH VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN HỆ THỐNG
4.1 Lập trình điều khiển PLC S7-1200
4.1.1 Bảng các khối I/O

32
4.1.2 Code chương trình PLC
a. Chương trình chính

33
b. Chế độ bằng tay

34
c. Chế độ tự động

35
36
d. Đầu ra Output

37
e. Mô phỏng

38
4.2 Thiết kế giao diện điều khiển
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Sau thời gian làm đồ án “THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ ” với sự chỉ dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Cao Xuân Bình, em đã hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ đồ án yêu cầu. Trong quá trình hoàn
thành đồ án, em đã nghiên cứu, tìm hiểu một số tài liệu sẵn có, tài liệu trên internet và sự chỉ bảo
của giáo viên hướng dẫn nên chúng em đã thu được một số kết quả nhất định:

• Biết được cách trình bày, kết cấu cơ bản của một đồ án.
• Hiểu được quy trình phân loại sản phẩm và cách thức vận hành.
• Nắm bắt được quy trình tính toán, chọn thiết bị cho hệ thống.
• Biết vẽ sơ đồ mạch điện, hiểu thêm về phần đấu nối mạch.

Tuy nhiên, do thời gian có hạn cùng với kiến thức của bản thân còn hạn chế nên quá trình
tính toán sẽ có sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để đề tài của chúng em
được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thành
Hùng đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài được giao.

You might also like