You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG Y HỌC GIA ĐÌNH

Câu 1: Liều Calci bổ sung ở phụ nữ trên 40 tuổi là:


A. 800 – 1200 mg/ngày
B. 400 – 800mg/ ngày
C. 1200 - 1600 mg/ngày
D. 1600 - 2000 mg/ngày
Câu 2: Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 2010, bệnh lý nào sau đây không thuộc
nhóm bệnh lý không lây nhiễm thường gặp ở người trưởng thành:
A. Bệnh viêm khớp dạng thấp
B. Bệnh tim mạch
C. Bệnh đái tháo đường
D. Bệnh lý về gan, xơ gan
Câu 3: Khi tư vấn về việc tiêm vắc xin cho người trưởng thành thì:
A. Cần tiêm vắc xin phòng thủy đậu cho người khỏe mạnh, không có tiền sử mắc
thủy đậu hoặc chưa tiêm trước đó
B. Đối với người trưởng thành cần tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung trước khi mang
thai và cho con bú
C. Đối với người nữ trưởng thành bắt buộc tiêm vắc xin viêm gan B trước khi
mang thai
D. Vắc xin viêm gan C áp dụng cho tất cả người lớn có nguy cơ và chưa tiêm trước
đó
Câu 4: Trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe, yếu tố nào sau đây thường
mang tính quyết định:
A. Xác định nhu cầu chăm sóc của người bệnh
B. Đánh giá trở ngại đối với việc tuân thủ điều trị tại nhà
C. Hướng dẫn bệnh nhân kế hoạch chăm sóc
D. Thương lượng kế hoạch chăm sóc với bệnh nhân
Câu 5: Bệnh nghề nghiệp nào sau đây thuộc nhóm các bệnh nhiễm khuẩn nghề
nghiệp:
A. Bệnh lao nghề nghiệp
B. Bệnh sạm da nghề nghiệp
C. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
D. Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp
Câu 6: Bệnh nghề nghiệp nào sau đây thuộc nhóm các bệnh da nghề nghiệp nghề
nghiệp:
A. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
B. Bệnh lao nghề nghiệp
C. Bệnh do xoắm khuẩn Leptospira nghề nghiệp
D. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp
Câu 7: Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010 cho thấy, nhóm
5 bệnh gây tử vong cao nhất ở người trên 70 tuổi của Việt Nam là:
A. Tai biến mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, viêm phổi, COPD, ung thư.
B. Tai biến mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, đái tháo
đường, bệnh thận mạn.
C. Tai biến mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, ung thư, xơ gan, đái tháo
đường.
D. Tai biến mạch máu não, bệnh tim thiếu máu cục bộ, COPD, xơ gan, tăng huyết
áp.
Câu 8: Nguyên tắc trong điều trị người cao tuổi:
A. Các chăm sóc y tế cần toàn diện và lồng ghép nhiều dịch vụ khác nhau.
B. Chăm sóc tại viện luôn là phương án tối ưu cho bệnh nhân ở gia đình và cộng
đồng.
C. Thảo luận và đưa ra các dịch vụ chăm sóc cuối đời cho bệnh nhân chỉ cần để ý
nguyện vọng của bệnh nhân.
D. Mục tiêu cao nhất là đảm bảo tình trạng sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh và
cộng đồng.
Câu 9: Kết quả xét nghiệm ở người cao tuổi:
A. Có thể đánh giá với chỉ số chuẩn ở bệnh nhân trẻ.
B. Chỉ số creatinin cao hơn theo tuổi.
C. Khoảng 50% người cao tuổi khỏe mạnh có hiện tượng tự miễn
D. Chỉ số gắn sắt toàn phần là thông số tốt nhất đánh giá thiếu sắt ở người cao tuổi
Câu 10: Bệnh nhân nam 55 tuổi, bị ung thư giai đoạn cuối. Bệnh nhân đang điều trị
tại nhà, hôm nay bệnh nhân đau hạ sườn phải nhiều, tối qua mất ngủ vì đau. Hiện
tại khám thấy mạch, huyết áp ổn định. Bác sĩ chỉ định bệnh nhân dùng morphin
tiêm tĩnh mạch. Theo anh chị, bác sĩ đang thực hiện biện pháp dự phòng cấp mấy:
A. Cấp III
B. Cấp II
C. Cấp I
D. Cấp 0
Câu 11: Khái niệm Y học gia đình là một chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe:
A. Toàn diện cho cá nhân, gia đình, cộng đồng
B. Toàn diện cho gia đình, cộng đồng
C. Cho cá nhân và gia đình một cách liên tục
D. Liên tục cho cá nhân gia đình và cộng đồng
Câu 12: Định nghĩa của hiệp hội BS gia đình Hoa Kỳ: ….... một chuyên ngành kết
hợp ....... chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ CSSK ban đầu toàn diện, liên tục cho
cá nhân, hội gia đình ở tất cả các lứa tuổi, giới tính và tất cả các loại bệnh tật.
