You are on page 1of 11

1

Bài 1
GÓC Ở TÂM

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Thế nào là góc ở tâm ?
2. Liên hệ giữa góc ở tâm và số đo của cung bị chắn ?
3. Số đo của cung lớn bằng ?
4. Số đo của nửa đường tròn bằng ?
5. Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì ?
B. BÀI TẬP
Bài 1. Cho tam giác ABC có góc A = 65o. Đường tròn (O) nội tiếp tiếp xúc với AB, AC theo
thứ tự ở D và E. Tính số đo của cung nhỏ DE.
Bài 2. Cho đường tròn (O), cung AB có số đo 100o. Vẽ đường kính AOC. Tính ACB .

Bài 2
LIÊN HỆ GIỮA CUNG VÀ DÂY

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Cho biết mối liên hệ giữa cung và dây ?
2. Hai cung bị chắn giữa hai dây song song thì như thế nào ?
3. Liên hệ giữa đường kính, trung điểm của dây và điểm chính giữa của cung ?
B. BÀI TẬP
Bài 1. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Đường cao AH của tam giác cắt đường
tròn ở D. Vẽ đường kính AE. Gọi M là điểm chính giữa của cung DE. Gọi I là giao điểm của
OM và BC.
a) Chứng minh I là trung điểm của BC.
b) Tính bán kính OC, biết BC = 24cm và IM = 8cm
Bài 2. Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD vuông góc với AB. Gọi E là điểm thuộc
cung BC( BE  AC ). Qua A kẻ đường thẳng vuông góc với CE, cắt đường tròn (O) ở K ( khác
A). Chứng minh BK = DE.
Bài 3. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 25cm. Trên đường kính AB lấy điểm H sao
cho AH = 9cm. Đường vuông góc với AB tại H cắt nửa đường tròn ở C. Kẻ dây CD // AB.
Tính CD.

Bài 3.
GÓC NỘI TIẾP

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Thế nào là góc nội tiếp ? Vẽ hình minh họa ?
2. Liên hệ giữa góc nội tiếp và cung bị chắn ?
3. Các hệ quả về góc nội tiếp ?
B. BÀI TẬP:
1. Cho đường tròn (O) đường kính AB, điểm D thuộc đường tròn. Gọi E là điểm đối xứng với
A qua D.
2

a) Tam giác ABE là tam giác gì ?


