You are on page 1of 35

KHOA KIẾN TRÚC – BM KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP

K6
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỒ ÁN CÔNG NGHIỆP

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1. Mục đích: Giúp sinh viên hệ thống được các kiến thức đã học, làm quen với
hoạt động thiết kế kiến trúc công trình công nghiệp, hiểu được nội dung cơ
bản về quy hoạch XNCN và thiết kế công trình công nghiệp, nắm được
phương pháp thiết kế, rèn luyện tư duy sáng tác, kỹ năng thể hiện và trình
bày đồ án.
2. Yêu cầu: Sinh viên phải nắm được trình tự thiết kế đồ án công nghiệp, hiểu
được các đặc điểm dây chuyền công năng, đặc điểm, đặc thù của nhà máy
từ đó sáng tạo, đề xuất, đánh giá và lựa chọn các giải pháp kiến trúc phù
hợp. Thể hiện được các yêu cầu về nội dung cũng như hình thức cơ bản của
một đồ án kiến trúc công nghiệp.

II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

1. Thể loại công trình :

Đồ án được giới hạn trong thiết kế các công trình công nghiệp nhẹ sản xuất
hàng hóa, sản phẩm phục vụ đời sống với quy mô trung bình gồm các thể loại
sau đây :
- Nhà máy lắp ráp điện tử: lắp ráp các thiết bị điện tử như : Laptop, PC,
Smartphone, TV, thiết bị điện tử khác…
- Nhà máy may : sản xuất các mặt hàng may mặc phục vụ xuất khẩu và tiêu
thụ trong nước.
- Nhà máy sản xuất hoa quả đóng hộp: chế biến hoa quả đóng hộp phục vụ
trong nước và xuất khẩu.
- Trung tâm dữ liệu (Data Center): là một tòa nhà, không gian riêng trong
tòa nhà hoặc một nhóm các tòa nhà được sử dụng để chứa các hệ thống
máy tính và các phần mềm liên quan như hệ thống viễn thông, hệ thống
lưu trữ và xử lý dữ liệu. Do tính quan trọng của hoạt động công nghệ
thông tin mà các hệ thống hạ tầng của Trung tâm dữ liệu đều được dự

1
phòng để đảm bảo sự hoạt động ổn định bao gồm hạ tầng để hệ thống
cung cấp năng lượng, kết nối truyền dữ liệu và kiểm soát an ninh (như
trạm biến thế, hệ thống làm mát, hệ thống báo cháy, hệ thống quản lý ra
vào, hệ thống Rack và CCTV…)

2. Quy mô xây dựng :

+ Diện tích khu đất xây dựng 2,5ha ÷ 4ha


+ Mật độ xây dựng ≤45%
+ Diện tích đấy cây xanh, cảnh quan ≥ 15% DT khu đất
+ Đất dự trữ phát triển 30% DT khu đất

3. Địa điểm xây dựng :


- Các nhà máy được đặt trong các khu công nghiệp tập trung. Sinh viên sẽ
tự lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy trên các lô đất của các khu công
nghiệp kèm theo trong nhiệm vụ thiết kế.
- Vị trí địa điểm cho các thông tin về hình dáng khu đất và các tuyến giao
thông tiếp cận với khu đất xây dựng nhà máy.
- Chỉ giới xây lùi cách lộ giới các tuyến đường bao quanh khu đất là 10m.
Chỉ giới xây lùi cách hàng rào các nhà máy lân cận 8m.
III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN ĐỒ ÁN :
1. Kế hoạch thực hiện :
Tổng số thời gian : 90 tiết ( 03 tín chỉ)
- Thời gian trên lớp : 75 tiết
- Thời gian tự nghiên cứu và thể hiện đồ án tại nhà : 15 tiết
2. Các giai đoạn thực hiện :
+ Giảng chuyên đề và giao nhiệm vụ thiết kế 5 tiết
+ Phác thảo ý đồ kiến trúc + MBTT toàn nhà máy 20 tiết
+ Sửa chữa, hoàn chỉnh phương án 50 tiết
+ Thể hiện đồ án 15 tiết
Có 02 bài thiết kế nhanh sau mỗi giai đoạn thiết kế, có
đánh giá và lấy điểm quá trình.
3. Khối lượng thể hiện :
+ Vị trí khu đất 1/10.000 ÷ 1/5.000
+ Mặt bằng tổng thể 1/1.000 ÷ 1/500
+ Mặt bằng khai triển 1/400 ÷ 1/200

2
+ Mặt bằng các tầng nhà sản xuất chính 1/200 ÷ 1/100
+ Mặt cắt ngang + cắt dọc 1/200 ÷ 1/100
+ Các mặt đứng chính + Mặt bên 1/200 ÷ 1/100
+ Phối cảnh toàn thể nhà máy
+ Phối cảnh nội thất hoặc ngoại thất
+ Hai chi tiết cấu tạo đặc trưng của đồ án 1/10; 1/20; 1/25
4. Quy cách hồ sơ : Hồ sơ chính thức của đồ án phải được trình bày theo hai
cách định dạng như sau:
- Định dạng Portfolio vuông (250mmx250mm): đây là định dạng dùng để
lưu trữ. Toàn bộ đồ án phải được trình bày trên khổ giấy này và dàn trang
hai mặt (không giới hạn số trang) bao gồm cả thuyết minh.
- Định dạng giấy khổ lớn: Sinh viên dàn trang hồ sơ đồ án như sau:
+ Thể hiện trên khổ giấy A1 – đóng quyển có bìa
+ Phương pháp thể hiện : vẽ tay, vẽ máy; khuyến khích vẽ tay các phần
thể hiện kiến trúc như mặt đứng, phối cảnh.
+ Chất liệu thể hiện : không hạn chế
+ Mô hình: không bắt buộc. Có khuyến khích nếu làm tốt.
+ Bản vẽ đóng thành tập, có bìa, ngoài bìa ghi rõ tên đồ án, họ tên sinh
viên, lớp, mã số sinh viên, họ và tên giáo viên hướng dẫn.
5. Nộp và lưu trữ hồ sơ:
- Bản mềm của đồ án gồm porfolio vuông và bản vẽ khổ A1 được lưu trữ
dưới định dạng file acrobar.pdf, dung lượng không quá 50MB và gửi lên
Google drive của Xưởng + Khoa.
- Bản in hồ sơ A1, sinh viên nộp và lưu trữ tại Xưởng.