A. YHGĐ / y học lâm sàng và khoa học hành vi
B. YHGĐ/ y học lâm sàng và y học dự phòng
C. YHGĐ / sinh học, y học lâm sàng, khoa học hành vi
D. YHGĐ / y học lâm sàng, khoa học tâm lý
Câu 13: Nguyên tắc quan trọng nhất trong YHGĐ là:
A. Chăm sóc sức khỏe liên tục
B. Chăm sóc sức khỏe toàn diện
C. Chăm sóc ức khỏe phối
D. Dự phòng nâng cao sức khỏe
Câu 14: Các khía cạnh được xem xét trong tính liên tục là:
A. Mối quan hệ giữa bác sĩ với từng thành viên và cả hộ gia đình, tính liên tục theo
thời gian và tính thông tin
B. Mối quan hệ giữa bác sĩ với từng thành viên và cả hộ gia đình, tính liên tục và
tính thông tin
C. Mối quan hệ giữa bác sĩ với cả hộ gia đình, tính liên tục của thông tin bệnh tật
của bệnh nhân
D. Mối quan hệ giữa bác sĩ với từng thành viên tỏng gia đình và cộng đồng, tính
liên tục và tính thông tin
Câu 15: Thông tin nào dưới dây đề cập đến tính liên tục theo thời gian:
A. Quá trình chăm sóc, mô tả về cách tiếp cận nhất nhất quán và thống nhất trong
việc thỏa mãn nhu cầu CSSK cho người bệnh trong một thời gian dài
B. Quá trình chăm sóc, mô tả về cách tiếp cận nhất nhất quán và thống nhất trong
việc thỏa mãn nhu cầu CSSK cho người bệnh trong một thời gian ngắn
C. Quá trình chăm sóc, mô tả về cách tiếp cận nhất nhất quán và thống nhất trong
việc thỏa mãn nhu cầu CSSK cho người bệnh trong một thời gian 2-3 năm
D. Quá trình chăm sóc, mô tả về cách tiếp cận nhất nhất quán và thống nhất trong
việc thỏa mãn nhu cầu CSSK cho người bệnh trong một thời gian trung bình
Câu 16: Trong quá trình quản lý và CSSK cho bênh nhân , bác sĩ không chỉ xem
xét đến người bệnh dưới góc độ sinh học mà còn phải xem xét cả về mặt xã hôi và
tâm lý. Câu trên thể hiện nguyên tắc nào của 6 nguyên tắc cơ bản của YHGĐ:
A. Chăm sóc sức khỏe toàn diện
B. Chăm sóc sức khỏe liên tục
C. Chăm sóc sức khỏe phối hợp
D. Tính liên tục về thông tin
Câu 17: Để có thể thực hiện tốt các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe phối hợp BSGĐ
cần những gì:
A. BSGĐ cần có mối liên lạc tốt với các bs chuyên khoa , nắm vững hệ thống
chuyển tuyến để có thể chuyển bệnh nhân khi cần thiết
B. BSGĐ tìm cách cung cấp một số lượng tối đa các dịch vụ sức khỏe cho mỗi
người bênh tùy thuộc vào khả năng của họ và hạn chế việc chuyển tuyến người
bệnh không cần thiết
C. BSGD cần xem xét sự ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình người bệnh cũng
như sự ảnh hưởng của gia đình đến tình trạng sức khỏe của từng cá thể trong gia
đình
D. BSGĐ cần liên tục cập nhật và thu thập thông tin của gia đình đến tình trạng
sức khỏe của từng cá thể trong gia đình
Câu 18: BSGĐ phải lưu ý các phong tục tập quán của cộng đồng có ảnh hưởng g
đến tình trạng sức khỏe của cá nhân và của cộng đồng cũng như sử dụng dịch vụ y
tế của cộng đồng đó. Câu trên thể hiện nguyên tắc nào của 6 nguyên tắc cơ bản của
YHGĐ:
A. Hướng cộng đồng
B. Chăm sóc sức khỏe liên tục
C. Chăm sóc sức khỏe toàn diện
D. Chăm sóc sức khỏe phối hợp
Câu 19: Một bệnh nhân nam 68 tuổi đến khám điều trị bệnh tăng huyết áp Độ II,
rối loạn lipid máu. Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não cách đây 1 năm với biến
chứng yếu không đồng đều nửa người trái. Hiện tại bệnh nhân đang theo dõi tập
vận động vật lý trị. Liệu châm cứu 1 lần/tuần tại khoa phục hồi chức năng. Lần
khám này bệnh nhân yêu cầu chụp CT để kiểm tình trạng não sau nhồi máu não .
