You are on page 1of 2

A.

Bối cảnh lịch sử


- Diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX
- Ra đời trên cơ sở kế thừa 2 cuộc cách mạng thời kì cận đại
- Nhu cầu phục vụ chiến tranh ( Chiến tranh lạnh, chiến tranh thế giới
thứ hai) đã thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu khoa học, chế tạo ra
nhiều loại vũ khí và phương tiện chiến tranh tối tân, hiện đại.
- Phát sinh những vấn đề mới cần xử lí: Sự vơi cạn tài nguyên hóa
thạch, nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất, vấn đề bùng nổ và
già hóa dân số
- Sự cần thiết phải có những công nghệ mới, an toàn và bền vững
ngày càng trở nên cấp thiết.

B. Thành tựu cơ bản

- Trong khoa học cơ bản đạt được các thành tựu lớn trong lĩnh vực Toán
học, Vật lý, Hóa học, Sinh học,…

- Những vật liệu mới và những nguồn năng lượng mới cũng được
nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất.

- Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã giải quyết nạn đói kinh
niên ở nhiều quốc gia.

- Tạo ra nhiều phát minh lớn về công cụ sản xuất :

+ Máy tính

+ Internet và mạng kết nối Internet không dây

+ Tự động hóa và công nghệ robot

- Đạt được thành tựu trong công cuộc chinh phục vũ trụ của hai cường
quốc là Mỹ và Liên Xô

C. Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế:

- Giảm thiểu chi phi cần thiết để tạo ra hàng hóa tiêu dùng

Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế: - Cuộc cách mạng này đã cho phép chi phí
tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa
tiêu dùng. Kết quả là kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như
những mối tương quan giữa các lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ của nền sản xuất, đồng thời làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản
xuất. - Cách mạng công nghiệp cũng đã mở rộng sức mạnh của truyền thông và
chia sẻ thông tin, tăng khả năng cho các công nghệ hiện có và sự ra đời của công
nghệ mới mang đến nhiều cơ hội tiềm năng để khai thác, cũng như giúp mở ra một
kỷ nguyên mới của giám sát hàng loạt. Tác động về mặt xã hội, văn hóa: - Cách
mạng đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội;
tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này. - Sự phát
triển của các công nghệ truyền dẫn bao gồm mạng máy tính, Internet và phát sóng
kỹ thuật số và sự thâm nhập xã hội của điện thoại 3G tăng theo cấp số nhân vào
những năm 2000, cũng đóng một vai trò rất lớn trong cuộc cách mạng kỹ thuật số
khi chúng đồng thời cung cấp giải trí, truyền thông và kết nối trực tuyến phổ biến. -
Tuy nhiên cuộc cách mạng kĩ thuật số cũng có một số tác động tiêu cực: vấn đề
bản quyền và thương hiệu, mối lo ngại về quyền riêng tư và chia sẻ thông tin, quá
tải thông tin, các cướp bóc trên Internet, các hình thức cô lập xã hội và bão hòa
phương tiện truyền thông,…

You might also like