IV. DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

TT Tên đề tài Trang


1 Nhà máy lắp ráp điện tử
2 Nhà máy may
3 Nhà máy sản xuất hoa quả đóng hộp
4 Trung tâm dữ liệu – Data Center

3
NHÀ MÁY LẮP RÁP ĐIỆN TỬ

1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ MÁY :


Sản phẩm điện tử rất đa dạng: máy vi tính, màn hình TV, radio, máy chơi điện
tử v.v…
Để có sản phẩm điện tử thường qua hai công đoạn chính: sản xuất linh kiện,
phụ kiện và lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Ở nước ta hiện nay, các nhà
máy điện tử thực hiện một số công đoạn sản xuất linh kiện, phụ kiện ra bán
thành phẩm và nguyên liệu cho các nhà máy lắp ráp để có sản phẩm hoàn
chỉnh.
Các nhà máy điện tử nói chung, đặc biệt là các phân xưởng sản xuất các linh
kiện bán dẫn, các vi mạch cần đặt ở những nơi ít sinh bụi và ít gây chấn động,
xa trung tâm thành phố. Hiện nay nhờ ngành logicstic phát triển, nguồn sản
xuất linh kiện được thực hiện khắp nơi trên thế giới để tận dụng công nghệ và
nhân công lao động. Sau đó mới đưa đến một số nơi theo thị trường tiêu thụ
hoặc theo nguồn nhân lực phù hợp để lắp ráp. Nhìn chung nhóm nhà máy này
thường có số công nhân đông nên ở nhiều nước có tới 50% số nhà máy điện tử
đặt được ở vành đai thành phố và 10% đặt trong khu dân cư. Đối với các nhà
máy lắp ráp điện tử, để tiện cho việc giao dịch, phân phối sản phẩm về các đại
lý cũng như để tiện cho cán bộ công nhân viên tới nơi làm việc nên có thể bố
trí trong các khu công nghiệp trong thành phố. Tuy nhiên các nhà máy này phải
bố trí xa trục đường giao thông chính, dùng các biện pháp như tạo hồ nước,
đặt các công trình hành chính quản trị, trồng cây xanh vv…để ngăn bụi và tiếng
ồn.
2. DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY LẮP RÁP ĐIỆN TỬ.
Hạt nhân cơ bản hình thành nhà máy lắp ráp điện tử là dây chuyền sản xuất –
là quy trình bắt đầu từ linh kiện, phụ kiện đưa vào, cuối dây chuyền ta được
sản phẩm hoàn chỉnh như Laptop, PC, màn hình, máy tính, TV vv… có thể tóm
tắt một dây chuyền lắp ráp như sau :
- Lắp bo :
Linh kiện từ kho vận chuyển đến → Chuẩn bị → Uốn linh kiện →Cắm linh kiện
vào mảng bo đã được in sơ đồ và đục lỗ sẵn→ Hàn chân, hàn nối mạch (trong
máy tự động) → Hàn sửa, cắt chân ( linh kiện )→ Kiểm tra bo trên máy (xem
mạch có thông không )→ Đưa sang công đoạn lắp hoàn chỉnh (laptop, máy

4
tính, TV) hoặc xuất về các đơn vị thực hiện lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh ở nhà
máy khác.
- Lắp ráp hoàn chỉnh :
Chuẩn bị : vỏ, panel màn hình, biến thế, loa, bo mạch vv… → Đưa bo, panel
hình, biến thế, loa lắp vào vỏ →Hiệu chỉnh tiếp điện → Chạy rà → Điều chỉnh
→ Chạy thử lần 1 → Điều chỉnh→ Chạy thử lần 2→ Điều chỉnh KCS ( kiểm
tra) → Đóng bao gói → Kho thành phẩm.

Sơ đồ dây chuyền nhà máy lắp ráp điện tử

3. NỘI DUNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ :


3.1. Bộ phận chính của khối sản xuất: Các số liệu cho 1 dây chuyền lắp ráp điện
tử (công suất 20.000 máy/ năm)
Kích thước Diện tích
TT Tên công đoạn Cao (m)
Rộng (m) Dài (m) (m2)
Chuẩn bị bo + kiểm tra mạch +
1 6,6 – 7,2 12-15 80-110 4,8
chuẩn bị lắp bo
2 Lắp bo 6,6-7,2 33-40 220-260 4,8
Công đoạn kiểm tra chất lượng
3 bo sau khi lắp ( công đoạn này là 6,6-7,2 12-15 80-110 4,8
một phần của lắp bo)
4 Chuẩn bị + lắp hoàn chỉnh 6,6-7,2 33-35 220-260 4,8
Công đoạn kiểm tra chất lượng
sản phẩm sau khi lắp (công đoạn
5 6,6-7,2 12-15 80-110 4,8
này đặt liền sau khi lắp ráp để
chuyển qua bao gói sản phẩm)
6 Công đoạn bao gói 6,6-7,2 12-20 80-110 4,8
7 Phòng kiểm tra chất lượng 24 4,8
8 Phòng kỹ thuật 24 4,8
5
9 Phòng quản đốc phân xưởng 36 4,8
Tổng cộng : 844-960

Ghi chú :
• Chế độ làm việc trong nhà máy làm 2 ca/ ngày
• Số lượng nhân sự của nhà máy 1500-1800 người ( nữ chiếm 50%)
• Công nhân trực tiếp sản xuất : 1300-1550 người
• Gián tiếp ( cán bộ văn phòng) : 200-250 người
• Số công nhân và cán bộ kỹ thuật làm việc cho 1 dây chuyền: 80-120 người
• Vệ sinh tại khu sản xuất tính như sau: khoảng cách từ 40m trở lên bố trí tối
thiểu một khu WC gồm cả nam và nữ theo tiêu chuẩn: (25 nam hoặc 15 nữ) bố
trí 1 xí, 1 tiểu và 1 rửa.
• Nhà máy lắp ráp điện tử yêu cầu 8 – 9 dây chuyền sản xuất do đó cần tổng
diện tích sàn từ 7.500 – 8.000 m2 .
• Hệ số sử dụng Ksd = 0,75.
3.2. Các hạng mục công trình khác của nhà máy
TT Hạng mục công trình Diện tích Chiều cao Ghi chú
(m2) (m)
I Khu vực các phân xưởng sản xuất
1. Khu vực kho Để ở tầng 1 và
- Kho linh kiện 600 4,2 cần chống ẩm
- Kho bao bì hộp xốp 200 4,2
- Kho thành phẩm 500 4,2
Buồng đặt máy nén khí (phục
Để ở tầng 1 và
2 vụ cho hàn và thổi sạch bụi ở 24 3,6
cần cách âm
linh kiện)
Phòng phát tín hiệu (phục vụ Đặt ở một tầng
3 24 3,6
điều chỉnh TV, audio) nào đó ỏ nhà sx
Điều hòa tổng cho từng tầng (2
buồng, mỗi buồng 12m2) hoặc
4 60 3,6-3,9
điều hòa trung tâm cho cả nhà
sản xuất.
Diện tích
Khu thay đồ cho công nhân 0.5m2/công
5 400 3,6
được bố trí từng tầng hoặc khu nhân ở ca đông
vực riêng với khu sản xuất. nhất
II Công trình phụ trợ và đảm bảo kỹ thuật

