You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG


BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
***

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN


HỌC PHẦN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ


ĐẠI ĐOÀN KẾT – GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn: MAI THANH HỒNG

Người thực hiện: Phạm Thanh Huyền

MSSV: 2052220019

Mã học phần: 11300032107

Lớp học phần: Tín chỉ 07

Thời gian học: Sáng thứ 6

Hà Nội, 2022

2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã đưa dân tộc ta giành độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc và tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Một trong những yếu tố đảm bảo thắng lợi của cách mạng nước ta
là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng theo ngọn cờ chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ kinh nghiệm lịch sử, từ yêu cầu cấp bách của sự
nghiệp đổi mới đất nước, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã
khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động”1.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm khoa học về chính
trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Quan điểm này được Đảng và dân ta vận
dụng vào quá trình đấu tranh, lao động, xây dựng, sáng tạo, bảo vệ đất nước
Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất, giàu mạnh Xuyên suốt và nhất quán
trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư
tưởng đại đoàn kết. Đó là quan điểm nhằm tập hợp, phát huy sức mạnh dân tộc,
quốc tế vì mục tiêu độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã khơi dậy
và phát huy đến đỉnh cao sức mạnh của cả cộng đồng xã hội. Tư tưởng đại đoàn
kết ấy đã trở thành một bộ phận hữu cơ trong đường lối chiến lược của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Ngày nay, sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng. Với sự nghiệp đổi mới, dân
tộc ta đang đứng trước cơ hội và những nguy cơ thử thách lớn. Vấn đề tập hợp,
đoàn kết, phát huy mọi nguồn lực trong nước và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
đang đặt ra cấp bách. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành
Trung ương khóa IX Đảng ta chỉ rõ: “Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, giữ vững độc

1
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.127.

3
lập, thống nhất tổ quốc. Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội” 2. Vì vậy, có thể thấy rằng tư
tưởng về đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan
trọng. Nghiên cứu tư tưởng đại đoàn kết dân tộc để làm sáng rõ tư tưởng của Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết luôn là một yêu cầu lý luận cấp bách nhằm tìm hiểu
những giá trị quý báu trong kho tàng tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần vào quá
trình xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách về đại đoàn kết của Đảng và
Nhà nước ta hiện nay.
Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp,
đặc biệt là vấn đề xung đột dân tộc, sắc tộc. Các thế lực trong và ngoài nước
đang triển khai chiến lược diễn biến hòa bình, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo
nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết để chống phá thể chế chính sách của
Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lúc này hơn bao giờ hết, việc hiểu rõ và kế thừa, phát triển, vận dụng tư tưởng
đại đoàn kết Hồ Chí Minh có ý nghĩa lý luận, thực tiễn rất thiết thực đối với sự
nghiệp xây dựng đất nước. Từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết – giá trị lý luận và thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm rõ hệ thống tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh
với việc tìm tòi những giá trị lý luận và thực tiễn từ tư tưởng đó, đặc biệt trong
bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình xây dựng sự nghiệp đổi mới và phát
triển đất nước hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ mục đích, nội dung của đề tài có những nhiệm vụ sau:
2
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.12-13.

4
Thứ nhất, trình bày những cơ sở, quá trình hình thành và nội dung cơ bản
của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh.
Thứ hai, phân tích những giá trị lý luận, giá trị thực tiễn của tư tưởng trong
sự nghiệp cách mạng Việt Nam và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa
hiện nay của đất nước.
Thứ ba, tìm hiểu quá trình vận dụng của Đảng về tư tưởng đại đoàn kết dân
tộc của Người, đồng thời, liên hệ đến bản thân về việc rút ra những hành động,
suy nghĩ thiết thực từ tư tưởng đại đoàn kết dân tộc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh về dân tộc và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Đề tài chọn mốc thời gian khoảng cuối thế kỷ XIX –
XX bởi đây là giai đoạn hoạt động của Nguyễn Tất Thành nhằm kiếm tìm con
đường độc lập, đây là thời điểm xuất hiện những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Mốc kết thúc của đề tài là năm 2021, đây là
thời điểm cần đánh giá lại những giá trị lý luận và thực tiễn mà tư tưởng đại
đoàn kết của Người đem lại, đồng thời, đây cũng là năm tổ chức Đại hội đại
biểu lần thứ XIII của Đảng đã tổng kết lại quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung và tư tưởng đại đoàn kết của Người nói riêng trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, để tìm hiểu cụ thể hơn về tư
tưởng đại đoàn kết dân tộc, tác giả mở rộng phạm vi nghiên cứu đến những thế
kỉ XVIII khi phân tích những quan điểm Mác – Lênin về dân tộc, tác giả xem
đó là cơ sở lý luận vững chắc cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5
4.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả dựa trên quan điểm lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cụ thể là quan điểm khách
quan, toàn diện và toàn bộ trong nghiên cứu, đánh giá một vấn đề. Tác giả đặt
vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh hình thành, phát triển của Việt Nam cuối thế
kỉ XIX và xuyên suốt thế kỉ XX cùng những tác động trong nước và trên thế
giới để trình bày, phân tích, nhận định về những nội dung cơ bản tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. Từ đó rút ra vai trò, bản chất, quy luật,
khuynh hướng chủ đạo của sự vận động, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc. Hơn đâu hết, với một đất nước có bề dày lịch sử hào hùng và
trải qua những cuộc kháng chiến khốc liệt, việc vận dụng và sử dụng thành công
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc mang giá trị lý luận và thực tiễn
sâu sắc, đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng đất nước như hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên hai phương pháp chính là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic. Kết hợp chặt chẽ việc khảo cứu nguồn văn kiện
Đại hội Đảng, công trình Hồ Chí Minh toàn tập. Bên cạnh đó, các phương pháp
so sánh, thống kê cũng được sử dụng để làm nổi bật tầm quan trọng của tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và những giá trị lý luận, giá trị thực
tiễn trong tư tưởng đại đoàn kết của Người.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về đại đoàn kết
dân tộc của Người nói riêng thì việc đặt những nội dung trong tư tưởng ấy trong
mối tương quan với lịch sử Việt Nam, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là rất cần thiết.
5. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tiếp cận với các tư liệu chủ yếu sau:
- Các công trình, văn kiện, Nghị quyết, Nghị định của Đảng và Nhà nước có
liên quan đến nội dung nghiên cứu;

