You are on page 1of 38

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT

HÀ NAM NĂM HỌC 2013 - 2014


Môn: HÓA HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC-1 Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1. (3 điểm)
1) Khi oxi hóa etylen glicol trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp gồm 5 chất hữu cơ.
Hãy viết công thức cấu tạo của 5 chất đó.
Sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của chúng, giải thích ngắn gọn.
2) Cho sơ đồ phản ứng

Xác định công thức cấu tạo của X 1, X2, X3, X4, X5, Y1, Y2 và viết các phương trình phản ứng hóa học
xảy ra, biết X1 là anđehit đa chức, có mạch không phân nhánh và Y2 là ancol bậc 2.
3) Cho dung dịch X chứa CH3COOH 0,3M (Ka của CH3COOH bằng 1,75.10-5; ở 250C).
Tính pH của dung dịch X ở 250C.
Cho 4 gam NaOH vào 1 lít dung dịch X thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y ở 250C.
Câu 2. (3 điểm)
1) Cho hỗn hợp FeS và Cu2S (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với dung dịch HNO 3 thu được dung dịch A và
khí B (A tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl2; khí B hóa nâu trong không khí). Cho dung dịch A
tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được dung dịch A 1 và kết tủa A2. Nung A2 ở nhiệt độ cao thu
được chất rắn A3. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra để giải thích hiện tượng trên.
2) Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X và khí H 2. Chia dung
dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M thu được 7,8g
kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với 450ml dung dịch HCl 1M thu được 11,7g kết tủa. Tính m.
Câu 3. (3 điểm)
1) Cho hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh X và Y (M X<MY). Đốt cháy
hoàn toàn 0,03mol hỗn hợp A, thu được 1,12 lít khí CO 2 (đktc). Nếu trung hòa 0,03mol A thì cần
dùng 400ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
2) A, B, C, D và E là chất hữu cơ no, mạch thẳng chứa các nguyên tố C, H và O, đều có phân tử khối
bằng 74.
A, B, C và E phản ứng được với Na sinh ra khí H2.
B, C, D tác dụng với dung dịch NaOH.
B, E và D đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
Oxi hóa A thu được đồng đẳng tiếp theo của C.
Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3) Đun nóng 21,69 gam hỗn hợp gồm tetrapeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y ( )
với 330ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu
được m gam muối khan của các amino axit (các amino axit này đều chứa 1 nhóm -COOH và 1
nhóm -NH2 trong phân tử). Tính m.
Câu 4. (3 điểm)
1) Cho các dung dịch: ZnSO4; AlCl3; Fe2(SO4)3 lần lượt tác dụng với các dung dịch: Na 2CO3; NH3;
NaI. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
2) Cho biết hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong trường hợp sau đây:
Dẫn khí NH3 dư vào bình đựng khí clo.
Sục khí H2S vào dung dịch có chứa hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 loãng.
Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4.
3) Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp bột gồm 1,28 gam Cu và m gam Fe 3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng,
rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa
đủ 200 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.

1
Câu 5. (4 điểm)
1) Một hỗn hợp X gồm 2 amino axit A và B có tổng số mol là 0,1mol (số nhóm chức axit trong A và
B đều không vượt quá 2; MA < MB).
Cho hỗn hợp X tác dụng với 112ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng, phải dùng 12ml dung
dịch NaOH 1M để tác dụng vừa hết với lượng H2SO4 còn dư.
Cho lượng hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch Ba(OH) 2 0,6M. Sau khi cô cạn thu
được 8,52 gam muối.
Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X và cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thì thu được
6,5 gam kết tủa.
Xác định công thức cấu tạo dạng mạch không phân nhánh của A và B.
2) Hỗn hợp A gồm một axit cacboxylic đơn chức, mạch phân nhánh (X), ancol đơn chức (Y) và
este (Z) là sản phẩm của phản ứng este hoá X và Y.
Đốt cháy hoàn toàn 26 gam A rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong
dư thu được 130 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 51,2 gam.
Mặt khác khi cho 26 gam A phản ứng vừa hết với 200ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu
được chất B và 11,5 gam chất D. Hoá hơi D rồi dẫn qua ống đựng CuO dư, nung nóng thu được
sản phẩm hữu cơ E. Cho E phản ứng với dung dịch AgNO 3 dư trong NH3, đun nóng thu được
54 gam Ag.
Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z.
Câu 6. (4 điểm)
1) Hòa tan hỗn hợp A gồm kim loại M và oxit MO (M có hóa trị 2) bằng 2 lít dung dịch HNO 3 1M
thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch B. Để trung hòa axit dư
trong dung dịch B cần dùng 2 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch C. Chia dung dịch C
thành 2 phần bằng nhau.
a) Tiến hành điện phân phần 1 với điện cực trơ, trong thời gian 1447,5 giây thu được 5,76 gam
kim loại M tại catot và 1,008 lít khí ở anot (đktc). Xác định kim loại M và cường độ dòng điện.
b) Tiến hành điện phân phần 2 với điện cực trơ bằng dòng điện có cường độ như trên cho đến khi
bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại (thời gian điện phân là t giây; toàn bộ lượng kim loại
sinh ra trong quá trình điện phân đều bám vào catot), để một thời gian cho các chất trong bình
điện phân tác dụng với nhau hoàn toàn (phản ứng sinh ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất)
thấy khối lượng catot sau phản ứng tăng lên m gam so với trước khi điện phân. Tính t và m.
2) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe xOy thu được hỗn hợp Y. Chia
hỗn hợp Y thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1 cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 0,336 lít khí H2 (đktc).
Hòa tan hoàn toàn phần 2 vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,344 lít khí H 2 (đktc) và
dung dịch Z.
a) Xác định công thức của FexOy.
b) Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được sau
phản ứng.

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119;
I = 127; Ba = 137; Pb = 207.
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.
_______________HẾT_______________

Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:…….............……………........................


Người coi thi số 1:…………………………………Người coi thi số 2…………………….........................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT

2
HÀ NAM NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: HÓA HỌC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1. (3 điểm)
1) (1 điểm) Khi oxi hóa etylen glicol trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp gồm 5 chất hữu cơ.
Hãy viết công thức cấu tạo của 5 chất đó.
Sắp xếp theo thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của chúng, giải thích ngắn gọn.
2) (1 điểm) Cho sơ đồ phản ứng

Xác định công thức cấu tạo của X 1, X2, X3, X4, X5, Y1, Y2 và viết các phương trình phản ứng hóa học
xảy ra, biết X1 là anđehit đa chức, có mạch không phân nhánh và Y2 là ancol bậc 2.
3) (1 điểm) Cho dung dịch X chứa CH3COOH 0,3M (Ka của CH3COOH bằng 1,75.10-5; ở 250C).
Tính pH của dung dịch X ở 250C.
Cho 4 gam NaOH vào 1 lít dung dịch X thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y ở 250C.

1) Công thức cấu tạo của 5 chất: 0,5


HOCH2-CHO; OHC-CHO; HOCH2-COOH; HOOC-COOH; OHC-COOH
Nhiệt độ sôi theo thứ tự giảm dần: 0,25
HOOC-COOH> HOCH2-COOH > OHC-COOH > HOCH2-CHO > OHC-CHO
Giải thích: 0,25
Liên kết H liên phân tử làm tăng nhiệt độ sôi của các chất
Nhóm chức axit tạo ra nhiều liên kết H và liên kết H bền hơn nhóm chức ancol. Nhóm chức
anđehit không tạo liên kết H liên phân tử.
2) OHC-CH2-CH2-CHO (X1) + O2 HOOC-CH2-CH2-COOH (X2) 0,25
HOOC-CH2-CH2-COOH + CH3CH2CH2OH (Y1) 0,25
CH3CH2CH2OOC-CH2-CH2-COOH (X3) + H2O
CH3CH2CH2OOC-CH2-CH2-COOH+(CH3)2CHOH (Y2) 0,25
CH3CH2CH2OOC-CH2-CH2-COOCH(CH3)2 (X4) + H2O
CH3CH2CH2OOC-CH2-CH2-COOCH(CH3)2+2NaOH 0,25
CH3CH2CH2OH + (CH3)2CHOH + NaOOC-CH2-CH2-COONa (X5)
3) a) Cân bằng: CH3COOH CH3COO- + H+ 0,25
Ban đầu: 0,3
Cân bằng: (0,3-x) x x

=> x=2,28.10-3

pH=-log(2,28.10-3)=2,64 0,25
b) Số mol NaOH = 0,1mol; số mol CH3COOH = 0,3mol
Phản ứng hóa học: CH3COOH + NaOH CH3COONa + H2O
npư 0,1mol 0,1mol 0,1mol 0,25
dư 0,2mol
Cân bằng: CH3COOH CH3COO- + H+
Ban đầu: 0,2 0,1
Cân bằng: (0,2-x) (0,1+x) x
=> x=3,50.10-5
pH=-log(3,50.10-5)=4,46
0,25

Câu 2. (3 điểm)

3
1) (1,5 điểm) Cho hỗn hợp FeS và Cu2S (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với dung dịch HNO 3 thu được dung
dịch A và khí B (A tạo kết tủa trắng với dung dịch BaCl 2; khí B hóa nâu trong không khí). Cho
dung dịch A tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được dung dịch A1 và kết tủa A2. Nung A2 ở nhiệt
độ cao thu được chất rắn A 3. Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra để giải thích hiện tượng
trên.
2) (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X và khí H 2.
Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M thu
được 7,8g kết tủa. Phần 2 cho tác dụng với 450ml với dung dịch HCl 1M thu được 11,7g kết tủa.
Tính giá trị của m.

1)
3FeS + 3Cu2S + 28H+ + 19NO3- 3Fe3+ + 6Cu2+ + 6SO42- + 19NO + 14H2O 0,25
2- 2+
SO4 + Ba BaSO4
2NO +O2 2NO2 0,25
Fe3+ + 3NH3 + 3H2O Fe(OH)3 + 3NH4+ 0,25
2+
Cu + 2NH3 + 2H2O Cu(OH)2 + 2NH4+ 0,25
Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4]2+ + 2OH- 0,25
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 0,25
2) 0,25
* Phản ứng của Al với dd NaOH:
2Al + 2NaOH + 6H2O 2Na[Al(OH)4] + 3H2
* 1/2 dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,2mol HCl thu được 0,1mol kết tủa Al(OH)3 0,5
NaOH dư + HCl NaCl + H2O
0,1mol <-- 0,1mol
Na[Al(OH)4] + HCl NaCl + Al(OH)3
0,1mol <-- 0,1mol
* 1/2 dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,45 mol HCl thu được 0,15 mol kết tủa 0,5
NaOH dư + HCl NaCl + H2O
0,1mol --> 0,1mol
Na[Al(OH)4] + HCl NaCl + Al(OH)3
0,15mol 0,15mol <-- 0,15mol
Na[Al(OH)4] +4HCl NaCl + AlCl3 + 4H2O
0,05mol <-- 0,2mol
m = (0,15+0,05).2.27=10,8g 0,25

Câu 3. (3 điểm)
1) (1 điểm) Cho hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh X và Y (M X<MY).
Đốt cháy hoàn toàn 0,03mol hỗn hợp A, thu được 1,12 lít khí CO 2 (đktc). Nếu trung hòa 0,03mol
A thì cần dùng 400ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
2) (1,5 điểm) A, B, C, D và E là chất hữu cơ no, mạch thẳng chứa các nguyên tố C, H và O, đều có
phân tử khối bằng 74.
A, B, C và E phản ứng được với Na sinh ra khí H2.
B, C, D tác dụng với dung dịch NaOH.
B, E và D đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương
Oxi hóa A thu được đồng đẳng tiếp theo của C.
Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
3) (0,5 điểm) Đun nóng 21,69 gam hỗn hợp gồm tetrapeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y (
) với 330ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn
dung dịch thu được m gam muối khan của các amino axit đều chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm
-NH2 trong phân tử. Tính m.