6
Bộ phận giặt là quần áo lao 150
động. Trong đó :
- Tiếp nhận và trả quần áo 30 Nên để ở tầng 1
1 - Kho áo bẩn 24 3,6 – 3,9 gần khu vực
- Kho áo sạch 24 bếp
- Nơi để máy giặt 36
- Sấy, là 36
2 Xưởng sửa chữa cơ điện 150 4,2
3 Gara ô tô đưa đón công nhân 500
4 Trạm biến thế 36 6.0
5 Gara xe đạp+xe máy CBCNV 240 3,6-4,2
6 Trực bảo vệ (02 nhà) 24 x 2 3,3
Bể nước trên mái hoặc đài
7 45m3
nước
8 Bể nước ngầm 150m3
III Khu vực hành chính, phục vụ sinh hoạt
Hành chính quản lý
- Phòng giám đốc + thư ký 60 3,6
- 3 phòng phó giám đốc 18x3 54 3,6
- Phòng văn thư 36 3,6
- Phòng quản trị thiết bị 36 3,6
- Phòng tài vụ : 02 phòng 36x2 3,6
- Phòng kỹ thuật + ng/cứu 72 3,6
- Phòng kế hoạch, tiếp thị 54 3,6
1 - Phòng Đảng ủy + Đoàn TN 24 3,6
- Công đoàn + nữ công 24 3,6
- Tổ chức - LĐTL 24 3,6
- Phòng trực kỹ thuật điện 24 3,6
- Phòng trực kỹ thuật nước 24 3,6
- WC cho khu HC : 18x2x số Bố trí tại các
48-60 3,6
tầng tầng

Hội trường đa năng 360 chỗ 5,4 – 6,0


- Chỗ ngồi cho khán giả 330
2
- Sân khấu 60
- Phòng phục vụ 24

7
- Sảnh + giải lao 60
- WC cho khu vực hội trường 24
Showroom+ giao dịch ký kết
3 360 4,2
hợp đồng
Nhà ăn 360 chỗ
3.6 – 4.8
- Phòng ăn lớn 360
- Phòng ăn nhỏ 02 phòng 36 x 2
4 - Sảnh nhà ăn 60
- Kho thực phẩm + gia công + 120
bếp + soạn
- WC cho khu vực nhà ăn 24
IV Khối đào tạo
1 Trung tâm đào tạo nghề
- 02 phòng thực hành nghề 250x2 4,8-6
- 02 phòng học lý thuyết 50 x 2 4,8-6
- 02 kho 15 x 2 3,6
- 01 phòng nghỉ giáo viên 25 3,6
- Phòng quản lý đào tạo 25 3,6
- Không gian giải lao 50
- WC (nam, nữ) 24

- Lưu ý: Diện tích trong bảng là diện tích sử dụng.


- Hệ số sử dụng ksd = 0,75

4. KHU ĐẤT XÂY DỰNG :


Khu đất nhà máy được chọn trong khu công nghiệp tập trung. Từng sinh viên sẽ
tự lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy theo các lô đất của các khu công nghiệp có
hình kèm theo ở phụ lục.
5. MỘT SỐ CHỈ DẪN :
• Dây chuyền lắp ráp một loại sản phẩm điện tử có thể bố trí theo 02 cách:
đường thẳng và song song:
• Dây chuyển thẳng : chiều rộng cần thiết cho bố trí thiết bị và giao thông là 6,6
– 7,2m. Phần lắp bo gồm 3 công đoạn: chuẩn bị - kiểm tra- lắp ráp hoàn chỉnh
bo, tổng chiều dài 60-70m. Dây chuyển lắp ráp hoàn chỉnh có 2 công đoạn : Lắp
ráp – kiểm tra, tổng chiều dài 45-50m. Công đoạn đóng gói sản phẩm dài 15-
20m, nên tổng chiều dài của dây chuyển lắp ráp hoàn chỉnh và đóng gói là 60-

8
70m. Giữa các công đoạn nên có khoảng cách ngắt 3m để tạo lối đi ngang phân
xưởng.
• Dây chuyền song song: Công đoạn lắp bo và lắp ráp hoàn chỉnh có thể bố trí
song song thì tổng chiều rộng của cả dây chuyền là 14-15m và chiều dài 60-70m.

Thang máy vận chuyển hàng hóa có thể để ở khoảng giữa xưởng sát hoặc ngoài tường
dọc xưởng gắn với trục giao thông . Nhưng tốt nhất là bố trí ở 2 đầu dây chuyền hoặc
có thể chỉ bố trí ở một phía đầu hồi phân xưởng và kèm thang bộ để liên hệ các tầng
khi cần thiết.
Ngoài thang máy chở hàng cần bố trí thang máy cho công nhân khi công trình cao hơn
4 tầng, cùng hệ thống thang bộ đi các tầng liền kế và thang đảm bảo an toàn khi thoát
hiểm.

9
Nhà máy MAY
1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÀ MÁY MAY :
- Là nhà máy công nghiệp có máy móc nhỏ, trọng lượng nhẹ, dễ bố trí trong bất
kỳ loại không gian nào. Tuy nhiên đứng về mặt kinh tế thì không gian càng lớn
càng thuận tiện cho tổ chức sản xuất miễn là không gian đó đảm bảo được yêu
cầu thông gió và chiếu sáng.
- Mặt bằng của các phòng sản xuất có thể là hình chữ nhật hoặc hình dạng bất
kỳ với yêu cầu tuyến giao thông cho xe đẩy tay hoặc xe chạy điện đưa nguyên
liệu đến cho từng vị trí và nhận sản phẩm ở họ được dễ dàng thuận tiện
- Mặt trần và nền nhà cần phẳng ít đọng bụi. Chiếu sáng cho công nhân sản xuất
ngoài chiếu sáng tự nhiên cần bổ sung thêm chiếu sáng nhân tạo với các bóng
đèn huỳnh quang ho treo ở độ cao vừa phải để đảm bảo độ rõ cho công nhân
trong phân xưởng.
2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT.

Sơ đồ dây chuyền sản xuất toàn nhà máy


Dây chuyền chính nhà máy may
Vải và các nguyên liệu phụ nhập về kho : vải -→kiểm tra →Phân loại →Trải vải
→Giác sơ đồ→Cắt phá →Cắt chi tiết→Kiểm tra bán thành phẩm→(thêu/may)→
→Đưa đến các phân xưởng may→Hoàn thiện/kiểm tra→ Hấp tẩy/giặt/sấy
→Kiểm tra lần cuối→ Là, gập, bao gói → Kho thành phẩm.