b) Gọi K là giao điểm của EB với đường tròn (O). Chứng minh rằng OD vuông góc với AK.
c) Cho AB = 6cm. Tìm vị trí của điểm D để tam giác ABE có diện tích lớn nhất. Tìm diện tích
lớn nhất.
2. Cho đường tròn (O;R), dây AB. Qua điểm I thuộc dây AB( IA < IB), vẽ dây CD vuông góc
với AB. Kẻ đường kính COE.
a) Tứ giác ABED là hình gì ?
1
b) Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ O đến BC. Chứng minh rằng OH = AD.
2
c) Chứng minh rằng tổng AD2 + BC2 có giá trị không đổi.
d) Gọi M là trung điểm của AD. Chứng minh rằng MI song song với OH
3. Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau ở H.
a) Chứng minh rằng DB.DC=AD.HD.
b) Đường tròn (O) có đường kính BC cắt đoạn thẳng AH ở I. Tính AI biết rằng AD = 9cm, HD
= 4cm.
c) Cho góc BAC = 60o, BC = a. Tính độ dài EF theo a.
4. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi AD là đường cao của tam giác và H là
trực tâm.
a) Kẻ đường kính COE. Tứ giác AHBE là hình gì ?
b) Gọi I là hình chiếu của O trên BC. So sánh các độ dài OI và AH.
c) Gọi giao điểm khác A của AD với đường tròn (O) là K. Chứng minh rằng BHK là tam giác
cân.
d) Qua K kẻ dây KM song song với BC. Xác định dạng của các tứ giác AEMC, BHCM.
5. Cho tam giác ABC cân tại A, AB = 10cm, BC = 12cm. Đường tròn (O) đường kính AC cắt
AB và BC theo thứ tự ở D và H.
a) Gọi M là trung điểm của BD. Chứng minh rằng HM là tiếp tuyến của đường tròn (O).
b) Tính BD.
6. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB = 10cm, C là điểm chính giữa của cung AB, M là
trung điểm của BC, E là giao điểm của AM và cung AB. Gọi H là hình chiếu của E trên BC.
a) Chứng minh rằng EH = 2MH
b) Chứng minh rằng các tam giác BHE và ACM đồng dạng.
c) Tính độ dài EH.
7. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O), các đường cao AD, BE, CF cắt đường tròn
AM BN CK
(O) theo thứ tự ở M, N, K. Chứng minh rằng:    4.
AD BE CF
8. Qua điểm A nằm bên ngoài đường tròn (O) vẽ cát tuyến ABC. Gọi E là điểm chính giữa của
cung BC, DE là đường kính của đường tròn. AD cắt đường tròn tại I, IE cắt BC tại K. Chứng
minh rằng AC.BK = AB.KC.
9. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O;R) , gọi (I; r) là đường tròn nội tiếp tam giác
ABC, H là tiếp điểm của AB với đường tròn (I), D là giao điểm của AI với đường tròn (O),
DK là đường kính của đường tròn (O). Gọi d là độ dài của OI. Chứng minh rằng :
a) Tam giác AHI và tam giác KCD đồng dạng;
b) IA.ID = R2 – d2;
c) d2 = R2 – 2Rr ( định lí Ơ-le)
3

Bài 4. GÓC TẠO BỞI TIA TIẾP TUYẾN VÀ DÂY CUNG


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Vẽ góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và cho biết số đo của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và
dây cung với cung bị chắn
2. Nêu hệ quả của góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung ? Vẽ hình ghi GT-KL
3. Học thuộc định lí trong bài tập 30( SGK Toán 9 tập 2 trang 79
B. BÀI TẬP:
1. Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A. Vẽ các cát tuyến chung BAC và DAE,
B và D thuộc (O), C và E thuộc (O’).
a) Chứng minh rằng BD song song với CE.
b) Trong trường hợp nào thì BDCE là hình bình hành.
2. Cho tam giác ABC. Đường tròn (I) nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với AB, AC theo thứ tự ở
D và E. Gọi K là giao điểm của tia IA với đường tròn (I). Chứng minh rằng K là tâm đường
tròn nội tiếp tam giác ADE.
3. Cho nửa đường tròn (O) đường kính BC. Điểm A thuộc cung BC ( AB < AC). Gọi E là điểm
đối xứng với B qua A.
a) Tam giác BCE là tam giác gì ?
b) Gọi D là giao điểm của CE với nửa đường tròn. Kẻ tiếp tuyến Bx với nửa đường tròn ( Bx
và A cùng phía đối với BC). Chứng minh rằng BA là tia phân giác của góc DBx.
c) CA cắt BD, Bx theo thứ tự ở I, K. Tứ giác BKEI là hình gì ?
4. Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH. Vẽ đường tròn tâm I có đường kính BH nó
cắt AB ở M. Vẽ đường tròn tâm K có đường kính CH, nó cắt AC ở N.
a) Tứ giác AMHN là hình gì ?
b) Chứng minh rằng MN là tiếp tuyến chung của hai đường tròn (I) và (K).
c) Vẽ tiếp tuyến Ax của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Cmr Ax song song MN.
5. Cho nửa đường tròn (O) đường kính BC. Điểm A thuộc cung BC( AB <AC). Tiếp tuyến tại
A cắt đường thẳng BC tại I. Gọi H là hình chiếu của A trên BC. Cmr
a) AB là tia phân giác của góc IAH. b) IA2 = IB.IC.
6. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, điểm C nằm giữa A và B. Đường vuông góc với
AC tại C cắt cung AB ở D. Vẽ đường tròn (O’) đường kính BC. Kẻ tiếp tuyến AE với đường
tròn (O’). Cmr AD = AE.
7. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), đường phân giác AD. Vẽ đường tròn(O’) đi qua
A, D và tiếp xúc với đường tròn (O). Gọi M, N theo thứ tự là giao điểm của AB, AC với đường
tròn (O’). Cmr:
a) MN song song với BC. b) BC là tiếp tuyến của đường tròn (O’).
8. Cho tam giác ABC cân tại A, đường cao AD. Vẽ đường tròn (O) đi qua A và tiếp xúc với
BC tại B. Đường tròn (O) cắt AD tại điểm H( khác A) và cắt CH tại điểm K (khác H). Chứng
minh rằng:
a) BH vuông góc với AC; CH vuông góc với AB.
b) AK = AC.
9. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), AC = 2AB, BC = 6cm. Tiếp tuyến của đường
tròn tại A cắt BC ở M.
a) Cmr MC = 2MA. b) Tính MA.
10. Cho hai đường tròn (O) và (O’) ở ngoài nhau. Đường nối tâm OO’ cắt các đường tròn (O)
và (O’) tại các điểm A, B, C, D theo thứ tự trên đường . Kẻ tiếp tuyến chung ngoài EF, E thuộc
4

