TN On Tap HK1-10

You might also like

You are on page 1of 18

ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1

(TÀI LIỆU THAM KHẢO)

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là các ……………. và các cấp độ tổ chức khác của thế giới sống.
Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu trên.
A. tập thể sống. B. sinh vật sống. C. thực vật sống. D. động vật sống.
Câu 2: Trong các lĩnh vực sau đây, đâu là lĩnh vực nghiên cứu của sinh học?
(1) Công nghệ sinh học
(2) Giải phẫu học và Sinh lí học.
(3) Động vật học.
(4) Vi sinh vật học.
(5) Thực vật học.
(6) Sinh học tế bào .
(7) Thiên văn học.
(8) Động lực học.
(9) Sinh thái học và Môi trường.
(10) Di truyền học và Sinh học phân tử.
Số đáp án đúng là: A. 10 B. 7 C. 8 D. 9
Câu 3: Đâu không phải là đối tượng nghiên cứu của Sinh học:
A.Các sinh vật sống.
B.Các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
C.Sự vận động của vũ trụ
D.Các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường
Câu 4: Đâu là nhóm ngành thuộc nhóm ngành sinh học cơ bản?
A. Y học, Công nghệ thực phẩm,
B. Y đa khoa, Chăn nuôi
C. Y học cộng đồng, Sinh học ứng dụng
D. Quản lí thủy sản, Lâm nghiệp.
Câu 5: Nhóm ngành nào sau đây là không thuộc nhóm ngành ứng dụng sinh học?
A. Khoa học môi trường. B. Y học cộng đồng
C. Công nghệ thực phẩm. D. Trồng trọt.
Câu 6: Nhóm ngành nào sau đây là nhóm ngành ứng dụng sinh học?
A. Dược học. B. Y học. C. Công nghệ thực phẩm. D. Pháp y.
Câu 7: Nhóm ngành nào sau đây là không thuộc nhóm ngành ứng dụng sinh học?
A. Khoa học môi trường. B. Y học.
C. Công nghệ thực phẩm. D. Trồng trọt.
Câu 8: Cho bảng sau:
Nhóm ngành Lĩnh vực
1. Ứng dụng sinh học. a. Nghiên cứu
2. Sinh học cơ bản. b. Giảng dạy
c. Chăm sóc sức khỏe
d. Quản lí
e. Sản xuất
Ghép các cột tương ứng lại với nhau. Chọn câu đúng.
A. 1-a,b; 2-c,d.
B. 1-d,e; 2-a,b,c.
C. 1-a,c; 2-b,d,e.
D. 1-b,d; 2-a,c,e.
Câu 9: Xây dựng ngân hàng gene là ứng dụng của ngành khoa học nào?
A. Sinh học tiến hóa. B. Sinh học phân tử, tế bào.
C. Tin sinh học. D. Hóa tin học.
Câu 10: Khi nói về vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống, phát biểu nào dưới đây là
đúng:
(1) Xây dựng các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh học.
(2) Xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống.
(3) Xây dựng các bộ luật về bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên.
(4) Xây dựng các công trình nghiên cứu về di truyền, tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn
gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
(5) Xây dựng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11: Thế kỉ XXI được gọi là thế kỉ của ngành:
A.Công nghệ sinh học.
B.Sinh học phân tử.
C.Tế bào học.
D.Di truyền học.
Câu 12: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Phát triển bền vững là sư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của (1)……… nhưng không làm ảnh hướng đến
khả năng (2)……… của (3)………”
A. (1) thế hệ hiện tại; (2) tái tạo các nguồn tài nguyên; (3) thiên nhiên.
B. (1) thế hệ hiện tại; (2) phát triển cân bằng; (3) Trái Đất.
C. (1) thế hệ hiện tại; (2) thỏa mãn nhu cầu; (3) các thế hệ tương lai.
D. (1) loài người; (2) thỏa mãn nhu cầu; (3) các loài khác trong tự nhiên.
Câu 13: Xây dựng ngân hàng gene là ứng dụng của ngành khoa học nào?
A. Sinh học tiến hóa. B. Sinh học phân tử, tế bào.
C. Tin sinh học. D. Hóa tin học.
Câu 14: Khi nói về vai trò của sinh học, có bao nhiêu nội dung dưới đây là đúng?
(1) Tạo ra các giống cây trồng sạch bệnh, các loài sinh vật biến đổi gene.
(2) Xây dựng các mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn đề môi trường.
(3) Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
(4) Dựa vào các đặc điểm di truyền của tính trạng, dự đoán được khả năng mắc bệnh ở đời con.
(5) Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi khí hậu thời tiết.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 15: Chức năng của thiết bị bên là gì?
A. Thiết bị dùng để cân trọng lượng của vật.
B. Thiết bị dùng để tách hỗn hợp hai pha rắn – lỏng hoặc lỏng – lỏng thành các phần riêng biệt.
C. Thiết bị dùng để đo nồng độ của các chất điện giải trong cơ thể như: Na+, K+, Ca++, Cl-, Li+.
D. Thiết bị dùng để đo các thông số trong máu như số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu
hoặc giá trị nồng độ.
Câu 16: Thứ tự các bước trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học là:
(1) Quan sát và đặt câu hỏi.
(2) Thiết kế và tiến hành thí nghiệm.
(3) Báo cáo kết quả nghiên cứu.
(4) Điều tra, khảo sát thực địa hay các thí nghiệm.
(5) Xây dựng giả thuyết.
A. (2) (5) (1) (3) (4). B. (5) (1) (3) (4) (2).
C. (1) (5) (2) (4) (3). D. (1) (5) (4) (3) (2).
Câu 17: Một bạn học sinh tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát
như hình bên dưới:

Trong các nhận định dưới đây về 2 mẫu tiêu bản trên, số nhận định đúng là?
I. Mẫu vật được quan sát ở hình a có thể là một giọt nước ao.
II. Mẫu vật được quan sát ở hình b có thể là lát biểu mô ở động vật.
III. Các tế bào ở hình b có hình dạng đa dạng hơn sơ với ở hình a.
IV. Mức độ đa dạng loài ở hình a cao hơn so với ở hình b.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18: Để đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự nảy mầm của hạt, người ta thiết kế thí nghiệm như sau:
chuẩn bị 2 lô thí nghiệm (lô 1: gieo các hạt đã được ngâm trong nước ở 20 0C; lô 2: gieo các hạt đã được ngâm
trong nước ấm ở khoảng 400C), quan sát và so sánh số lượng hạt nảy mầm ở mỗi lô thí nghiệm, đưa ra giả
thuyết và kết luận. Trên đây là các bước của phương pháp:
A. Phương pháp quan sát B. Phương pháp thực nghiệm khoa học
C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm D. Phương pháp thí nghiệm
Câu 19: Quan sát các loài thực vật và ghi nhận lại đặc điểm của các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ
quan sinh sản (hoa, quả, hạt), dựa vào các dữ liệu thu thập được để tiến hành phân loại thực vật, là các bước của
phương pháp:
A. Phương pháp quan sát B. Phương pháp thực nghiệm khoa học
C. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm D. Phương pháp thí nghiệm
Câu 20: Hãy xác định trình tự đúng các bước của phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm?
(1) Tiến hành các thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm.
(2) Báo cáo kết quả thí nghiệm.
(3) Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.
(4) Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.
A. (3) → (2) → (1) → (4) B. (1) → (3) → (2) → (4)
C. (3) → (1) → (2) → (4) D. (4) → (1) → (2) → (3)
Câu 21: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
"Tin sinh học là một ngành khoa học tìm kiếm, phát hiện và (1)…….. quy luật vận động của (2)……… trên cơ
sở phân tích (3)……… thông qua các công cụ quản lí” xử lí dữ liệu trên máy tính và mạng Internet."
A.(1) chứng minh; (2) thế giới tự nhiên; (3) dữ liệu sinh học.
B.(1) chứng minh; (2) thế giới sống; (3) kết quả quan sát.
C.(1) mô phỏng; (2) thế giới tự nhiên; (3) kết quả quan sát.
D.(1) mô phỏng; (2) thế giới sống; (3) dữ liệu sinh học.
Câu 22: Việc xác định được có khoảng 30000 gene trong DNA của con người có sự hỗ trợ của
A. thống kê. B. tin sinh học. C. khoa học máy tính. D. pháp y.
Câu 23: Đâu không phải là ứng dụng của tin sinh học:
A.Dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền để từ đó phát hiện và điều trị sớm.
B.Tạo ra giống cây trồng siêu sản lượng, chống chịu được nhiều bệnh tật và chống thuốc trừ sâu.
C.So sánh hệ gene (hay DNA), trình tự của protein nhằm xác định quan hệ huyết thống, xác nhận quan hệ họ
hàng giữa các loài.
D.Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính
trạng mong muốn.
Câu 24: Đâu không phải là ngân hàng dữ liệu phổ biến được sử dụng trong tin sinh học
A.MySQL. B.EMBL. C,SCOP. D. PDB.
Câu 25: Cho các cấp tổ chức sống sau: cơ quan, cơ thể, phân tử, sinh quyển, bào quan, tế bào, quần thể, mô, hệ
cơ quan, quần xã - hệ sinh thái. Theo nguyên tắc thứ bậc, có bao nhiêu cấp tổ chức sống thấp hơn cấp tổ chức
sống cơ thể?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 26: Thế nào là các cấp độ tổ chức của thế giới sống?
A. Là tập hợp các cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
B. Là tập hợp các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
C. Là tập hợp các cấp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
D. Là đơn vị tổ chức từ cấp nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.
Câu 27: “Khi gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho
số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới
số lượng sâu lại giảm”. Ví dụ này đang mô tả đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?
A. Tự điều chỉnh ở cấp độ sinh quyển.
B. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể.
C. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần xã.
D. Tự điều chỉnh ở cấp độ cơ thể.
Câu 28: Cho các ví dụ sau:
(1) Khi lượng đường glucose trong máu giảm, cơ thể sẽ tiến hành phân giải glycogen dự trữ để đưa lượng
đường. Khi lượng đường trong máu tăng quá cao, cơ thể sẽ tiến hành chuyển hóa đường thành glycogen dự trữ
để đưa lượng đường trong máu về mức ổn định.
(2) Hoạt động hô hấp của con người lấy khí O2 từ môi trường và thải ra khí CO2
(3) Não bộ được cấu tạo từ các tế bào thần kinh và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể.
(4) Khi trời nóng: cơ thể tăng dãn mao mạch giúp tỏa nhiệt và toát mồ hôi. Khi trời lạnh: mao mạch co, giảm
lượng máu qua da để giảm sự mất nhiệt.
Có bao nhiêu ví dụ chứng minh các cấp tổ chức sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 29: Cho các cấp tổ chức sống sau đây:
1. cơ thể.
2. tế bào.
3. quần thể.
4. quần xã.
5. hệ sinh thái.
Thứ tự đúng theo nguyên tắc thứ bậc là:
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1. D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức sống cấp dưới sẽ làm cơ sở để hình thành nên tổ chức sống cấp trên.
B. Tất cả các cấp độ tổ chức sống đều được hình thành từ các nguyên tử.
C. Tế bào là đơn vị cơ sở hình thành nên cơ thể sinh vật.
D. Các cấp độ tổ chức sống được sắp xếp từ thấp đến cao dựa trên số lượng và kích thước của chúng.
Câu 31: Cho các ý sau:
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 32: Ruột non trong cơ thể người thuộc cấp tổ chức sống nào?
A. Cơ thể. B. Cơ quan. C. Hệ cơ quan. D. Bào quan.
Câu 33: Cho các cấp tổ chức sống sau đây:
1. cơ thể. 2. tế bào. 3. quần thể. 4. quần xã. 5. hệ sinh thái.
Thứ tự đúng theo nguyên tắc thứ bậc là:
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5. B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1. D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.
Câu 34: Cấp độ tổ chức sống nào trong những cấp độ sau là cấp độ nhỏ nhất?
A. Quần thể. B. Quần xã - Hệ sinh thái. C. Sinh quyển. D. Cơ thể.
Câu 35: “Đọc thông tin dưới đây: "Về quần thể thực vật mà cụ thể là rừng nhiệt đới thì những cây ưa ánh sáng
sẽ phát triển ở tầng trên cùng (thân cao to, tán lá rộng để có thể hấp thụ lượng ánh sáng tối đa), tiếp theo là tầng
thân gỗ ưa sáng ở mức độ trung bình sẽ phát triển phía dưới tầng thân gỗ ưa sáng. Tiếp nữa là tầng cây thân leo,
cây ưa bóng râm, thân thảo sẽ phát triển ở gần sát mặt đất. Đây là ví dụ về sự phân tầng của thực vật trong
A. Thế giới sống liên tục tiến hóa.
B. Hệ thống tự điều chỉnh.
C. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
D. Hệ thống mở.
Câu 36: Cấp độ tổ chức sống có vai trò là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ sở của mọi sinh vật là:
A. mô. B. tế bào. C. cơ quan. D. cơ thể.
Câu 37: Thế giới sống không ngừng tiến hóa trên cơ sở nào?
A. Di truyền DNA qua các thế hệ. B. Biến dị tổ hợp.
C. Phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên. D. Chọn lọc nhân tạo.
Câu 38: Cho các đặc điểm sau:
1. Khả năng phân chia.
2. Chứa vật chất di truyền.
3. Đều quan sát được bằng mắt thường.
4. Là đơn vị cấu trúc, chức năng của cơ thể sống.
Trong những đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm là của tế bào?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Ở một loài chim, ban đầu có 10.000 cá thể sống ở vùng (A), sau 5 năm, quần thể này đạt số lượng
30.000 cá thể. Với số lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến nguồn thức ăn trong môi trường bị khan hiếm. Do điều
kiện sống khó khăn nên đã có 15.000 cá thể di cư sang vùng B để tìm môi trường sống mới. Sự di cư của loài
chim liên quan đến đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?
A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc
B. Tự điều chỉnh