10
Sơ đồ dây chuyền nhà máy may

3. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH :


TT Các hạng mục công trình Diện tích Chiều cao
(m2) (m)
I Khu vực các phân xưởng sản xuất
Kho nguyên liệu 1000
1 - Kho vải ( vải các loại ) 800 4,2-4,8
- Kho phụ liệu (khuy, khóa, chỉ, mác, nhãn…) 200 4,2-4,8
Các phân xưởng 8800
- Xưởng cắt 760 4,8-6,0
- Các phân xưởng may (8-10 phân xưởng) 7.200 4,8-6,0
2 - Phân xưởng hấp tẩy, giặt sấy 200 4,8-6,0
- Phân xưởng thêu may 200 4,8-6,0
- Phân xưởng là, gập, đóng gói 200 4,8-6,0
- Các văn phòng phân xưởng (10 phòng) 240-360 4,2-4,8
3 Kho thành phẩm 1000
Kho thành phẩm 800 4,2-4,8
Kho phụ phẩm, phế liệu 200 4,2-4,8
II Công trình phụ trợ và đảm bảo kỹ thuật
1 Xưởng sửa chữa cơ điện (máy khâu…) 250 4,2-4,8
Khu thay đồ cho công nhân
610
( Diện tích 0,5m2/ công nhân ca đông nhất)
- Thay quần áo nữ + nghỉ 280 3,3-3,6
2
- Thay quần áo nam + nghỉ 90 3,3-3,6
- Vệ sinh + tắm nữ 180 3,3-3,6
- Vệ sinh + tắm nam 60 3,3-3,6
3 Bộ phận giặt là quần áo lao động 150 Nên để ở

11
- Tiếp nhận và trả quần áo 30 tầng 1, gần
- Kho áo bẩn 24 khu vực bếp
- Kho áo sạch 24
- Nơi để máy giặt 36
- Sấy, là 36
4 Trực bảo vệ 2x 24m2 48 3,3
5 Gara oto nhà máy 200 4,2
6 Trạm biến áp 48 6,0
7 Chỗ để xe CBCNV + công nhân 400 3,3-3,6
III Khu vực hành chính và phục vụ sinh hoạt
Khối hành chính quản lý 900 3,6
- Sảnh 60 -
- Phòng giám đốc + thư ký 36 -
- Phòng tiếp khách , họp 54 -
- 03 Phó giám đốc 18x3 54 -
- Phòng quản trị thiết bị 36 -
- Phòng hành chính 48 -
- Phòng tài vụ 36x2 72 -
1 - Phòng kế hoạch, tiếp thị 54 -
- Phòng Đảng ủy + Đoàn thanh niên 24 -
- Công đoàn + nữ công 24 -
- Tổ chức - LĐTL 24 -
Phòng trực kỹ thuật điện 24 -
Phòng trực kỹ thuật nước 24 -
WC cho khu HC : 12x2 x số tầng 48-60 -
Bể nước trên mái hoặc đài nước 45m3 -
Bể nước ngầm 200m3 -
Showroom trưng bày và bán sản phẩm 220
2 -Trưng bày – giới thiệu sản phẩm 180 3,6-4,2
- Giao dịch ký kết hợp đồng 36 3,6-4,2
3 Thiết kế mẫu 150 3,6-4,2
Khu vực nhà ăn 360 chỗ 636
- Phòng ăn lớn 360 3.6 – 4.8
- Phòng ăn nhỏ: 02 phòng x 36m2 72 -
4
- Sảnh nhà ăn 60 -
- Kho thực phẩm+ gia công + bếp + soạn 120 -
- WC cho khu vực nhà ăn 24 -
12
Hội trường đa năng 360 chỗ 500
- Chỗ ngồi cho khán giả 330
- Sân khấu 60
5 5,4-6,0
- Phòng phục vụ 24
- Sảnh + giải lao 60
- WC cho khu vực hội trường 24
IV Khối Đào tạo
Trung tâm đào tạo nghề 760
- 02 phòng thực hành nghề 2x250 4,8-6,0
- 02 phòng học lý thuyết 2x50 4,8-6,0
- 02 kho 2x15 3,6
1
- 01 phòng nghỉ giáo viên 25 3,6
- Phòng quản lý đào tạo 25 3,6
- Không gian giải lao 50
- WC (25 nam hoặc 15 nữ): 1 xí, 1 tiểu, 1 rửa 30

Ghi chú:
- Chế độ làm việc 2 ca/ ngày
- Số lượng nhân sự của nhà máy 2100-2200 người ( Nữ chiếm 80%)
• Công nhân trực tiếp sản xuất 1800-1950 người
• Gián tiếp 200-250 người
( Trong đó: May: 1350 người; Cắt: 60 người; Tẩy, giặt là: 100 người;
Thêu : 40 người; Cơ khí: 40-60 người; Bao gói: 80 người; Các bộ phận
khác: 240-300 người)
- Diện tích cho trong bảng là diện tích sử dụng
- Hệ số sử dụng đất ksd = 0,75
4. KHU ĐẤT XÂY DỰNG :
Khu đất nhà máy được chọn trong khu công nghiệp tập trung. Sinh viên sẽ tự lựa
chọn địa điểm xây dựng nhà máy theo các lô đất thuộc các khu công nghiệp cho
sẵn có hình kèm ở phụ lục.
5. MỘT SỐ CHỈ DẪN
• Nhà máy may là sản xuất công nghiệp nhẹ, không có độc hại và số lượng công
nhân lớn nên thường được bố trí trong các KCN nằm trong đô thị hoặc kề cận.
Cũng vì lý do đó mà khối sản xuất chính thường được đưa lên cao tầng với trình
tự : Kho nguyên liệu và kho thành phẩm được đặt riêng cạnh khối sản xuất chính
hoặc ở tầng 1 của khối sản xuất.
• Phân xưởng cắt + thêu/ in được bố trí ở tầng 1 hoặc 2
13
• Phân xưởng may được bố trí ở tầng trên ( có thể từ tầng 2 trở lên )
• Giặt, hấp, tẩy, sấy, gập, bao gói được bố trí ở tầng 1 hoặc 2 và phải thuận tiện
cho việc đưa sản phẩm về kho thành phẩm.
• Bộ phận thay đồ công nhân có thể được bố trí tập trung ở tầng 1, giáp lối vào
của luồng công nhân ở khối sản xuất chính để dễ quản lý. Hoặc có thể phân bố
tại các tầng nhưng cũng gần lối vào luồng người tại các tầng và bố trí thành khu
vực riêng, có cửa liên hệ với phân xưởng sản xuất để dễ quản lý.
• Phân xưởng cơ khí nên bố trí tại tầng 1.
• Việc vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm phải sử dụng thang máy, đồng
thời cần có thang bộ để đi liền các tầng và thoát người khi gặp sự cố, hỏa hoạn.
Nên bố trí thang chở hàng (nguyên liệu) ở đầu dây chuyền và thang chở thành
phẩm ở cuối dây chuyền.
• Thang bộ cho công nhân cần đặt gần lối vào, điểm đầu của luồng người. Nếu
nhà sản xuất cao trên 4 tầng phải có thang máy (kèm thang bộ) cho công nhân đi
lại thuận lợi.

