You are on page 1of 5

TRẢ LỜI NGẮN:

CHƯƠNG 1:
1. Anh/ chị hãy nêu khái niệm về Cân bằng sinh thái?
"Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích
nghi cao nhất với điều kiện sống
2. Anh/Chị nêu ý nghĩa của mô hình can thiệp can thiệp lâm sàng?
Mục tiêu của bác sĩ là ngăn ngừa một bệnh cụ thể dẫn đến tử vong
3. Anh/Chị nêu ý nghĩa của mô hình can thiệp can thiệp sức khỏe cộng đồng?
Ngăn chặn sự phát triển của bệnh sau khi cộng đồng đã tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
4. Anh/Chị nêu ý nghĩa của mô hình hướng tới quản lý môi trường?
Mục tiêu là để bảo vệ con người bằng việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và các tác
động đến sức khỏe
5. Anh/Chị nêu định nghĩa về đa dạng sinh học?
Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái
trong tự nhiên.
6. Anh/Chị nêu các nguyên nhân làm tăng tuổi thọ của con người ngày nay?
- Những tiến bộ trong môi trường sống của con người.
- Những cải thiện về vấn đề dinh dưỡng.
- Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y học đối với các loại bệnh tật
7. Anh/ Chị hãy nêu cấu trúc của nhóm hữu sinh của hệ sinh thái ?
Nhóm hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
- Sinh vật sản xuất: thực vật, vi khuẩn hóa tự dưỡng
- Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn cỏ, động vật ăn thịt, động vật ăn tạp
- Sinh vật phân hủy: vi khuẩn, nấm, ...
8. Anh/ Chị hãy nêu cấu trúc của nhóm vô sinh của hệ sinh thái ?
Nhóm vô sinh của hệ sinh thái gồm:
- Yếu tố khí hậu: nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, gió, pH,...
- Yếu tố vô cơ: các vòng tuần hoàn Cacbon, Nitơ, Phốt pho,....
- Yếu tố hữu cơ: Lipit, protein, hydrocacbon,...
9. Anh/ Chị hãy nêu các chức năng của môi trường?
- Là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động SX của con người.
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động
sản xuất của mình.
- Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
10. Theo anh/chị yếu tố sinh thái không phụ thuộc vào mật độ là gì? Cho ví dụ
Yếu tố không phụ thuộc vào mật độ: là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của
nó không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động
Ví dụ: chế độ ánh sáng, lượng mưa,...
11. Theo anh/chị yếu tố sinh thái phụ thuộc vào mật độ là gì? Cho ví dụ
Yếu tố phụ thuộc vào mật độ: là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó phụ
thuộc vào mật độ của quần thể chịu tác động.
Ví dụ: ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh
12. Anh/ Chị hãy nêu các yêú tố ảnh hưởng đến sức khỏe? Mỗi yếu tố cho 2 ví dụ
Sinh học: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng..
Hóa học: hóa chất, bụi, các chất phụ gia thực phẩm. …
Vật lý: tiếng ồn, khí hậu, ánh sáng, bức xạ…
Tâm lý: stress, các mối quan hệ giữa con người, tập quán…
Tai nạn: tình trạng nguy hiểm, thảm họa tự nhiên, tai nạn, thương tích..
13. Các thành phần của môi trường Trái đất?
Khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển
CHƯƠNG 2:
1. Anh/ Chị nêu khái niệm về Khủng hoảng Môi trường?
Là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống
của loài người trên trái đất
2. Anh/Chị nêu khái niệm về Ô nhiễm Môi trường?
Là sự làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, nhiệt độ,
sinh học ở trong bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá
mức cho phép đã được xác định.
3. Anh/Chị nêu khái niệm về Sự cố Môi trường?
Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
4. Anh/Chị nêu 05 cuộc Khủng hoảng ở quy mô toàn cầu hiện nay?
Toàn cầu đang đối mặt với 5 cuộc khủng hoảng lớn hiện nay: dân số, lương thực, năng
lượng, tài nguyên, sinh thái.
5. Anh/Chị nêu nguyên nhân sâu xa của các cuộc Khủng hoảng toàn cầu hiện nay?
Nguyên nhân sâu xa là do sự bùng nổ dân số ở quy mô toàn cầu.
