You are on page 1of 6

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2019

BÁO CÁO TÓM TẮT


Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Xuất cảnh,
nhập cảnh của công dân Việt Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu, tiếp
thu, chỉnh lý dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam về một
số nội dung lớn như sau:
1. Về bố cục của dự thảo Luật
- Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về xây dựng, quản lý, khai thác,
sử dụng Cơ sở dữ liệu về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; quy
định về liên thông dữ liệu với các cơ sở dữ liệu khác. Nhiều ý kiến đề nghị bổ
sung các quy định về quản lý, sử dụng các loại hộ chiếu như trường hợp sử
dụng, mục đích sử dụng, điều kiện sử dụng đối với mỗi loại hộ chiếu, trách
nhiệm quản lý hộ chiếu.
Tiếp thu ý kiến trên, UBTVQH bổ sung quy định tại Mục 1 Chương IV và
Chương VI của dự thảo Luật đã chỉnh lý.
- Một số ý kiến bổ sung các quy định cụ thể về Hộ chiếu có gắn chíp điện
tử; quy định về việc cấp lại hộ chiếu trong các trường hợp mất, hư hỏng, thay
đổi thông tin, hết trang đóng dấu; quy định mỗi một công dân được cấp tối đa
bao nhiêu hộ chiếu.
Về các ý trên, UBTVQH xin báo cáo như sau: Trình tự, thủ tục cấp hộ
chiếu có gắn chíp điện tử về cơ bản tương tự như trình tự, thủ tục cấp hộ chiếu
không gắn chíp điện tử, nên dự thảo Luật quy định chung, đồng thời có một số
quy định áp dụng riêng đối với hộ chiếu có gắn chíp điện tử. Đối với trường hợp
hộ chiếu bị mất, hư hỏng, thay đổi thông tin, hết trang đóng dấu phải thực hiện
thủ tục cấp mới và đã được bổ sung vào nội dung của Điều 13, Điều 15, Điều
16, Điều 17, Điều 18 và Điều 23 của dự thảo Luật đã chỉnh lý. Việc cấp hộ
chiếu phải đúng đối tượng và mỗi đối tượng được cấp nhiều nhất mỗi loại một
cuốn hộ chiếu; mỗi lần xuất cảnh, nhập cảnh chỉ được sử dụng một loại giấy tờ
xuất nhập cảnh còn giá trị sử dụng.
- Có ý kiến đề nghị bổ sung hình thức xử lý đối với công dân Việt Nam vi
phạm pháp luật ở nước ngoài; quy định cụ thể về giải quyết khiếu nại, tố cáo và
viện dẫn các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực xuất nhập cảnh; sáp nhập
Chương I với Chương II hoặc Chương II với Chương III.
Về các nội dung này, UBTVQH xin báo cáo như sau: Việc xử lý các hành

1
vi vi phạm pháp luật (kể cả vi phạm ở nước ngoài) và giải quyết khiếu nại, tố
cáo áp dụng các quy định chuyên ngành của pháp luật về hình sự, xử lý vi phạm
hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nên không quy định cụ thể hoặc viện
dẫn cụ thể trong Luật này. Việc thiết kế các chương quy định về giấy tờ xuất
nhập cảnh và việc cấp, chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh đã bảo đảm sự rõ ràng,
rành mạch, dễ hiểu và dễ thực hiện.
2. Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 4)
- Một số ý kiến đề nghị bổ sung các hành vi: Cấp giấy tờ xuất nhập cảnh
sai thẩm quyền, không đúng đối tượng; lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để lây lan
dịch bệnh cho con người, cây trồng, vật nuôi; sử dụng hộ chiếu không đúng quy
định pháp luật; cho phép làm giả giấy tờ, cho phép xuất cảnh, nhập cảnh trái
quy định của pháp luật; cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của Luật này; thu phí và lệ phí trái với quy
định của pháp luật. Một số ý kiến đề nghị bổ sung, chỉnh lý các từ ngữ cụ thể.
Tiếp thu các ý kiến nêu trên, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung, chỉnh lý các
hành vi bị nghiêm cấm, thể hiện tại Điều 4 của dự thảo Luật đã chỉnh lý.