14
Nhà máy SẢN XUẤT HOA QUẢ ĐÓNG HỘP

1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NHÀ MÁY HOA QUẢ HỘP :


Nhà máy chế biến hoa quả hộp có công suất thiết kế 50.000 tấn/ năm
Sản phẩm chính là các loại hộp quả đóng hộp và nước ép hoa quả và mứt (jam).
Số lượng công nhân lao động: 1200 người (Nữ chiếm 70%), trong đó: làm việc gián
tiếp: 200 người; Làm việc trực tiếp: 1000 người. Làm việc 01 ca/ ngày.
Nhà máy thuộc loại XNCN nhẹ, ít ô nhiễm, mức độ vệ sinh công nghiệp cấp V
Nhu cầu diện tích đất xây dựng 2,5-3,5ha.
Nhà sản xuất chính cao 3-5 tầng
2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
2.1. Dây chuyền sản xuất
Quả sau khi thu hoạch, được nhập vào kho nguyên liệu của nhà máy. Từ kho
nguyên liệu chúng được chuyển đến phân xưởng chế biến. Tại đây nguyên liệu
được phân loại, cắt gọt vỏ, xắt miếng và được đưa vào các dây chuyền gồm: 03 dây
chuyền hoa quả đóng hộp (hộp sắt ), 04 dây chuyền chế biến nước ép hoa quả (hộp
giấy) và 01 dây chuyền chế biến mứt hoa quả (jam) Sản phẩm sau khi được đóng
hộp và qua công đoạn thanh trùng sẽ được làm sạch, dán nhãn, đóng thùng và
chuyển vào kho thành phẩm.
Quá trình sản xuất có liên quan tới nước tại các bộ phận chế biến và liên quan
đến nhiệt tại bộ phận thanh trùng.
Quá trình sản xuất có đòi hỏi đặc biệt về yêu cầu vệ sinh thực phẩm.
2.2. Nhà sản xuất chính
Nhà sản xuất chính là bộ phận quan trọng nhất của nhà máy, chúng được tổ
hợp bởi các bộ phận chức năng: kho nguyên liệu, bộ phận sản xuất, sản xuất phụ
trợ, chuẩn bị vỏ hộp bao bì, kho thành phẩm và một phần khối hành chính, quản lý
và phục vụ sinh hoạt.
Vận chuyển chủ yếu trong nhà sản xuất chính là băng chuyền. Tại bộ phận
thanh trùng hộp có sử dụng cầu trục treo vào kết cấu với tải trọng 1,5 tấn.
Vi khí hậu trong nhà sản xuất hoàn toàn được đảm bảo bởi hệ thống điều hòa
không khí dạng trung tâm, có thể bố trí trên mái hoặc theo dọc tường nhà sản xuất.

Quy trình chế biến mứt hoa quả (jam)

15
Sơ đồ dây chuyền của nhà máy

Hình ảnh mô tả quy trình chế biến hoa quả đóng hộp
16
3. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Diện Chiều
TT Các hạng mục công trình Ghi chú
tích(m2) cao(m)
I Khu vực sản xuất
Các kho nguyên liệu 2000 6,0-7,2
Xưởng chế biến hoa quả đóng hộp 3000 4,8-6,0 3 dây chuyền
Xưởng chế biến nước ép hoa quả 4000 4,8-6,0 4 dây chuyền
Xưởng chế biến mứt hoa quả (jam) 1000 4,8-6,0 1 dây chuyền
Kho thành phẩm và xuất hàng 1800 6,0-7,2
II Khu vực hành chính, phục vụ sinh hoạt
1 Nhà hành chính quản lý 3,6m/tầng
- Sảnh 60
- Phòng giám đốc + thư ký 36
- Phòng tiếp khách , họp 54
- 02 Phó giám đốc 27x2 54
- Phòng quản trị thiết bị 36
- Phòng hành chính 48
- Phòng tài vụ 72
- Phòng kế hoạch, tiếp thị 30
- Phòng Đảng ủy 26
- Công đoàn + nữ công 24
- Tổ chức - LĐTL 24
- Phòng trực kỹ thuật điện 24
- Phòng trực kỹ thuật nước 24
- WC cho khu HC : 16x2 32
Quản lý phân xưởng 30
Gắn với khối
Quản lý chất lượng sản phẩm 50
sản xuất
Phòng lưu mẫu 100
Khu thay đồ cho công nhân Gắn với khối
2 600
( Diện tích 0,5m2/ công nhân ) sản xuất
- Thay quần áo nữ + nghỉ 300
- Thay quần áo nam + nghỉ 120
- Vệ sinh + tắm nữ 120
- Vệ sinh + tắm nam 60
3 Bộ phận giặt là quần áo lao động 150
- Tiếp nhận và trả quần áo 30
- Kho áo bẩn 24

17
- Kho áo sạch 24
- Nơi để máy giặt 36
- Sấy, là 36
4 Trung tâm giới thiệu sản phẩm -showroom 350 3,6-4,2
5 Nhà ăn 300 chỗ 652
- Phòng ăn lớn 360
- Phòng ăn nhỏ: 02 phòng x 36m2 72
- Sảnh nhà ăn 60
- Kho thực phẩm+ gia công + bếp + soạn 120
- WC cho khu vực nhà ăn 40
6 Hội trường đa năng 360 chỗ 520
- Chỗ ngồi cho khán giả 330
- Sân khấu 60
- Phòng phục vụ 24
- Sảnh + giải lao 60
- WC cho khu vực hội trường 46
III Các bộ phận kỹ thuật và phụ trợ
1 Xưởng cơ khí sửa chữa 200 6,0
2 Trạm cấp nước 200 4,5
3 Trạm xử lý nước thải 200 6,0
4 Trạm xử lý chất thải rắn và bãi phế thải 500 6,0
5 Nhà thường trực 24x2 48 3,3-3,6
6 Trạm biến thế 50 3,0
7 Nhà nồi hơi 324 18mx18m
8 Gara oto đưa đón công nhân 500
9 Bãi đỗ xe đạp, máy, oto con 600 3,3-3,6 Có mái che
IV Khối đào tạo 760
Trung tâm đào tạo nghề
- 02 phòng thực hành nghề 2x250 4,8-6,0
- 02 phòng học lý thuyết 2x50 3,6
- 02 kho 25 3,6
- 01 phòng nghỉ giáo viên 25 3,6
- Phòng quản lý đào tạo 50 3,6
- Không gian giải lao 50 3,6
- WC (25 nam hoặc 15 nữ): tương ứng bố trí
30 3,3-3,6
1 xí, 1 tiểu, 1 rửa

18
Ghi chú:

- Diện tích cho trong bảng là diện tích sử dụng


- Hệ số sử dụng là ksd=0,75
- Chiều dài mỗi phân xưởng chế biến hoa quả 60-90m ( có thể bố trí dây chuyền thẳng
hoặc song song/ gập)

4. KHU ĐẤT XÂY DỰNG


Khu đất xây dựng nhà máy được chọn trong khu công nghiệp tập trung. Sinh
viên sẽ tự lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy trên các lô đất thuộc các khu
công nghiệp cho sẵn có hình kèm ở phụ lục.

19
Trung tâm DỮ LIỆU (DATA CENTER)

1. CƠ SỞ THIẾT KẾ
1.1. Khái niệm chung về Trung tâm dữ liệu
Sự phát triển của điện toán đám mây đã mở ra một làn sóng xây dựng trung tâm dữ
liệu (DC) mới trên toàn cầu. Trung tâm dữ liệu là một dạng dịch vụ giá trị gia tăng cung
cấp tài nguyên để xử lý và lưu trữ dữ liệu trên quy mô lớn cho các tổ chức ở mọi quy
mô. Trung tâm cơ sở dữ liệu phải có tính linh hoạt và bảo mật cao, có đủ điều kiện
phần cứng và phần mềm để xử lý và lưu trữ thông tin.