1) Đốt cháy 0,03mol hỗn hợp A thu được 0,05mol CO2 => số nguyên tử C trung bình của X và 0,25

4
Y= . Vậy X là HCOOH

Để trung hòa 0,03mol hỗn hợp X cần 0,04mol NaOH => Y là axit 2 chức (axit có mạch không 0,25
phân nhánh chỉ có thể là axit đơn chức hoặc 2 chức)
Phản ứng trung hòa:
HCOOH + NaOH HCOONa + H2O
x mol x mol
CnH2n(COOH)2 + 2NaOH CnH2n(COONa)2 + 2H2O
y mol 2y mol
Ta có hệ phương trình: 0,25

Số mol CO2 = 0,02.1+0,01.(2+n) = 0,05 mol => n=1 0,25


Vậy công thức của Y là HOOC-CH2-COOH
2) Phân tử khối = 74 ứng với công thức phân tử là C4H10O; C3H6O2; C2H2O3 0,25
* Chất B có phản ứng với Na; NaOH; AgNO3/NH3. Vậy B là OHC-COOH 0,25
OHC-COOH + Na OHC-COONa + 1/2 H2
OHC-COOH + NaOH OHC-COONa + H2O
OHC-COOH + 2[Ag(NH3)2]OH NH4OOC-COONH4 + 2Ag + 2NH3 + H2O
* Chất D có phản ứng với NaOH; AgNO3/NH3. Vậy D là HCOOC2H5 0,25
HCOOC2H5 + NaOH HCOOONa + C2H5OH
HCOOC2H5 + 2[Ag(NH3)2]OH (NH4)2CO3 + C2H5OH + 2Ag + 2NH3
* Chất C tác dụng với Na và dung dịch NaOH. Vậy chất C là C2H5COOH 0,25
C2H5COOH + Na C2H5COONa + 1/2 H2
C2H5COOH + NaOH C2H5COONa + H2O
* Oxi hóa A sinh ra đồng đẳng tiếp theo của C. Vậy A là CH3CH2CH2CH2OH. 0,25
CH3CH2CH2CH2OH + 2[O] CH3CH2CH2COOH + H2O
* Chất E là HOCH2-CH2-CHO hoặc CH3-CHOH-CHO 0,25
HO-C2H4-CHO + Na NaO-C2H4-CHO + 1/2H2
HO-C2H4-CHO + 2[Ag(NH3)2]OH HO-C2H4-COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
3) Phương trình phản ứng: 0,25
H(NH-R-CO)4OH + 4KOH 4NH2-R-COOK + H2O
2x mol 8x mol 2x mol
H(NH-R-CO)3OH + 3KOH 3NH2-R-COOK + H2O
x mol 3x mol x mol
Số mol KOH = 11x = 0,33 mol => x=0,03 0,25
Bảo toàn khối lượng => m=21,69+0,33.56-3.0,03.18=38,55 gam

Câu 4. (3 điểm)
1) (1 điểm). Cho các dung dịch: ZnSO 4; AlCl3; Fe2(SO4)3 lần lượt tác dụng với các dung dịch:
Na2CO3; NH3; NaI. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)
2) (1 điểm). Cho biết hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong trường hợp sau đây:
Dẫn khí NH3 dư vào bình đựng khí clo
Sục khí H2S vào dung dịch có chứa hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 loãng
Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4
Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4

5
3) (1 điểm). Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp bột gồm 1,28 gam Cu và m gam Fe 3O4 vào dung dịch H2SO4
(loãng, rất dư), sau khi các phản ứng kết thúc chỉ thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất
màu vừa đủ 200 ml dung dịch KMnO4 0,1M.
Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Tính giá trị của m.

1) 0,25
ZnSO4 + Na2CO3 ZnCO3 + Na2SO4
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2
Fe2(SO4)3 + 3Na2CO3 + 3H2O 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 + 3CO2 0,25
ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O Zn(OH)2 + 2NH4+
Zn(OH)2 + 4NH3 [Zn(NH3)4]2+ + 2OH- 0,25
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH4Cl
Fe2(SO4)3 + 6NH3 + 6H2O 2Fe(OH)3 + 3(NH4)2SO4 0,25
Fe2(SO4)3 + 2NaI 2FeSO4 + Na2SO4 + I2
2) 0,25
* NH3 cháy trong clo tạo khói trắng
2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl
HCl + NH3 NH4Cl
* Có kết tủa màu vàng 0,25
5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 5S + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
* Mất màu thuốc tím 0,25
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
* Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam 0,25
2K2CrO4 + H2SO4 K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O
3) Fe3O4 + 4H2SO4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O 0,25
0,06mol <-- 0,06mol
Cu + Fe2(SO4)3 CuSO4 + 2FeSO4 0,25
0,02mol --> 0,04 mol
10FeSO4 + 2KMnO4 +8H2SO4 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O 0,25
0,1mol <-- 0,02mol
Khối lượng Fe3O4 = 0,06.232=13,92 gam 0,25

Câu 5. (4 điểm)
1) (2 điểm) Một hỗn hợp X gồm 2 amino axit A và B có tổng số mol là 0,1mol (số nhóm chức axit
trong A và B đều không vượt quá 2; MA < MB).
Cho hỗn hợp X tác dụng với 112ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau phản ứng, phải dùng 12ml dung
dịch NaOH 1M để tác dụng vừa hết với lượng H2SO4 còn dư.
Cho lượng hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch Ba(OH) 2 0,6M. Sau khi cô cạn thu
được 8,52 gam muối.
Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X và cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư thì thu được
6,5 gam kết tủa.
Xác định công thức cấu tạo dạng mạch không phân nhánh của A và B
2) (2 điểm) Hỗn hợp A gồm một axit cacboxylic đơn chức, mạch phân nhánh (X), ancol đơn chức
(Y) và este (Z) là sản phẩm của phản ứng este hoá X và Y.
Đốt cháy hoàn toàn 26 gam A rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong
dư thu được 130 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 51,2 gam.
Mặt khác khi cho 26 gam A phản ứng vừa hết với 200ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thu
được chất B và 11,5 gam chất D. Hoá hơi D rồi dẫn qua ống đựng CuO dư, nung nóng thu được
6
sản phẩm hữu cơ E. Cho E phản ứng với dung dịch AgNO 3 dư trong NH3, đun nóng thu được 54
gam Ag
Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z

1) 0,5
Đốt cháy 0,025 mol X thu được 0,065mol CO2 => số nguyên tử C trung bình = 2,6.
Vậy chất A là NH2-CH2- COOH
Phản ứng của X với dung dịch H2SO4: 0,25

Phản ứng trung hòa axit dư: H+ + OH- H2O; số mol H+ dư = 0,012mol
Vậy 0,1mol X tác dụng vừa hết với 0,1mol H+ => B có 1 nhóm chức -NH2
0,05mol X tác dụng vừa hết với 0,06mol OH- => B có 2 nhóm chức axit 0,25
NH2-CH2-COOH + OH- NH2-CH2-COO- +H2O
a mol a mol a mol
NH2-R(COOH)2 + 2OH- NH2R(COO-)2 +2H2O
b mol 2b mol b mol
0,25

Khối lượng muối = 0,04.74+0,01.(104+R)+0,03.137=8,52 => R=41 là C3H5 0,25


Vậy công thức cấu tạo của B là: HOOC-CH(NH2)-CH2-CH2-COOH 0,5
hoặc HOOC-CH2-CH(NH2)-CH2-COOH
2) 0,25
Xác định công thức của ancol D (RCH2OH)
Phản ứng của D với CuO tạo thành chất E
RCH2OH + CuO RCHO + Cu + H2O (1)
Phản ứng tráng gương của chất E
HCHO + 4[Ag(NH3)2OH] (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O (2)
Hoặc: RCHO + 2[Ag(NH3)2OH RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O (2’)
nAg=0,5mol
0,25
Nếu xảy ra phản ứng 2 (ancol D là CH3OH) thì

=> (khác với khối lượng bài cho)


0,25
Vậy xảy ra phản ứng 2’ thì
MD = 11,5/0,25=46
Vậy ancol D là C2H5OH
* Xét phản ứng của 26g A với dd 200ml dung dịch NaOH 1M (0,2mol NaOH) 0,25
RCOOH + NaOH RCOONa + H2O (4)
x  x x x (mol)
RCOOC2H5 + NaOH RCOONa + C2H5OH (5)
z  z z z (mol)

nD=y+z=0,25 mol (y là số mol của C2H5OH trong hh A)


* Phản ứng đốt cháy 26g A 0,5

7
nC (trong 26g A) = 0,05.a +0,1.2+ 0,15.(a+2)=1,3 => a = 4 (a là số nguyên tử C trong axit) 0,5
nH (trong 26g A) = 0,05.b+0,1.6+0,15.(b+4)=1,2.2 => b=6 (b là số nguyên tử H trong axit)
X: CH2 = C(CH3) – COOH
Z: CH2 = C(CH3) – COOC2H5

Câu 6. (4 điểm)
1) (2đ) Hòa tan hỗn hợp A gồm kim loại M và oxit MO (M có hóa trị 2) bằng 2 lít dung dịch HNO 3
1M thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch B. Để trung hòa axit
dư trong dung dịch B cần dùng 2 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch C. Chia dung dịch
C thành 2 phần bằng nhau.
a) Tiến hành điên phân phần 1 với điện cực trơ, trong thời gian 1447,5 giây thu được 5,76
gam kim loại M tại catot và 1,008 lít khí ở anot (đktc). Xác định kim loại M và cường độ
dòng điện.
b) Tiến hành điên phân phần 2 với điện cực trơ bằng dòng điện có cường độ như trên cho đến
khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại (thời gian điện phân là t giây; toàn bộ lượng
kim loại sinh ra trong quá trình điện phân đều bám vào catot), để một thời gian cho các
chất trong bình điện phân tác dụng với nhau hoàn toàn (phản ứng sinh ra khí NO là sản
phẩm khử duy nhất) thấy khối lượng catot sau phản ứng tăng lên m gam. Tính giá trị của t
và m.
3) (2 điểm) Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe xOy thu được hỗn hợp
Y. Chia hỗn hợp Y thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1 cho vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 0,336 lít khí H2 (đktc).
Hòa tan hoàn toàn phần 2 vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 1,344 lít khí H 2 (đktc) và
dung dịch Z.
c) Xác định công thức của oxit sắt.
d) Cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được sau
phản ứng.

1) a) 0,25
3M + 8HNO3 3M(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,3mol 0,8 mol 0,3mol 0,2mol
MO + 2HNO3 M(NO3)2 + 4H2O
0,1mol 0,2mol 0,1mol
NaOH + HNO3 dư NaNO3 + H2O
1mol --> 1mol
Phản ứng điện phân: 0,25
2M(NO3)2 + 2H2O 2M + 4HNO3 + O2
0,09mol <-- 0,045mol
M=5,76/0,09=64 là Cu 0,25
0,25
Cường độ dòng điện:
b) Khi bắt đầu có khí sinh ra ở catot là thời điểm điện phân hoàn toàn Cu2+ 0,25
giây
Phương trình điện phân 0,25
2Cu(NO3)2 + 2H2O 2Cu + 4HNO3 + O2
8
0,2mol 0,2mol 0,4mol
Phản ứng hóa học: 0,25
3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
0,15 <-- 0,4mol
dư: 0,05 mol
m = 0,05.64=3,2 gam 0,25
2) a) 0,5
* Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 0,015 mol H2. Vậy Y gồm Al2O3; Fe và Al dư
Al2O3 + Ba(OH)2 + 3H2O Ba[Al(OH)4]2
2Al dư + Ba(OH)2 + 6H2O Ba[Al(OH)4]2 + 3H2
0,01mol <-- 0,015mol
* Y tác dụng với dung dịch HCl thu được 0,06mol H2 0,5
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
2Al dư + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
0,01mol --> 0,015mol
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
0,045 mol <-- 0,045mol
* Khối lượng hỗn hợp Y = 9,66 gam; 0,5
Khối lượng Al2O3 =9,66-0,045.2.56-0,01.2.27=4,08 gam (0,04mol Al2O3)
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố:

Tỉ lệ mol Fe:O trong FexOy = là Fe3O4.

b) Fe2+ + Ag+ Fe3+ + Ag 0,5


0,045mol --> 0,045 mol
- +
Cl + Ag AgCl
0,24mol --> 0,24 mol
m =0,045.108+0,24.143,5=39,3 gam

Cho H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5;
K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Ni = 59; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119;
I = 127; Ba = 137; Pb = 207.
…………………HẾT…………………
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:…………………........................
Họ tên, chữ ký giám thị 1:………………………………………………………….........................
Họ tên, chữ ký giám thị 2………………………………………………………….........................

