You are on page 1of 3

TỔ 3

DÀN Ý CHI TIẾT


ĐỀ 1:
SO SÁNH THẦN TRỤ TRỜI CỦA VIỆT NAM VÀ ÔNG BÀN CỔ TRONG
THẦN THOẠI TRUNG QUỐC. LÍ GIẢI VÌ SAO CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO
THẾ GIỚI LUÔN XUẤT PHÁT TỪ VIỆC TÁCH RỜI TRỜI VÀ ĐẤT?
I. MỞ BÀI
- Dẫn dắt vào bài : Giới thiệu hai tác phẩm được đề cập là Thần Trụ Trời
và Ông Bàn Cổ
- Nêu vấn đề :
+ Giới thiệu khái quát: Thần Trụ Trời và Ông Bàn Cổ được đánh giá là
một trong những tác phẩm đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật của thể loại
thần thoại
+ Nêu chủ đề : Tiến hành phân tích, so sánh giữa hai tác phẩm trên
II. THÂN BÀI
a) Giống nhau:
- Hai tác phẩm giống nhau về thể loại : đều là truyện thần thoại
- Giống nhau về các đặc điểm của thể loại : thời gian, không gian, cốt
truyện thần thoại...
- Cả hai nhân vật đều là những vị thần có vóc dáng cao lớn và khả năng
phi thường có thể sáng lập thế giới. => Cả hai tác phẩm trên đều là những
câu chuyện dận gian do tác giả dân gian viết hoặc kể lại để bày tỏ lòng
biết ơn, sự kính trọng của mình đối với những nhân vật đã có công tạo
lập nên vũ trụ và cũng đồng thời thể hiện lối giải thích của người xưa về
sự hình thành của thế giới.
**Lưu ý: trong các luận điểm có quan hệ từ để chuyển ý : Trước hết,
Tiếp theo, Ngoài ra, Hơn nữa...
b) Khác nhau:
- Về xuất xứ : Ông Bàn Cổ là truyện thần thoại Trung Quốc, Thần Trụ
Trời là thần thoại Việt Nam.
- Về nguồn gốc các vị thần : Thần Bàn Cổ sinh ra từ viên đá hấp thụ
dương khí, Thần Trụ Trời bỗng nhiên xuất hiện với cơ thể to lớn trong
vùng hỗn độn của thế giới.
- Cách sáng lập thế giới của mỗi vị thần: Thần Trụ Trời đào đất, đắp cột
chống trời, Thần Bàn Cổ chỉ cần ước thì mọi vật được hóa sinh.
- Cuối cùng Thần Trụ Trời được tôn là Trời hay Ngọc Hoàng trông coi
mọi việc, Ông Bàn Cổ tự xưng là thiên tử ( tức con trời )
* Trả lời câu hỏi vì sao các vị thần lại xuất hiện từ lúc trời đất chưa phân
chia ?
=> Vì theo quan niệm của người dân châu Á về việc hình thành thế giới
thì lúc đó trời và đất dính vào nhau. Nó chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm,
lạnh lẽo. Ở đó không có bất cứ sinh vật và dấu hiệu của sự sống nào. Vì
vậy các vị thần phải tách rời trời và đất để tạo điều kiện cho sự sống được
hình thành và phát triển.
III. KẾT BÀI
- Rút ra đánh giá chung về hai tác phẩm
- Nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và mọi người
ĐỀ 2:
NGOÀI NIỀM TIN VÀO THẦN LINH, CON NGƯỜI CÒN NIỀM TIN VÀO
NHỮNG GÌ NỮA?
I. MỞ BÀI
- Dẫn dắt giới thiệu các vấn đề
Con người nói chung ai cũng đều có cho mình một góc sống nội
tâm riêng. Đặc biệt là người Việt Nam thời xưa thường có những tín
ngưỡng, tư tưởng tôn thờ các vị thần linh vô cùng phong phú . Và
niềm tin vào các vị thần có lẽ là khởi nguồn của vô vàn niềm tin sau
này. Niềm tin của ta không chỉ đặt ở những vị thần, mà còn ở những
thứ xung quanh, bạn bè, người thân và hơn thế là ở chính bản thân ta.

II. THÂN BÀI


1. Niềm tin là gì? Lí do con người đặt niềm tin vào thần linh?
- Niềm tin là:
+ Nền tảng tâm linh
+ Gốc rễ linh hồn của mỗi con người
- Người có niềm tin mạnh mẽ vào một mục đích nào đó thường có sức
mạnh và lòng kiên trì để vượt qua những rào cản và khó khăn để đạt
được mục đích đó. Đấy là sức mạnh to lớn của niềm tin.
- Niềm tin của con người được đặt vào các vị thần xa xưa đó như là lời
giải thích cho các hiện tượng tự nhiên. Họ tin rằng: các vị thần xa xưa
là người có công khai thiên lập địa, tạo ra muôn loài.
2. Niềm tin vào những gì khác trong cuộc sống?
- Niềm tin vào con người, đặc biệt là đấng sinh thành:
+ Sự biết ơn, tin tưởng vào những lời khuyên, lời răn dạy của cha mẹ
và phấn đấu để hoàn thiện bản thân chính là điều kiện tiên quyết để
mỗi người chúng ta có thể hướng đến một cuộc sống ý nghĩa,tốt đẹp
hơn. -> Vì vậy, ta phải luôn biết tin tưởng vào những lời khuyên mà
cha mẹ đã gửi gắm cho ta để có thể bước đi trên đường đời đầy thử
thách. Bởi dù cho mai sau có thành công đi chăng nữa thì những bài
học ấy sẽ luôn là kho báu vô giá mà họ để lại cho ta và con cháu
chúng ta sau này.
- Niềm tin ở các mối quan hệ xã hội, bạn bè, đồng nghiệp:
+ Họ là một phần trong cuộc sống của ta, giúp ta trưởng thành -> Bởi
tin tưởng vào bạn bè của mình cũng chính là trao cho người khác và
cả bản thân thêm những cơ hội để vượt qua khó khăn trong cuộc sống
- Niềm tin ở bản thân:
+ Tin vào bản thân, tin vào trực giác, tin vào suy nghĩ của mình và tin
rằng mình có thể hoàn thành tốt những ước mơ, hoài bão và trở thành
một phiên bản tốt nhất của chính mình.
3. Phê phán một số vấn đề về niềm tin trong xã hội
- Niềm tin là thứ dễ có, dễ mất và dễ bị lợi dụng. Một số kẻ xấu hay lợi
dụng niềm tin của người khác vào mình để kiếm lợi, lừa lọc. -> Khiến
cho người ta không còn sự tin tưởng lẫn nhau, và luôn mang trong
mình tư tưởng: Không nên tin bất kì ai và cũng không nên giúp bất kì
ai
 Đây là một sự việc hết sức đáng buồn trong xã hội hiện nay.
III. KẾT BÀI
- Khái quát lại vấn đề, đưa ra lời khuyên
Niềm tin là thứ vô cùng đáng quý, nó mang giá trị tinh thần to
lớn đối với chúng ta. Nếu biết khéo léo ‘vận dụng’, niềm tin sẽ trở
thành vũ khí mạnh mẽ giúp ta chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.
Vậy nên ai cũng nên có cho mình một niềm tin để làm chỗ dựa và hãy
bảo vệ niềm tin ấy cũng như trân trọng niềm tin người khác đặt vào
mình.

You might also like