Trong trường hợp này, với vai trò là BSGĐ anh chị thực hiện biện pháp dự phòng
cấp 1 như thế nào:
A. Khuyên bệnh nhân chú ý chế độ ăn giảm chất béo động vật, thay bằng dầu thực
vật, ăn giảm mặn, chỉ định thuốc chống kết tụ tiểu cầu
B. Giải thích cho bệnh nhân về giá trị của CT tại thời điểm 1 năm sau nhồi máu
não có giá trị hạn chế, cần chỉ ra rằng đánh giá lâm sàng có ý nghĩa hơn
C. Khuyên hạn chế lên xuống cầu thang, lái xe (ngừa nguy cơ tai nạn sinh hoạt - tai
nạn giao thông)
D. Sử dụng thuốc điều trị HA, chống rối loạn lipid và đề nghị theo dõi huyết áp tại
nhà, ghi chép vào sổ để hiệu thuốc lần khám sau
Câu 20: Một bệnh nhân nam 68 tuổi đến khám điều trị bệnh tăng huyết áp Độ II,
rối loạn lipid máu. Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não cách đây 1 năm với biến
chứng yếu không đồng đều nửa người trái. Hiện tại bệnh nhân đang theo dõi tập
vận động vật lý trị. Liệu châm cứu 1 lần/tuần tại khoa phục hồi chức năng. Lần
khám này bệnh nhân yêu cầu chụp CT để kiểm tình trạng não sau nhồi máu não .
Trong trường hợp này, với vai trò là BSGĐ anh chị thực hiện biện pháp dự phòng
cấp 2 như thế nào:
A. Sử dụng thuốc điều trị HA, chống rối loạn lipid, đề nghị theo dõi huyết áp tại
nhà, ghi chép vào sổ để hiệu thuốc lần khám sau và lên lịch làm xét nghiệm đánh
gía lại tình trạng mỡ máu
B. Giải thích cho bệnh nhân về giá trị của CT tại thời điểm 1 năm sau nhồi máu
não có giá trị han chế và không cần thiết phải làm xét nghiệm tại thời điểm này khi
mà các di chứng đang cải thiện tốt .
C. Khuyên hạn chế lên xuống cầu thang, lái xe (ngừa nguy cơ tai nạn sinh hoạt - tai
nạn giao thông )
D. Khuyên bệnh nhân chú ý chế độ ăn giảm chất béo động vật, thay bằng dầu thực
vật, ăn giảm mặn, chỉ định thuốc chống kết tụ tiểu cầu
Câu 21: Một bệnh nhân nữ 70 tuổi đến khám điều trị bệnh tăng huyết áp Độ II, rối
loạn lipid máu. Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não cách đây 1 năm với biến chứng
yếu không đồng đều nửa người trái. Hiện tại bệnh nhân đang theo dõi tập vận động
vật lý trị. Liệu châm cứu 1 lần/tuần tại khoa phục hồi chức năng. Lần khám này
bệnh nhân yêu cầu chụp CT để kiểm tình trạng não sau nhồi máu não . Trong
trường hợp này, với vai trò là BSGĐ anh chị thực hiện biện pháp dự phòng cấp 3
như thế nào:
A. Khuyên bênh nhân tập thể dục, vận động thụ động đối với phần cơ liệt, vận
động chủ động đối với với phần cơ yếu và khuyên bệnh nhân liên hệ với những
người có cùng bệnh để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cùng nhau phục hồi sức khỏe
B. Khuyên bênh nhân tập thể dục buổi sáng, vận động thụ động và chủ động đối
với với phần cơ yếu và khuyên bệnh nhân tham gia tập thể dục với câu lạc bộ
người cao tuổi để hỗ trợ phục hồi sức khỏe
C. Sử dụng thuốc điều trị HA, chống rối loạn lipid và khuyên bệnh nhân chú ý chế
độ ăn giảm chất béo động vật, thay bằng dầu thực vật, ăn giảm mặn, chỉ định thuốc
chống kết tụ tiểu cầu
D. Đề nghị theo dõi huyết áp tại nhà, ghi chép vào sổ để hiệu thuốc lần khám sau
Lên lịch làm xét nghiệm đánh giá lại công thức mỡ máu để tư vấn cụ thể hơn đối