Hiện tại, có thể xác định hai loại trung tâm dữ liệu chính: Trung tâm dữ liệu riêng (PDC)
và Trung tâm dữ liệu Internet (DC). Một Trung tâm Dữ liệu Tư nhân (PDC) được sở hữu
và điều hành bởi các tập đoàn tư nhân, các tổ chức hoặc cơ quan chính phủ với mục
đích chính là lưu trữ dữ liệu từ các hoạt động xử lý, quy trình và cả trong các ứng dụng
liên quan đến Internet. Trung tâm Dữ liệu Internet (DC) thường được sở hữu và điều
hành bởi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bởi các nhà khai thác điện thoại thương mại
hoặc các loại nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác. Mục tiêu chính của nó là cung cấp
các loại dịch vụ kết nối, lưu trữ web và người dùng thiết bị. Các dịch vụ có thể bao gồm
từ liên lạc đường dài, truy cập Internet, lưu trữ nội dung, v.v.

20
1.2. Cấu trúc vận hành cơ bản của Trung tâm dữ liệu

Cấu trúc cơ bản của Trung tâm dữ liệu

1.3. Yêu cầu thiết kế Trung tâm dữ liệu:


Theo Tiêu chuẩn quốc gia, TCVN 9250: 2012 - Trung tâm dữ liệu - yêu cầu về hạ tầng kỹ
thuật viễn thông, một số lưu ý khi thiết kế Trung tâm dữ liệu như sau:
1.3.1. Vị trí của Trung tâm dữ liệu: Việc lựa chọn vị trí triển khai Trung tâm dữ liệu cần
tính đến khu vực, phù hợp với Quy chuẩn phân khu của Thành phố, quy mô đất đai, dễ
dàng giao nhận thiết bị, khu vực cao ráo không ngập nước, có hạ tầng vệ sinh cơ bản,
nước sạch, điện thoại và điện.
Tiêu chí Lựa chọn Địa điểm của Trung tâm Dữ liệu: Gần các điểm có mặt để truy cập
mạng cáp quang cho phép kết nối hai trung kế khác nhau; Năng lượng sẵn có với khả
năng có được hai đầu vào nguồn điện; Khả năng mở rộng, cho phép tăng diện tích xây
dựng theo thời gian.
1.3.2. Các không gian chức năng chính của Trung tâm dữ liệu
Trung tâm dữ liệu gồm có các không gian chính sau:
1. Phòng viễn thông (TR- telecommunication room): Là không gian hỗ trợ các cáp nối
đến các khu vực bên ngoài phòng máy tính. Không gian tập trung có giám sát về mặt
môi trường dành cho các thiết bị viễn thông, thường chứa một thiết bị đầu chéo chính
hoặc trung gian.
Phòng viễn thông có thể đặt trong phòng máy tính hoặc có thể để tách riêng bên
ngoài. Mỗi tầng có ít nhất 1 phòng viễn thông. Phòng viễn thông diện tích tối thiểu 6,6-
10,2m2 phục vụ được tối đa 1000m2 sàn.

21
2. Phòng máy tính (computer room/server room): Không gian kiến trúc có chức năng
chính là chứa thiết bị xử lý dữ liệu. Phòng máy tính phải có kích cỡ đáp ứng các yêu
cầu đã xác định của thiết bị cụ thể, bao gồm cả các yêu cầu về khoảng trống. Kích
thước của phòng máy tính phải đáp ứng được các yêu cầu chứa thiết bị trong thời
điểm thiết kế hiện tại và mở rộng sau này.
Phòng máy tính phải ở các vị trí cách xa các nguồn nhiễu điện từ như các máy biến áp,
các động cơ và máy phát điện, thiết bị X quang, các máy phát ra-đa hoặc vô tuyến,
thiết bị hàn nhiệt. Không được xây dựng cửa sổ cho phòng máy tính vì cửa sổ mở ra
ngoài sẽ làm tăng nhiệt độ trong phòng và làm giảm độ an toàn.
Tủ Rack của các Data Center được tính như sau: cứ 1 hệ thống Rack sẽ tương đương
5m² sàn (bao gồm: phòng máy tính: chiếm 75% tương đương 3.75m²/Rack, nhà trạm
TTDL chiếm 15% tương đương 0.75m²/Rack và khu vực hỗ trợ chiếm 10% tương
đương 0.5m²/Rack).
3. Khu vực hỗ trợ là không gian bên ngoài phòng máy tính có chức năng hỗ trợ các
phương tiện cho nhà trạm. Khu vực này bao gồm: trung tâm điều hành, phòng cho
nhân viên hỗ trợ, phòng an ninh, phòng nguồn điện, phòng cơ khí/máy móc, kho,
phòng tập kết thiết bị, bãi bốc dỡ hàng, trạm biến áp, điều hòa trung tâm...

Hình ảnh minh họa cho không gian phòng máy tính và phòng viễn thông
22
1.3.3. Một số yêu cầu trong thiết kế chi tiết phòng viễn thông và phòng máy tính:
- Độ cao trần: Chiều cao tối thiểu của phòng máy tính là 2,6 m tính từ mặt sàn hoàn
thiện tới các vật cản như thiết bị chiếu sáng, camera…
- Sàn, tường, trần phải được sơn, hoặc từ vật liệu chống bắt bụi. Sàn phải có các đặc
tính chống tĩnh điện.
- Hệ thống chiếu sáng:
• Độ rọi của hệ thống chiếu sáng tối thiểu phải là 500 lux theo mặt phẳng ngang và
200 lux theo mặt phẳng đứng khi được đo cách 1 m so với mặt sàn hoàn thiện ở
giữa các dãy nằm giữa các tủ.
• Không được cấp nguồn cho các thiết bị chiếu sáng chung bảng phân phối điện
với thiết bị viễn thông trong phòng máy tính. Không được sử dụng các công tắc
đèn mờ. Hệ thống chiếu sáng dự phòng và các chỉ dẫn phải được đặt phù hợp
quy định của cơ quan quản lý sao cho hệ thống chiếu sáng chính không làm cản
trở lối thoát hiểm.
- Cửa: Kích thước cửa tối thiểu là 1 m (chiều rộng) và 2,13 m (chiều cao). Cửa có thể là
một trong các loại: loại không có bậu cửa, loại có bản lề mở ra phía ngoài, cửa trượt
hoặc là loại dễ tháp lắp. Cửa phải có khóa và không có cột trụ giữa hoặc có cột trụ giữa
nhưng dễ dàng tháo bỏ để có thể đưa các thiết bị lớn qua.
- Thiết kế về môi trường
• Hệ thống làm mát, thông gió và điều hòa không khí (HVAC): phải đảm bảo cung
cấp liên tục 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm. Nếu hệ thống HVAC của tòa nhà không
đảm bảo hoạt động liên tục trong điều kiện có các thiết bị lớn thì phòng máy
tính phải có một hệ thống riêng.
• Hệ thống HVAC của phòng máy tính phải được nối với hệ thống phát điện dự
phòng của phòng máy tính. Nếu phòng máy tính không có hệ thống phát điện dự
phòng riêng thì hệ thống HVAC của phòng máy tính phải được nối đến hệ thống
phát điện dự phòng của tòa nhà.
• Các tham số hoạt động: Nhiệt độ và độ ẩm của phòng máy tính phải được giám
sát nằm trong các dải giá trị sau: Nhiệt độ: 200C đến 250C; Độ ẩm tương đối: 40%
đến 55%; Điểm ngưng tụ lớn nhất: 210C; Tốc độ biến thiên lớn nhất: 50C/giờ.
• Phải đo nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh ngay sau thiết bị được
đưa vào khai thác. Các phép đo phải được thực hiện với khoảng cách 1,5 m trên
mặt sàn từ 3 đến 6 m dọc đường thẳng trung tâm của các dãy lạnh và tại bất kỳ
vị trí nào trên đường hút khí của thiết bị.