6
- Các sách chuyên khảo của các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài có
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài;
- Các bài viết, công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí, tập san,
bài báo của các tác giả trong và ngoài nước;
- Các công trình nghiên cứu từ luận án, luận văn và các khóa luận nghiên
cứu có liên quan đến đề tài;
- Các nguồn tài liệu từ các Website uy tín và chính thống trên Internet;
- Các bài phát biểu của các nhà hoạt động xã hội, những thông cáo, tuyên bố
của các hội nghị và diễn đàn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ tư tưởng
Hồ Chí Minh về đại đoàn kết. Từ đó không chỉ giúp người đọc có sự nhận thức
đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết mà nó còn góp phần làm rõ thêm
cơ sở lý luận của việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Về ý nghĩa thực tiễn, thông qua việc nghiên cứu tư tưởng đại đoàn kết Hồ
Chí Minh với vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ
hiện nay, đề tài góp phần tìm hiểu những giá trị quý báu trong kho tàng tư tưởng
của Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu trong 03 chương, 10 tiết.
- Dẫn luận: … trang (từ trang … – đến trang …).
- Chương 1: … trang (từ trang … – đến trang …).
- Chương 2: … trang (từ trang … – đến trang …).
- Chương 3: … trang (từ trang … – đến trang …).
- Kết luận: … trang (từ trang … – đến trang …).

7
- Danh mục tài liệu tham khảo: … trang (từ trang … – đến trang …).

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI SỰ HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin coi cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng nhân dân
1.1.2. Tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây với việc hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Điều kiện lịch sử - xã hội với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về đại đoàn kết dân tộc
1.2.2. Truyền thống đoàn kết, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân
tộc Việt Nam
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC
2.1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc
2.2. Lực lượng của đại đoàn kết dân tộc
2.3. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
2.4. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
2.5. Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ TƯƠNG TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT DÂN TỘC VÀ QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
3.1.1. Giá trị lý luận

8
3.1.2. Giá trị thực tiễn
3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn
kết dân tộc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Nâng cao nhận thức xã hội về vị trí và vai trò của việc phát huy sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc
3.2.2. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh nhằm phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
3.2.3. Kết hợp hài hòa lợi ích giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích
xã hội tạo lập niềm tin và nuôi dưỡng sự đồng thuận xã hội
3.2.4. Đẩy mạnh thực hiện dân chủ và dân chủ hóa đời sống xã hội
3.2.5. Đấu tranh chống tham nhũng, chủ nghĩa cá nhân và lợi ích nhóm
3.3. Quá trình vận dụng của bản thân đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết dân tộc
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết là một trong những cống hiến to lớn,
có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc với tiến trình lịch sử Việt Nam
hiện đại. Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn được hình thành và phát triển cùng
với toàn bộ quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh. Đó là
thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. Bài học
lịch sử trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh biểu hiện ở chỗ nó không
chỉ bó hẹp trong việc đoàn kết dân tộc, giai cấp và quốc tế mà có tính chất bao
quát, sâu xa nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, cụ thể nhằm giải phóng con
người cả về vật chất lẫn tinh thần. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết không
chỉ có ý nghĩa sâu sắc đối với sự nghiệp chống thực dân cũ và mới mà nó còn là
những bài học lớn đối với sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.
Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là một nhân tố bảo đảm cho xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, song tình trạng mất đoàn kết trong nhiều tổ chức
đảng đang ảnh hưởng đến việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Do đó, đẩy

9
mạnh hơn nữa cuộc vận động và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch,
vững mạnh, đoàn kết nhất trí là vấn đề hết sức quan trọng để xây dựng, củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay. Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết có ý nghĩa và bài học lớn đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước
ta. Đó là những bài học dựa trên khoan dung, tình thương, bác ái và sự quý
trọng lẫn nhau trong đoàn kết rộng rãi dân tộc, xuất phát từ lợi ích của nhân dân,
của dân tộc là trên hết.
Từ yêu cầu thực tiễn và với việc nghiên cứu tư tưởng đại đoàn kết của Hồ
Chí Minh, giúp chúng ta có một số giải pháp mang tính định hướng nhằm phát
huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, thực hiện thành công mục tiêu xây dựng một đất nước Việt
Nam: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10

You might also like