6. Theo Anh/ Chị nước trên Trái đất được dự trữ ở những hình thức nào?
Nước trên Trái đất được dự trữ dưới nhiều hình thức, bao gồm đại dương, sông, hồ, băng
hà, nước ngầm, khí quyển.
7. Anh/ chị hãy cho biết ô nhiễm môi trường không khí là gì?
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có
mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).
8. Theo anh/chị, tại sao Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có sự
sống?
Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời có sự sống nhờ bầu khí quyển độc đáo,
nước và thời tiết phù hợp cho sinh vật sống.
9. Theo anh/chị yếu tố nào gây ô nhiễm không khí trong nhà?
- Sự tăng trưởng của nấm mốc
- Nấu ăn, sưởi ấm ở trong nhà từ nguồn nhiên liệu hóa thạch
- Thảm chùi chân, thảm trải sàn là nơi trú ngụ của nhiều vi sinh vật
- Sơn tường, vecni trên đồ gia dụng, nội thất
- Khói thuốc lá
- Hóa chất tẩy rửa
- Sử dụng hóa chất mỹ phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC)
10. Anh/ chị hãy cho biết hiện tượng thời tiết xảy ra ở tầng nào của khí quyển? Và
cho biết 5 ví dụ về các thiên tai phổ biến ở nước ta?
- Hiện tượng thời tiết xảy ra ở tầng Đối lưu của Khí quyển.
- Thiên tai phổ biến ở nước ta là: Hạn hán, Lũ lụt, Sạt lở đất, Bão, Nhiễm mặn
11. Chất gây ô nhiễm không khí sơ cấp là gì?
Là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp (emitted directly) từ các nguồn phát thải vào khí
quyển
12. Chất gây ô nhiễm không khí thứ cấp là gì?
Là các chất được tạo thành (formed) từ các chất ô nhiễm sơ cấp do quá trình biến đổi hóa
học trong khí quyển.
13. Ô nhiễm đất là gì?
Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô nhiễm làm thay đổi
tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho
các nhu cầu sống của con người.
14. Anh/ chị hãy cho biết nước bị ô nhiễm khi nào?
Nước bị ô nhiễm khi thay đổi tính chất lý học, thành phần hóa học, hệ vi sinh vật có trong
nước hoặc xuất hiện chất lạ trong môi trường nước.
15. Anh/ chị hãy cho biết nguồn gốc nhân tạo gây ô nhiễm môi trường nước?
Nguồn gốc nhân tạo gây ô nhiễm nước là do xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao
thông vận tải, thuốc trừ sâu diệt cỏ và phân bón nông nghiệp.
CHƯƠNG 3:
1. Anh/ Chị hãy nêu 5 thời kỳ của bệnh truyền nhiễm?
1. Thời kỳ nung bệnh.
2. Thời kỳ khởi phát.
3. Thời kỳ toàn phát.
4. Thời kỳ lui bệnh.
5. Thời kỳ hồi phục
2. Các chất gây nên triệu chứng SBS có nguồn gốc sinh học là gì?
Các chất gây nên triệu chứng SBS có nguồn gốc sinh học thường là phấn hoa, ví khuẩn,
virus, nấm mốc, ký sinh trùng.
3. Anh/Chị nêu khái niệm bệnh nghề nghiệp?
Là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp.
4. Anh/Chị hãy nêu 2 ví dụ về bệnh nghề nghiệp do tính chất công việc như: áp lực
cao, uống rượu bia.
- Stress
- Trầm cảm
- Tim mạch
- Tiểu đường
5. Nguyên nhân gây tai nạn lao động là gì?
- Nguyên nhân kỹ thuật
- Tổ chức lao động
- Nguyên nhân chủ quan và khách quan
6. Hội chứng nhà kín là gì?
Là thuật ngữ chỉ về các loại bệnh tật khác nhau có nguyên nhân từ những điều kiện và
môi trường làm việc ở văn phòng, cao ốc ...