23
- Chấn động: Các vấn đề về chấn động phải được xem xét khi thiết kế phòng máy tính
do chấn động cơ học tác động vào thiết bị và hạ tầng cáp nối có thể gây các sự cố dịch
vụ.
- Nguồn điện và điện dự phòng phải đảm bảo.
- Phải thiết kế chống rò rỉ nước: Có ít nhất một ống thoát nước dưới sàn hoặc một
phương tiện thoát nước khác trên mỗi 100 m2 diện tích phòng. Không được chạy ống
thoát nước và ống dẫn nước gần hoặc trực tiếp trên thiết bị trong phòng máy tính.
- Tất cả hoạt động như bảo mật, chăm sóc khách hàng, ra vào trung tâm dữ liệu được
vận hành theo chứng chỉ ISO 9001, ISO 27001. Các cửa chỉ cung cấp quyền truy cập cho
nhân viên có thẩm quyền.

Sơ đồ vận hành cơ bản của Trung tâm dữ liệu

24
Hình ảnh tham khảo mặt bằng trung tâm dữ liệu

Mô hình trung tâm dữ liệu của VNPT

25
1.3.4. Hình ảnh trang thiết bị trong trung tâm dữ liệu

Phòng máy tính (Server room)

Trung tâm điều khiển (Network Operation Telecommunication room (TR)


Center-NOC)

Hệ thống làm mát trong Sever Room

Trạm cung cấp năng lượng


26
Lắp đặt sàn nâng trong Data Center Phòng điện kỹ thuật

1.3.3. Một số hình ảnh các Trung tâm dữ liệu trên thế giới

Data Center 2, Poland. Datacenter AM4, Amsterdam.

Data Centre World Singapore CyrusOne Sterling IX, Northern Virginia,

Data Center of China Life Insurance Company. Google Data Center


27
2. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH
Trung tâm dữ liệu Internet với quy mô phòng máy 2000 Racks. Diện tích các khu vực
chức năng lấy theo bảng sau:
TT Chức năng Diện tích Chiều Ghi chú
sàn (m2) cao
I Khối quản lý ( Nhà điều hành) 2000 2-5 tầng
Sảnh chính 80
Phòng tiếp đón 50
Không gian trưng bày 75
Phòng giao dịch viễn thông 50
Phòng đấu nối cáp 30
Phòng kỹ thuật điện 30-35
Phòng kỹ thuật mạng 30-35
Không gian văn phòng 65 chỗ 520
Phòng họp lớn 100
Phòng họp nhỏ 50
Phòng kế toán 70
Phòng kinh doanh 50
Kho 20
Kho lưu trữ dữ liệu 02 kho 2 x 100
Phòng giám đốc quản lý 30
Phòng quản lý trung tâm 120
Phòng nghỉ nhân viên 50
Phòng đặt thiết bị kết nối dự án 300
Phòng kỹ thuật phần mềm 100
Khu vệ sinh 30 Có ở các tầng
II Trung tâm dữ liệu 5- 7 tầng
Phòng lối vào 150
Trung tâm vận hành 500
Phòng nhân viên hỗ trợ 200
Phòng lưu trữ và tải dữ liệu 500
Phòng máy tính server 15.000 3,75m2/Rack
Phòng viễn thông 1.2000
Khu vệ sinh Theo tầng
III Khối phụ trợ và đảm bảo kỹ thuật
Phòng cơ điện 500
Điều hòa trung tâm ( làm mát) 1.000

28
Xưởng sửa chữa và thay thế phần cứng 1.000
Trạm năng lượng/ chứa nhiên liệu 1.000
IV Đào tạo, hội trường, nghiên cứu
1 Hội trường đa năng 300 chỗ
- Chỗ ngồi cho khán giả 210
- Sân khấu 60
- Phòng phục vụ 24
- Sảnh + giải lao 60
- WC cho khu vực hội trường 46
2 Khối đào tạo ( tối đa 200 HV)
- Phòng học lý thuyết 6 phòng x 50m2 300
- Phòng thực hành 6 x 100 600
- Phòng giáo viên 3x36 108
- Quản lý đào tạo 200
- Kho tư liệu 100
- Phòng đọc sách, thư viện 200
- Vệ sinh 30
3 Khối nghiên cứu 3X100m2 300
IV Khu vực nhà ăn 300 chỗ + giải khát
- Khu giải khát 100
- Phòng ăn lớn (200 chỗ) 300
- Phòng ăn nhỏ: 02 phòng x 36m2 72
- Sảnh nhà ăn 60
- Kho thực phẩm+ gia công + bếp + soạn 70
- WC cho khu vực nhà ăn 30
V Bãi đỗ xe 500
VI Nhà bảo vệ 02 x 24 48
Ghi chú: Trung tâm có 1000 người làm việc. Trung tâm làm việc 24/7
Khu đất xây dựng : 3-4ha
Hệ số sử dung ksd=0,75

29
3. KHU ĐẤT XÂY DỰNG
Sinh viên có thể chọn ô đất trong quy hoạch Trung tâm giao lưu hàng hóa Hà Nội
(có bản vẽ kèm theo). Trung tâm này có điều kiện phù hợp xây dựng trung tâm dữ
liệu do dễ tiếp cận, cao ráo, không ngập nước, có hạ tầng vệ sinh, nước sạch, điện
và thông tin liên lạc đầy đủ.