(O), F thuộc (O’). Gọi M là giao điểm của AE và DF, N là giao điểm của EB và FC. Chứng
minh rằng :
a) MENF là hình chữ nhật ; b) MN vuông góc với AD ; c) ME.MA = MF.MD.
11. Từ điểm A ở bên ngoài đường tròn (O), kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn. Gọi
BD là dây của đường tròn song song với AC, E là giao điểm của AD với đường tròn, I là giao
điểm của BE và AC. Chứng minh rằng I là trung điểm của AC.
12. Cho đường tròn (O) tại A đường kính AB. Vẽ đường tròn tâm A cắt đường tròn (O) ở C và
D. Kẻ dây BN của đường tròn (O), cắt đường tròn (A) tại điểm E ở bên trong đường tròn (O).
Chứng minh rằng
a) CEN  EDN ; b) NE2 = NC.ND.
13. Cho tam giác ABC vuông tại A nội tiếp đường tròn tâm O đường kính 5cm. Tiếp tuyến với
đường tròn tại C cắt tia phân giác của góc B tại K. Tính độ dài BK, biết rằng BK cắt AC tại D
và BD = 4cm.
14. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Tiếp tuyến tại A cắt BC tại I.
IB AB 2
a) Chứng minh rằng 
IC AC 2
b) Tính IA và IC, biết rằng AB = 20cm, AC = 28cm, BC = 24cm.
15. Cho tam giác ABC cân tại A, đường trung trực của AB cắt BC ở K. Chứng minh rằng AB
là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác ACK.
16. Cho hình bình hành ABCD, góc A  90o . Đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD cắt AC ở E.
Chứng minh rằng BD là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác AEB.
17. Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau ở A và B. Kẻ tiếp tuyến chung CC’ ( C thuộc (O),
C’ thuộc (O’)), kẻ đường kính COD. Gọi E, F theo thứ tự là giao điểm của OO’ với C’D, CC’.
Chứng minh rằng :
a) Góc EAF = 90o( A, C, C’ nằm cùng phía đối với OO’)
b) FA là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác CAC’
18. Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau ở A và B, trong đó tiếp tuyến chung CD song song
với cát tuyến chung EBF, C và E thuộc (O), D và F thuộc (O’), B nằm giữa E và F. Gọi M, N
theo thứ tự là giao điểm của DA, CA với EF. Gọi I là giao điểm của EC và FD. Chứng minh
rằng :
a) Tam giác ICD = tam giác BCD; b) IB là đường trung trực của MN.
5