C. Thế giới sống liên tục tiến hóa


D. Hệ thống mở
Câu 40: Trong các cấp độ tổ chức sống sau đây, các cấp tổ chức sống nào được xem là cấp tổ chức sống cơ
bản?
A. Bào quan, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
B. Tế bào, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
C. Bào quan, tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
D. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển
Câu 41: Những đặc điểm nào sau đây chỉ có ở tổ chức sống mà không có ở vật vô sinh?
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính ổn định và bền vững.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vận động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
A. (1), (2), (3). B. (2),( 3), (4), (5).
C. (1), (3), (4), (5), (6). D. (2), (6).
Câu 42: “Khi gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho
số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới
số lượng sâu lại giảm”. Ví dụ này đang mô tả đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?
A. Tự điều chỉnh ở cấp độ sinh quyển. B. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần thể.
C. Tự điều chỉnh ở cấp độ quần xã. D. Tự điều chỉnh ở cấp độ cơ thể.
Câu 43: Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành các nhóm là:
A. vi khuẩn nhân sơ và vi khuẩn nhân thực.
B. vi khuẩn đơn bào và vi khuẩn đa bào.
C. vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại.
D. vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương.
Câu 44: Thành tế bào của vi khuẩn Gram dương khác thành tế bào của vi khuẩn Gram âm ở điểm là:
A. có lớp màng ngoài dày.
B. có lớp peptidoglycan dày.
C. nằm bên ngoài màng tế bào.
D. có khả năng kiểm soát các chất đi vào tế bào.
Câu 45: Dựa vào tính kháng nguyên ở bề mặt tế bào, bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra sẽ nguy hiểm hơn bệnh
do vi khuẩn Gram dương gây ra vì:
A. vi khuẩn Gram âm có lớp màng ngoài chứa kháng nguyên gây độc.
B. vi khuẩn Gram âm có thành tế bào chứa kháng nguyên gây độc.
C. vi khuẩn Gram âm có tế bào chất chứa kháng nguyên gây độc.
D. vi khuẩn Gram âm có màng sinh chất chứa kháng nguyên gây độc.
Câu 46: Căn cứ để phân chia vi khuẩn thành loại Gram dương và Gram âm là dựa vào cấu trúc và thành phần
hóa học của:
A. thành tế bào. B. màng tế bào. C. vùng tế bào. D. tế bào chất.
Câu 47. Thành tế bào của vi khuẩn cấu tạo chủ yếu từ:
A. kitin. B. xenlulozo. C. peptidoglican. D. photpholipit.
Câu 48. Một số loại vi khuẩn gây bệnh ở người, bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy giúp nó:
A. dễ di chuyển.
B. dễ thực hiện trao đổi chất.
C. ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
D. không bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh.
Câu 49. Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu
A. đỏ. B. xanh. C. tím. D. vàng.
Câu 50. Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm Gram, vi khuẩn Gram âm có màu
A. nâu. B. đỏ. C. xanh. D. vàng.
Câu 51: Đem loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào trần này
vào dung dịch có nồng độ các chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì các tế bào trần này sẽ có
hình:
A. bầu dục. B. cầu. C. chữ nhật. D. vuông.
Câu 52: Dựa vào cấu trúc của thành tế bào, người ta tiến hành nhuộm Gram để phân biệt vi khuẩn Gram âm và
Gram dương và kết quả sau các bước nhuộm, vi khuẩn Gram dương bắt màu tím, vi khuẩn Gram âm bắt màu
hồng. Quan sát hình sau:

Dựa vào các thông tin và hình ảnh trên, cho các nhận định sau đây:
(I) Thành của vi khuẩn Gram dương có lớp peptidoglycan dày, thành của vi khuẩn Gram âm bao gồm lớp
màng ngoài và lớp peptidoglycan mỏng.
(II) Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có tác động phân hủy thành peptidoglycan của vi khuẩn thì thuốc sẽ có
tác động lên vi khuẩn Gram âm hiệu quả hơn tác động lên Gram dương.
(III) Dựa vào tính kháng nguyên trên bề mặt tế bào thì vi khuẩn Gram dương có thành dày giúp bảo vệ tốt
hơn nên bệnh do chúng gây nên sẽ nguy hiểm hơn vi khuẩn Gram âm.
(IV) Việc nhuộm Gram phân biệt vi khuẩn Gram dương và Gram âm để giúp cho việc sử dụng thuốc
kháng sinh đặc hiệu trong điều trị bệnh.
Số nhận định đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 53: Một bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân này
cần phải sử dụng các loại kháng sinh khác nhau. Hiệu quả của kháng sinh được mô tả trong bảng sau:
Kháng sinh A B C B+C
Hiệu quả 0% 65,1% 32,6% 93,7%
Cho biết thuốc kháng sinh C có tác động ức chế lên ribosome của vi khuẩn gây bệnh.
Dựa vào thông tin và kết quả ở bảng trên, cho các nhận định sau:
(I) Khả năng bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm trên chỉ có một loại vi khuẩn gây bệnh.
(II) Thuốc kháng sinh C cho hiệu quả tương đối thấp do ribosome của vi khuẩn được thành tế bào và
màng sinh chất của vi khuẩn bảo vệ nên thuốc khó tác động ức chế.
(III) Thuốc kháng sinh B có thể là thuốc ức chế tổng hợp thành peptidoglycan của vi khuẩn và có hiệu quả
cao khi tiêu diệt một số vi khuẩn Gram dương.
(IV) Việc phối hợp kháng sinh B và C cho hiệu quả cao nhất vì mỗi loại kháng sinh có tác động đặc hiệu
đối với các loài vi khuẩn khác nhau.
Số nhận định đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 54: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ gồm 3 thành phần chính là:
A. thành tế bào, màng sinh chất, nhân.
B. thành tế bào, tế bào chất, nhân.
C. thành tế bào, màng sinh chất, vùng nhân.
D. màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
Câu 55: Cho các đặc điểm sau đây:
1. Kích thước nhỏ bé.
2. Sống ký sinh và gây bệnh.
3. Cơ thể chỉ có một tế bào.
4. Có nhân hoàn chỉnh.
5. Sinh sản rất nhanh.
Những đặc điểm nào có ở tất cả các loại vi khuẩn?
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 5.
C. 1, 3, 5.
D. 2, 4, 5.
Câu 56: Cho các phát biểu sau
1. Các vi khuẩn được cấu tạo bằng tế bào nhân sơ
2. Tế bào nhân sơ có cấu trúc nhân chưa hoàn chỉnh
3. Vật chất di truyền của tế bào nhân sơ là các phân tử ADN vòng, trần
4. Tế bào nhân sơ chỉ có bào quan duy nhất là lizoxom
5. Màng nhân của tế bào nhân sơ là loại màng kép
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tế bào nhân sơ?
A.5 B.4 C.3 D.2
Câu 57: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn:
1. Có kích thước bé.
2. Sống kí sinh và gây bệnh.
3. Cơ thể chỉ có 1 tế bào.
4. Chưa có nhân hoàn chỉnh.
5. Sinh sản rất nhanh.
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 3, 4, 5.
C. 1, 2, 3, 5.
D. 1, 2, 4, 5.
Câu 58. Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng:
A. xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ.
B. có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất mạnh, sinh sản nhanh.
C. tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện.
D. tiêu tốn ít thức ăn.
Câu 59: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ ?
A. Giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng.
B. Giúp vi khuẩn chui vào tế bào chủ dễ dàng hơn.
C. Giúp di chuyển nhanh hơn và dễ dàng kiếm ăn trong môi trường kí sinh.
D. Giúp vi khuẩn bám dễ dàng vào tế bào chủ.
Câu 60: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?
A. Trung thể. B. Ti thể. C. Nhân. D. Bộ máy Golgi.
Câu 61. Đặc điểm có ở tế bào thưc vật mà không có ở tế bào động vật là
A. trong tế bào chất có nhiều loại bào quan.
B. có thành tế bào bằng chất xenlulôzơ.
C. nhân có màng bao bọc.
D. khung xương tế bào.
Câu 62. Cho các đặc điểm:
(1) Có màng sinh chất. (2) Tự dưỡng. (3) Dị dưỡng. (4) Có nội màng.
(5) Có thành kitin. (6) Có màng nhân. (7) Có thành peptiđôglican.
(8) Có ribôxôm. ( 9) Có ADN. ( 10) Có thành xenlulôzơ.
Tế bào động vật có các đặc điểm:
A. (1),(2),(3),(4),(6),(8),(9),(10) B. (1),(3),(4),(6),(7)(8),(9)
C. (1),(3),(4),(5),(6),(8),(9) D. (1),(3),(4),(6),(8),(9)
Câu 63. Ở động vật, bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho tế bào là:
A. lục lạp. B. ribôxôm. C. ti thể. D. nhân.
Câu 64. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật là
A. ti thể. B. trung thể.
C. lục lạp. D. lưới nội chất hạt.
Câu 65: Hậu quả gì sẽ xảy ra cho tế bào nếu lysosome bị vỡ?
A. Hệ enzyme có trong lysosome sẽ phá hủy tế bào
B. Tế bào sẽ điều tiết và hình thành bóng lysosome
C. Kích thước tế bào thu nhỏ lại
D. Tế bào mất khả năng tiêu hóa nội bào
Câu 66: Về mặt cấu trúc, ti thể khác lục lạp ở điểm là:
A. màng trong gấp nếp tạo thành các mào.
B. có chứa các phân tử DNA nhỏ, dạng vòng.
C. có chứa hệ enzyme tổng hợp ATP.
D. được bao bọc bởi hai lớp màng.
Câu 67. Điểm giống nhau giữa ti thể và lục lạp là:
A. chứa nhiều enzim quang hợp.
B. có chức năng tổng hợp nên năng lượng.
C. trong chất nền chứa ADN và ribôxôm.
D. có lớp màng trong gấp khúc tạo các mào.
Câu 68. Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là:
A. có chứa sắc tố quang hợp.
B. có chứa nhiều loại enzim hô hấp.
C. được bao bọc bởi lớp màng kép.
D. có chứa nhiều enzim quang hợp.
Câu 69: Trong thực hành quan sát tế bào nhân sơ hoặc tế bào nhân thực. Dụng cụ nào dùng để phóng to tiêu
bản, giúp chúng ta quan sát được tế bào?
A. Kính hiển vi quang học. B. Lam kính. C. Lamen. D. Kim nhọn.
Câu 70: Trong thực hành quan sát tế bào nhân sơ hoặc tế bào nhân thực. Hóa chất “...........” giúp nhuộn màu
thành tế bào để giúp chúng ta quan sát được tế bào rất rõ là:
A. dung dịch xanh methylene.
B. axit oxalo axetic.
C. thuốc tím.
D. dung dịch cồn 700.
Câu 71: Trong thực hành quan sát tế bào thực vật. Cho các bước sau:
1. Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
2. Đặt lamen lên trên lớp biểu bì, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.
3. Cắt lá thài lài tía thành những miếng nhỏ có kích thước khoảng 1 cm x 1 cm.
4. Quan sát tiêu bản dưới kinh hiển vi để nhận biết các tế bào (tế bào biểu bì lá, tế bào khí khổng) và các bào
quan trong tế bào. Nên quan sát ở vật kính 10x trước khi chuyển sang vật kính 40x.
5. Dùng kim mũi mác (hoặc mũi nhọn) bóc một lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía và đặt lên lam kính
đã nhỏ sẳn một giọt nước cất.
A. 3 – 5 – 2 – 1 – 4.
B. 3 – 5 – 4 – 1 – 2.
C. 5 – 3 – 2 – 1 – 4.
D. 5 – 3 – 4 – 1 – 2.
Câu 72: Trong thực hành quan sát tế bào niêm mạc miệng. Cho hình ảnh sau:

Ghép cột sau để được các bước hoàn chỉnh trong việc làm tiêu bản niêm mạc miệng
Bước Nội dung
1 a. Chà nhẹ tăm bông lên lam kính đã có sẳn một giọt nước cất.
2 b. Nhỏ một giọt xanh methylene lên một đầu của lamen.
3 c. Dùng tăm bông sạch chà nhẹ xung quanh thành trong của miệng ba đến bốn lần
d. Dùng giấy thắm, thắm ở đầu ngược lại của lamen sao cho dung dịch xanh methylene đi
4 vào trong lamen. Chờ 3 phút rồi đưa lên kính hiển vi để quan sát ở vật kính 10x, sau đó
chuyển lên 40x.
5 e. Đậy lamen lên mẫu vật.

A. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d.


B. 1c, 2b, 3e, 4d, 5d.
C. 1c, 2a, 3b, 4e, 5d.
D. 1c, 2d, 3e, 4b, 5e.
Câu 73: Cho các bước thực hành sau:
(1) Nhỏ một giọt nước ao, hồ,... lên một lam kính sạch.
(2) Đưa lên kính hiển vi và quan sát ở vật kính 40×.
(3) Đặt lamen lên giọt nước, dùng giấy thấm nếu có nước tràn.
(4) Vẽ và chú thích các thành phần của tế bào quan sát được.
Trình tự đúng để quan sát tế bào vi khuẩn lam là
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (2) → (1) → (4) → (3).
C. (1) → (3) → (2) → (4).
D. (2) → (4) → (3) → (1).
Câu 74: Người ta thường dùng nguồn nào sau đây để thu mẫu vi khuẩn lam?
A. Không khí.
B. Lá cây thài lài tía.
C. Nước ao, hồ,…
D. Củ khoai tây.
Câu 75: Khi quan sát tiêu bản tế bào biểu bì mặt dưới của lá thài lài tía, thấy xuất hiện các cấu trúc gồm hai tế
bào hình hạt đậu úp vào nhau. Các cấu trúc này là loại tế bào nào của lá?
A. Tế bào mô giậu.
B. Tế bào biểu bì.
C. Tế bào mạch gỗ.
D. Khí khổng.
Câu 76: Để quan sát rõ tế bào thực vật, cần phải lưu ý điều gì khi tách lớp biểu bì?
A. Cần phải tách lớp biểu bì thật mỏng.
B. Cần phải tách lớp biểu bì thật dày.
C. Cần phải tách lớp biểu bì thật dài.
D. Cần phải tách lớp biểu bì thật ngắn.
Câu 77: Trong thí nghiệm quan sát tế bào niêm mạc miệng, việc sử dụng dung dịch xanh methylene có tác
dụng:
A. phá vỡ tế bào để quan sát được cấu trúc bên trong.
B. loại bỏ tất cả các tế bào vi khuẩn có trong mẫu vật.
C. nhuộm màu cho các tế bào niêm mạc miệng.
D. tăng kích thước của tế bào để quan sát được rõ hơn.
Câu 78: Khi quan sát tế bào niêm mạc miệng ở vật kính 40×, bào quan có thể quan sát được là:
A. ti thể. B. ribosome. C. nhân tế bào. D. lưới nội chất.

BÀI 4
Câu 1: Đâu không phải là nội dung của học thuyết tế bào?
A. Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
B. Các tế bào có thành phần hoá học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA.
C. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của các bào quan trong tế bào.
D. Chỉ có một số sinh vật được cấu tạo từ tế bào.
Câu 2: Nội dung của học thuyết tế bào là
A. tất cả các cơ thể từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.
C. tất cả cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
D. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 3: Nội dung đầy đủ của học thuyết tế bào học là
A. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó.
B. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
C. các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
D. mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là
đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.
Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về học thuyết tế bào?
A. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
B. Tất cả các tế bào đều chứa nhân trong đó có vật chất di truyền.
C. Sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
D. Tế bào hình thành từ tế bào đã có.
Câu 5: Chọn nội dung phù hợp để điền vào câu sau: Thuyết tế bào cho rằng tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên
mọi sinh vật, tế bào đến từ tế bào đã có từ trước, và ……………
A. tế bào được chuyên biệt cho các nhiệm vụ cụ thể.
B. tế bào tạo thành mô.
C. mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.
D. không ý nào đúng.
BÀI 5
Câu 6. Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống
(khoảng 96%) là:
A. Fe, C, H.
B. C, N, P, CI.
C. C, N, H, O.
D. K, S, Mg, Cu.
Câu 7. Hiện nay, có khoảng bao nhiêu nguyên tố có vai trò quan trọng đối với sự sống?
A. 92. B. 25. C. 30. D. 110.
Câu 8. Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm tỉ lệ
A. 92,6 %. B. 96,3 %. C. 93,6 %. D. 98,2 %.
Câu 9. Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng với sự sống?
A. Hydrogen (H). B. Sulfur (S). C. Carbon. D. Oxygen.
Câu 10. Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì chức năng chính của chúng
chủ yếu là
A. cấu tạo nên protein. B. hoạt hoá các enzyme.
C. thu nhận thông tin. D. bảo vệ cơ thể.
Câu 11. Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Carbon. D. Nitrogen.
Câu 12. Các nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ bao nhiêu khối lượng cơ thể sống?
A. Lớn hơn 0,01%. B. Nhỏ hơn 0,01%. C. Lớn hơn 0,001%. D. Nhỏ hơn 0,001%.
Câu 13. Iodine (I) là thành phần không thể thiếu được của hormone nào?
A. Tuyến yên. B. Tuyến tụy. C. Tuyến thượng thận. D. Tuyến giáp.
Câu 14. Sắt (Iron) Fe là thành phần cấu tạo của
A. insulin. B. hemoglobin. C. hormone. D. amino acid.
Câu 15. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên tất cả mọi người phải tăng cường ăn rau xanh. Vai trò quan
trọng trong việc ăn rau xanh là
A. chống các bệnh về tim mạch và cao huyết áp.
B. giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
C. cung cấp vitamin và các nguyên tố vi lượng.
D. tiết kiệm về mặt kinh tế vì rau xanh có giá rẻ.
Câu 16. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ.
B. Bệnh còi xương.
C. Bệnh cận thị.
D. Bệnh tự kỉ.
Câu 17. Thiếu một lượng nhỏ lodine chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?
A. Viêm amidan.
B. Bướu cổ.
C. Đau họng.
D. Còi xương.
Câu 18. Thiếu một lượng Fe trong cơ thể, chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?
A. Thiếu máu.
B. Bướu cổ.
C. Giảm thị lực.
D. Còi xương.
Câu 19. Trong chất khô của cây, nguyên tố Mo chiếm tỉ lệ 1 trên 16 triệu nguyên tử H, nếu thiếu Mo cây trồng
sẽ xảy ra hiện tượng gì?
A. Phát triển bình thường.
B. Phát triển nhanh lúc giai đoạn non, phát triển chậm lúc trưởng thành.
C. Phát triển không bình thường, có thể dẫn đến bị chết.
D. Phát triển không bình thường, các cơ quan của cây có kích thước lớn gấp 3 lần cây bình thường.
Câu 20. Lá cây thường chuyển từ xanh sang vàng lục, phiến lá hẹp lại và uốn cong, khô dần đi… dẫn đến cây
bị chết là đặc điểm của cây trồng thiếu nguyên tố gì?
A. Mo.
B. Ca.
C. N.
D. K.
BÀI 6:

Câu 21. 1 phân tử nước gồm:


A. 1 H và 1 O.
B. 1 H và 2 O.
C. 2 H và 1 O.
D. 2 H và 2 O.
Câu 22. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết hydrogen.
C. liên kết ion.
D. liên kết photphodieste.
Câu 23. Liên kết hóa học giữa các phân tử nước là
A. liên kết cộng hóa trị.
B. liên kết hydrogen.
C. liên kết ion.
D. liên kết photphodieste.
Câu 24. Tính phân cực của nước là do
A. đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía oxygen.
B. đôi electron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hydrogen.
C. xu hướng các phân tử nước.
D. khối lượng phân tử của oxygen lớn hơn khối lượng phân tử của hydrogen.
Câu 25. Đặc điểm về liên kết hydrogen của phân tử nước:
A. Đầu Oxygen của phân tử nước mang điện tích âm.
B. Đầu Hydrogen của phân tử nước mang điện tích âm.
C. Đầu Oxygen của phân tử nước mang điện tích dương.
D. Nhờ liên kết hydrogen mà phân tử nước không phân cực.
Câu 26. Nước có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể là do
A. có sự hấp thụ và giải phóng nhiệt khi liên kết hydrogen bị phá vỡ và hình thành.
B. các phân tử nước có kích thước nhỏ.
C. nước là một dung môi hòa tan nhiều chất.
D. nước có thể bay hơi.
Câu 27. Khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Môi trường khuếch tán và hoà tan các chất.
(2) Cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể.
(3) Nguyên liệu tham gia phản ứng hoá sinh.
(4) Thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào.
(5) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Đối với sự sống, liên kết hydrogen có vai trò nào sau đây?
A. Đảm bảo cho nguyên tử hydrogen liên kết chặt với các phân tử hữu cơ.
B. Đảm bảo cho nguyên tử hydrogen liên kết chặt với các phân tử khác.
C. Quy định sự liên kết giữa các phân tử trong cơ thể với nhau.
D. Duy trì liên kết yếu giữa các phân tử phân cực với các phân tử nước.
Câu 29. Câu nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong cơ thể?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
Câu 30. Thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại đường là
A. tinh bột.
B. cellulose.
C. đường.
D. carbohydrate.
Câu 31. Carbohydrate là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, O, N.
B. C, H, N, P.
C. C, H, O.
D. C, H, O, P.
Câu 32. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccharide ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và
đường đa?
A. khối lượng của phân tử.
B. độ tan trong nước.
C. số loại đơn phân có trong phân tử.
D. số lượng đơn phân có trong phân tử.
Câu 33. Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?
A. Disaccharides, Monosaccharides, Polisaccharides.
B. Monosaccharides, Disaccharides, Polisaccharides.
C. Polisaccharides, Monosaccharides, Disaccharides.
D. Monosaccharides, Polisaccharides, Disaccharides.
Câu 34. Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn?
A. Fructose, galactose, glucose.
B. Tinh bột, cellulose, chitin.
C. Galactose, lactose, tinh bột.
D. Glucose, saccharose, cellulose.
Câu 35. Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 carbon?
A. Glucose.
B. Fructose.
C. Galactose.
D. Deoxiribose.
Câu 36. Chất nào sau đây có tên gọi là đường nho?
A. Tinh bột.
B. Saccharose.
C. Glucose.
D. Fructose.
Câu 37. Galactose có nhiều trong đâu?
A. Mật ong.
B. Quả chín.
C. Sữa động vật.
D. Động vật.
Câu 38. Đường mía (saccharose) là loại đường đôi được cấu tạo bởi
A. hai phân tử Glucose.
B. một phân tử Glucose và một phân tử fructose.
C. hai phân tử fructose.
D. một phân tử Glucose và một phân tử galactose.
Câu 39. Lipid là nhóm chất
A. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, có tính
kỵ nước.
B. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, có tính kỵ
nước.
C. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực, không
có tính kỵ nước.
D. được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O được nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị phân cực, không có tính
kỵ nước.
Câu 40. Những chất nào dưới đây không thuộc Lipid đơn giản?
A. Mỡ động vật.
B. Phospholipid.
C. Dầu thực vật.
D. Lớp sáp ở lá một số loài thực vật.
Câu 41. Những chất nào dưới đây thuộc Lipid phức tạp?
A. Lớp sáp ở lá một số loài thực vật và dầu thực vật.
B. Phospholipid và mỡ động vật..
C. Dầu thực vật.
D. Phospholipid và steroid.
Câu 42. Một phân tử phospholipid có cấu tạo bao gồm
A. 1 phân tử glycerol và 1 phân tử acid béo.
B. 1 phân tử glycerol và 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate.
C. 1 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo 1 nhóm phosphate.
D. 3 phân tử glycerol và 3 phân tử acid béo.
Câu 43. Phân tử phospholipid có tính chất
A. ưa nước.
B. kị nước.
C. lưỡng cực.
D. rất háo nước.
Câu 44. Chất dưới đây tham gia cấu tạo hormon là
A. steroid.
B. triglycerid.
C. phospholipid.
D. mỡ.
Câu 45. Trong những chất có trong cơ thể sinh vật dưới đây, những chất nào có bản chất là Steroid?
(1) Hormon sinh dục.
(2) Cholesterol.
(3) Phospholipid.
(4) Vitamin A, B, E, K.
(5) Dịch tuỵ.
(6) Dịch mật.
A. (1),(2),(3),(5).
B. (1),(2),(4),(6).
C. (1),(2),(3),(6).
D. (1),(2),(4),(5).
Câu 46. Khi nói về protein, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Protein được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung.
B. Protein được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều chuỗi polypeptide.
C. Protein mang thông tin quy định tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. Protein được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của rARN.
Câu 47. Các bậc cấu trúc của protein gồm bao nhiêu bậc?
A. 3 bậc.
B. 4 bậc.
C. 5 bậc.
D. 6 bậc.
Câu 48. Các bậc cấu trúc của protein được hình thành như thế nào?
A. Chuỗi polypeptide không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà xoắn lại thành xoắn lò xo α hoặc gấp nếp tạo phiến
gấp nếp β.
B. Chuỗi polypeptide bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo thành cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng.