9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2017 - 2018
ĐỀ CHÍNH THỨC-2 Môn: HÓA HỌC - LỚP 12
(Đề thi gồm 2 trang) Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1. (4 điểm)
1) Cho dãy phản ứng:
a) (X) + NaOH (Y) + (Z) + (T) b) (Y) + H2SO4 loãng Na2SO4 + (Y’)
c) (Z) + H2SO4 loãng Na2SO4 + (Z’) d) (Z’) (M) + H2O
e) (Y’) + AgNO3 + NH3 + H2O Ag +… g) (T) + AgNO3 + NH3 + H2O Ag + …
Biết X có công thức phân tử là C 6H8O4. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của X, Y, Y', Z, Z', M, T
và hoàn thành dãy phản ứng trên.
2) Các chất A, B, C và D mạch hở, có cùng công thức phân tử C 3H7O2N, không tham gia phản ứng
tráng gương. Ở điều kiện thường A và B là chất rắn, còn C và D là chất lỏng. Khi phản ứng với hiđro
trong điều kiện thích hợp, từ A thu được C 3H9O2N, từ D thu được C3H9N. Các chất A, B và C đều tác
dụng được với dung dịch HCl loãng và dung dịch NaOH, trong đó phản ứng của B và C với dung dịch
NaOH tạo ra muối của các α- amino axit. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên các chất A, B, C, D và viết
các phương phản ứng đã nêu trên.
Câu 2. (2 điểm)
Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) chỉ có một loại nhóm chức. Cho 0,2 mol X phản ứng vừa đủ với
240 gam dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y, chỉ thu được 219,6 gam hơi nước và
59,2 gam hỗn hợp chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 31,8 gam Na 2CO3; 74,8 gam CO2 và
19,8 gam H2O. Mặt khác, Z phản ứng với dung dịch H 2SO4 loãng (dư), thu được hai axit cacboxylic đơn
chức và hợp chất T (chứa C, H, O và MT < 126).
1) Xác định công thức phân tử của X.
2) Chọn một trong số các công thức cấu tạo phù hợp của X để viết phương trình phản ứng của X với
dung dịch NaOH, Z với dung dịch H2SO4 loãng, dư.
Câu 3. (2 điểm)
Thực hiện quá trình sản xuất rượu etylic từ 50 kg gạo nếp (chứa 80% tinh bột, phần còn lại là tạp
chất không tạo ra ancol etylic) qua 3 bước:
Bước 1: Nấu cơm bằng tủ điện có công suất 12 kW, trong thời gian 45 phút;
Bước 2: Trộn cơm với 2,5 túi men rượu, sau đó ủ trong 7 ngày;
Bước 3: Nấu rượu bằng nồi điện có công suất 18 kW, trong thời gian 2 giờ 45 phút.
Hỏi lợi nhuận của nhà đầu tư sau quá trình sản xuất rượu nói trên là bao nhiêu tiền? Biết rằng:
- Hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất rượu là 70%; khối lượng riêng của C 2H5OH là 0,8 gam/ml;
rượu sản xuất ra là rượu 350, giá bán 25.000 đồng/lít;
- Chi phí: giá gạo nếp là 12.000 đồng/kg; giá 1 túi men rượu là 20.000 đồng; giá điện 2.500
đồng/kWh; tổng tiền thuê nhân công là 150.000 đồng; tiền hao mòn thiết bị là 50.000 đồng; giả sử không
còn chi phí khác.
Câu 4. (2 điểm)
Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y đều được tạo bởi Gly và Ala. Đun nóng 0,3 mol A trong dung
dịch NaOH dư cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thấy có 1,6 mol NaOH phản ứng, thu được m gam muối.
Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 54,6 gam A, cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung
dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 122,6 gam. Tính giá trị của m.
10
Câu 5. (4 điểm)
1) Cho các khí: Cl2, NO2, NH3, SO2, H2 và C2H4.
Trong phòng thí nghiệm, với bộ dụng cụ như hình
Bông tẩm chất D
vẽ, có thể dùng để điều chế những khí nào, tại sao?
Chất D là chất gì, chất D có tác dụng gì, giải thích
(viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có)?
Với mỗi khí điều chế được, hãy chọn một cặp A
và B thích hợp để viết phản ứng điều chế khí đó?
2) Hợp chất A được tạo thành từ các ion đều có cấu hình electron 1s 22s22p63s23p6. Tổng số hạt cơ bản
(e, p và n) có trong một phân tử A là 164.
a) Hãy xác định công thức của chất A.
b) Hòa tan chất A ở trên vào nước được dung dịch B làm quì tím hóa xanh. Xác định công thức đúng
của A và viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho dung dịch B lần lượt vào các dung dịch AlCl 3,
FeCl3 và FeCl2.
Câu 6. (2 điểm)
Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,04 mol CuSO 4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 5A
(điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được khí ở hai điện cực có
tổng thể tích là 0,896 lít (đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa 1,02 gam Al 2O3. Giả sử
hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Tính giá trị của t.
Câu 7. (2 điểm)
Cho m gam hỗn hợp chất rắn khan gồm 3 muối K 2CO3, BaCO3, Ba(HCO3)2 vào nước dư thu được kết
tủa X và dung dịch Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau: phần 1 phản ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch NaOH
0,5M; phần 2 phản ứng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 0,5M. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư,
khí thoát ra được hấp thụ hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 0,25M thu được dung dịch chứa 8,95 gam
hỗn hợp muối. Tính giá trị của m, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 8. (2 điểm)
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và Fe 3O4 (trong điều kiện không có không khí) thu
được 18,54 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành 2 phần. Cho phần 1 tác dụng với dung
dịch NaOH dư thu được 4,032 lít khí H2 (đktc) và 5,04 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần 2 trong
480 ml dung dịch HNO3 1M thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp các
muối. Tính giá trị của m, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40;
Cr=52; Mn=55; Fe=56; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Sn=119; I=127; Ba=137; Pb=207.
Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn.
_______________HẾT_______________

Họ và tên thí sinh:…………………...………………Số báo danh:…….............…………..…...........................


Người coi thi số 1:…………………...………………Người coi thi số 2…………...………….........................

11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
HÀ NAM NĂM HỌC 2017 - 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: HÓA HỌC - LỚP 12
(Bản hướng dẫn chấm thi gồm có 04 trang)
A. Hướng dẫn chung
Với yêu cầu viết phương trình phản ứng: nếu thiếu điều kiện phản ứng hoặc không cân bằng, trừ
đi ½ số điểm của phương trình phản ứng đó; nếu thiếu hoặc thừa chất thì không được điểm.
Với các yêu cầu định lượng:
+ Nếu học sinh định lượng theo phương trình phản ứng sai, thì không được điểm phần định lượng
đó.
+ Học sinh có thể định lượng theo sơ đồ phản ứng, các định luật bảo toàn.
- Học sinh làm bài theo cách khác đúng thì vẫn được tương đương.
- Điểm của toàn bài thi được giữ nguyên, không làm tròn.
B. Đáp án và thang điểm
Câu 1. (4 điểm)
Nội dung Điểm
1) 0,5
a) HCOOCH2-CH2COO-CH=CH2+2NaOH HCOONa+ HOCH2CH2COONa+ CH3CHO
HCOOCH(CH3)COOCH=CH2+ 2NaOH HCOONa+HOCH(CH3)COONa + CH3CHO
(X) (Y) (Z) (T)
b) 2HCOONa + H2SO4 loãng → 2HCOOH (Y’) + Na2SO4 0,25
c) 2HOCH2CH2COONa + H2SO4 loãng → 2HOCH2CH2COOH + Na2SO4 0,5
hoặc 2HOCH(CH3)COONa +H2SO4 loãng→ 2HOCH(CH3)COOH + Na2SO4
(Z’)
d) HOCH2CH2COOH CH2=CH-COOH +H2O 0,25
hoặc HOCH(CH3)COOH CH2=CH-COOH +H2O
(M)
e) HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag 0,25
g) CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag 0,25

2) * A là C2H3COONH4 (amoni acrylat) 0,25


C2H3COONH4 + H2 C2H5COONH4 0,25
C2H3COONH4 + NaOH → C2H3COONa + NH3 + H2O
C2H3COONH4 + HCl → C2H3COOH + NH4Cl
* B là CH3CH(NH2)COOH (alanin) 0,25
CH3CH(NH2)COOH + NaOH → CH3CH(NH2)COONa + H2O 0,25
CH3CH(NH2)COOH + HCl → [CH3CH(NH3+)COOH]Cl-
* C là H2N-CH2-COOCH3 (metyl amino axetat) 0,25
H2N-CH2-COOCH3 + NaOH H2N-CH2-COONa + CH3OH 0,25
H2N-CH2-COOCH3 + HCl → ClH3N-CH2-COOCH3
* D là CH3-CH2-CH2-NO2 (1-nitropropan) hoặc CH3-CH(NO2)-CH3 (2-nitropropan) 0,25
CH3-CH2-CH2-NO2 + 6H → CH3-CH2-CH2-NH2 + 2H2O 0,25
Hoặc CH3-CH(NO2)-CH3 + 6H → CH3-CH(NH2)-CH3 + 2H2O
Câu 2. (2 điểm)
* X + dd NaOH → Y →H2O + Z (I) 0,25
0,2.X + 240 = 219,6 + 59,2 => X=194
*Z 0,3 mol Na2CO3 + 1,7 mol CO2 + 1,1 mol H2O (II) 0,25
Áp dụng định luật bảo toàn Na, ta có n NaOH = 0,3.2=0,6 mol => 240 gam dd NaOH gồm
12
24 gam NaOH và 216 gam H2O
Áp dụng định luật bảo toàn C, ta có: nC=0,3+1,7=2 mol => số nguyên tử C=2/0,2=10 0,25
Áp dụng định luật bảo toàn H cho sơ đồ I và II, ta có: 0,25

số nguyên tử H trong X = 2/0,2=10


0,25
* Số nguyên tử O = =4 => CTPT của X là C10H10O4.

* X chỉ có 1 loại nhóm chức; 0,2mol X tác dụng vừa đủ với 0,6 mol NaOH (tỉ lệ 1:3); Z phản 0,25
ứng với dd H2SO4 loãng thu được 2 axit cacboxylic đơn chức và hợp chất T (MT<126)
=> CTCT của X là HCOO-C6H4-CH2-OOCCH3
HCOO-C6H4-CH2-OOCCH3+3NaOH HCOONa+CH3COONa+NaO-C6H4-CH2OH +H2O 0,25
2HCOONa + H2SO4 → 2HCOOH + Na2SO4 0,25
2CH3COONa + H2SO4 → 2CH3COOH + Na2SO4
2NaO-C6H4-CH2OH + H2SO4 → 2HO-C6H4-CH2OH + Na2SO4
Câu 3. (2 điểm)
Phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất rượu: 0,25
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
Thể tích rượu thu được là 1,0
Đại lượng mgạo mTb nTb nR mR VR
Phép tính 50 x0,8 :162 x2 x46 :0,8 :0,35 x0,7
Giá trị 22,72 kg 28,40 lít 81,13 lít 56,79 lít
Tiền bán rượu = 56,79x25000=1.419.750 đồng 0,25
Chi phí nguyên liệu, tiền điện, nhân công, hao mòn thiết bị 0,25
Gạo Men rượu Tiền điện Nhân công Thiết bị Tổng
50x12000 2,5x20000 150000 50000 996.250 đ
(12x +18x )x2500

Lợi nhuận của nhà đầu tư = 1.419.750 – 996.250 = 423.500 đồng. 0,25
Câu 4. (2 điểm)
* Xét phản ứng của 0,3 mol A với 1,6 mol NaOH 0,25
Quy đổi A về hỗn hợp gồm –NH-CH2-CO-; -CH2- và H2O
nA = 0,3mol => = 0,3 mol
- NH – CH2 – CO - + NaOH  NH2 – CH2 – COONa 0,5
1,6mol  1,6 mol  1,6 mol
Đặt số mol của –CH2- = a mol => mA=1,6.57+14a+0,3.18=96,6+14a (gam) 0,25
* Xét phản ứng đốt cháy 54,6 gam A 0,25
Đặt 54,6 gam = k.(96,6+14a) (I)
=> khối lượng của bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng = 0,25
=122,6= k.[44.(3,2+a)+18.(2,7+a)]=k.(189,4+62a) (II)
Giải hệ I và II, ta được k = 0,5; ak=0,45 => a=0,9 0,25
=> khối lượng của muối = =1,6.97+0,9.14=167,8 (gam) 0,25
Câu 5. (4 điểm)
1) Các khí điều chế được gồm Cl2, NO2 và SO2 do các khí này nặng hơn không khí nên đẩy 0,25
không khí khỏi bình, còn các khí H 2, NH3, C2H4 nhẹ hơn không khí nên không được giữ lại
trong bình.
Chất D là dung dịch kiềm, có tác dụng ngăn không cho Cl 2, NO2 và SO2 thoát ra ngoài gây ô 0,25

13
nhiễm môi trường. 0,25
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O 0,25
2NO2 + 2NaOH  NaNO2 + NaNO3 + H2O 0,25
SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O 0,25
Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O 0,25
Na2SO3 + H2SO4  Na2SO4 + SO2 + H2O 0,25
2) Trong A : đặt Z là số proton; N là số nơtron ; a là số ion. Theo bài ta có: 0,5

A có dạng M2X  K2S 0,5


Hoặc MX2  CaCl2
Cho A vào H2O được dd B làm xanh quỳ tím => A là K2S. Vì: S2 - + H2O HS – + OH – 0,25
3K2S + 2AlCl3 + 6H2O 6KCl + 2Al(OH)3 + 3H2S 0,25
3K2S + 2FeCl3 6KCl + 2FeS + S 0,25
K2S + FeCl2 2KCl + FeS 0,25
Câu 6. (2 điểm)
* Điện phân dung dịch NaCl và CuSO4, phương trình điện phân: 0,25
Cu2+ + 2Cl- Cu + Cl2 (1)
2+
Có thể có: 2Cu + 2H2O 2Cu + 4H+ + O2 (2) 0,25
Hoặc 2Cl- + H2O 2OH- + H2 + Cl2 (3)
2H2O 2H2 + O2 (4)
* Nếu có phản ứng 3, thì: 0,25
Cu2+ + 2Cl- Cu + Cl2 (1)
0,04  0,04 (mol)
=> mol = nkhí bài cho => loại
*Xảy ra phản ứng 2, thì phản ứng hòa tan 0,01 mol Al2O3 0,25
Al2O3 + 6H+ 2Al3+ + 3H2O
0,01  0,06
2Cu2+ + 2H2O 2Cu + 4H+ + O2 (2) 0,25
0,03  0,06 0,015 (mol)
2+ -
Cu + 2Cl Cu + Cl2 (1)
0,01  0,01 (mol)
= 0,04 – 0,025 = 0,015 mol 0,25
Theo phương trình 4,
Xét quá trình nhận e ở cực âm: 0,25
Cu2+ + 2e Cu
0,04  0,08
2H2O + 2e  2OH- + H2
0,02 mol  0,01 mol
=> ne nhận = 0,1mol
0,25
Áp dụng định luật Faraday, ta có: 0,1 = .5. t => t=1930 giây

