You are on page 1of 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ

NỘI QUY THÍ SINH DỰ KIỂM TRA


(Trích Quy chế kiểm tra đánh giá năm học 2023 – 2024)
(Áp dụng cho tất cả các bài kiểm tra trong lớp và KTTT từ ngày 01/8/2023)

1. Có mặt tại địa điểm kiểm tra đúng ngày, giờ quy định, chấp hành hiệu lệnh của Hội đồng coi kiểm tra và hướng dẫn của giám thị.
a) Thời gian có mặt tại phòng kiểm tra: trước giờ thi ít nhất 20 phút.
b) Thí sinh đến trễ dưới 15 phút tính từ giờ bắt đầu làm bài sẽ được bố trí làm bài kiểm tra riêng (khi có sự chấp thuận của chủ tịch hội
đồng) theo thời gian chung và không được bù phần thời gian bị trễ.
c) Thí sinh đến sau thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài từ 15 phút trở lên sẽ không được dự kiểm tra (bài kiểm tra 0 điểm)
2. Khi vào phòng kiểm tra thí sinh ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình, để vật dụng cá nhân tại chỗ theo quy định.
- Thí sinh chỉ mang vào phòng thi các vật dụng cần thiết để làm bài kiểm tra gồm bút mực (chỉ sử dụng các loại bút mực thông thường,
không dùng bút mực có thể tẩy, xóa bằng gôm), bút chì, thước, compa, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không
có thẻ nhớ, Atlas Địa lý hoặc tập bản đồ địa lý tương ứng với khối lớp đang học do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành (không
được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì).
- Thí sinh tuyệt đối không mang vào phòng kiểm tra các vật dụng khác như: tài liệu, các thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại, đồng hồ
thông minh, máy tính bảng, tai nghe,...).
- Thí sinh mặc đồng phục chính khóa, thí sinh nữ cột tóc gọn gàng.
3. Khi nhận đề, thí sinh phải kiểm soát kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ
phải báo cáo ngay với giám thị trong phòng, chậm nhất 10 phút sau khi phát đề.
4. Trước khi làm bài, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh vào đề kiểm tra, giấy làm bài/phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp. Thí sinh chỉ
bắt đầu làm bài khi có hiệu lệnh. Thí sinh ghi sai mã đề thì giám khảo vẫn chấm kiểm tra theo mã đề ghi sai trên giấy làm bài. Thí sinh
không ghi mã đề thì giám khảo chấm bài kiểm tra 0 điểm. Trường hợp thí sinh ghi sai mã đề và không ghi mã đề có thể làm đơn xin phúc
khảo để được Hội đồng thi xem xét.
5. Thí sinh không được sao chép và phát tán đề kiểm tra trước khi kết thúc bài kiểm tra dưới mọi hình thức.
6. Một số lưu ý khi làm bài trắc nghiệm:
a) Dùng bút bi/bút mực ghi đầy đủ các mục theo hướng dẫn của giám thị (họ tên, lớp, mã đề...);
b) Dùng bút chì đen tô kín ô tròn. Cách tô đúng: Tô sai:
− Mã đề: Tô kín ô tròn ứng với chữ cuối của Mã đề kiểm tra ghi trên đề;
− Số báo danh (SBD): Ghi SBD vào ô vuông (bằng bút bi/mực) và tô kín ô tròn ứng với SBD. Khi ghi SBD, nếu SBD ít hơn 9 chữ
số thì ghi từ trái sang phải và bỏ trống các ô cuối. Ví dụ với SBD 120032 thì ghi là và tô kín ô tròn tương ứng;
− Phương án trả lời: Tô kín ô tròn ứng với phương án trả lời đúng. Số thứ tự câu trả lời tương ứng với số thứ tự câu hỏi trong đề
kiểm tra.
7. Khi làm bài và nộp bài kiểm tra, tuyệt đối không được trao đổi bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất
trật tự phòng kiểm tra.
8. Bài kiểm tra phải viết rõ ràng, không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì (trừ vẽ đường tròn bằng compa);
chỉ được viết bằng một loại bút, một thứ mực (trừ mực đỏ); phần viết hỏng phải dùng bút mực gạch bỏ; không được tẩy, xóa bằng bất kì
cách gì. Tuyệt đối KHÔNG được dùng bút xóa/bút bi xóa được trong bài kiểm tra.
9. Trong suốt thời gian ở phòng kiểm tra, phải tuyệt đối giữ trật tự. Muốn phát biểu phải giơ tay để xin phép giám thị. Khi được phép, thí
sinh đứng trình bày công khai với giám thị ý kiến của mình.
10. Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giám thị.
11. Thí sinh không được rời khỏi phòng trong suốt thời gian làm bài kiểm tra trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được
ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp
trước khi ra khỏi phòng thi. Trong trường hợp cần thiết, thí sinh chỉ được ra khỏi phòng khi được sự đồng ý của giám thị trong phòng