Trung tâm giao lưu hàng hóa Đông Anh- Hà Nội

30
4 . TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy hoạch khu công nghiệp và thiết kế mặt bằng tổng thể XNCN, Nguyễn
Hữu Tài – Trường Đại học Kiến trúc HN, năm 1984
2. Dữ liệu Kiến trúc sư -XNB Xây dựng
3. TCVN 4504:2012 Tiêu chuẩn thiết kế nhà sản xuất Xí nghiệp công nghiệp
4. TCVN 4514:2012 XNCN- Tổng mặt bằng- Tiêu chuẩn thiết kế
5. Website : bmktcn.com
6. Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 9250 : 2012 (Trung tâm dữ liệu - yêu cầu về hạ
tầng kỹ thuật viễn thông).
7. Tiêu chuẩn quốc tế (TIA-942).
PHỤ LỤC
KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG
( KHU ĐẤT SỬ DỤNG CHO THIẾT KẾ NHÀ MÁY LẮP RÁP ĐIỆN TỬ, NHÀ MÁY MAY,
NHÀ MÁY HOA QUẢ ĐÓNG HỘP; DATA CENTER)

31
DỰ THI TUYỂN PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC
ỨNG DỤNG THIẾT KẾ BIỂU TƯỢNG “ICONIC DESIGN” TRONG
KIẾN TRÚC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP NHẸ -NĂM 2023

Thiết kế kiến trúc công nghiệp là nghệ thuật về thiết kế các hạng mục công trình trong
những nhà máy, xí nghiệp khu công nghiệp. Trong đời sống hiện nay, sự phát triển công
nghiệp đóng một vai trò rất lớn, có tác động lớn đến xã hội và mọi ngành kinh tế.
Song song với đó nhu cầu cần thể hiện dấu ấn thương hiệu của các Nhà đầu tư ngày một
lớn. Mỗi thương hiệu lớn đều cần có nhu cầu định vị bản sắc thương hiệu qua kiến trúc, màu
sắc, không gian, vật liệu.. trước khách hàng, người tiêu dùng cũng như người lao động.
Xuất phát từ thực tiễn đó phong cách kiến trúc “ICONIC DESIGN” trong các công trình
công nghiệp nói chung và công trình công nghiệp nhẹ nói riêng đang trở thành xu hướng thiết
kế tất yếu trong tương lai giúp cho mỗi nhà máy sẽ có những cá tính riêng đồng thời làm
mềm mại hơn, đổi mới hơn phong cách truyền thống của kiến trúc công nghiệp. Năm bắt
được hai xu hướng thiết kế trên, mỗi sinh viên kiến trúc sẽ tiếp cận được với thực tiễn của
kiến trúc công nghiệp và sẽ là hành trang quý báu giúp mỗi các bạn sinh viên sẽ tự tin hơn khi
ra trường sau này.
Tiếp theo thành công của cuộc thi năm 2022 do Khoa Kiến Trúc phối hợp tổ chức với
Công ty cổ phần ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng (CJSC) - một doanh nghiệp
Tổng thầu Design and Build có uy tín với kinh nghiệm 20 năm trên thị trường, là nhà sản xuất
sản phẩm Bê tông tường lắp ghép công nghệ Nhật Bản HRC cùng Công ty NS Bluescope
Lysaght Việt Nam – Tập đoàn số 1 trên thế giới cũng như tại Việt Nam về vật liệu bao che kim
loại cho các công trình xây dựng nói chung và công trình công nghiệp nói riêng. Được sự đồng
ý của Lãnh đạo Trường Đại Học kiến trúc Hà Nội, Khoa Kiến Trúc – Trường Đại Học kiến trúc
Hà Nội, tiếp tục phát động cuộc thi thiết kế ý tưởng kiến trúc mặt dựng cho công trình công
nghiệp nhẹ thông qua đồ án kiến trúc công nghiệp K6 với nội dung như sau:
1. Khái quát:
– Thể loại công trình: Sinh viên tự lựa chọn thể loại các nhà máy trong lĩnh vực công
nghiệp nhẹ như Nhà máy điện tử, nhà máy sản xuất thực phẩm, trung tâm dữ liệu ….
– Loại công trình: Công trình công nghiệp nhẹ cấp 2, cấp 3.

32
2. Mục đích, yêu cầu cuộc thi:
- Giúp sinh viên kiến trúc tiếp cận với thực tế kiến trúc công nghiệp đồng thời có những
hiểu biết nhất định về những yêu cầu của kiến trúc công nghiệp hiện nay cũng như hiểu biết
về những sản phẩm vật liệu thường dùng trong các công trình công nghiệp.
- Tìm chọn ra những thiết kế tiêu biểu, có cá tính để công trình có tính biểu tượng cao,
có thể là biểu tượng cho ngành sản xuất của nhà máy, biểu tượng của Doanh nghiệp cụ thể
hay biểu tượng cho sản phẩm tiêu biểu của Nhà máy đó trên thị trường.
- Thông qua cuộc thi Nhà tài trợ sẽ giới thiệu tới sinh viên kiến trúc – những kiến trúc sư
tương lai những sản phẩm vật liệu có tính thời đại và những sản phẩm vật liệu này phải được
ứng dụng trong các giải pháp kiến trúc thể hiện trong đồ án kiến trúc dự thi.
3. Quy mô, tính chất:
Theo các quy định trong đồ án kiến trúc công nghiệp K6
4. Điều kiện dự thi:
Tất cả các sinh viên Khoa kiến trúc đang thực hiện đồ án kiến trúc công nghiệp K6. Hồ sơ
dự thi gồm có:
- Bản vẽ Thiết kế kiến trúc, phổi cảnh 3D dự án;
- Thuyết minh tính khả thi của dự án,
- Phim, mô hình (nếu có);
5. Kế hoạch và thời gian thi tuyển:
– Phát động cuộc thi cùng với giao nhiệm vụ đồ án K6 cho khóa 20K;
– Nhà tài trợ giới thiệu về Iconic design và cung cấp dữ liệu mềm về các vật liệu bao che
kim loại của Bluescope Lysaght và Tấm tường bê tông HRC sẽ được sử dụng trong các đồ án
dự thi.
– Dự kiến kết thúc đồ án K6, mỗi xưởng sẽ gửi 07 đồ án xuất sắc nhất về BTC để tổ chức
chấm chọn trao giải.
- Công bố kết quả, trao giải thưởng cuộc thi vào đầu năm học tiếp theo (07 giải)
6. Cơ cấu và giá trị giải thưởng:
– 01 giải nhất: Tiền thưởng + giấy chứng nhận;
– 02 giải nhì: Tiền thưởng + giấy chứng nhận;
– 03 giải ba: Tiền thưởng + giấy chứng nhận;
33
– 03 giải KK: Tiền thưởng + giấy chứng nhận;
7. Quyền, trách nhiệm của Nhà tài trợ:
Đơn vị tài trợ có quyền sử dụng bản quyền thiết kế và các thông tin của cuộc thi phục vụ
cho các hoạt động khác của doanh nghiệp.
8. Liên hệ, nộp đồ án tham dự cuộc thi:
–Thầy Nguyễn Xuân Khôi – ĐT: 0912991666 Email: khoinx@hau.edu.vn
- Tuyển tập các giải thưởng ICONIC DESIGN 2022
https://drive.google.com/file/d/1K14m2xS6pi6hJMgFGcbqcFfOjLHVzdm2/view?usp=sh
are_link
Hình ảnh trao giải cuộc thi “ICONIC DESIGN “ năm 2022

34
35

You might also like