You are on page 1of 20

"Hướng dẫn làm bài thi cuối kỳ môn Tranh biện

1. Sinh viên đọc và tìm hiểu kỹ Kiến nghị và Vai trò tranh biện (A/N) đã được
giảng viên phân công ở danh sách trên.

2. Sinh viên tiến hành triển khai báo cáo Tranh biện cá nhân gồm 3 mục
chính:

- Xác định phạm trù tranh biện (Fact/Policy/Value)

- Xây dựng toàn bộ phiên tranh biện của bên tranh biện đã được ấn định bao
gồm: Bài Constructive Speech + Bài Rebuttal Speech + Bài Summation
Speech

(Lưu ý: Trước khi đưa ra hệ thống luận điểm và luận cứ, sinh viên dành một
phần miêu tả quá trình Brainstorming và mô hình Brainstorming đã áp dụng
để lọc luận điểm; Đồng thời với mỗi luận điểm trong bài Constructive Speech,
sinh viên đóng mở ngoặc loại của luận điểm)

- Xây dựng phiên tranh biện phản bác của đối phương, cụ thể: Từ hệ thống
luận điểm của bên mình, xác định hệ thống lập luận bác bỏ của đối phương và
khi rõ chiến thuật áp dụng; Dự đoán các luận điểm chính trong bài
Constructive Speech của đối phương; Dự đoán các câu hỏi trong phần hỏi
chéo mà đối phương có thể đưa ra.

3. Giảng viên gửi kèm trong file này tổng kết 05 loại luận điểm và 09 loại lập
luận bác bỏ trong sheet2 và sheet3.

4. Bài tiểu luận không giới hạn độ dài. Sinh viên đóng quyển có bìa cứng và
nộp lên khoa theo đúng thời gian quy định.
Chúc các em thành công với bài thi và cảm ơn các em đã tham gia môn học
này cùng cô. Chúc các em mọi điều tốt lành nhất!

Cô Oanh.

"

25 Nguyễn Chi Mai Bắt nạt học đường là cần thiết.

Bên phản đối

Xác định loại kiến nghị: Fact

Các vấn đề tồn tại trong cuộc sống, công việc, kinh tế, xã hội, môi trường, v.v.. Ví
dụ: game online làm con cái ít có thời gian giao tiếp với cha mẹ.

A.Brainstorming

1. Sử dụng T-chart để phân loại idea:

Against For

1 Chuẩn bị cho thực tế của cuộc Tạo ra môi trường


sống: học tập không an toàn
và không hiệu quả
Bên cạnh môi trường học tập, cuộc
sống ngoài xã hội cũng chứa đựng nhiều Bắt nạt làm mất tập
thử thách và khó khăn. Bắt nạt học trung và gây ảnh hưởng
đường có thể giúp học sinh học cách tiêu cực đến quá trình
đương đầu với những tình huống khó học tập của các em học
khăn và áp lực từ xã hội. Nếu không có sinh. Nếu một học sinh
kinh nghiệm này, học sinh có thể gặp phải lo sợ, căng thẳng vì
khó khăn trong việc thích nghi với môi sợ bị bắt nạt, họ sẽ
trường thực tế và không có đủ kỹ năng không thể tập trung vào
để đối phó với những trở ngại. việc học và phát triển
khả năng của mình. Một
môi trường học tập an
toàn và thoải mái là cần
thiết để học sinh có thể
tiếp thu kiến thức tốt
nhất.

2 Xây dựng tính cách mạnh mẽ, chủ Gây hại về mặt tâm
động, dám đương đầu với thử thách cho lý và xã hội:
học sinh
Bắt nạt học đường
Bắt nạt có thể giúp học sinh phát có thể gây tổn thương
triển kỹ năng xử lý xung đột, tự bảo vệ tâm lý và xã hội lớn cho
và tăng cường lòng kiên nhẫn. Bằng những người bị bắt nạt.
cách đối mặt với thử thách từ bắt nạt, Nó có thể dẫn đến sự
học sinh có thể học cách kháng cự, tự tin mất tự tin, lo lắng, và
và tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống. thậm chí ảnh hưởng đến
Điều này có thể giúp họ trở thành người sức khỏe tâm lý của họ.
tự tin, mạnh mẽ hơn trong tương lai. Hơn nữa, hậu quả của
bắt nạt có thể kéo dài
Bắt nạt học đường có thể khuyến
suốt đời, gây ra những
khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các
vấn đề tâm lý và xã hội
học sinh. Khi phải đối mặt với sự thách
nghiêm trọng cho nạn
thức từ người khác, học sinh có thể tìm nhân.
kiếm cách để phát triển và nâng cao
năng lực của mình. Điều này có thể thúc
đẩy họ nỗ lực hơn, đạt được thành công
và trở thành những người tự lập trong
tương lai.