- Có ý kiến đề nghị tách bạch hành vi bị nghiêm cấm đối với hai nhóm đối
tượng tác động. Có ý kiến đề nghị bổ sung các hành vi: Sử dụng hộ chiếu được
cấp từ việc giả mạo hồ sơ giấy tờ; sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công
vụ vào mục đích cá nhân; khi ra nước ngoài vi phạm luật pháp của nước sở tại;
lợi dụng việc cấp giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh để trục lợi; lợi dụng lý do quốc
phòng, an ninh để không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; các hành vi nghiêm cấm
khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Về các ý kiến trên, UBTVQH xin giải trình như sau: Một số hành vi bị
nghiêm cấm được áp dụng cho cả hai nhóm đối tượng tác động, nên việc thiết kế
chung như dự thảo Luật là phù hợp. Việc cấp hộ chiếu từ thông tin cung cấp sai
sự thật là do lỗi cố ý của người đề nghị cấp và thiếu sót của cơ quan cấp đã được
bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 9 Điều này. Sử dụng hộ chiếu ngoại giao,
hộ chiếu công vụ vào mục đích cá nhân là trái với quy định tại Điều 25 và thuộc
hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 4 Điều này. Công dân Việt Nam khi ra nước
ngoài phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại và đã được thiết kế thành nghĩa vụ
của tại Điều 5. Các hành vi lợi dụng việc cấp các giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh
đã được quy định cụ thể tại khoản 8 Điều này. Trong trường hợp vì lý do quốc
phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quyết định
đối với từng trường hợp cụ thể, nên người cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không thể
lợi dụng vấn đề này. Nếu bổ sung các hành vi nghiêm cấm khác theo quy định
của Luật này và pháp luật có liên quan sẽ bảo đảm tính bao quát, nhưng lại thiếu
rõ ràng và khó thực hiện được ngay.
3. Về đối tượng cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ
Về nội dung này, Tờ trình của Chính phủ nêu hai loại ý kiến gắn với hai
phương án trong dự thảo Luật, các vị ĐBQH có ý kiến như sau:

2
- Đa số ý kiến nhất trí với phương án 1 và có một số ý kiến đề nghị rà
soát để quy định bao quát, đầy đủ, chặt chẽ, bảo đảm tính khả thi cao hơn.
- Một số ý kiến nhất trí với phương án 2. Có ý kiến đề nghị đánh giá tính
ổn định của tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị, nếu tương đối ổn định thì chọn
Phương án 1, nếu có nhiều thay đổi thì chọn Phương án 2. Có ý kiến đề nghị
căn cứ vào hệ số lương chức vụ hoặc ban hành phụ lục kèm theo Luật này.
UBTVQH cho rằng, đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu
công vụ đã được quy định cụ thể tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày
17/8/2007 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2015), được thực
hiện ổn định trong thời gian qua, đủ điều kiện để đưa vào quy định cụ thể trong
Luật này. Việc quy định cụ thể trong Luật này nhằm nâng cao giá trị pháp lý,
bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho việc thực hiện ngay sau khi Luật
này có hiệu lực thi hành. Tiếp thu ý kiến của đa số ĐBQH, UBTVQH đề nghị
lựa chọn Phương án 1, có chỉnh lý các nội dung cụ thể cho phù hợp.
- Một số ý kiến đề nghị bổ sung các trường hợp cụ thể được cấp hộ chiếu
ngoại giao và giới hạn trường hợp đi theo, đi cùng; mở rộng đối tượng được
cấp hộ chiếu công vụ đối với tất cả viên chức và hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân,
viên chức trong quân đội, công an; quy định cụ thể điều kiện cấp hộ chiếu ngoại
giao, công vụ.
Trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, UBTVQH đề nghị không mở rộng
diện đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ so với quy định
hiện hành và rà soát diện đối tượng hiện có để quy định bảo đảm tính công
bằng, hợp lý, sát hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan,
tổ chức trong hệ thống chính trị và có ổn định cao như thể hiện tại Điều 8 của
dự thảo Luật đã chỉnh lý; giới hạn đối tượng đi theo, đi cùng được cấp hộ chiếu
ngoại giao; quy định ngắn gọn, chặt chẽ hơn về đối tượng được cấp hộ chiếu
công vụ (Điều 9) và bổ sung một điều (Điều 10) quy định cụ thể điều kiện cấp
hộ chiếu ngoại giao, công vụ.
