You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA RĂNG HÀM MẶT Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. THÔNG TIN CHUNG (General information)


Tên học phần (tiếng Việt) : DÂN SỐ – TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Tên học phần (tiếng Anh) : Population – Health Communication and Education
Mã học phần : MD1031
Thuộc khối kiến thức : Đại cương ; Cơ sở khối ngành ;
Cơ sở ngành ; Chuyên ngành ; Tốt nghiệp 
Khoa, Bộ môn phụ trách : Khoa Y
Số tín chỉ : 2 tín chỉ (2 lý thuyết, 0 thực hành, 4 tự học)
Số giờ lý thuyết : 30
Số giờ thực hành : 0
Số giờ tự học : 60
Học phần tiên quyết : Không
Học phần học trước : Không
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (Course description)
Học phần Dân số - Truyền thông Giáo dục sức khỏe gồm có 2 phần: Dân số và
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe. Phần Dân số cung cấ p cho người học các khái niệm
về quy mô, cơ cấ u dân số, phân bố dân cư, mức sinh – mức chế t và các yế u tố ảnh
hưởng, dân số và phát triển, các chính sách ổn định và nâng cao chất lượng dân số. Phần
Truyền thông – Giáo dục sức khỏe cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản về
truyền thông và giáo dục sức khỏe. Nội dung học phần trình bày các khái niệm cơ bản
về truyền thông và giáo dục sức khỏe; lý thuyết về hành vi sức khỏe; các phương pháp,
phương tiện truyền thông và giáo dục sức khỏe; kỹ năng truyền thông và giáo dục sức
khỏe; lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các hoạt động chương trình giáo dục sức khỏe.
3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (Course objectives – COs)
Học phần này trang bị cho sinh viên có khả năng:
Ký hiệu Mục tiêu học phần
Có kiến thức về:
- Các khái niệm cơ bản liên quan đến dân số như quy mô, cơ cấ u dân số,
phân bố dân cư, chất lượng dân số, mức sinh – mức chế t và các yế u tố
ảnh hưởng.
- Các kiến thức cơ bản về Sức khỏe, Truyền thông, Giáo dục sức khỏe
CO1
(GDSK) và Nâng cao sức khỏe (NCSK).
- Tính toán và phân tích được các chỉ số liên quan đến dân số, các yếu tố
ảnh hưởng đến sự thay đổi của dân số.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số và phát triển y tế, các yếu tố
quyết định vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe.
1
- Thực hiện được truyền thông - giáo dục sức khỏe và lập được kế hoạch,
giám sát và đánh giá các hoạt động chương trình giáo dục sức khỏe.
Có thái độ:
- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kiến thức cơ sở về dân số và
CO2
giáo dục truyền thông sức khỏe trong học tập và nghề nghiệp.
- Rèn luyện duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, tự học.
4. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (Course learning outcomes – CLOs)
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:
Ký hiệu Chuẩn đầu ra học phần
Trình bày được các khái niệm cơ bản liên quan đến dân số, mục đích, đối
CLO1
tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của dân số học
Phân tích được thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến vấn đề
CLO2 dân số và ảnh hưởng của thực trạng dân số đến phát triển kinh tế - xã hội
ở nước ta, xu hướng biến động dân số, dự báo dân số.
Trình bày được các khái niệm cơ bản về sức khỏe, truyền thông, GDSK,
CLO3 NCSK, vị trí, vai trò của GDSK trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân và trách nhiệm thực hiện GDSK.
Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, hành vi sức khỏe,
CLO4 các bước của quá trình thay đổi hành vi và các mô hình lý thuyết giải
thích hành vi và các nguyên tắc cơ bản trong TT-GDSK
Xác định các nguyên tắc cơ bản và các kỹ năng cần thiết để thực hiện
CLO5
một chương trình GDSK
Nhận ra được tầm quan trọng của kiến thức cơ sở về dân số và giáo dục
CLO6 truyền thông sức khỏe trong công tác chăm sóc sức khỏe.
Áp dụng tư uy phản biện, làm việc nhóm, tự học.
Đối chiếu mục tiêu học phần (CO) – Chuẩn đầu ra học phần (CLO) – Chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo (PLO):
COs CLOs PLOs
CO1 CLO1→5 PLO 1.1, 1.2 (mức độ: I, A)
CO2 CLO6 PLO 2.3, 11.1→11.4 (mức độ: I, A)
5. NỘI DUNG HỌC PHẦN, KẾ HOẠCH DẠY HỌC (Course content, Lesson plan)
Số giờ Lượng
STT Chủ đề CLOs
LT Tự học giá
1 Nhập môn dân số học 1 2 CLO1,6 A1.2, A2
2 Lý thuyế t quá độ dân số 1 2 CLO1,6 A1.2, A2
3 Quy mô, cơ cấu và phân bố dân cư 2 4 CLO1,6 A1.2, A2
4 Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng 1 2 CLO1,6 A1.2, A2
5 Mức chết và các yếu tố ảnh hưởng 1 2 CLO1,6 A1.2, A2
6 Di dân và đô thị hóa 1 2 CLO1,6 A1.2, A2