Bài 5.
GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN TRONG ĐƯỜNG TRÒN.
GÓC CÓ ĐỈNH Ở BÊN NGOÀI ĐƯỜNG TRÒN.
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Phát biểu định lí về số đo góc có đỉnh ở bên trong đường tròn ? Vẽ hình ghi GT-KL
2. Phát biểu định lí về số đo góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn ? Vẽ hình ghi GT-KL
B. BÀI TẬP CƠ BẢN:
1. Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường tròn đường kính AB cắt BC tại D. Tiếp tuyến tại D
cắt AC ở P. Chứng minh P là trung điểm của AC.
2. Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O). AD là tia phân giác của góc A  D  BC  .
Gọi E là giao điểm của AD với đường tròn (O).
a) Tiếp tuyến của đường tròn tại A cắt BC ở I. Chứng minh rằng tam giác IAD là tam giác
cân.
b) Kẻ đường kính EOF. Gọi M là giao điểm của FA với BC. Chứng minh rằng M đối xứng
với D qua I.
3. Cho tam giác ABC cân tại A, nội tiếp trong (O). Trên cung nhỏ AC, lấy điểm D. Gọi S là
giao điểm của AD và BC, I là giao điểm của AC và BD
a) Chứng minh ASC  DCA . b) Chứng minh DIC  ASB  2. ACB
4. Hai dây AB và CD của đường tròn (O) kéo dài cắt nhau tại E ngoài đường tròn. Đường
thẳng kẻ từ E song song với AD cắt đường thẳng CB tại F. Từ F dựng tiếp tuyến FM với đường
tròn (M là tiếp điểm). Gọi I là giao điểm của AD và BC.
1
a) Chứng minh góc EFC = (sđ AB + sđ CD ). b) Chứng minh FM = FE
2
5. Cho đường tròn (O) có dây AB. Lấy điểm C thuộc tia đối của tia BA. Từ C kẻ các tiếp tuyến
CM và CN với đường tròn (M thuộc cung nhỏ AB, N thuộc cung lớn AB). Lấy D là điểm chính
giữa của cung lớn AB, DM cắt AB tại E
a) Chứng minh CM = CE.
b) b) Chứng minh EA.NB = NA.EB.
c) Gọi I là trung điểm của dây AB. Chứng minh năm điểm M,C,N,O và I cùng thuộc một
đường tròn.
6. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Các tia phân giác của góc B và góc C cắt nhau
tại I và cắt đường tròn (O) lần lượt tại D và E. Dây DE cắt các cạnh AB và AC lần lượt tại M
và N. Chứng minh rằng:
a) Tam giác AMN là tam giác cân.
b) Các tam giác EAI và DAI là những tam giác cân.
c) Tứ giác AMIN là hình thoi.
7. Tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn (O). Các điểm M, N, P lần lượt là điểm chính giữa
cung AB, cung BC, cung CA. Gọi D là giao điểm của MN và AB; E là giao điểm của PN và
AC. Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp ABC .
6

a) Chứng minh PI = PC; NI = NC.