4. Về cấp hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành
- Một số ý kiến đề nghị rút ngắn thời hạn cấp hộ chiếu phổ thông ở trong
nước; bổ sung hình thức “khai trực tuyến trên mạng hoặc trên mẫu tờ khai
giấy” và hình thức nộp hồ sơ, nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích đối
với cấp hộ chiếu phổ thông.
- Một số ý kiến đề nghị quy định cụ thể trường hợp, trình tự, thủ tục, thẩm
quyền cấp giấy thông hành ngay trong Luật. Có ý kiến đề nghị mở rộng đối
tượng được cấp giấy thông hành cho công dân Việt Nam có nhu cầu; làm rõ
giấy thông hành cấp cho những tỉnh giáp biên giới là cấp cho người dân trong
toàn tỉnh hay là chỉ các xã hoặc huyện của biên giới.
Về các ý kiến trên, UBTVQH xin giải trình như sau: Quy định thời hạn
cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước như dự thảo Luật là kế thừa quy định hiện
hành, phù hợp với các địa phương, vùng miền trên cả nước. Tờ khai có thể gửi
3
qua mạng Internet hoặc nộp tại cơ quan cấp hộ chiếu, nhưng đều phải đến cơ
quan cấp hộ chiếu thu nhận ảnh chân dung, xuất trình các loại giấy tờ cần thiết
để kiểm tra, đối chiếu, xác thực thông tin nên không thể áp dụng hình thức nộp
và nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.
Hiện nay, giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia đã ký các
Hiệp định về quy chế quản lý biên giới. Mỗi Hiệp định quy định về đối tượng
được qua lại biên giới, thẩm quyền cấp phép có sự khác nhau. Bộ Công an đã
ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền
cấp giấy thông hành cho phù hợp với nội dung của từng Hiệp định. Do vậy,
trong Luật này chỉ quy định khái quát về đối tượng, trình tự, thủ tục cấp giấy
thông hành và giao Chính phủ quy định chi tiết cho phù hợp với nội dung từng
Hiệp định đã ký kết.
5. Về quy định chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh
- Có ý kiến đề nghị quy định trường hợp, thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất
nhập cảnh cho chặt chẽ hơn và có bổ sung một số trường hợp cụ thể. Có ý kiến
đề nghị rút ngắn thời hạn tại tại khoản 1 Điều 18 xuống từ 03 đến 06 tháng; làm
rõ căn cứ quy định thời hạn chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh vì lý do quốc
phòng, an ninh hoặc quy định thời hạn này được tính khi hết lý do quốc phòng,
an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã cho bổ sung các nội dụng trên vào
Điều này và các điều luật tương ứng.
- Một số ý kiến đề nghị quy định chi tiết trường hợp chưa cấp giấy tờ xuất
nhập cảnh vì lý do quốc phòng, an ninh. Có ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp
công dân Việt Nam vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trao trả về nước.
Về các ý kiến trên, UBTVQH xin giải trình như sau: Đối với trường hợp
vì lý do quốc phòng, an ninh có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghiệp vụ
nên đề nghị giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết
định đối với từng cá nhân cụ thể và không quy định chi tiết trong Luật này.
Trường hợp công dân Việt Nam vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trao trả về
nước thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tiến hành cấp giấy tờ xuất nhập cảnh để
đưa công dân về nước, nên không đưa vào diện chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh.
6. Về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh
- Nhiều ý kiến đề nghị quy định bảo đảm tính thống nhất với pháp luật tố
tụng hình sự, thi hành án hình sự, tố tụng dân sự, thi hành án dân sự, tố tụng
hành chính; thu hẹp diện đối tượng tại khoản 4, khoản 5; bổ sung các trường
hợp tạm hoãn xuất cảnh cụ thể. Có ý kiến đề nghị bỏ khoản 2 và khoản 5; quy
định cụ thể khoản 7 và mức độ thuế tại khoản 5. Nhiều ý kiến nhất trí với
Phương án 1 của khoản 6 và đề nghị quy định cụ thể hơn; một số ý kiến nhất trí
với Phương án 2 vì cho rằng một số nước cho phép người bị dịch bệnh truyền
nhiễm, lây lan được nhập cảnh và chữa bệnh.
Tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, UBTVQH đã tiến hành rà soát, đối
4
chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan và đề nghị thiết kế lại điều
luật này cho rõ ràng hơn, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật; thu hẹp
diện các đối tượng bị tạm hoãn tại khoản 4 và khoản 5 cho sát hợp với thực
tiễn; lược bỏ quy định tại khoản 2 vì mâu thuẫn với khoản 2 Điều 17 của Hiến
pháp và điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Tương trợ tư pháp; lược bỏ quy định
“Người có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”; quy
định chặt chẽ hơn các trường hợp bị tạm hoãn để tránh việc lạm dụng, lợi dụng
làm ảnh hưởng đến quyền công dân…
Trên cơ sở ý kiến của ĐBQH và căn cứ tình hình thực tiễn, UBTVQH đề
nghị bổ sung tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp: “Người bị thanh tra, kiểm
tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và
xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”, “người đại diện theo pháp
luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa
án”, “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính về quản lý thuế” và “người đang bị cưỡng chế,
người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn”. Đối với
khoản 6, đề nghị kết hợp cả Phương án 1 và Phương án 2.
Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh đã được chỉnh lý cụ thể tại Điều
36 của dự thảo Luật đã chỉnh lý.
7. Về trách nhiệm quản lý xuất cảnh, nhập cảnh
Có ý kiến đề nghị bổ sung một điều quy định về nội dung quản lý nhà
nước; bổ sung trách nhiệm của Chính phủ hoặc Bộ Nội vụ trong việc ban hành
quy định về quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức; quy
định rõ hơn nội dung chủ trì, nội dung phối hợp; bổ sung quy định trách nhiệm
của cơ quan cử và cơ quan quản lý người được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ
chiếu công vụ; trách nhiệm của Bộ Công an trong việc ban hành và quản lý lệ
phí; trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc chỉ đạo và trách nhiệm của cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong việc bảo hộ công dân Việt Nam sau
khi xuất cảnh ra nước ngoài; lược bỏ trách nhiệm chung của các bộ, ngành,
UBND cấp tỉnh và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
UBVTQH thấy rằng, các nội dung quản lý nhà nước đã được quy định cụ
thể trong các điều luật về trách nhiệm các bộ chức năng; việc ban hành quy chế
về quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức thuộc về trách
nhiệm của các bộ, ngành ở trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Lệ phí cấp các loại giấy tờ xuất nhập cảnh đã được quy định
trong Luật phí và lệ phí. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các
tổ chức thành viên không có nội dung mới, đặc thù và đã được quy định trong
Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nên UBTVQH đã cho lược bỏ điều luật này.
Việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài thuộc nhiệm vụ lãnh sự đã được
quy định trong Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài.
Đối với các nội dung khác, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, UBVTQH
5
chỉnh lý cụ thể tại Chương VII, Điều 11, Điều 24, Điều 42 và Điều 43 của dự
thảo Luật đã chỉnh lý. Đồng thời, UBTVQH đã cho điều chỉnh trách nhiệm của
Bộ Công an liên quan đến chữ ký số và bổ sung một điều quy định về trách
nhiêm của Ban Cơ yếu Chính phủ cho thống nhất với quy định của Luật Giao
dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ngoài các nội dung trên, UBTVQH đã chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh
lý các nội dung cụ thể khác theo ý kiến của ĐBQH thể hiện cụ thể tại Báo cáo số
468/UBTVQH14; đồng thời, tiến hành rà soát, chỉnh lý về kỹ thuật văn bản, sắp
xếp lại các nội dung bảo đảm tính chặt chẽ, thống nhất với hệ thống pháp luật và
thuận lợi cho cơ quan chức năng trong tổ chức thực hiện.
UBTVQH đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, tham gia
ý kiến đối với dự thảo Luật đã chỉnh lý, trong đó tập trung thảo luận một số vấn
đề sau đây:
1. Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 4).
2. Về cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ (Mục 1 Chương III).
3. Về chưa cấp giấy tờ xuất nhập cảnh (Mục 5 Chương III).
4. Về trường hợp, thẩm quyền quyết định và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
(Điều 36, Điều 37 và Điều 38).
5. Về trách nhiệm quản lý xuất cảnh, nhập cảnh (Chương VII).
Trên đây là Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật
Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và một số nội dung cần tập trung
thảo luận, UBTVQH trân trọng báo cáo Quốc hội.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

You might also like