với tình trạng hiện tại
Câu 22: Bênh sử lâm sàng bổ trợ nhiều cho công tác (....1..) , trong khi khám thực
thể được sử dụng ưu tiên ( ...2.....):
A. (1) Dự phòng cấp 1, (2) Dự phòng cấp 2
B. (1) Dự phòng cấp 2, (2) dự phòng cấp 1
C. (1) Dự phòng cấp 0, ( 2) Dự phòng cấp 1
D. (1) Dự phòng cấp 2, (2) dự phòng cấp 3
Câu 23: Quá trình thực hành của BSGĐ là lấy (1) làm trung tâm thay vì lấy (2) làm
trung tâm:
A. (1) con người, (2) bệnh tât
B. (1) Bệnh tật và con người, (2) vật chất
C. (1) bệnh tật, (2) con người
D. (1) con người và bệnh tật, (2) bệnh viện
Câu 24: Trong thực hành Y học gia đình , (....1….) ở lại , còn (.....2….) đến rồi đi:
A. 1. Người bệnh, 2. Bệnh
B. 1. Bác sĩ, 2. Người nhà
C. 1. Bệnh tật, 2. Người bệnh
D. 1. Bác sĩ, 2. Bệnh nhân
Câu 25: Câu nào sau đây là đúng về các định nghĩa y học gia đình theo WONCA
A. BSGĐ là thầy thuốc thực hành lâm sàng có chức năng cơ bản là cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe trực tiếp và liên tục cho các thành viên trong hộ gia đình.
B. BSGĐ là những thầy thuốc chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện và
liên tục cho các cá nhân trong bối cảnh gia đình, các gia đình trong bối cảnh cộng
đồng không phân biệt tuổi, giới, chủng tộc.
C. BSGĐ là những thầy thuốc chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ các chăm sóc y tế
hoặc hỗ trợ các thành viên trong hộ gia đình tiếp cận và sử dụng các dịch vụ khác.
D. BSGĐ là những thầy thuốc cung cấp các dịch vụ nâng cao sức khỏe, dự phòng
bệnh tật, điều trị, chăm sóc giảm nhẹ đồng thười khuyến khích vai trò của người
bệnh trong việc tự chăm sóc sức khỏe.
Câu 26: Chức năng của bác sĩ gia đình, ý nào SAI:
A. Có khả năng hành động như người điều phối các nguồn lực cần thiết đáp ứng
cho yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện.
B. Kiến thức chuyên môn rộng, chú trọng phát hiện và xử trí các bệnh thường gặp,
đáp ứng 70-80% nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng.
C. Có kỹ năng điều trị và quản lý các bệnh mạn tính.
D. Có khả năng tư vấn cho bệnh nhân và gia đình về các hành vi có lợi cho sức
khỏe.
Câu 27: Vai trò của bác sĩ gia đình được khuyến cáo ở các nước đang phát triển:
A. Là bác sĩ lâm sàng với thế mạnh là khám, điều trị/ xử trí các bệnh và cấp cứu
thường gặp tại cộng đồng.
B. Quan tâm chủ yếu đến công tác điều trị, phục hổi chức năng và giúp bệnh nhân
tái hòa nhập cộng đồng.
C. Là cầu nối giữa tuyến y tế cơ sở và các bệnh viện ở tuyến cao hơn, đảm bảo
người bệnh nhận được sự chăm sóc tối ưu.
D. Chỉ khoảng <5% các cuộc khám đầu tiên của bệnh nhân với bác sĩ gia đình phải
giới thiệu chuyển khám chuyên khoa hoặc chuyển lên bệnh viện tuyến cao hơn.
Câu 28: Ngành y học gia đình ra đời vào năm nào
A. 1960
B. 1966
C. 1979
D. 1969
Câu 29: Đào tạo chuyên khoa I chuyên ngành Y học gia đình xuất hiện từ:
A 2000
B. 2002
C. 2006
D. 2014
Câu 30: Khái niệm về hệ thống y tế của WHO năm 2007:
A. Hệ thống y tế là một phức hợp bao gồm con người, cơ sở vật chất được tạo nên
nhằm thúc đẩy, phục hồi và duy trì sức khỏe người dân.