b) Chứng minh rằng DE // BC.
8. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Các tia phân giác của các góc A và B cắt nhau ở
I và cắt đường tròn theo thứ tự tại M, N.
a) Chứng minh rằng: MB  MC , NA  NC
b) Chứng minh rằng MB = MI = MC
c) Gọi K là điểm đối xứng với I qua điểm M. Chứng minh rằng K là tâm đường tròn bàng tiếp
tam giác ABC.
9. Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O). Lấy điểm M thuộc tia đối của tia BC.
Gọi I là giao điểm của MA với đường tròn. Chứng minh rằng:
a) AMC  ACI
b) AI.AM = AC2.
10. Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây MN vuông góc với AB, điểm C thuộc cung BM.
Tiếp tuyến tại C cắt đường thẳng MN ở K, AC cắt MN ở E. Gọi I là điểm đối xứng với E qua
K. Chứng minh rằng:
a) Tam giác KEC là tam giác cân
b) Ba điểm I, C, B thẳng hàng
11. Cho đường tròn (O). Qua điểm A nằm ngoài đường tròn, kẻ tiếp tuyến AB và cát tuyến
ACD. Qua B kẻ đường vuông góc với tia phân giác của góc A cắt CD ở E và cắt đường tròn ở
M( khác B). Chứng minh rằng:
a) CM  MD
b) MC.MD = ME.MB
12. Cho tam giác ABC( AB < AC) nội tiếp đường tròn (O), I là điểm chính giữa của cung BC
không chứa A. Gọi D là giao điểm của AI và BC. Tiếp tuyến tại A cắt BC ở M.
a) Chứng minh rằng MAD là tam giác cân.
b) Vẽ đường kính IOK, gọi E là giao điểm của KA và BC. Chứng minh rằng AEC  ACK
NC
13. Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Các tia phân giác của các góc A và B cắt nhau
ở I và cắt đường tròn theo thứ tự ở D và E. Chứng minh rằng:
a) DB = DI = DC
b) DE là đường trung trực của IC
c) IF song song với BC( F là giao điểm của DE và AC)
14. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Gọi C là điểm chính giữa của cung AB. Trên đường
kính AB lấy điểm D sao cho BD = BC. Tia CD cắt đường tròn (O) ở điểm thứ hai E. Kẻ tiếp
tuyến Ex với đường tròn. Chứng minh rằng Ex song song với BC.
15. Cho đường tròn (O), dây AB, M là điểm chính giữa của cung AB. Vẽ các dây ME, MF cắt
dây AB theo thứ tự ở C, D( C nằm giữa A và D).
a) Chứng minh rằng MCB  MFE .
b) Với điều kiện nào của các dây ME, MF thì CD song song với EF
7

BÀI 6.
CUNG CHỨA GÓC
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Định nghĩa: Cung chứa góc  ( 0o <  < 180o) dựng trên trên đoạn thẳng AB là cung mà với
mọi điểm M thuộc cung đó, ta đều có AMB =  .
2. Áp dụng cung chứa góc vào chứng minh:
Nếu một tứ giác có hai đỉnh kề cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc  thì bốn
đỉnh của tứ giác đó nằm trên cùng một đường tròn.
3. Áp dụng cung chứa góc vào tìm quỹ tích:
Quỹ tích các điểm nhìn một đoạn thẳng cho trước dưới một góc  không đổi là hai cung chứa
góc  dựng trên đoạn thẳng đó( 0o<  < 180o).
Đặc biệt: Quỹ tích các điểm nhìn đoạn thẳng AB dưới một góc vuông là đường tròn đường
kính AB.
B. BÀI TẬP
1. Cho tam giác ABC có góc A = 800. Đường tròn (I) nội tiếp tam giác đó tiếp xúc với AB, AC
theo thứ tự tại M và N. Gọi K là giao điểm của MN và BI.
a) Tính số đo các góc CNK, CIK.
b) Chứng minh rằng bốn điểm C, I, N, K thuộc cùng một đường tròn.
c) Chứng minh rằng BK vuông góc với CK.
2. Cho đường tròn (O), dây BC. Các tiếp tuyến của đường tròn tại B và C cắt nhau ở K. Tia KO
cắt đường tròn (O) ở D và A ( D nằm giữa K và O). Gọi E là giao điểm của BD và AC. Chứng
minh rằng:
a) KBD  KAC ;
b) Bốn điểm A, B, K, E cùng thuộc một đường tròn; ; c) KE = KB.
o
3. Xét tam giác ABC có cạnh BC cố định, góc A = 50 .
a) Tìm quỹ tích các điểm A.
b) Điểm A ở vị trí nào thì tam giác ABC có diện tích lớn nhất
4. Cho tam giác ABC, AC > AB. Trên cạnh AC lấy điểm D sao cho CD = AB. Đường trung
trực của AD và đường trung trực của BC cắt nhau ở E. Chứng minh rằng điểm E nằm trên
đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
5. Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau ở A và B. Kẻ tiếp tuyến chung của hai đường tròn, (
C  (O), D  (O’). Gọi I là giao điểm của AB và CD, gọi E là điểm đối xứng với B qua I. Chứng
minh rằng:
a) BCED là hình bình hành;
b) Bốn điểm A, C, E, D thuộc cùng một đường tròn.
6. Cho tam giác ABC vuông tại A( AB< AC), đường cao AH. Trên tia AC lấy điểm D sao cho
AD = AB. Trên tia HC lấy điểm K sao cho HK = AH.
a) Chứng minh rằng bốn điểm A, D, K, B thuộc cùng một đường tròn.
b) Tính góc AKD.
8