Câu 7. (2 điểm)
Hòa tan hỗn hợp A vào nước xảy ra phản ứng: 0,25

14
CO32- + Ba2+  BaCO3 (1)
=> Dung dịch Y gồm K+, HCO3-, có thể có Ba2+ dư hoặc CO32- dư; kết tủa X là BaCO3.
Phản ứng của ½ dd Y với 0,03 mol NaOH: 0,25
HCO3- + OH-  CO32- + H2O (2)
0,03 0,03 mol
Phản ứng của ½ dd Y với 0,075 mol HCl 0,25
HCO3- + H+  H2O + CO2 (3)
0,03  0,03 mol
Dư 0,045 mol H+ => Y chứa CO32- dư
CO32- + 2H+  H2O + CO2 (4)
0,0225  0,045 mol
=> dd Y chứa K+; 0,06 mol HCO3-; 0,045 mol CO32- => 0,25
=> mY = 0,15.39 + 0,06.61+ 0,045.60 = 12,21 gam
Phản ứng của X với dung dịch HCl dư: 0,25
BaCO3 + 2HCl  BaCl2 + CO2 + H2O (5)
0,25

Theo phương trình 5 ta có =0,1.197=19,7 gam = mX 0,25


Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta được m = mX+mY=19,7+12,21=31,91 gam 0,25
Câu 8. (2 điểm)
Phản ứng nhiệt nhôm: 8Al + 3Fe3O4 4Al2O3 + 9Fe (1) 0,25
Phần 1 phản ứng với dd NaOH dư  khí H2 => phản ứng nhiệt nhôm dư Al;
Al2O3 + 2NaOH  NaAlO2 + H2O (2)
2Al dư + 2NaOH + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2 (3)
0,12 mol  4,032/22,4 = 0,18 mol 0,25
5,04 gam chất rắn không tan là Fe, nFe = 5,04/56 = 0,09 mol
0,25
Theo phản ứng (1): =0,04mol
=> Phần 1 gồm 0,04mol Al2O3; 0,09 mol Fe và 0,12 mol Al dư => mphần 1 = 12,36 gam
=> mphần 2 = 18,54-12,36=6,18 gam = ½ mphần 1=> phần 2 gồm 0,02mol Al2O3; 0,045 mol Fe và 0,25
0,06 mol Al dư
* Phần 2 tác dụng với 0,48mol HNO3 theo sơ đồ: 0,25
(Al2O3+Fe+Al dư) + HNO3  Al(NO3)3+Fe(NO3)3+Fe(NO3)2+NH4NO3+NO+H2O (4)
Số mol 0,02 0,045 0,06 0,48 0,1 a b x 0,04 y

Bảo toàn e: 0,06.3 + (3a+2b) =8x+0,04.3  8x-(3a+2b)=0,06 (I) 0,25


Bảo toàn H: 0,48 = 4x + 2y (II)
Bảo toàn N: 0,48 = 0,3 + (3a+2b) +2x+0,04  2x+(3a+2b)=0,14(III)
Lấy (III) + (I) => 10x= 0,2 => x = 0,02 => y =0,2 0,25
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 6,18 + 0,48.63=m+0,04.30 + 0,2.18 => m=31,62 gam 0,25
_______________HẾT_______________

15
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2019-2020

Môn thi: HÓA HỌC-LỚP 12


ĐỀ THI CHÍNH -3
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 02 trang, gồm 8 câu)
Cho biết Nguyên tử khối: H =1, C =12, N =14, O =16, Na = 23, Mg =24, S =32, K = 39, Ca =
40, Ba= 137; Zn = 65; Mn = 55; Cl =35,5; Al = 27.
Câu 1: (3,0 điểm)
1. Cho các chất: p-crezol; natri phenolat; etylamoni hidrosunfat; isoamyl axetat; amilozơ;
Ala-Gly lần lượt tác dụng với các dung dịch ở nhiệt độ thích hợp: HCl; NaOH. Viết các phương
trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
2. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm sạch và rót tiếp vào đó 0,5
ml dung dịch H2SO4. Đun nóng dung dịch trong khoảng 3 phút. Để nguội.
Bước 2: Cho từ từ NaHCO3 (tinh thể) vào ống nghiệm nói trên và khuấy đều bằng đũa
thuỷ tinh cho đến khi kết thúc phản ứng.
Bước 3: Rót dung dịch thu được ở bước 2 vào ống nghiệm đựng Cu(OH) 2 (có mặt NaOH),
đun nóng.
Nêu hiện tượng xảy ra tại các bước trên. Cho biết vai trò của H 2SO4, NaHCO3 tại các bước
1, 2 và viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên.
Câu 2: (3,0 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ C 2H7O3N và C3H12O3N2. Cho m gam X tác dụng với
dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít khí Y (đktc). Mặt khác, khi cho m gam X tác dụng với dung
dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 6,72 lít (đktc) khí Z và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T, thu
được chất rắn gồm hai hợp chất vô cơ. Xác định giá trị của m.
2. Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat và axit oleic. Hấp thụ
toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X.
Khối lượng dung dịch X so với khối lượng dung dịch Ca(OH) 2 ban đầu tăng hay giảm bao nhiêu
gam?
Câu 3: (2,0 điểm)
Cho 1,792 lít khí O2 tác dụng với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba, thu được hỗn hợp chất rắn Y.
Cho hết lượng Y vào nước dư, thu được dung dịch Z và 3,136 lít khí H 2. Cho dung dịch Z tác
dụng với lượng dư dung dịch NaHCO 3, thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn
10,08 lít khí CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m, biết các khí
đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 4: (2,0 điểm)
Đun nóng hỗn hợp gồm 22,12 gam KMnO 4 và 18,375 gam KClO3 một thời gian, thu được
37,295 gam hỗn hợp chất rắn X gồm KMnO4, K2MnO4, MnO2, KClO3, KCl. Cho toàn bộ lượng X
tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư, đun nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn cho toàn bộ lượng
khí clo thu được tác dụng hết với m gam bột Fe nung nóng, thu được chất rắn Y. Cho toàn bộ
lượng Y tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 204,6
gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
Câu 5: (3,0 điểm)

16
1. Hòa tan hết 4,88 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3, ZnCO3 trong dung dịch chứa 0,215
mol NaHSO4 và 0,025 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 1,68 lít (đktc) hỗn hợp
khí Y gồm CO2, NO và 0,025 mol H2. Dung dịch Z sau phản ứng chỉ chứa muối trung hòa. Làm
khô dung dịch Z thu được m gam muối khan. Xác định giá trị của m.
2. Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M tác dụng với 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x mol/l, thu
được 42,75 gam kết tủa. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M vào hỗn hợp phản ứng thì
lượng kết tủa thu được là 94,2375 gam. Xác định giá trị của x.
Câu 6: (2,5 điểm)
1. Cho 8,64 gam Mg vào dung dịch gồm NaNO 3 và H2SO4, đun nóng nhẹ đến khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí A có khối lượng 1,84 gam gồm hai khí
không màu (có một khí hóa nâu trong không khí), dung dịch B và còn lại 4,08 gam chất rắn
không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch B thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
2. Thủy phân 136,8 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ, thu được dung dịch Y. Dung
dịch Y có khả năng tác dụng tối đa với 0,51 mol Br 2. Mặt khác, dung dịch Y tác dụng với dung
dịch AgNO3/NH3 dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 1,14 mol Ag. Biết glucozơ chiếm %
số mol của Y. Tính khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X.
Câu 7: (2,0 điểm)
Hỗn hợp A gồm các chất X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức
(trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH
vừa đủ, thu được hỗn hợp B chỉ chứa hai muối có tỉ lệ số mol 1:1 và hỗn hợp hai ancol đều no, có
cùng số nguyên tử cacbon. Cho toàn bộ hỗn hợp hai ancol này vào bình đựng Na dư thấy khối
lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ hỗn hợp B, thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol
Na2CO3. Tính % khối lượng của este nhỏ nhất trong hỗn hợp A.
Câu 8: (2,5 điểm)
1. Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol aminoaxit no, mạch hở B tác dụng
vừa đủ với 4 mol HCl hay 4 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X cần vừa đủ 46,368
lít (đktc) khí O2, thu được 8,064 lít (đktc) khí N 2. Nếu cho a gam X tác dụng với dung dịch HCl
dư thì thu được m gam muối. Xác định giá trị của m.
2. Cho 0,5 mol hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, mạch hở tác dụng với dung dịch
AgNO3/NH3 dư, đun nóng, thu được 64,8 gam Ag. Mặt khác, đun nóng 37,92 gam hỗn hợp E với
320 ml dung dịch NaOH 2M rồi cô cạn dung dịch, thu được chất rắn Y và 20,64 gam hỗn hợp hai
ancol no trong đó oxi chiếm 31% về khối lượng. Đốt cháy hết lượng Y thì thu được Na 2CO3, x
mol CO2 và y mol H2O. Giả thiết este không bị thủy phân trong dung dịch AgNO 3/NH3. Tính tỉ lệ
x:y.
………………………Hết…………………….

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………………………..Số báo danh:……………….


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2019-2020

17
Môn thi: HÓA HỌC-LỚP 12
Thời gian làm bài: 180 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM


Câu Nội dung Điểm
1) Các ptpu:
CH3-C6H4-OH + NaOH  CH3C6H4ONa + H2O 0,2
C6H5ONa + HCl  C6H5OH + NaCl 0,2
C2H5NH3HSO4 + 2NaOH  C2H5NH2 + Na2SO4 + 2H2O 0,2
CH3CH(CH3)CH2CH2OOCCH3 + NaOH  CH3COONa + 0,2
CH3CH(CH3)CH2CH2OH
CH3CH(CH3)CH2CH2OOCCH3 + H2O CH3COOH + 0,2
CH3CH(CH3)CH2CH2OH
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 (glucozơ) 0,2
Ala-Gly + NaOH  Ala-Na + Gly-Na + H2O 0,2
Ala-Gly + H2O Ala + Gly 0,2
2) Hiện tượng xảy ra tại các bước như sau:
1
Bước 2: Có khí không màu thoát ra, sau đó hết khí 0,2
Bước 3: Có kết tủa màu đỏ gạch tạo ra và dung dịch có thể có màu 0,2
xanh lam. 0,2
Vai trò của H2SO4: Làm chất xúc tác cho phản ứng thủy phân
saccarozơ; của NaHCO3: dùng để loại hết lượng H2SO4 còn dư tại
bước 1.
Các ptpu: C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 0,2
(Glucozơ) (Fructozơ)
NaHCO3 + H2SO4  Na2SO4 + CO2 + H2O 0,2
HOCH2(CHOH)4CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH  Cu2O + 3H2O
+ HOCH2(CHOH)4COONa 0,2
Nếu saccarozơ dư thì có phản ứng:
2C12H22O11 + Cu(OH)2  (C12H21O11)2Cu + 2H2O 0,2

1) Theo giả thiết ta suy ra công thức của các chất trong X là: 0,5
CH3NH3HCO3 (a mol) và (CH3NH3)2CO3 (b mol)

2 Từ các phản ứng của X với dung dịch HCl và NaOH, ta có 0,5
X + HCl  CO2
X + NaOH  CH3NH2 0,5
=> a = 0,1; b = 0,1 => m = 21,7 gam