7. Anh/ Chị hãy nêu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất mùa màng ?
Khí hậu thay đổi, hệ sinh thái tự nhiên bị mất cân bằng → quá trình kiểm soát sinh học tự
nhiên bị ảnh hưởng → trực tiếp làm giảm năng xuất trong sản xuất nông nghiệp và gián
tiếp tác động lên nền kinh tế và sức khỏe cộng đồng.
8. Anh/ Chị hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người Việt Nam ?
- Các yếu tố dân số
- Toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, đô thị hóa, di cư và thay đổi lối sống
- Biến đổi khí hậu
- Sức khỏe môi trường
- An toàn vệ sinh thực phẩm
9.Anh/ Chị hãy nêu ba tác động chính mà sự thay đổi khí hậu có thể gây ra đối với
sức
khỏe cộng đồng?
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng nổ các bệnh dịch truyền nhiễm.
- Tăng khả năng lây truyền các các bệnh lan truyền từ động vật → người và
người→người.
- Cản trở sự kiểm soát dịch bệnh trong tương lai.
10. Anh/Chị hãy phân loại cách lây truyền của bệnh truyền nhiễm.
- Lây truyền theo đường tiêu hoá.
- Lây truyền theo đường hô hấp.
- Lây theo đường máu.
- Lây truyền theo đường da và niêm mạc.
- Lây bằng nhiều đường khác nhau.
11. Anh/ Chị Theo hãy trình bày đặc điểm bệnh mãn tính ?
- Bệnh mãn tính là những căn bệnh kéo dài.
- Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng và chúng thường phát triển theo thời gian dài.
- Làm giảm chức năng của cơ thể trong thời gian dài và điều trị chúng thì tốn kém bởi vì
người mắc bệnh
cần được chăm sóc lâu dài.
12. Anh/Chị hãy trình bày ba đặc điểm bệnh truyền nhiễm
- Thường gặp ở tất cả các châu lục, đặc biệt là ở các nước có khí hậu nóng ẩm (nhiệt đới).
- Do vi sinh vật gây ra (mầm bệnh).
- Có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác nhau.
13. Anh/Chị hãy trình bày nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp?
Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện
lao động không
tốt.
14. Anh/ Chị hãy nêu 2 ví dụ về bệnh truyền nhiễm qua vật chủ trung gian?
Sốt rét, sốt xuất huyết,…
15. Anh/ Chị hãy nêu đối tượng của bệnh hội chứng nhà kín?
Đối tượng của loại bệnh này là nhân viên văn phòng thường xuyên tiếp xúc và làm việc
với máy tính, giấy tờ, hồ sơ... với hoạt động lao động trí óc, cường độ làm việc cao…
16. Hãy nêu 3 ví dụ cơ bản về bệnh hội chứng nhà kín?
Mất ngủ, Lo lắng, căng thẳng và trầm cảm, béo phì, nhiễm khuẩn, đau thắt lưng,….
17. Anh/ chị hãy nêu những đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở?
- Nhiệt độ không khí:
- Độ ẩm không khí:
- Chuyển động của không khí:
- Bức xạ
18. Anh/ chị hãy nêu 2 ví dụ bệnh truyền qua đường không khí?
Bệnh lao, bệnh cúm,...
CHƯƠNG 4
1. Nêu khái niệm nguy cơ?
Là xác suất xuất hiện một hiện tượng có liên quan tới một số biến số.
2. Nêu khái niệm đánh giá nguy cơ?
Là một vấn đề khoa học, đó là việc thu thập dữ liệu trên cơ sở quan sát và các mô hình
thực nghiệm để xác định mối quan hệ giữa phản ứng và liều lượng.
3. Nêu khái niệm quản lý đánh giá nguy cơ ?
Là quá trình đưa ra quyết định phải làm gì, dùng những biện pháp nào để phòng ngừa
nguy cơ không thể chấp nhận được.
4. Nêu các bước đánh giá nguy cơ ?
Bước 1: Nhận dạng sự nguy hiểm
Bước 2: Đánh giá quan hệ liều lượng - đáp ứng
Bước 3: Đánh giá nguy cơ
Bước 4: Định rõ tính chất của sự cố
5. Quản lý sức khỏe môi trường dựa trên các phương diện nào?
- Quản lý môi trường bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất, nước, không
khí và thực phẩm
- Quản lý môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính và luật lệ

You might also like