Bài 7.
TỨ GIÁC NỘI TIẾP
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
1. Thế nào là tứ giác nội tiếp ? Vẽ hình minh hoạ
2. Phát biểu định lý về 2 góc đối của một tứ giác nội tiếp ?
3. Nêu dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp ? Vẽ hình ghi GT-KL cho từng dấu hiệu ?
B. BÀI TẬP
1. Cho tam giác ABC, các tia phân giác của các góc trong tại B và C gặp nhau tại S, các đường
phân giác của các góc ngoài tại B và C gặp nhau ở E.
a) Chứng minh rằng BSCE là tứ giác nội tiếp; ba điểm A, S, E thẳng hàng.
b) Gọi M là trung điểm của SE. Chứng minh rằng điểm M thuộc đường tròn ngoại tiếp tam giác
ABC
2. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O) trong đó các tia DA va CB cắt nhau ở E, các tia
AB và DC cắt nhau ở F. Tia phân giác của góc AEB cắt AB, CD theo thứ tự ở M, N. Chứng
minh rằng:
a) Tam giác FMN là tam giác cân.
b) Các tia phân giác của các góc AEB và BFC vuông góc với nhau.
3. Cho đường tròn (O) đường kính BC, dây EF vuông góc với BC ( FB  FC ). Gọi M là điểm
thuộc cung BE, A là giao điểm của EM và BC, D là giao điểm của CM và FB. Chứng minh
rằng:
a) ABMD là tứ giác nội tiếp. b) AD song song EF.
4. Cho tam giác ABC cân tại A nội tiếp đường tròn (O) đường kính AI. Gọi E là trung điểm của
AB, K là trung điểm của OI. Cmr AEKC là tứ giác nội tiếp.
5. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB. Trên tiếp tuyến tại B của nửa đường tròn, lấy các
điểm C, D ( BC < BD). Các tia AC và AD cắt nửa đường tròn theo thứ tự tại E và F ( khác A).
Gọi M là giao điểm của AC và BF. Chứng minh rằng CDEF là tứ giác nội tiếp.
6. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O), các đường cao BD và CE. Cmr
a) BEDC là tứ giác nội tiếp; b) AD.AC = AE.AB; c) OA vuông góc với DE.
7. Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O), các đường cao AH. Kẻ HE vuông góc với
AB, HF vuông góc với AC. Cmr:
a) AEHF và BEFC là các tứ giác nội tiếp; b) Góc BAH = góc OAC;
c) OA vuông góc với EF.
8. Cho đường tròn (O), đường kính AB vuông góc với dây CD tại H( điểm O nằm giữa A và
H). Kẻ đường kính CE. Gọi K là hình chiếu của A trên CE. Cmr AKHC là hình thang cân.
9