18
2) Theo đề ra ta có CTPT các chất tương ứng là: C3H4O2, C4H6O2, 0,5
C18H34O2. Đặt công thức chung của các chất là CnH2n-2O2
Sơ đồ phản ứng: CnH2n-2O2 + O2  nCO2 + (n-1)H2O 0,5
Ta có số mol CO2 = 0,18 mol => số mol hỗn hợp = 0,18/n
=>3,42 = (12n+2n-2+32).0,18/n=> n = 6. Từ đó tính được CO 2 = 0,5
7,92 gam; H2O = 2,7 gam => mCO2 + mH2O – mCaCO3 = - 7,38
gam.
Vậy khối lượng dung dịch giảm 7,38 gam.
Theo gt ta có sơ đồ phản ứng:
X + 0,08 mol O2  hỗn hợp oxit + kim loại dư (hỗn hợpY) (1) 0,5
Y + H2O  0,14 mol H2 + dung dịch Z (R(OH)n)
Z + NaHCO3 (dư)  BaCO3 (0,2 mol)
=>nBa2+ = 0,2 mol
Bảo toàn e cho quá trình (1): M  Mn+ + n.e 0,5
O2 + 4.e  2O2-
2H+ + 2.e  H2
3
Ta có: số mol e do kim loại cho = n(OH) = 4.nO 2 + 2nH2 = 4.0,08
+ 2.0,14 = 0,6 mol.
Đặt số mol của CO32- = a mol, HCO3- = b mol 0,5
=> nCO2 = 0,45 = a + b
n(OH) = 0,6 = 2a + b.
Từ đó => a = 0,15; b = 0,3 mol 0,5
2+ 2-
Vì nBa > nCO3 => nBaCO3 = a = 0,15 mol
=> mBaCO3 = 29,55 gam
BTKL ta có nO2 = 0,1 mol. Gọi x là số mol Cl2 tạo ra.
Bảo toàn e cả quá trình: 0,5
Mn+7 +5e –> Mn+2 ;
4 2O2- -> O2 + 4e;
Cl+5 + 6e - > Cl-1;
2Cl-1 -> Cl2 + 2e
Từ đó ta có: 0,7 + 0,9 = 0,4 + 2x => x = 0,6 mol
Ta lại có: Cl2 (0,6 mol) + Fe  chất rắn Y; Y tác dụng với
4 AgNO3 (dư)  AgCl + Fe3+ 0,5
-1 +
Sơ đồ cho nhận e như sau: Cl2 + 2e  2Cl ; Ag + 1e  Ag;
Fe (y mol)  Fe3+ + 3e
Bảo toàn e ta có: 2.0,6 + nAg = 3y

19
Mặt khác, khối lượng kết tủa = mAgCl + mAg 0,5
=> 0,6.2.143,5 + 108.nAg = 204,6
=>nAg = 0,3 => y = 0,5 => mFe = 28 gam 0,5
1)
Quy đổi hỗn hợp thành M và CO3. Gọi số mol CO2, NO, NH4+ lần 0,5
lượt là a, b, c. Ta có sơ đồ phản ứng:
X (M, CO3: a mol) + (NaHSO4, HNO3) Z (Mn+, SO42-, Na+,
NH4+ : c mol) + Y (CO2: a mol, NO: b mol, H2: 0,025 mol + H2O:
5 0,095 –2c)
Vì nY = 0,075 mol => a + b= 0,05 (1)
Bảo toàn nguyên tử N => c + b = 0,025 (2)
Bảo toàn nguyên tử H=> ½(nNaHSO4 +nHNO3) = 2.nNH4+ + nH2 0,5
+ nH2O = 0,12=> nH2O = 0,12 – 2c – 0,025 = 0,095 – 2c
Bảo toàn O ta có: 3a + 0,025.3 = 2a + b + (0,095 -2c) =>
a – b +2c = 0,02 (3)
Giải (1), (2), (3) => a = 0,03; b = 0,02; c = 0,005
=> mX = mM + mCO3 => mM = 4,88 – 0,03.60 = 3,08 gam 0,5
Vậy mZ = mM + mSO4 + mNH4 + mNa = 3,08 + 0,215.23 +
0,215.96 + 0,005.18 = 28,755 gam
2).
Theo gt ta có: nBa(OH)2 = 0,15 mol; nAl2(SO4)3 = 0,25x mol
PTPU: 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3  3BaSO4 + 2Al)OH)3 (1)
Thí nghiệm 1: Nếu Ba(OH)2 hết => khối lượng kết tủa = 0,15.233
+ 0,15.78.2/3 = 42,75 gam => thỏa mãn theo gt. 0,5
Thí nghiệm 2: Thêm 0,2 mol Ba(OH)2thì thu được 94,2375 gam
kết tủa => có các trường hợp xảy ra như sau:
TH1: Nếu cả BaSO4 và Al(OH)3 kết tủa hết thì khối lượng kết tủa
là: m = 0,35.233 + 0,35.78.2/3 = 99,75 => không thỏa mãn.
TH2: Nếu chỉ có BaSO4 kết tủa còn Al(OH)3 bị hòa tan hết thì khối
lượng kết tủa là: m = 0,35.233 = 81,55 gam => không thỏa mãn. 0,5
Vậy kết tủa có BaSO4 và Al(OH)3, trong đó Al(OH)3 bị tan một
phần theo ptpư:
2Al(OH)3 + Ba(OH)2  Ba(AlO2)2 + 4H2O (2)
5
Từ (1) và (2) ta có:
nAl(OH)3 = 0,5x – 2(0,35 – 0,75x) = (2x – 0,7) mol
nBaSO4 = 0,75x mol
0,5
=>khối lượng kết tủa = 233.0,75x + 78(2x – 0,7) = 94,2375 gam

20
=>x = 0,45.
1).
Theo giả thiết ta có: nMg phản ứng = 0,19 mol
=> ne cho = 0,38 mol
6 M trung bình của hỗn hợp khí = 23 => hai khí là NO và H 2. Tính
được nNO = 0,06 mol và nH2 = 0,02mol => ne nhận để tạo khí = 0,5
0,22 < 0,38 => có tạo NH4+ (x mol)
Bảo toàn e ta có: 0,38 = 0,06.3 + 8x + 0,02.2 => x = 0,02
Vì tạo H2 => không còn NO3- trong dung dịch.
Bảo toàn N ta có: nNa = nNO + nNH4 = 0,08
Bảo toàn điện tích ta có: 2.nSO4 = nNa + nNH4 + 2nMg
=> nSO4 = 0,24 mol
0,5
Vậy lượng muối khan thu được là:
m = mSO4 + mNa + mNH4 + mMg = 29,8 gam
2).
Gọi a, b lần lượt là số mol saccarozơ và mantozơ; hiệu suất phản
ứng thủy phân tương ứng là x và y. Ta có: mX = 342a + 342b =
136,8 (1)
Sơ đồ phản ứng: saccarozơ + H2O  glucozơ + fructozơ
ax mol ax mol ax mol
0,5
mantozơ + H2O  2 glucozơ
by mol 2by mol
=>trong Y có chứa: saccarozơ (a – ax) mol; mantozơ (b – by) mol;
glucozơ (ax + 2by) mol; fructozơ (ax) mol
Sơ đồ phản ứng tráng gương: fructozơ  2Ag
glucozơ  2Ag
mantozơ  2Ag
=> tổng số mol Ag = 4ax + 2by + 2b = 1,14 mol (2) 0,5
Sơ đồ phản ứng với Br2: glucozơ + Br2 …
mantozơ + Br2  …
=> nBr2 = ax + by + b = 0,51 mol (3)

6 Số mol glucozơ = nY.3600/61 => ax + by = (ax + by + a +


b).36/61 (4)
Từ (1), …(4) ta có: a + b = 0,4 0,5
4ax + 2by + 2b = 1,14
ax + by + b = 0,51

21
25ax + 86by = 36(a + b)
=> ax = 0,06; by = 0,15; a = 0,1; b = 0,3
=> % khối lượng saccarozơ = a/(a + b) = 0,1/0,4 = 25%
Hai ancol no có cùng cacbon => 2 ancol gồm 1 đơn chức và 1 hai
chức no. 0,5
Hỗn hợp B gồm 2 muối Na đơn chức có số mol = 0,13 mol => số
mol nhóm OH = 0,26 mol => tổng khối lượng ancol = 8,36 gam.
Gọi công thức tổng quát hai ancol là CnH2n+2Ox (1<x<2) và n 2 0,5
=> 8,36 = 0,26/x.(14n + 2 + 16x) => x = 0,26(14n +2)/4.2
=> 1<n<2,16
Vậy hai ancol: C2H6O và C2H6O2 có số mol tương ứng là: 0,02 và
7 0,12 mol
Bảo toàn khối lượng phản ứng thủy phân ta có: khối lượng muối =
21,32 gam => trong muối có tổng khối lượng (C+H) = 7,02 gam
0,5
=> khi đốt cháy muối thu được 0,39 mol CO 2 = nH2O => hai axit
đều no, đơn chức. Từ đó suy ra hai muối là HCOONa và
C2H5COONa
Vậy X, Y, Z lần lượt là: HCOOC2H5, C2H5COOC2H5, 0,5
HCOOC2H4OOCC2H5
Số mol X = 0,1 mol =>mX = 0,74 gam =>%mX = 3,84%

1)
Theo gt thì A có dạng CaH2a+4N2 và B có dạng CbH2b-1O4N2 => gọi
công thức chung của A, B là: CnH2n+2+t-zOzNt
Vì nA : nB = 1 : 2 => z = 8/3 và t = 4/3 0,5
=> X có dạng CnH2n+2/3O8/3N4/3
PTPU cháy: CnH2n+2/3O8/3N4/3 + (3n – 7/3)O2  nCO2 + (n+1/3)H2O
+ 2/3N2
8 Từ pư cháy ta lập được hệ:
0,36.0,5(3n- 7/3) = 2,07.2/3 => n = 10/3
=> nX = 0.36.3/2 = 0,54 mol
=> MX = 12.10/3 + 2.10/3 + 2/3 + 16.8/3 + 14.4/3 = 326/3
=> a= 0,54.326/3 = 58,68 (g)
0,5
Vậy khối lượng muối thu được là:
58,68 + 36,5.0,54.t = 84,96 gam

22
2)
Theo gt ta có số mol của hỗn hợp E = 0,5 mol; số mol Ag = 0,6
mol và hai este đều đơn chức => E chứa hỗn hợp gồm HCOOR 1 0,5
(0,3 mol) và RCOOR2 (0,2 mol).
Khi tác dụng với 0,64 mol NaOH, thu được hỗn hợp Y gồm
HCOONa, RCOONa, NaOH (dư) và hỗn hợp hai ancol:
R1OH, R2OH trong đó %O = 31%
Đốt cháy Y thu được hỗn hợp gồm CO 2 (x mol), H2O (y mol) và
0,32 mol Na2CO3. Từ đó ta có:
8
nE = 0,3x + 0,2x = nAncol = nO = 0,4 mol
mE = 0,3x(45 + R1) + 0,2x(R +44 + R2) = 37,92 0,5
mAncol = 0,3x(R1 + 17) + 0,2x(R2 + 17) = 20,64
=>x = 0,8. Thay x vào hệ ta có:
0,24R1 + 0,16R + 0,16R2 = 20,08
0,24R1 + 0,16R2 = 13,84
=>R = 39 (R là CH C-CH2-)
=> nHCOONa = 0,24 mol; nC3H3COONa = 0,16 mol; nNaOH
(trong Y) = 0,64 – 0,4 = 0,24 mol.
Bảo toàn nguyên tố C: nCO2 = 0,24 + 0,16.4 – 0,32 = 0,56 mol
0,5
Bảo toàn nguyên tố H: nH2O = ½(0,24 + 0,16.3 + 0,24) = 0,48 mol
=> x : y = 7 : 6.

Nếu thí sinh làm cách khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa

23
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2020-2021

Môn thi: HÓA HỌC-LỚP 12


ĐỀ THI CHÍNH THỨC-4
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 02 trang, gồm 9 câu)
Cho biết Nguyên tử khối: H =1, C =12, N =14, O =16, Na = 23, Mg =24, S =32, K = 39, Ca =
40, Ba= 137; Zn = 65; Mn = 55; Cl =35,5; Al = 27.

Câu 1: (3,0 điểm)


1. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học xẩy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho lượng nhỏ tristearin vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH loãng (dư) rồi đun
nóng. Để nguội ống nghiệm rồi thêm tiếp vào đó vài giọt dung dịch CuSO 4.
b) Cho lượng nhỏ vinyl fomat vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH loãng (vừa đủ). Thêm
tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3 vào rồi đun nóng nhẹ ống nghiệm.
c) Cho dung dịch HCl dư vào ống nghiệm chứa 2,0 ml anilin, kết thúc phản ứng thêm tiếp
lượng dư dung dịch KOH vào.
d) Cho 5 ml dung dịch H2SO4 đặc vào cốc thủy tinh chứa 5 gam Saccarozơ.
e) Cho 2 gam đạm Ure vào dung dịch nước vôi trong (dư).
g) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.
h) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
2. Hợp chất X có công thức phân tử C 8H11O2N. Biết X không làm mất màu brom trong CCl 4
và X được tạo thành từ chất hữu cơ Y và chất hữu cơ Z; phân tử khối của Y và Z đều lớn hơn 50
đvC; Y tác dụng với nước brom tạo ra kết tủa trắng. Hoàn thành các phương trình hóa học sau
dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn.
X + NaOH  Y + T + H2O (1) X + HCl  Z + E (2)
E + NaOH  Y + NaCl + H2O (3) T + HCl  Z + NaCl (4)
Câu 2: (3,0 điểm)
1. Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol
etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Chỉ dùng một thuốc thử và các dụng cụ
trong phòng thí nghiệm, hãy trình bày cách nhận biết các chất trên.
2. Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C 12H10O6, chứa 3 chức este) bằng dung dịch NaOH,
thu được các chất hữu cơ X, Y, Z và T. Biết T chứa 2 nguyên tử Cacbon; Y chứa vòng benzen và
MT < MX < MZ < MY. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được hợp chất hữu cơ F
(C7H8O2). Biết a mol E phản ứng tối đa với 4a mol NaOH trong dung dịch. Xác định công thức cấu
tạo thu gọn của X, Y, Z, T và E.
Câu 3: (2,0 điểm)
Nung nóng a gam hỗn hợp khí X gồm ankan A, anken B, axetilen và H 2 trong bình kín (xúc
tác Ni, không có mặt O2) đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y
cần vừa đủ V lít khí O 2, thu được hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Dẫn toàn bộ Z qua bình chứa dung
dịch H2SO4 đặc, dư thì khối lượng bình tăng thêm 7,92 gam. Hỗn hợp Y làm mất màu tối đa 100
ml dung dịch Br2 1M. Mặt khác, nếu cho 6,72 lít khí X đi qua dung dịch Br 2 dư thì có 38,4 gam
brom phản ứng. Tổng số nguyên tử Cacbon trong A và axetilen gấp hai lần số nguyên tử Cacbon
trong B; số mol A và B bằng nhau; các khí đều ở đktc; A và B có số nguyên tử Cacbon khác
nhau. Tính V.