kiểm tra, đồng thời phải chịu sự giám sát của giám thị ngoài phòng kiểm tra hoặc cán bộ của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng coi kiểm
tra phân công.
12. Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng viết ngay.
13. Khi nộp bài kiểm tra, phải ghi rõ số tờ giấy kiểm tra đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài kiểm tra. Không làm được bài cũng phải
nộp giấy kiểm tra. Không nộp giấy nháp.
14. Thí sinh chỉ rời khỏi vị trí ngồi tại phòng kiểm tra sau khi giám thị đã kiểm đủ bài và cho phép ra về.
15. Thí sinh vi phạm nội quy kiểm tra sẽ được xử lý như sau:
Mọi vi phạm nội quy thi đều được lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.
15.1 Hình thức xử lý thí sinh tại phòng thi:
a) Cảnh cáo:
− Áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
o Thí sinh phạm lỗi nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác;
o Thí sinh đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm nội quy thi ở mức khiển trách;
o Thí sinh trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác; chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình;
− Hình thức kỷ luật cảnh cáo do Giám thị coi thi quyết định tại biên bản được lập, kèm vật chứng tang vật (nếu có).
b) Đình chỉ thi:
− Đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi bài thi đó vẫn tiếp tục vi phạm
Quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo; mang vật dụng trái phép theo quy định tại mục 2 của nội quy này vào phòng thi; đưa
đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi; có hành động gây gổ, đe dọa những người có trách nhiệm trong
kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác; không tuân thủ hướng dẫn của giám thị coi thi.
− Giám thị coi thi lập biên bản, thu tang vật vật chứng (nếu có) và báo cáo Điều hành Hội đồng thi quyết định hình thức đình chỉ thi.
Nếu Điều hành Hội đồng thi không nhất trí thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi,
đề thi, giấy nháp cho Giám thị coi thi và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định và chỉ được rời khỏi khu vực thi khi hết thời
gian buổi thi.
15.2 Quy định mức độ chịu trách nhiệm của thí sinh vi phạm nội quy thi:
a) Đối với các thí sinh vi phạm ở mức độ cảnh cáo: trừ 04 điểm hạnh kiểm tháng, trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn thi mà thí sinh
bị cảnh cáo.
b) Đối với các thí sinh vi phạm ở mức độ đình chỉ và các trường hợp bên dưới thì quy định mức độ chịu trách nhiệm là: 0 (không) điểm
ở bài thi, xếp loại hạnh kiểm tháng Yếu/Chưa đạt và hạnh kiểm học kì không quá Trung bình/Đạt:
o Có 02 bài làm trở lên đối với một bài thi;
o Bài thi có chữ viết của hai người trở lên;
o Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức;
o Sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài;
o Dùng bài của người khác để nộp.
c) Đối với các trường hợp khác:
− Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định thì không được chấm điểm.
− Trừ 50% điểm toàn bài đối với những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm.
− Không chấm điểm phần bài làm ghi bài bằng: Bút đỏ, bút chì (trừ vẽ hình tròn), bút xóa, bút bi có thể tẩy xóa;
− Trừ 04 điểm hạnh kiểm tháng đối với các trường hợp sau đây:
o Thí sinh tự ý rời khỏi phòng thi khi chưa có sự đồng ý của giám thị coi thi;
o Thí sinh làm bài kiểm tra trước hiệu lệnh, hoặc tiếp tục làm bài khi đã hết giờ làm bài thi;
− Trừ điểm hạnh kiểm tháng từ 0.25 điểm đến 2.0 điểm tùy theo loại hành vi trong các trường hợp thí sinh thực hiện sai quy trình kiểm
tra như: Thí sinh viết, vẽ vào tờ giấy làm bài kiểm tra của mình những nội dung không liên quan đến bài kiểm tra, điện thoại trong
balo reo do chưa tắt nguồn; không ghi số tờ; không ghi số báo danh; dùng 2 màu mực; ghi thiếu thông tin trên giấy làm bài; ghi thiếu
thông tin trên phiếu trả lời trắc nghiệm; ghi thiếu thông tin trên phiếu thu bài kiểm tra; ghi bài bằng: bút đỏ, bút chì, bút xóa, bút bi
có thể tẩy xóa…
Lưu ý:
− Việc trừ điểm bài thi do Hội đồng thi quyết định căn cứ biên bản của giám khảo chấm thi hoặc biên bản của Điều hành thi.
− Trường hợp kiểm tra tại lớp không áp dụng quy định ở mục 13, mục 14./.

You might also like