9. Cho tam giác ABC vuông tại A( AB < AC). Điểm E thuộc cạnh AC sao cho góc ABE = góc
C. Vẽ đường tròn (O) đường kính EC, cắt BC ở H ( khác C). Cmr AH là tiếp tuyến của đường
tròn (O).
10. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và một dây CD. Qua C vẽ đường thẳng vuông góc
với CD, cắt AB tại I. Các tiếp tuyến tại A và B của nửa đường tròn cắt đường thẳng CD theo
thứ tự tại E và F. Cmr góc EIF = 900.
11. Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB, bán kính OC vuông góc với AB. Gọi M là một
điểm thuộc cung BC, gọi N là giao điểm của AM và OC.
a) Chứng minh rằng tích AM. AN không đổi khi M chuyển động trên cung BC.
b) Gọi D là hình chiếu của C trên AM. Điểm M nằm ở vị trí nào thì OD = DC.
12. Cho tam giác nhọn ABC, trực tâm H, điểm K đối xứng với H qua BC, điểm N đối xứng với
H qua trung điểm của BC. Cmr năm điểm A, B, K, N, C thuộc cùng một đường tròn.
13. Cho tam giác nhọn ABC ( AB < AC), đường phân giác AD, đường cao AH. Kẻ DE vuông
góc với AB, DF vuông góc với AC. Cmr
a) Năm điểm A, E, H, D, F thuộc cùng một đường tròn. b) Góc BHE = góc CHF.
14. Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh BC. Vẽ đường tròn (O1) đi qua D và tiếp xúc với
AB tại B, vẽ đường tròn (O2) đi qua D và tiếp xúc với AC tại C. Gọi E là giao điểm thứ hai của
hai đường tròn ấy.
a) Chứng minh rằng điểm E thuộc đường tròn (O) ngoại tiếp tam giác ABC.
b) Đường thẳng ED cắt đường tròn (O) tại H. Chứng minh rằng AH song song với BC.
c) Chứng minh rằng khi D di chuyển trên cạnh BC thì đường thẳng ED luôn đi qua một điểm
cố định.
15. Cho đường tròn (O), dây AB. Các tiếp tuyến với đường tròn tại A và B cắt nhau ở C. Trên
dây AB lấy điểm E( EA > EB). Đường vuông góc với OE tại E cắt CA và CB theo thứ tự ở I và
K. Chứng minh rằng:
a) OAIE, OEBK là các tứ giác nội tiếp; b) Tam giác IOK là tam giác cân
c) AI = BK; d) OICK là tứ giác nội tiếp
10