3 Xây dựng nhận thức về trách nhiệm Xâm phạm tới nhân
xã hội: quyền của con người

Bắt nạt học đường có thể tạo ra một Quyền sống: Bắt
cơ hội để giáo dục học sinh về trách nạt học đường có thể
nhiệm xã hội. Khi chứng kiến hoặc tham gây ảnh hưởng tiêu cực
gia vào hành vi bắt nạt, học sinh sẽ nhận và đe dọa đến quyền
ra tác động tiêu cực của hành vi đó đến sống của học sinh. Áp
người khác và cộng đồng xung quanh. lực tâm lý, căng thẳng
Điều này có thể khuyến khích họ trở và cảm giác tuyệt vọng
thành những công dân có trách nhiệm và do bị bắt nạt có thể dẫn
nhân đạo, giúp xây dựng một xã hội tốt đến tình trạng suy tư và
đẹp hơn. thậm chí tự tử. Quyền
sống là quyền căn bản
và không thể bị xâm
phạm.

Quyền tự do và an
toàn: Bắt nạt học đường
cản trở quyền tự do và
an toàn của học sinh. Họ
không được tự do di
chuyển, học tập và tham
gia vào các hoạt động
học đường một cách tự
nhiên mà phải sống
trong sự sợ hãi và lo
lắng. Quyền tự do và an
toàn là quyền được bảo
đảm cho mỗi cá nhân.

Quyền được đối xử


công bằng và không bị
phân biệt: Bắt nạt học
đường gây ra sự phân
biệt đối xử và xâm hại
tới quyền được đối xử
công bằng của học sinh.
Họ bị đánh đồng, miệt
thị hoặc bị coi thường
dựa trên đặc điểm cá
nhân như ngoại hình,
dân tộc, giới tính, tôn
giáo và quốc gia. Mọi
người đều có quyền
được đối xử công bằng
và không bị phân biệt.

2. Các phương pháp lập luận

 Lập luận bằng phép loại suy (Argument by analogy)

Người tranh biện biết N là đúng (hợp lý, đúng mong muốn). Điều ngta muốn
khẳng định về B cũng tương tự như N. Do đó ngta kết luận rằng B cũng đúng
(chính đáng, mong muốn)

Bắt nạt học đường là cần thiết là quan điểm hoàn toàn sai bởi lẽ bắt nạt học đường
là một hiện tượng tiêu cực cần được loại bỏ, nó xâm hại tới nhân quyền của con
người, tạo ra một môi trường học tập kém lành mạnh, bất ổn và không an toàn, gây
ra những hậu quả tiêu cực về mặt tiêu cực trong tâm lí và xã hội.

 Lập luận từ thẩm quyền/lời khai - Argument from authority/testimony

Người tranh biện sử dụng 1 những dẫn chứng để chứng minh tuyên bố

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí
và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.

Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này
không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn
ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản,
dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.
Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc
gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ
quyền hay bị hạn chế chủ quyền.

Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.

Điều 4: Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán
nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm chỉ

Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn
ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.

Công ước quyền trẻ em (CRC) Quyền được nghỉ ngơi và vui chơi (Điều 31) và
quyền tự do ngôn luận (Điều 13) có tầm quan trọng như quyền được an toàn khỏi
bạo hành (Điều 19) và quyền được giáo dục (Điều 28).