Câu 4: (2,0 điểm)


24
Axit cacboxylic X đơn chức, mạch hở, phân tử chứa 1 liên kết C=C; Y, Z là hai axit
cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (M Y < MZ). Cho 23,02 gam hỗn hợp E
gồm X, Y, Z tác dụng vừa đủ với 230 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch F. Cô cạn
dung dịch F thu được m gam chất rắn khan G. Đốt cháy hoàn toàn G trong O 2 dư, thu được
Na2CO3, hỗn hợp T gồm khí và hơi. Hấp thụ toàn bộ T vào bình đựng nước vôi trong, dư, sau khi
các phản ứng hoàn toàn thì khối lượng bình tăng thêm 22,04 gam. Tính khối lượng Z trong 23,02
gam E.
Câu 5: (2,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 5,52 gam chất X, thu được hỗn hợp khí và hơi A gồm CO 2, HCl, N2 và
H2O. Chia A thành hai phần, cho phần 1 từ từ vào dung dịch Ca(OH) 2 dư, thu được 6 gam kết tủa
và khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 1,82 gam, đồng thời có 0,112 lít (đktc) khí thoát ra; cho
phần 2 vào dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng dung dịch AgNO3 giảm 2,66 gam và thu được
5,74 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
Câu 6: (2,0 điểm)
Đun nóng 14,19 gam Este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được
15,51 gam muối; Y là este no, hai chức có cùng số nguyên tử Cacbon với X; Z là peptit mạch hở
được tạo bởi glyxin và alanin. Đốt cháy 13,9 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng vừa đủ
13,216 lít khí O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 13,9 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp F có chứa a mol muối của
glyxin và b mol muối của alanin. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, N2, 0,31 mol CO2 và 0,1 mol
Na2CO3. Tính tỉ lệ a:b.
Câu 7: (2,0 điểm)
Hỗn hợp E gồm ba triglyxerit X, Y, Z và ba axit béo A, B, C. Cho 42,32 gam E tác dụng với
120 gam dung dịch NaOH 7%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi G và m gam
chất rắn F. Dẫn toàn bộ G vào bình đựng kim loại Kali dư, kết thúc phản ứng thu được 71,12 lít
khí H2 (đktc). Mặt khác, 5,29 gam E phản ứng tối đa với 50 ml dung dịch Br 2 0,15M. Đốt cháy
10,58 gam E cần dùng 21,448 lít O2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
Câu 8: (2,0 điểm)
Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 3O4, FeS, FeS2, CuS và S trong lượng vừa đủ
dung dịch chứa 0,25 mol H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và có 4,48 lít
(đktc) khí SO2 thoát ra. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thu được
30,7 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch HNO 3 đặc nóng, thu được
dung dịch Z và hỗn hợp khí gồm a mol NO 2 và 0,02 mol SO2. Biết dung dịch Z có chứa 15,56
gam muối. Tính m và tính a.
Câu 9: (2,0 điểm)
Nung nóng m gam hỗn hợp M gồm (NH 4)2CO3, CuCO3.Cu(OH)2 trong bình kín không có
không khí đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn X, hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho toàn bộ
Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,675 gam muối. Hòa tan hết X trong dung dịch
HNO3 đặc nóng, thu được 13,44 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Tính m.
………………………Hết……………………
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………………..Số báo danh:……………….

Câu 1 Nội Dung Điểm


1 a. Dung dịch thu được có màu xanh lam
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH  3C17H35COONa + C3H5(OH)3.
25
CuSO4 + 2.NaOH  Cu(OH)2 + Na2SO4
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2  (C3H7O3)2Cu + 2H2O
b Có kết tủa Ag tạo ra
HCOOCH=CH2 + NaOH  HCOONa + CH3CHO
HCOONa + 2AgNO3+3NH3 + H2O NH4O-CO-ONa + 2NH4NO3 + 2Ag
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  CH3COONH4+ 2NH4NO3 + 2Ag
c Dung dịch từ trong suốt chuyển sang vẫn đục
C6H5NH2 + HCl  C6H5NH3Cl (tan trong nước)
C6H5NH3Cl + KOH  C6H5NH2 + KCl + H2O
d Saccarozơ dần chuyển sang màu đen, sau đó tạo thành khối chất rắn xốp
màu đen và bị khí đẩy lên miệng cốc thủy tinh do tạo CO 2, SO2. Các phản
ứng:
C12H22O11 + H2SO4(đặc)  12C + 11H2O
C + 2H2SO4  CO2 + 2SO2 + 2H2O
e Có khí mùi khai thoát ra và có kết tủa trắng xuất hiện trong dung dịch
(NH2)2CO + 2H2O  (NH4)2CO3
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2  CaCO3 + 2NH3 + 2H2O
g Có kết tủa trắng xuất hiện trong dung dịch
BaCl2 + 2KHSO4  BaSO4 + K2SO4 + 2HCl
h Dung dịch chuyển sang màu vàng đồng thời có khí không màu thoát ra bị
hóa nâu trong không khí.
3Fe2+ + 4H+ + NO3-  3Fe3+ + NO + 2H2O
2NO + O2  2NO2
2 Theo sơ đồ ta có:
T có dạng RCOONa  Z là RCOOH
E có dạng R’NH3Cl  Y là R’NH2.
X có dạng RCOONH3R’
Vì MX > 50 ; MY > 50 và A không làm mất màu brom trong CCl4; A được
tạo thành từ chất hữu cơ X và chất hữu cơ Y.
Y tác dụng với nước brom tạo ra kết tủa trắng =>
CTCT của Y là: C6H5NH2.
CTCT của Z là: CH3COOH.
CTCT của X là: CH3COONH3C6H5 (Phenyl amoni axetat)
Các phương trình phản ứng:
CH3COONH3C6H5 + NaOH  C6H5NH2 + CH3COONa + H2O.
CH3COONH3C6H5 + HCl  CH3COOH + C6H5NH3Cl.
C6H5NH3Cl + NaOH  C6H5NH2 + NaCl + H2O
CH3COONa + HCl  CH3COOH + NaCl.
Câu 2 Nội dung Điểm
1 Dùng dung dịch HCl nhận ra tất cả các chất:
Cho từ từ dung dịch HCl lần lượt vào 6 ống nghiệm chứa các dung dịch và
các chất lỏng ta có:
- nhận ra NH4HCO3 vì có khí thoát ra.
- nhận ra NaAlO2 vì lúc đầu có kết tủa tạo ra nhưng khi HCl dư thì kết tủa
keo trắng sẽ bị tan.
- nhận ra C6H5ONa vì lúc đầu tạo dung dịch nhưng sau đó sẽ phân thành
hai lớp.
- nhận ra etanol vì tạo dung dịch đồng nhất.
- nhận ra benzen vì không tan trong dung dịch HCl, dung dịch phân thành
2 lớp.
- nhận ra anilin vì lúc đầu phân thành hai lớp sau đó lắc đều thì tạo thành
26
dung dịch tan.
Các phương trình phản ứng:
HCl + NH4HCO3  NH4Cl + CO2 + H2O
HCl + NaAlO2 + H2O  Al(OH)3 + NaCl
3HCl + Al(OH)3  AlCl3 + 3H2O
HCl + C6H5ONa  C6H5OH + NaCl
HCl + C6H5NH2 C6H5NH3Cl
2 E có công thức cấu tạo: HCOO-C6H4CH2OOC-COOCH=CH2 (3 đồng
phân) hoặc CH2=CH-OOC-COOC6H4CH2-OOCH (3 đồng phân)
Z là: NaOOC-COONa;
T là: CH3CHO;
Y là: NaOC6H4CH2OH;
X là: HCOONa;
Câu 3 Nội dung Điểm
Sơ đồ phản ứng trong thí nghiệm đầu:
X A: x mol + V lít O2  CO2 + H2O (0,44 mol)
B: x mol  Khí Y + 0,1mol Br2 …
C2H2: ymol
H2: z mol
Thí nghiệm sau: 0,3 mol X + 0,24 mol Br2