MỘT SỐ BÀI TẬP TỔNG HỢP


Bài 1: Cho đường tròn (O; R) và điểm A nằm ngoài đường tròn (O). Vẽ hai tiếp tuyến
AB, AC của đường tròn (O) (B, C là hai tiếp điểm). Vẽ cát tuyến ADE của đường tròn
(O) (D, E thuộc đường tròn (O); D nằm giữa A và E, tia AD nằm giữa hai tia AB, AO.
a) Chứng minh rằng: A, B, O, C cùng thuộc một đường tròn và xác định tâm của đường
tròn này.
b) Chứng minh rằng: AB2 = AD.AE
c) Gọi H là giao điểm của OA và BC. Chứng minh rằng ∆AHD ∽ ∆AEO và tứ giác DEOH
nội tiếp.
d) Đường thẳng AO cắt đường tròn (O) tại M, N (M nằm giữa A và O).
EH MH
Chứng minh rằng: 
AN AD
Bài 2: Cho nửa đường tròn tâm O, bán kính R. Đường kính AB, C là điểm chính giữa cung
AB, K là trung điểm BC, AK cắt (O) tại M, vẽ CI vuông góc với AM tại I, CI cắt AB tại D.
a. Chứng minh góc AOC = 900, tứ giác ACIO nội tiếp, tính số đo góc OID.
b. Chứng minh OI là tia phân giác góc COM.
IO
c. Chứng minh tam giác CIO đồng dạng với tam giác CMB. Tính tỉ số
MB
d. Tính độ dài AM, BM theo R.
Bài 3: Cho đường tròn (O) đường kính AB = 2R. Từ A vẽ tiếp tuyến Ax với (O) ( A là tiếp
điểm). Trên tia Ax lấy điểm C sao cho AC = 2R. Qua C vẽ đường thẳng cắt đường tròn (O) tại
hai điểm D và E ( D nằm giữa C và E; đường thẳng này cũng cắt đoạn thẳng OB). Gọi H là
trung điểm đoạn thẳng DE
a) Chứng minh: CA2  CD  CE (1đ)
b) Chứng minh: tứ giác AOHC nội tiếp (1đ)
c) Đoạn thẳng CB cắt đường tròn (O) tại K. Tính số đo góc AOK và diện tích hình quạt AOK
theo R (1đ)
d) Đường thẳng CO cắt tia BD, tia BE lần lượt tại M và N. Chứng minh: O là trung điểm đoạn
thẳng MN. (0.5đ)
Bài 4. Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn (O). Các đường thẳng BO và CO lần lượt cắt
đường tròn (O) tại E, F. Gọi M là một điểm trên đoạn AE (M khác A, E). Đường thẳng FM cắt
BE kéo dài tại N, OM cắt AN tại G. Chứng minh rằng:
a) AF//BE; b) AF2 = AM.ON; c) Tứ giác AGEO nội tiếp
Bài 5. Cho tam giác ABC (AB < AC) có ba góc nhọn. Đường tròn tâm O đường kính BC cắt
các cạnh AC, AB lần lượt tại D, E. Gọi H là giao điểm của BD và CE; F là giao điểm của AH
và BC.
a) Chứng minh: AF  BC và AFD  ACE .
b) Gọi M là trung điểm của AH. Chứng minh: MD  OD và 5 điểm M, D, O, F, E cùng thuộc
một đường tròn.
c) Gọi K là giao điểm của AH và DE. Chứng minh: MD2 = MK. MF và K là trực tâm của tam
giác MBC.
2 1 1
d) Chứng minh:   .
FK FH FA
11

Bài 6. Từ điểm M ở ngoài đường tròn (O) vẽ cát tuyến MCD không đi qua tâm O và hai tiếp
tuyến MA, MB đến đường tròn (O), ở đây A, B là các tiếp điểm và C nằm giữa M, D.
a) Chứng minh MA2 = MC.MD.
b) Gọi I là trung điểm của CD. Chứng minh rằng 5 điểm M, A, O, I , B cùng nằm trên một
đường tròn.
c) Gọi H là giao điểm của AB và MO. Chứng minh tứ giác CHOD nội tiếp được đường tròn.
Suy ra AB là phân giác của góc CHD.
d) Gọi K là giao điểm của các tiếp tuyến tại C và D của đường tròn (O). Chứng minh A, B, K
thẳng hàng.
Bài 7. Cho đường tròn (O) có tâm O và điểm M nằm ngoài đường tròn (O). Đường thẳng MO
cắt (O) tại E và F (ME<MF). Vẽ cát tuyến MAB và tiếp tuyến MC của (O) (C là tiếp điểm, A
nằm giữa hai điểm M và B, A và C nằm khác phía đối với đường thẳng MO).
a) Chứng minh rằng MA.MB = ME.MF
b) Gọi H là hình chiếu vuông góc của điểm C lên đường thẳng MO. Chứng minh tứ giác
AHOB nội tiếp.
c) Trên nửa mặt phẳng bờ OM có chứa điểm A, vẽ nửa đường tròn đường kính MF; nửa đường
tròn này cắt tiếp tuyến tại E của (O) ở K. Gọi S là giao điểm của hai đường thẳng CO và KF.
Chứng minh rằng đường thẳng MS vuông góc với đường thẳng KC.
d) Gọi P và Q lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác EFS và ABS và T là trung
điểm của KS. Chứng minh ba điểm P, Q, T thẳng hàng.

You might also like