Tại Khoản 1 Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rất rõ ràng: “1. Cá nhân
có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp
luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Luật Trẻ em 2016 Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ
mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Nam sinh lớp 11 bị bạn đánh tử vong

Chiều 17/10/2022, BGH trường THCS & THPT Nguyễn Văn Rành - Phạm Thanh
Hải (Long An) nhận được thông tin từ một giáo viên là có học sinh bị đánh chấn
thương được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An cấp cứu. Được
biết học sinh N.B.K, học lớp 11A1 bị một nhóm người ở bên ngoài đánh do mâu
thuẫn với một học sinh lớp 10A1. Em N.B.K được đưa đi cấp cứu, sau đó chuyển
lên bệnh viện Chợ Rẫy nhưng không qua khỏi.

Nữ sinh lớp 10 bị đánh hội đồng, kéo lê trên đường

Ngày 24/10/2022, một clip dài khoảng 30 giây ghi lại cảnh một nữ sinh tại TP
Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị một nhóm người dùng mũ bảo hiểm tấn công
liên tiếp và kéo lê trên đường. Được biết, nạn nhân là P.N.P.U (SN 2007, học sinh
lớp 10 trường Việt Mỹ Vũng Tàu - VASCHOOLS). Qua tìm hiểu từ phía con gái,
gia đình P.U cho biết do mâu thuẫn qua lại trên mạng xã hội giữa U. và một nữ
sinh trường khác. Sau khi bị đánh, tâm lý em U. khá hoảng sợ và phải nghỉ học ở
nhà 1 tuần để điều trị.

Mới đây, em N.T.Y.N (SN 2007, học sinh lớp 10A15, Trường THPT Chuyên
Đại học Vinh) đã tự tử tại nhà riêng.

Ngay sau đó, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết của một tài khoản Facebook tự
nhận là người thân của nữ sinh N.T.Y.N. đăng tải thông tin với nội dung ‘gia đình
mất con, chúng tôi mất cháu. Đứa trẻ mạnh mẽ, ngoan ngoãn, xinh đẹp biết bao
nhiêu… cuối cùng lại bị tổn thương bởi xã hội và chính xác là bạo lực học đường’.
Nữ sinh N học lực tốt nhưng bỗng dưng bỏ học, nói với mẹ 'con sợ đi học, sợ đến
trường. Người mẹ tìm hiểu mới biết con là nạn nhân của bạo lực học đường.

 Lập luận nhân quả - Argument of cause and effect

Người tranh biện xác định 2 hiện tượng và lý do rằng có mối quan hệ nhân quả
giữa chúng
Bắt nạt học đường là cần thiết là quan điểm hoàn toàn sai bởi lẽ bắt nạt học đường
là một hiện tượng tiêu cực cần được loại bỏ, nó xâm hại tới nhân quyền của con
người dẫn tới một môi trường học tập kém lành mạnh, bất ổn và không an toàn, từ
đó gây ra những hậu quả tiêu cực về mặt tiêu cực trong tâm lí và xã hội.

 Lập luận từ dấu hiệu - Argument from sign

Người tranh biện nhận thấy có mối tương quan giữa 2 hoặc nhiều hiện tượng và lập
luận rằng nếu một hiện tượng xảy ra thì hiện tượng kia cũng có khả năng xảy ra.
Lập luận từ dấu hiệu kém chặt chẽ hơn lý luận từ nguyên nhân và kết quả - nó
không yêu cầu bằng chứng về mối quan hệ nhân quả.

Tạo ra môi trường học tập không an toàn và không hiệu quả

Dấu hiệu: Một môi trường học tập không an toàn có thể làm tăng căng thẳng cho
học sinh và giáo viên. Sự áp lực và lo lắng về việc bị bắt nạt, thi cử, hay không đáp
ứng được yêu cầu có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của mọi
người liên quan.

Môi trường học tập không an toàn có thể làm giảm tự tin của học sinh và giảng
viên. Sự chỉ trích và phê phán không xây dựng từ các thành viên khác trong môi
trường có thể khiến người khác cảm thấy không tự tin về khả năng và giá trị của
mình.

Gây hại về mặt tâm lý và xã hội:

Dấu hiệu: Môi trường học tập không an toàn có thể tạo ra sự xao lạc trong quan hệ
xã hội giữa học sinh và giữa học sinh và giáo viên. Sự bắt nạt, đánh đập hoặc xúc
phạm có thể làm hỏng mối quan hệ và gây ra xung đột trong cộng đồng học đường.

