You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA RĂNG HÀM MẶT Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. THÔNG TIN CHUNG (General information)


Tên học phần (tiếng Việt) : HÓA HỌC
Tên học phần (tiếng Anh) : Chemistry
Mã học phần : OS2006
Thuộc khối kiến thức : Đại cương ; Cơ sở khối ngành ;
Cơ sở ngành ; Chuyên ngành ; Tốt nghiệp 
Khoa phụ trách : Khoa Dược
Số tín chỉ : 2 tín chỉ (2 lý thuyết, 0 thực hành, 4 tự học)
Số giờ lý thuyết : 30
Số giờ thực hành : 0
Số giờ tự học : 60
Học phần tiên quyết : Không
Học phần học trước : Không
Học phần song hành : Sinh học và di truyền, Lý sinh
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (Course description)
Hóa học là học phần cung cấp kiến thức cơ bản về cấu tạo nguyên tử, phân tử, liên
kết hóa học, các nguyên lý cơ bản của nhiệt động hóa học; cân bằng hóa học; dung dịch
các chất không điện ly, các chất điện ly, dung dịch keo; điện hóa học; danh pháp, tính
chất, phương pháp điều chế, ứng dụng y sinh học của các đơn chất, hợp chất phổ biến.
3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (Course objectives - COs)
Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên:
Ký hiệu Mục tiêu học phần
Có kiến thức về:
1. Cấu tạo, tính chất, phương pháp điều chế, ứng dụng và ý nghĩa y sinh
CO1
học một số hợp chất vô cơ, hữu cơ thông dụng.
2. Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng tự nhiên, các
quá trình sinh hóa xảy ra trong cơ thể sống.
Có thái độ:
1. Nhận thức đúng vai trì quan trọng của môn Hóa học cung cấp kiến thức
CO2 nền tảng trong Y học.
2. Áp dụng tư duy phản biện và y học chứng cứ dựa trên nền tảng kiến
thức khoa học cơ sở, phối hợp làm việc nhóm, tự học.
4. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (Course learning outcomes - CLOs)
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:

1
Ký hiệu Chuẩn đầu ra học phần
Trình bày được cấu tạo nguyên tử, sự biến thiên tính chất của các nguyên
CLO1 tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Nhận dạng được các loại liên kết hóa học.
Tính toán được hiệu ứng nhiệt sinh ra từ các quá trình hóa học.
CLO2
Giải thích một số cân bằng hóa học trong cơ thể sống.
Phân biệt được các loại dung dịch, tính toán được các đại lượng có liên quan
đến dung dịch.
CLO3
Phân tích được quá trình hình thành hạt keo, điện tích hạt keo.
Giải thích được hiện tượng keo tụ.
Trình bày được nguyên tắc tạo thành pin điện.
CLO4
Tính toán được các đại lượng liên quan tới pin điện.
Phân tích, diễn giải được cấu tạo, danh pháp, tính chất, phương pháp điều
CLO5 chế, ứng dụng y sinh học của các kim loại, phi kim điển hình và các hợp
chất của chúng.
Phân tích, diễn giải được cấu tạo, danh pháp, tính chất, phương pháp điều
CLO6
chế, ứng dụng y sinh học của các hợp chất hữu cơ thông dụng.
Vận dụng được các kiến thức hóa học làm nền tảng để học tập tốt các môn
CLO7
cơ sở và chuyên ngành, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học.
Ma trận mục tiêu học phần (CO) – chuẩn đầu ra học phần (CLO) – chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo (PLO):
COs CLOs PLOs
CO1 CLO1→6 PLO 1.2 (mức độ: R, A)
CO2 CLO7 PLO 2.3, 11.1→11.4 (mức độ I)
5. NỘI DUNG HỌC PHẦN, KẾ HOẠCH DẠY HỌC (Course content, Lesson plan)
Số giờ Lượng
STT Chủ đề CLOs
LT Tự học giá
1 Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học 4 8 CLO1,7 A1.2, A2
2 Nhiệt động hóa học 3 6 CLO2,7 A1.2, A2
3 Dung dịch 5 10 CLO3,7 A1.2, A2
4 Điện hóa học 2 4 CLO4,7 A1.2, A2
5 Các nguyên tố kim loại 5 10 CLO5,7 A1.2, A2
6 Các nguyên tố phi kim 2 4 CLO5,7 A1.2, A2
7 Hydrocarbon 2 4 CLO6,7 A1.2, A2
8 Dẫn xuất hydrocarbon 7 14 CLO6,7 A1.2, A2
Tổng cộng 30 60
6. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
6.1. Phương pháp dạy
Thuyết giảng, nêu câu hỏi và giải đáp, nghiên cứu trường hợp (case study), thảo luận
nhóm, bài tập.
2
6.2. Phương pháp học
Sinh viên lên lớp nghe giảng bài, làm bài tập, thảo luận, phân tích trường hợp.
6.3. Phương pháp tự học và hướng dẫn tự học
Hướng dẫn tự học: cung cấp đề cương chi tiết học phần, hướng dẫn nguồn tài liệu
tham khảo, bài tập.
Tự học: xem bài và chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của giảng viên trước mỗi buổi
học, tìm hiểu thêm tài liệu, học nhóm, hoàn thành các bài tập.
7. LƯỢNG GIÁ HỌC PHẦN (Course assessment)
Hoạt động Phương pháp đánh giá CLOs Tỷ lệ %
Điều kiện
A1. Đánh giá A1.1. Chuyên cần: ≥ 75% số buổi lý thuyết
cần
quá trình
A1.2. Kiểm tra quá trình: bài tập CLO1→6 30%
A2. Đánh giá
Thi kết thúc học phần: MCQ CLO1→6 70%
tổng kết
Tổng cộng 100%
Điểm học phần = (Điểm quá trình x 0,3) + (Điểm thi kết thúc học phần x 0,7)
- Đạt: ≥ 4 điểm.
- Không đạt: < 4 điểm, sinh viên phải học lại và thi lại học phần.
8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (Course requirements and expectations)
- Dự lớp: theo qui đinh ̣ chung của trường.
- Sinh viên tích cực học tập, học nhóm, hoàn thành bài tập, thi kết thúc học phần.
9. TÀI LIỆU HỌC TẬP, THAM KHẢO
9.1. Tài liệu dạy học
Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2019), Giáo trình hóa học.
9.2. Tài liệu tham khảo
1) Phan An (2008), Hóa vô cơ và hữu cơ (Sách đào tạo bác sĩ y khoa), Nxb Y Học,
Hà Nội.
2) Nguyễn Đình Chi (2013), Hóa học đại cương, Nxb Giáo Dục.
3) Lê Thành Phước (2015), Hóa đại cương - vô cơ (Dùng đào tạo dược sĩ đại học),
Nxb Y Học.
4) John E. McMurry, Robert C. Facy (2014), General chemistry: Atoms first, 2nd
edition, Pearson Education
5) John McMurry (2015), Organic Chemistry, 9th edition, Cengage Learning.
9.3. Phần mềm hay công cụ hỗ trợ học tập
Elearning.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2022
Trưởng Khoa Giảng viên biên soạn

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Hồng PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Hồng

You might also like