C. Một số phân tử protein được hình thành do sự liên kết từ hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 tạo thành
cấu trúc bậc 4 .
D. Được hình thành do các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.
Câu 49. Cho các nhận định sau:
(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là chuỗi polypeptide.
(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp.
(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein gồm hai hay nhiều chuỗi polypeptide kết hợp với nhau.
(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng xoắn hoăc gấp nếp tiếp tục co
xoắn.
(5) Khi cấu trúc không gian ba chiều bị phá vỡ, phân tử protein không thực hiện được chức năng sinh học.
Có bao nhiêu nhận định đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 50. Cho các nhận định sau về acid nucleic. Nhận định nào đúng?
A. Acid nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N.
B. Acid nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào.
C. Acid nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung.
D. Có 2 loại acid nucleic: acid deoxiribonucleic (ADN) và acid ribonucleic (ARN).
Câu 51. Các loại nucleotide cấu tạo nên phân tử ADN khác nhau ở đặc điểm nào?
A. Thành phần base nito. B. Cách liên kết của đường C5H10O4 với acid H3PO4.
C. Kích thước và khối lượng các nucleotide. D. Đường, acid, base nito.
Câu 52: DNA là một đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại
A. ribonucleotide ( A, T, G, C ). B. Nucleotide ( A, T, G, C ).
C. ribonucleotide (A, U, G, C ). D. Nucleotide ( A, U, G, C).
Câu 53: Các cách nào sau đây có thể được dùng để xác định sự có mặt của nước trong tế bào?
(1) Dùng thuốc thử Lugol để nhận biết.
(2) Sấy lá tươi ở nhiệt độ cao, so sánh khối lượng trước và sau khi sấy.
(3) Cắt ngang thân cây mọng nước.
(4) Đun lá ở 100°C, so sánh khối lượng trước và sau khi đun.
(5) Đun lá tươi đã cắt nhỏ trong ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
(6) Dùng picric acid bão hoà để nhận biết.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 54: Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:"Giã nhuyễn 30 g củ khoai lang trong cối sứ, hoà thêm
10 mL nước cất rồi lọc để bỏ phân bã và giữ lại dịch lọc. Chuẩn bị hai ống nghiệm được đánh số thứ tự 1 và 2.
Cho 5 mL dịch lọc khoai lang vào ống nghiệm 1 và 5 mL dung dịch hồ tinh bột 1 % cho vào ống nghiệm 2. Nhỏ
vài giọt thuốc thử Lugol vào cả hai ống nghiệm". Khi nói vể thí nghiệm trên, có bao nhiêu kết luận sau đây sai?
(1) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định hàm lượng tinh bột có trong củ khoai lang.
(2) Màu xanh tím ở ống nghiệm 2 đậm hơn ở ống nghiệm 1.
(3) Kết quả cho thấy cả 2 ống nghiệm đều xuất hiện màu xanh tím.
(4) Giấy lọc được sử dụng để lọc các chất cặn và chất hữu cơ, dịch lọc thu được hoàn toàn chỉ chứa tinh bột.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 55: Cho các mẫu vật sau: nước mía, bột mì, dầu ăn, lòng trắng trứng, khoai lang, hạt đậu phộng, sữa bò
tươi, sữa đậu nành. Có bao nhiêu mẫu vật có thể sử dụng để nhận biết protein?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 56: Hồ tinh bột khi phản ứng với thuốc thử Lugol xảy ra hiện tượng
A. Xuất hiện kết tủa đỏ gạch. B. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Tách lớp tinh bột nổi lên trên. D. xuất hiện màu xanh tím đặc trưng.
Câu 57: Khi cho lòng trắng trứng phản ứng với thuốc thử (CuSO4 + NaOH) xảy ra hiện tượng
A. Xuất hiện kết tủa đỏ gạch. B. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Tách lớp tinh bột nổi lên trên. D. xuất hiện màu tím đặc trưng.
Câu 58: Nghiền nhỏ vài hạt đậu phộng (lạc) tươi cùng với một ít cồn rồi lọc lấy phần dịch, cho thêm vài mL
nước cất. Hiện tượng xảy ra là
A. Xuất hiện kết tủa đỏ gạch. B. Xuất hiện giọt dịch màu trắng sữa.
B. Tách lớp tinh bột nổi lên trên. D. xuất hiện màu tím đặc trưng.
Câu 59: Khi cho iodine vào các ống nghiệm sau đây, ống nào sẽ xuất hiện màu xanh tím?
A. Ống chứa dịch nghiền của củ khoai tây. B. ống chứa hồ tinh bột đang đun sôi.
C. ống chứa nước thịt. D. Ống chứa mỡ động vật.
Câu 60: Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là
A. NaOH. B. HCl. C. Sudan III. D. CuSO4/OH-
BÀI 11
Câu 1: Khi ở môi trường ưu trương, tế bào bị co nguyên sinh vì
A. chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường.
B. chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào.
C. nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào.
D. nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường.
Câu 2. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan
A. cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
B. bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
C. thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
D. luôn ổn định.
Câu 3: Co nguyên sinh là hiện tượng
A. thành tế bào co lại làm giảm kích thước tế bào.
B. màng sinh chất bị dãn ra.
C. khối nguyên sinh chất của tế bào bị co lại.
D. nhân tế bào co lại làm cho thể tích của tế bào nhỏ lại.
Câu 4. Trong môi trường nhược trương, tế bào nào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ?
A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào nấm men.
C. Tế bào thực vật. D. Tế bào vi khuẩn.
Câu 5. Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ
A. sự biến dạng của màng tế bào.
B. bơm protein và tiêu tốn ATP.
C. sự khuếch tán của các ion qua màng.
D. kênh protein đặc biệt là “aquaporin”.
Câu 6. Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua đâu?
A. Kênh protein đặc biệt. B. Các lỗ trên màng.
C. Lớp kép phospholipid. D. Kênh protein xuyên màng.
Câu 7. Hiện tượng thẩm thấu là
A. sự khuếch tán của các chất qua màng.
B. sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
D. sự khuếch tán của chất tan qua màng.
Câu 8. Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào?
A. Khuếch tán qua lớp kép phospholipid.
B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào.
C. Nhờ kênh protein đặc biệt.
D. Vận chuyển chủ động.
BÀI 12