Theo gt ta có CA + C2 = 2.CB
CA < 5 (vì các khí đều ở đktc)
=>có hai trường hợp xảy ra:
TH1: A là C2H6 và B là C2H4
TH2: A là C4H10 và B C3H6
Vì A, B có số nguyên tử C khác nhau => A là C4H10 và B là C3H6
Trong thí nghiệm 1: áp dụng BTNT(H) => 16x + 2y + 2z =2.0,44 (1)
nH2 = n liên kết (trong X) – nBr2 => x + 2y - 0,1 = z (2)
Giả sử thí nghiệm sau lượng X = k lần thí nghiệm đầu =>
(2x + y + z).k = 0,3 (mol) (3)
BT liên kết => nBr2 = (x + 2y).k = 0,24 mol (4)
Từ (3), (4) ta có: 0,75x – 1,5y + z = 0 (5)
Giải hệ (1), (2), (5) => x = 0,04; y = 0,06; z = 0,06
Đốt cháy Y cũng như đốt cháy X ta có:
X C4H10 0,04 mol
C3H6 0,04 mol
C2H2 0,06 mol
H2 0,06 mol
=>BTNT (C) ta có: nCO2 = 4.0,04 + 3.0,04 + 2.0,06 = 0,4 mol
BTNT (O) ta có: 2.nO2 = 2.nCO2 + nH2O = 2.0,4 + 0,44 = 1,24 mol
=> nO2 = 0,62 mol => V = 13,888 lít
Câu 4 Nội dung Điểm
Sơ đồ phản ứng: RCOOH + NaOH  RCOONa + H2O
0,46 mol (F) 0,46 mol
Từ sơ đồ ta => số mol COO = 0,46 mol => nH2O = 0,46 mol.
BTNT (C và H) cho sơ đồ trên ta có:
trong F có tổng khối lượng C và H = 23,02 – 0,46.32 – 0,46.1 = 7,84 gam.
Đốt cháy F thu được 0,23 mol Na2CO3; x mol CO2, y mol H2O
=> tổng khối lượng CO2 và H2O = 44x + 18y = 22,04 (1)
và tổng khối lượng (C và H) = 12x + 2y + 0,23.12 = 7,84 (2)
27
Giải (1), (2) =>x = 0,37; y = 0,32.
Đốt cháy G gồm muối của axit chứa 1 liên kết C=C và 1 axit no, đơn chức
=> nCO2 – nH2O = 0,05 mol => số mol axit no = 0,41 mol
Gọi CTTQ của X là CmH2m-2O2 (m>2)
Y, Z có dạng chung là CnH2nO2 (n>1)
Bảo toàn C ta có 0,05m + 0,41n = 0,6
Vì n > 1 => m <3,8 => m = 3 và n = 45/41 => có hai axit gồm:
0,37 mol HCOOH và 0,04 mol CH3COOH => mZ = 2,4 gam
Câu 5 Nội dung Điểm
Ta có: trong phần 1 thì khối lượng dung dịch gảm = m (kết tủa) – m(H2O)
– m(CO2) – m(HCl)
=> m(CO2) + m(H2O) + m(HCl) = 4,18 gam
Theo gt: nN2 = 0,005 mol. Vì Ca(OH)2 dư nên nCO2 = nCaCO3 = 0,06
mol
=> m(H2O) + m(HCl) = 18x + 36,5y = 1,54 gam
nHCl = nAgCl = 0,04 mol.
Trong phần 2 thì Khối lượng dung dịch giảm = m(kết tủa) – m(H2O) –
m(HCl)
=> m(H2O) + m(HCl) = 3,08 gam
=> m(phần 1) : m(phần 2) = 1,54 : 3,08 = 0,5
=> Trong A có nCO2 = 3.0,06 = 0,18 mol; nH2O = 0,135 mol;
nHCl = 0,06 mol; nN2= 0,015 mol
=> BTNT(O) ta có nO = 0,03 mol
Vậy trong X có: nC : nH : nO : nCl : nN = 0,18 : 0,33 : 0,03 : 0,06 : 0,03 =
6:11:1:2:1. => CTĐG nhất của X là C6H11ONCl2
Câu 6 Nội dung Điểm
Ta có 14,19 gam RCOOR’  15,51 gam RCOONa => MR’ <23 => R’ là
CH3
=>nX = 0,165 => MX = 86 => CH2 = CH – COOCH3 => Y là
(COOCH3)2
Ta có nC muối = 0,41 => nC hỗn hợp = 0,41 + nC ancol
Quy peptit về aminoaxit CnH2n+1NO2 (z mol) – t mol H2O. Gọi số mol
của X, Y, Z lần lượt là x, y, z, ta có: số mol nhóm COO = nNa = 0,2
=> nO =0,4 - t
=> x + 2y + z = 0,2 = nNa => x + 2y = 0,2 – z (1)
nCH3OH = x + 2y = 0,2 – z => nC trong hỗn hợp = 0,41 + 0,2 – z = 0,61-z
nH = 6x + 6y + 2nz + z – 2t (2)
Bảo toàn nguyên tố C ta có: 0,61 – z = 4x + 4y + nz (3)
Thay x = 0,2 – z – 2y vào (3) ta có: nz = 4y + 3z – 0,19 (4)
Từ (1, 2, 4) => nH2O = ½.nH = 0,41 + y + z/2 – t
= 0,61 –z/2 – x – y – t (5)
Sơ đồ phản ứng:
C4H6O2 (x mol) CO2 (0,61 –z)
C4H6O4 (y mol) + 0,59 mol O2  H2O (0,41 + z/2 + y – t)
CnH2n+1NO2 (z) – t mol H2O N2 z/2
Bảo toàn nguyên tố O ta có: 0,4 – t + 0,59.2 = 2(0,61 –z) + 0,41 + y + z/2 –
t => y = 1,5z – 0,05 (6)
Giả sử peptit có k mắt xích => t = z(k-1)/k (7)
Bảo toàn khối lượng: mhỗn hợp = 13,9 = mC + mH + mN + mO
13,9 = 12(0,61 – z) + 2(0,41 + y + z/2 – t) + 14z + 16(0,4 – t)
=> z = 0,54k/(12k-18)
28
Thay z vào (4) => n.0,54k/(12k – 18) = 4(1,5z – 0,05) + 3z – 0,19
=>n = (0,18k + 7,02)/0,54k
Vì peptit tạo từ Gly và Ala nên 2<n<3 => 4,875 < k < 7,8
=> k = 5, 6, 7.
Xét các trường hợp thấy k =6 thỏa mãn
=> x = 0,06; y = 0,04; z = 0,06 => n =2,5.
Vậy tỉ lệ Gly:Ala = 1:1 => a:b =1:1.
Câu 7 Nội dung Điểm
Gọi số mol hỗn hợp X, Y, Z = a mol ; Số mol hỗn hợp A, B, C = b mol
Sơ đồ phản ứng:
X, Y, Z, A, B, C + NaOH  RCOONa + C3H5(OH)3 + H2O (b mol)
Trong 120 gam dung dịch NaOH 7% có:
nNaOH = 0,21 mol  nH2O trong dung dịch = 6,2 mol
Theo giả thiết ta có G chứa C3H5(OH)3 = a mol; H2O = b mol; H2O =
6,2mol
G + K  … + H2 (3,175 mol)
=>a.3/2 + b/2+ 6,2/2 = 3,175 mol
=> 3a + b = 0,15 (1)
=> nNaOH pư = 3a + b = 0,15 mol
=> số mol nhóm COO (trong E) = nNaOH pư = 0,15 mol
Vì 42,32:10,58 = 4 => nO2 cần đốt 42,32 gam E là 0,9575x4 =3,83 mol
Ta có sơ đồ: E + O2  CO2 + H2O
42,32g 3,83mol
BTKL ta có: mCO2 + mH2O = 164,88 gam
BTNT (O) 2nCO2 + nH2O = 0,15.2 + 3,83.2 = 7,96 mol
=>nCO2 = 2,7 mol; nH2O = 2,56 mol
Ta có: Số mol Br2 phản ứng với 42,32 gam E là 8 x 0,0075 = 0,06 mol
Mặt khác ta có công thức: nCO2 – nH2O = x.(k – 1) (trong đó k là tổng số
liên kết pi, x là tổng số mol của chất bị đốt cháy). Từ đó:
=> x.k là tổng số mol liên kết pi = 0,06 + 0,15 và x = a + b
=> ta có: 0,06 + 0,15 – (2,7 – 2,56) = a + b => a + b = 0,07 (2)
Giải hệ (1, 2) => a = 0,04; b = 0,03
Sơ đồ phản ứng: E + NaOH  F + C3H5(OH)3 + H2O
42,32g 0,21mol 0,04 mol 0,03mol
BTKL ta có: m = 46,5 gam
Câu 8 Nội dung Điểm
Theo giả thiết ta có Y chứa Cu2+ (x mol), Fe3+ (y mol).
Theo Bảo toàn điện tích thì nSO42- = (x + 1,5y) mol.
=> 30,7gam kết tủa gồm: Cu(OH)2 x mol, Fe(OH)3 y mol, BaSO4 (x +
1,5y) mol.=> 98x + 107y + 233(x + 1,5y) = 30,7 (1)
BTNT (S) ta có: nS (trong X) + 0,25 = x + 1,5y + 0,2
=> nS (trong X) = x + 1,5y – 0,05
Ta có khi cho X + HNO3 sẽ tạo muối gồm Cu2+ (x mol), Fe3+ (y mol),
SO42- (x + 1,5y – 0,07) và NO3-
=> Bảo toàn điện tích ta có NO3- = 0,14 mol
Ta có: 64x + 56y + 96(x + 1,5y - 0,07) + 0,14.62 = 15,56
=> 160x + 200y = 13,6 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta có: x = 0,01; y = 0,06
=> nCuSO4 = 0,01 mol; nFe2(SO4)3 = 0,03 mol
Áp dụng BTNT (O và H) cho thí nghiệm đầu ta có:
X + H2SO4  CuSO4 + Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
29
=> nO (trong X) + 0,25.4 = 4(0,01 + 3.0,03) + 0,2.2 + 0,25
=> nO (trong X) = 0,05 mol
Vậy m = 0,01.64 + 0,06.56 + 0,05.16 + 0,05.32 = 6,4 gam
Áp dụng ĐLBT e ta có: 0,01.2+ 0,06.3 + 0,02.4 + 0,03.6 = a + 0,05.2
=> a = 0,36 mol
Câu 9 Nội dung Điểm
Theo giả thiết ta có sơ đồ
M: {(NH4)2CO3, CuCO3.Cu(OH)2}  {CO2, NH3; H2O, CuO}
Vì X tác dụng với HNO3 tạo NO2 => X chứa Cu; khí Y tác dụng với dung
dịch HCl tạo muối => Y có NH3. Vậy khi nung nóng xảy ra các phản ứng:
(NH4)2CO3  2NH3 + CO2 + H2O
CuCO3.Cu(OH)2  2CuO + CO2 + H2O
3CuO + 2NH3  3Cu + N2 + 3H2O.
Do phản ứng xảy ra hoàn toàn nên NH3 dư và X chỉ có Cu
Phương trình phản ứng:
Cu + 4HNO3  Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
nNO2 = 0,6 mol => Bảo toàn e ta có
2.nCu = nNO2 => nCu = 0,3 mol
=> nCuCO3.Cu(OH)2 = 0,15 mol
nMuối = nNH4Cl = 0,05 mol => nNH3 dư = 0,05;
nNH3 tác dụng với CuO = 2/3.nCu = 0,2 mol.
=> nNH3 = 0,25 mol. => n(NH4)2CO3 = 0,125 mol
=> m = 45,3 gam
ĐLBTE => a = 0,36 mol

Thí sinh có thể làm theo cách khác có kết quả đúng vẫn tính điểm tối đa

30
SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP
12 THPT
HÀ TĨNH - ĐỀ 5

Câu 1:
1. Khi cho photpho tác dụng với clo dư thu được chất A, còn khi clo thiếu thu được chất
B. Hãy xác định hình dạng phân tử của A, B? Giải thích?
2. Khí C không màu khi sục qua dung dịch brom làm dung dịch đậm màu hơn, khí D
không màu khi sục qua dung dịch brom làm dung dịch mất màu. Dung dịch muối natri
(muối E) trong suốt khi cho thêm dung dịch H2SO4 loãng thấy có khí D thoát ra và dung
dịch bị vẫn đục. Xác định C, D, E viết các phương trình phản ứng.
3. Khi nung hỗn hợp SiO2 với than cốc trong Cl2 khoảng 9500C thu được một chất khí X
và một chất lỏng Y. Y có khả năng bốc khói trong không khí ẩm. Viết phương trình phản
ứng xẩy ra và giải thích tại sao Y lại bốc khói trong không khí ẩm.

Câu 2:
1. Hợp chất X có công thức C10H18O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol)
(a) X + 2NaOH ® X1 + 2X2
(b) X1 + H2SO4 ® X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 ® nilon-6,6 + 2nH2O
(d) X2 + X3 ® X5 + H2O
2. Xác định công thức cấu tạo các chất X1, X2...X5 viết các phương trình phản ứng.
a. Hãy so sánh nhiệt độ sôi của phenol với anilin? Giải thích?
b. Hãy so sánh nhiệt độ sôi của catechol (o-HOC6H4OH) với hiđroquinon (p-HOC6H4OH)? Giải thích?
c. Tại sao trong dầu mỏ chủ yếu tồn tại hidrocac bon no và hidrocacbon thơm mà không tồn tại
hidrocacbon không no?
d. Prisman là chất lỏng có công thức phân tử C6H6 điều chế được năm 1973.
* Viết công thức cấu tạo của Prisman.
* Tại sao Prisman lại là chất dễ nổ.

Câu 3:
1. Hợp chất X có công thức phân tử C 6H8O4. Cho 14,4 gam X tác dụng hoàn toàn với dung
dịch NaOH dư, thu được dung dịch có chứa 22,4 gam một muối. Xác định công thức cấu
tạo có thể có của X.
2. Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường
axit, với hiệu suất lần lượt bằng 60% và 70% thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch
X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3
trong NH3 đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được m gam Ag. Tính m.

Câu 4.
1. Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng hết với V ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa 4,48 gam muối. Tính V.
2. Ba nguyên tố A, M, X đều thuộc chu kỳ 3. Hãy xác định các chất A1, A2, A3 viết các
phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
(a) A(OH)m + MXy  A1  +…
(b) A1  + A(OH)m   A2(tan)
(c) A2 + HX  A1  +…
31
(d) A1 + HX 
 A3 (tan) +…

Câu 5.
1. Hỗn hợp X gồm CuO, Al và Fe 3O4. Cho 1,344 lít khí CO (đktc) đi qua a gam X nung
nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H 2 bằng
18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO 3 loãng, dư, thu được dung dịch chứa 3,08a
gam muối và sản phẩm khử chỉ có 1,344 lít hỗn hợp NO và NO 2 (đktc) có tỷ khối so vớ H2
bằng 19. Tính a, biết khối lượng oxi trong X là 0,25a gam.
2. Hợp chất X nóng chảy ở 50 0C và tan vô hạn trong nước. Để chuẩn độ m gam X cần
dùng hết 17,22 ml dung dịch KOH 0,098M. Cho bay hơi dung dịch sau chuẩn độ thì chỉ
còn lại 0,2337 gam tinh thể không màu của chất Y (không ngậm nước) có chứa các ion
.
a. Xác định các chất X, Y
b. Nêu tính chất hóa học của X.

Câu 6:
1. Để xác định hàm lượng nitơ có mặt trong một mẫu thép dưới dạng nitrua N 3-, người ta
hoà tan 10 gam thép trên trong dung dịch HCl dư. Ion NH 4+ tạo thành được phân huỷ
bằng NaOH đặc, khí NH3 bay ra được hấp thụ hoàn toàn bằng 15 ml dung dịch H 2SO4
nồng độ 0,01M. Lượng dư H2SO4 được xác định bằng một lượng dư KI và KIO3. I2 giải
phóng ra từ phản ứng trên phản ứng hết với 16 ml dung dịch Na 2S2O3 nồng độ 0,014M để
tạo ra I- và S4O6 2-. Tính phần trăm khối lượng nitơ trong mẫu thép trên
2. Dung dịch X chứa muối MHCO3. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư,
thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, làm khô dung dịch X thu được chất rắn khan Z.
Nhiệt phân Z, thu được 21,4 gam hỗn hợp khí và hơi. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác
định công thức phân tử và gọi tên muối trên.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ A rồi hấp thụ hết sản phẩm vào 119,7 gam dung
dịch Ba(OH)2 5% thấy có 3,94 gam kết tủa và thu được dung dịch có khối lượng 119,04
gam. Khi oxi hóa A bằng CuO nung nóng được xeton, đun nóng A với H 2SO4 đặc ở 1700C
được anken B. Khi oxi hóa B bằng KMnO4 trong H2SO4 được hỗn hợp xeton và axit.
a. Xác định công thức phân tử của A.
b. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng công thức cấu tạo.