2
7 Dân số và phát triể n y tế 2 4 CLO1,6 A1.2, A2
Chất lượng dân số và các yếu tố ảnh
8 2 4 CLO2,6 A1.2, A2
hưởng
9 Dự báo dân số 2 4 CLO2,6 A1.2, A2
10 Giới thiệu Nâng cao sức khỏe 2 4 CLO3,6 A1.2, A2
Hành vi sức khỏe – Quá trình thay đổi
11 2 4 CLO4,6 A1.2, A2
hành vi sức khỏe
12 Một số lý thuyết về hành vi cá nhân 2 4 CLO4,6 A1.2, A2
13 Các nguyên tắc trong GDSK và NCSK 2 4 CLO4,6 A1.2, A2
14 Các nội dung giáo dục sức khỏe 2 4 CLO4,6 A1.2, A2
Phương pháp, phương tiện truyền thông
15 2 4 CLO5,6 A1.2, A2
GDSK
16 Kỹ năng truyền thông GDSK-NCSK 2 4 CLO5,6 A1.2, A2
Lập kế hoạch truyền thông - giáo dục
17 2 4 CLO5,6 A1.2, A2
sức khỏe
Giám sát & đánh giá một chương trình
18 1 2 CLO5,6 A1.2, A2
giáo dục và nâng cao sức khỏe
Tổng cộng 30 60
6. PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
6.1. Phương pháp dạy
Thuyết giảng, nêu câu hỏi và giải đáp, PBL, thảo luận nhóm, bài tập.
6.2. Phương pháp học
Sinh viên lên lớp nghe giảng bài, thảo luận, làm bài tập và kiểm tra.
6.3. Phương pháp tự học và hướng dẫn tự học
Hướng dẫn tự học: cung cấp đề cương chi tiết học phần, hướng dẫn nguồn tài liệu
tham khảo và các bài tập.
Tự học: Sinh viên xem bài và chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của giảng viên trước
mỗi buổi học, tìm hiểu thêm tài liệu.
7. LƯỢNG GIÁ HỌC PHẦN (Course assessment)
Hoạt động Phương pháp đánh giá CLOs Tỷ lệ %
A1.1. Chuyên cần: ≥ 75% số buổi lý thuyết Điều kiện cần
A1. Đánh
CLO
giá quá trình A1.2. Kiểm tra thường xuyên 30%
1→4
A2. Đánh CLO
Thi kết thúc học phần: MCQ 70%
giá tổng kết 1→4
Tổng cộng 100%
Điểm học phần = (Điểm quá trình x 0,3) + (Điểm thi kết thúc học phần x 0,7)
- Đạt: ≥ 4 điểm.
- Không đạt: < 4 điểm, sinh viên phải học lại và thi lại học phần.
8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (Course requirements and expectations)
3
- Tuân thủ các qui đinh ̣ học tập của Trường.
- Sinh viên tích cực học tập, làm bài kiểm tra và thi kết thúc học phần.
9. TÀI LIỆU HỌC TẬP, THAM KHẢO
9.1. Tài liệu dạy học
1) Trường đại học Y Dược Cần Thơ (2019), Dân số học.
2) Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2019), Truyền thông - Giáo dục sức khỏe.
9.2. Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt:
1) Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương (2019), Kết quả tổng
điều tra dân số và nhà ở, Nxb Thống kê, Hà Nội.
2) Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Duy Luật, Vũ Khắc Lương (2013), Giáo dục và nâng
cao sức khỏe, Nxb Y Học.xb, Hà Nội.
3) Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội (2012), Lập kế hoạch Chương trình
Nâng cao sức khỏe - Tài liệu giảng dạy Cử nhân Y tế công cộng, Hà Nội.
4) Trường Đại học Y Hà Nội (2009), Dân số học: Sách đào tạo hệ Bác sĩ Y học dự
phòng, Hà Nội.
Tiếng Anh:
1) Karen Glanz, et al. (2008), Health behavior and health education: Theory,
research, and practice, 4th edition, Jossey-Bass.
2) Nova Corcoran (2007), Communicating health: Strategies for health promotion,
Los Angeles: SAGE Publication.

Biên soạn đề cương học phần


KHOA Y

You might also like