Câu 1. Tại sao khi ngâm mơ với đường sau một thời gian thì quả mơ teo lại, có vị ngọt và chua, đồng thời nước
mơ cũng có vị ngọt và chua?
A. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong quả mơ nên nước trong mơ thẩm thấu ra
ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
B. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn trong quả mơ nên nước trong mơ thẩm thấu ra
ngoài.
C. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài thấp hơn trong quả mơ nên nước trong mơ thẩm thấu ra
ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
D. Khi ngâm mơ với đường, nồng độ chất tan bên ngoài cao hơn trong quả mơ nên nước trong mơ khuếch tán ra
ngoài, còn dung dịch đi vào nên mơ có vị ngọt và teo lại do mất nước.
Câu 2. Để quan sát hiện tượng vận chuyển các chất qua màng, một học sinh làm thí nghiệm như sau: cho 1 lớp
biểu bì lá lẻ bạn (thài lài tía) vào dung dịch muối ưu trương 8% (nồng độ muối cao hơn trong tế bào), sau 2 phút
quan sát tế bào có hiện tượng ..(1)…, học sinh này tiếp tục thay bằng dung dịch muối 10%, sau 2 phút quan sát
tế bào có hiện tượng ..(2)... Nội dung đúng của (1) và (2) lần lượt là:
A. co nguyên sinh/ co nguyên sinh nhiều hơn.
B. trương nước/ trương nước nhiều hơn.
C. co nguyên sinh/ phản co nguyên sinh.
D. cả tế bào co lại/ cả tế bào co lại nhiều hơn.
Câu 3. Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):
(1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.
(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.
(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.
(4) Kích thước và hình dạng của tế bào.
Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4).
C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 4. Vì sao thường xuyên ngậm nước muối loãng sẽ hạn chế được bệnh viêm họng, sâu răng?
A. Nước muối loãng đã làm cho tế bào vi sinh vật gây bệnh bị co nguyên sinh nên bị mất nước.
B. Nước muối loãng thấm vào làm vỡ tế bào vi sinh vật gây bệnh.
C. Nước muối có tác dụng diệt khuẩn giống thuốc kháng sinh.
D. Trong điều kiện nước muối loãng chất nguyên sinh tế bào vi sinh vật gây bệnh bị trương lên làm rối loạn
hoạt động sinh lí.
BÀI 13
Câu 1. ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở
A. cả 3 nhóm phosphat.
B. hai liên kết phosphat gần phân tử đường.
C. hai liên kết giữa 2 nhóm phosphat ở ngoài cùng.
D. chỉ 1 liên kết phosphat ngoài cùng.
Câu 2. Dạng năng lượng nào là dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong tế bào?
A. Điện năng. B. Quang năng.
C. Hóa năng. D. Cơ năng.
Câu 3. Hóa năng là
A. là dạng năng lượng được được tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ các ion trái dấu ở hai phía của màng tế
bào.
B. là dạng năng lượng được sinh ra trong quá trình vận chuyển các chất.
C. là dạng năng lượng được sinh ra trong quá trình trao đổi chất
D. là dạng năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học.
Câu 4. Điện năng là
A. là dạng năng lượng được được tạo ra khi có sự chênh lệch nồng độ các ion trái dấu ở hai phía của màng tế
bào.
B. là dạng năng lượng được được sinh ra trong quá trình vận chuyển các chất.
C. là dạng năng lượng được sinh ra trong quá trình trao đổi chất
D. là dạng năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học.
Câu 5. Quan sát hình sau và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng.

(1) Năng lượng hoạt hóa là năng lượng được cung cấp cho các phân tử tham gia phản ứng trước khi phản ứng
có thể xảy ra.
(2) Khi có sự tham gia của enzyme, năng lượng hoạt hóa sẽ được tăng cao làm phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.
(3) Khi có enzyme, phản ứng có thể xảy ra ở điều kiện nhiệt độ thấp của tế bào.
(4) Về mặt nhiệt động học, phản ứng ở hình trên là phản ứng thu nhiệt.
(5) Ở đồ thị, chất phản ứng ở trong trạng thái không ổn định gọi là trạng thái chuyển tiếp.
(6) Năng lượng hoạt hóa là năng lượng cần để đẩy chất phản ứng lên tới ngưỡng của hàng rào năng lượng.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 6. Dựa vào 2 biểu đồ bên, khi nói về ảnh hưởng của nồng độ của enzyme và nồng độ cơ chất đến hoạt tính
của enzyme, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi tăng nồng độ cơ chất, hoạt tính của enzyme tăng lên không giới hạn.
B. Hoạt tính enzyme luôn tỉ lệ thuận với nồng độ enzyme.
C. Khi tăng nồng độ enzyme, hoạt tính của enzyme tăng lên nhưng bị giới hạn.
D. Hoạt tính enzyme luôn tỉ lệ thuận với nồng độ cơ chất
Câu 7: Quan sát hình 13.5, cho biết thông tin nào chưa chính xác về cơ chế tác động của enzyme saccharase:

A. Sucrose được phân giải thành đường glucose hoặc fructose.


B. Liên kết glycosidic bị cắt đứt tại trung tâm hoạt động của enzyme saccharase.
C. Enzyme saccharase vẫn còn nguyên vẹn sau khi xúc tác phản ứng chuyển hóa sucrose.
D. Sucrose cũng có thể tổng hợp lại từ glucose và fructose nhờ vào xúc tác của saccharase.
Câu 8. Cho đồ thị thể hiện tốc độ của phản ứng có sự xúc tác của enzyme pepsin và trypsin theo pH như sau:

Từ đồ thị cho thấy:


A. Đa số enzyme hoạt động ở pH khoảng 6 - 10.
B. pH tối ưu của pepsin vào khoảng 2,0.
C. pH tối ưu của trypsin vào khoảng 7,0.
D. Nếu tăng pH từ 1,0 đến 3,0 tốc độ phản ứng do pepsin xúc tác tăng lên.

You might also like