B. Hệ thống y tế là sự liên kết giữa các cơ sở y tế công lập và tư nhân.
C. Hệ thống y tế được sắp xếp và liên kết bởi các chính sách.
D. Hệ thống y tế không bao gồm các nỗ lực tác động tới các yếu tố liên quan nhằm
cải thiện sức khỏe.
Câu 31: Một hệ thống y tế hoạt động tốt, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của
người dân thông qua:
A. Tăng cường tình trạng sức khỏe của người dân, xã hội.
B. Bảo vệ bệnh nhân trước gánh nặng xã hội do bệnh tật gây ra
C. Cung cấp dịch vụ mang tính công bằng và dịch vụ lấy cá nhân làm trung tâm
D. Tạo điều kiện để người dân đến khám, chữa bệnh dễ dàng.
Câu 32: Các hợp phần đầu vào của hệ thống y tế bao gồm:
A. Hệ thống thông tin
B. Chính sách của nhà nước
C. Nguồn nhân lực chất lượng cao
D. Đầu tư xã hội hóa
Câu 33: Ý nào sau đây sai về hệ thống y tế Việt Nam
A. Được phân là 5 cấp: trung ương, tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường, thôn
bản.
B. TYT xã là đơn vị kỹ thuật Y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân
C. Bộ Y tế là cơ quan tuyến trung ương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
y tế
D. Sở y tế là cơ quan chuyên môn trục thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Câu 34: Khó khăn, hạn chế về nguồn nhân lực của hệ thống Y tế Việt Nam hiện
nay, ý nào sai:
A. Nhân lực trình độ cao tập trung chủ yếu về các thành phố lớn, tình trạng mất
cân bằng nguồn nhân lực.
B. Ở tuyến y tế cơ sở thiếu nguồn nhân lực sau đại học, gây khó khăn trong đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh
C. Chưa có sự thay đổi đáng kể trong cơ chế tuyển dụng nhân viên y tế.
D. Chính sách đãi ngộ chưa đủ hấp dẫn để thu hút nhân lực làm việc ở vùng sâu,
vùng xa.
Câu 35: Theo WHO, công tác cung ứng dịch vụ y tế được đánh giá tốt cần có
những đặc điểm chính sau:
A. Tính toàn diện, tính liên tục, tính phối hợp
B. Tính toàn diện, tính liên tục, tính chuyên sâu
C. Tính toàn diện, tính phối hợp, tính chuyên sâu
D. Tính toàn diện, tính trách nhiệm, tính chuyên sâu
Câu 36: Hạn chế của hệ thống cung ứng sức khỏe ở Việt Nam theo WHO, ý SAI:
A. Thiên về chăm sóc chuyên khoa ở bệnh viện
B. Thương mại hóa dịch vụ y tế không được kiểm soát
C. Sự phân mảnh của mạng lưới cung ứng dịch vụ
D. Không chú trọng đúng mức công tác dự phòng
Câu 37: Các nguyên lý cơ bản của Y học gia đình, ngoại trừ:
A. Chăm sóc sức khỏe liên tục
B. Chăm sóc sức khỏe toàn diện
C. Chăm sóc sức khỏe lấy người bệnh làm trung tâm
D. Chăm sóc sức khỏe phối hợp
Câu 38: Phân loại gia đình theo quan điểm xã hội học:
A. Gồm 3 loại
B. Gia đình lớn là gia đình với 4 thế hệ trở lên
C. Gia đình nhỏ là gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân
D. Gia đình lớn ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay
Câu 39: Khái niệm y học dự phòng:
A. Một lĩnh vực y học tiếp cận cộng đồng và cá nhân giúp họ tăng cường sức khỏe,
phòng bệnh, giảm tai nạn khuyết tật và tránh tử vong.
B. Là mô hình chăm sóc từ cá nhân lan truyền đến cộng đồng
C. Dựa vào các mghiên cứu lớn để đưa ra các biện pháp phòng bệnh
C. Giúp cá nhân, cộng đồng nhìn nhận các yếu tố nguy cơ và kế hoạch hạn chế các
yếu tố đó.
Câu 40: Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong chăm sóc và dự phòng
theo nguyên lý y học gia đình
A. Tác động vào kiến thức, thái độ của con người đối với sức khỏe.
B. Giáo dục sức khỏe chiếm vai trò thứ yếu trong công việc của bác sĩ gia đình
C. Sự giao tiếp đơn chiều là nền tảng của mối quan hệ thầy thuốc, bệnh nhân
D. Truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm mục đích chủ yếu là giúp người bệnh
hiểu rõ tình trạng bệnh tật và phương pháp điều trị

You might also like