Câu 8: Cho 2 anken tác dụng hoàn toàn với H 2O thu được hỗn hợp R gồm hai ancol no đơn chức mạch
hở đồng đẳng kế tiếp. Chia hỗn hợp R thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 1,568 lit H2.
- Phần 2 đun với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 5,742 gam hỗn hợp 3 ete. Hiệu suất tạo ete
từ ancol có khối lượng mol nhỏ hơn là 50% và hiệu suất từ ancol có khối lượng mol lớn
hơn là 60%.
Hãy tính khối lượng mỗi ancol trong R.

Câu 9: Axit xitric (có trong quả chanh): HOOC-CH 2-C(OH)(COOH)-CH2-COOH trong
nước có thể phân li theo 3 nấc tạo ra 3 ion tương ứng là X-, X2-, X3-.
1. Hãy viết công thức cấu tạo của X-, X2-, X3-.
2. Đun nóng axit xitric đến 1760C thu được axit A (C6H6O6). Khử axit A tạo ra axit
propan-1,2,3-tricacboxylic. Nếu tiếp tục đun nóng axit A sẽ thu được hỗn hợp gồm axit B

32
(C5H6O4, không có đồng phân hình học) và axit C (C 5H6O4, có đồng phân hình học); hai
axit này chuyển hóa ngay thành các hợp chất mạch vòng có cùng công thức phân tử
C5H4O3. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra dưới dạng công thức cấu
tạo.

------------------ HẾT-----------------

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC

Câu
Nội dung Điểm
1
A là PCl5; B là PCl3
1 Phân tử A có hình lưỡng chóp tam giác vì P lai hóa sp3d 1
Phân tử B có hình tứ diện vì P lai hóa sp3
C là HI, D là là SO2, E là Na2S2O3
2HI + Br2 ® 2HBr +I2
2 SO2 + Br2 + 2H2O ® H2SO4 + 2HBr 1
Na2S2O3 + H2SO4 ® Na2SO4 + SO2 + S + H2O.
Thí sinh có thể tìm các chất khác có tính chất tương tự : ví dụ HI, H 2S,
Na2S2
X là CO, Y là SiCl4
*. SiO2 + 2C + 2Cl2 SiCl4 + 2CO
9000C
3 SiCl4 + (n+2)H2O ® SiO2.nH2O + 4HCl 1
*. SiCl4 tác dụng với H2O trong không khí ẩm làm HCl bay hơi, HCl tan
trong nước có trong không khí ẩm tạo thành giọt nhỏ nhìn như khói.

Câu
Nội dung Điể
2

33
Vì X3 phải là HOOC-CH2-CH2-CH2-CH2-COOH Þ X2 là C2H5OH Þ X1 là
C2H5OOC-(CH2)4-COOC2H5
X4 là H2N(CH2)6NH2 và X5 là C2H5OOC-(CH2)4-COOH
(a) C2H5OOC(CH2)4COOC2H5 (X) + 2NaOH ® NaOOC(CH2)4COONa(X1) +
C2H5OH (X2)
1 (b) NaOOC(CH2)4COONa(X1) + H2SO4 ® HOOC(CH2)4COOH(X3) + 1
Na2SO4
(c) nHOOC(CH2)4COOH(X3) + nNH2(CH2)6NH2 (X4) ® nilon-6,6 + 2nH2O
(d) C2H5OH(X2) + HOOC(CH2)4COOH (X3) ® C2H5OOC-(CH2)4-
COOH(X5)
+ H2O
a. Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn anilin vì O có độ âm điện lớn hơn N nên tạo ra
được liên kết H bền hơn

0,
b. Catechol có liên kết hidro nội phân tử nên số liên kết liên phân tử ít hơn so với
hiđroquinon nên hiđroquinon có nhiệt độ sôi cao hơn catechol.

c. Trong dầu mỏ chủ yếu tồn tại hidrocacbon no và hidrocacbon thơm vì 2 loại 0,
này bền còn hidrocacbon không no kém bền nên không tồn tại.
d. 0,
* Công thức cấu tạo của Prisman là

0,
* Prisman dễ nổ vì phân tử có nhiều mạch vòng 3 cạnh và 4 cạnh kém bền.
Câu
Nội dung Điể
3
Số mol X = 0,1 mol, tổng số vòng + liên kết p của phân tử X bằng 3. X tác dụng tối
đa với NaOH tỷ lệ 1:2
- TH1: X + NaOH ® muối + ...
Ta có 14,4+0,1*40<22,4 loại
-TH2: X + 2NaOH ® muối + hỗn hợp Y
Ta có 14,4+0,2*40=22,4 + mY Þ mY=0 Þ X là este vòng
X + 2NaOH ® 2HO-R-COONa Þ MHORCOONa=22,4/0,2=112 Þ MR=28
1 Công thức cấu tạo có thể có của X là 0,
0,2

0,2
hoặc

34
2 Ta có mAg=108*2*n -CHO=108*2*(0,01*2*0,6+0,02*2*0,7+0,02*0,3)=9,936 gam 1
Câu
Nội dung Điể
4
nmuối=2*nP2O5=0,015*2=0,03 Þ Khối lượng mol trung bình của muối bằng
M=4,48/0,03=149,3 Þ 2 muối là Na2HPO4 và Na3PO4.
Gọi số mol Na2HPO4 và Na3PO4 lần lượt là a và b ta có
1
a+b=0,03
1
142a+164b=4,48 Þ a=0,02 b=0,01 Þ nNaOH=0,02*2+0,01*3=0,07 (mol)
V=0,07/1=0,07 lít = 70 (ml)
Phương trình phản ứng
(a) 3NaOH + AlCl3 ® Al(OH)3(A1) + 3NaCl
(b) Al(OH)3(A1) + NaOH ® Na[Al(OH)4](A2)
(c) Na[Al(OH)4](A2) + HCl ® Al(OH)3 (A1)+NaCl + H2O
(d) Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 (A3) + 3H2O
2 1
hoặc
(a) Al3+ + 3OH- ® Al(OH)3
(b) Al(OH)3 + OH- ® [Al(OH)4]-
(c) [Al(OH)4]- + H+ ® Al(OH)3 + H2O
(d) Al(OH)3 + 3H+ ® Al3+
Câu
Nội dung Điể
5
Sơ đồ phản ứng: Al, CuO, Fe3O4  Y + Z (CO, CO2)
CO

Y   Al(NO3)3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 + NO + NO2 + H2O


HNO 3

Từ giả thiết tính được số mol CO = Số mol CO2 = 0,03 mol


Quy đổi hỗn hợp Y thành kim loại M và O (số mol tương ứng là x, y)
Bảo toàn e cho cả quá trình
M   Mn+ + ne
O + 2e   O2-
1 N+5 + 3e   N+2
N+5 + 1e   N+4 0,
Ta có phương trình:
n*x = 2y + 0,03*3+0,03 (1)
Mặt khác ta có phương trình cho khối lượng muối
0,75a + 62*n*x = 0,75a + 62(2y + 0,12) = 3,08a (2)
Phương trình cho khối lượng oxi trong X
0,25a = 16*(y+0,03) (3)
a = 9,478 gam 0,
2 Theo giả thiết ta có số mol KOH = 1,68756.10-3 mol, Y là
KnZO4 trong đó số mol Y = 1,68756.10-3/n
Vậy MY = 138,5n = 39n + Z + 64. Giá trị thích hợp là n =1, Z = 35,5 (clo); muối là
KClO4 0,
X là HClO4 và mX = 0,16959 gam
b. HClO4 có tính chất:
* Tính axit mạnh. 0,

35
* Tính oxi hóa mạnh.
Câu
Nội dung Điể
6
N3- + 4H+® NH4+ (1)
NH4+ + OH- ® NH3 + H2O (2)
NH3 + H+ ® NH4+ (3)
IO3- + 5I- + 6H+ ® 3I2 + 3H2O (4)
I2 + 2S2O32- ® 2I- + S4O62- (5)
1 Có (0,014*0,016) = 224.10-6 mol S2O32- đã phản ứng
Þ 112.10-6 mol I2 Þ số mol H+ phản ứng với hỗn hợp I- và IO3- là 224.10-6
Số mol H+ trung hoà NH3 (ở phản ứng 3) là 0,
(2*0,015*0,01) - 224*10-6 = 7,6*10-5 mol = số mol NH3 = số mol N trong mẫu 0,
thép
%N = 7,6*10-5*14/10 = 0,01064%
Phản ứng:
HCO3- + OH-   CO32- + H2O
CO32- + Ba2+   BaCO3
Suy ra số mol HCO3- = 0,2 mol
2MHCO3   M2CO3 + CO2 + H2O
0,2 0,1 0,1
2 Khối lượng hỗn hợp khí và hơi là: 0,1(44 + 18) = 6,2 gam <21,4 (loại)
Trường hợp muối là dạng amoni thì khối lượng khí và hơi = khối lượng muối = 0,2
21,4.
MHCO3 = 21,4/0,2 = 107 0,2
Suy ra M = 46, M là (CH3)2NH2+ hoặc C2H5NH3+
Nên muối là C2H5NH3HCO3 Tên: etylamoni hidrocacbonat hoặc 0,
(CH3)2NH2HCO3 dimetylamoni hidrocacbonat
Câu
Nội dung Điể
7
nBa(OH)2=0,035 nBaCO3=0,02 mCO2+mH2O=(3,94+119,04)-119,7=3,28
gam
* Nếu Ba(OH)2 dư nCO2=0,02 nH2O=0,1333 nA=0,1133 trong mỗi phân tử
1 A có số nguyên tử C bằng 0,17 (loại) 0,
* Nếu Ba(OH)2 hết nCO2=0,02+2*(0,035-0,02)=0,05mol. nH2O=0,06
A có công thức C5H12Ox. Vì Khi oxi hóa A bằng CuO nung nóng được xeton đơn 0,
chức Þ A là ancol đơn chức Þ Công thức phân tử của A là C5H12O
2
Công thức cấu tạo của A và B lần lượt là
CH3-CH-CH-CH3 CH3-CH=CH-CH3 + H2O
CH3 OH CH3
CH3-CH-CH-CH3 + CuO t
CH3-CH-CO-CH3 + Cu + H2O
0
1
CH3 OH CH3
CH3-CH-CH-CH3 H2SO4 đặc 1700C
CH3-C=CH-CH3 + H2O
CH3 OH CH3
5CH3-C=CH-CH3 + 6KMnO4 + 9H2SO4 5CH3-CO-CH3
36
CH3 + 5CH3COOH + 6MnSO4 + 3K2SO4 + 9H2O
Câu
Nội dung Điể
8
HD: Gọi công thức chung của 2 ancol là CnH2n+2O
nancol mỗi phần=2*nH2= 2*0,07=0,14
5,742*(100/60)+0,07*18 <mancol mỗi phần <5,742*(100/50)+0,07*18
Þ 5,742*(100/60)+0,07*18 < 0,14(14n+18) <5,742*(100/50)+0,07*18
4,24<n<5,22
TH1: 2 ancol là C4H9OH và C5H12OH
1. Các anken là C4H8 và C5H10. 1
2. Gọi số mol C4H10O và C5H12O trong mỗi phần lần lượt là a và b ta có
a+b=0,14
Số mol C4H10O phản ứng là 0,5a số mol C5H12O phản ứng là
0,6b
mancol phản ứng - mH2O tạo ra = mete 74*0,5a+88*0,6b -
18(0,5a+0,6b)/2 = 5,742
a=0,06 b=0,08
mC4H10O=2*0,06*74=8,88 gam mC5H12O=2*12=14,08 gam 0,

TH2: 2 ancol là C5H11OH và C6H13OH


2. Gọi số mol C5H11OH và C6H13OH trong mỗi phần lần lượt là a và b ta có
a+b=0,14
Số mol C5H11OH phản ứng là 0,5a số mol C6H13OH phản
ứng là 0,6b
mancol phản ứng - mH2O tạo ra = mete 88*0,5a+102*0,6b -
18(0,5a+0,6b)/2 = 5,742
a= 0,127 b=0,013 0,
mC5H12O=2*0,127*88= 22,352 gam mC5H12O=2*0,013*102=2,652 gam

Câu
Nội dung Điể
9
Cấu tạo của các ion: X-, X2-, X3- lần lượt là:

1 1

2 Các phương trình phản ứng


1

37
HOOC-CH2 – C(COOH) =CH-COOH CH 3-C(COOH)=CH-
COOH + CO2

38

You might also like