Xâm phạm tới nhân quyền của con người


Dấu hiệu: Tạo ra một môi trường học tập không an toàn và không hiệu quả có thể
xem là một hành vi xâm phạm nhân quyền của con người: quyền tự do, quyền
được bảo vệ nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe,.. Mọi người có quyền được học tập
trong một môi trường an toàn và khám phá tiềm năng của mình mà không bị đe
dọa hoặc hạn chế.

B. Xây dựng phiên tranh biện

1. Constructive Speech ( Do N1 trình bày )

Chốt các luận điểm

Luận điểm 1: Bắt nạt học đường là hiện tượng tiêu cực cần được loại bỏ, tạo ra môi
trường học tập không an toàn và không hiệu quả

Luận điểm 2: Bắt nạt học đường gây hại về mặt tâm lý và xã hội

Luận điểm 3: Bắt nạt học đường xâm phạm tới nhân quyền của con người

Hệ thống định nghĩa

Bắt nạt mang đặc trưng của một hành vi cá nhân lặp đi lặp lại theo thời gian, nhằm
mục đích thể hiện “sức mạnh” đối với người khác.

Bắt nạt học đường là hiện tượng học sinh lớn hơn, mạnh hơn đe dọa học sinh yếu
hơn và không có khả năng chống trả. Bắt nạt học đường là hành vi xúc phạm, lạm
dụng, hoặc gây tổn thương người khác trong môi trường học tập.1

Nhân quyền là quyền con người, gồm các quyền tự nhiên thiêng liêng và bất khả
xâm phạm như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.2

1
https://braincare.vn/bao-luc-bat-nat-hoc-duong-noi-dau-con-mai/
2
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/iframe/1E287-hd-nhan-quyen-la-gi.html
Học sinh hay học trò là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (từ 6–
18 tuổi) đang được học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ
thông. Học sinh là đối tượng cần sự giáo dục của cả gia đình và nhà trường. Học
sinh rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cần thiết sự theo dõi,
định hướng, giáo dục từ gia đình và nhà trường.3

Nhóm luận điểm:

Luận điểm 1: Bắt nạt học đường là hiện tượng tiêu cực cần được loại bỏ, tạo
ra môi trường học tập không an toàn và không hiệu quả ( Lập luận từ thẩm
quyền/lời khai - Argument from authority/testimony )

Các tổ chức và cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục, như Bộ Giáo dục
và Đào tạo, UNICEF, UNESCO, đã đưa ra các chính sách và quy định pháp luật
về việc loại bỏ và ngăn chặn bắt nạt học đường và tạo ra môi trường học tập an
toàn. Những lời khai và thông báo từ các tổ chức này mang tính chất thẩm quyền
và có thể được sử dụng để lập luận rằng bắt nạt học đường là một vấn đề nghiêm
trọng và cần được giải quyết.

Theo một báo cáo mới do UNICEF công bố năm 2018, một nửa số học sinh từ 13
đến 15 trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu học sinh – cho biết đã từng bị
bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và ở các khu vực xung
quanh trường học.

UNESCO, trong Báo cáo toàn cầu về bạo lực trong môi trường học tập (2019), lưu
ý rằng bắt nạt học đường không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát
triển của cá nhân, mà còn tác động xấu đến sự phát triển toàn diện của xã hội và

3
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/iframe/1E287-hd-nhan-quyen-la-gi.html
kinh tế. Bắt nạt học đường tạo ra môi trường không an toàn và không thân thiện,
ảnh hưởng đến khả năng học tập và khởi đầu sự nghiệp của học sinh.4

Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), bạo lực học đường có thể được
nhận diện ở nhiều hình thức khác nhau như bắt nạt, xâm phạm thân thể, quấy rối
tình dục, đe doạ trực tuyến… Tất cả hành vi này hủy hoại nghiêm trọng cuộc sống
của trẻ em.

 Các hệ quả của bắt nạt học đường có thể kéo dài trong suốt cuộc đời của nạn
nhân. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội, tâm lý và học tập của họ. Một
môi trường học tập không an toàn và không hiệu quả sẽ khiến học sinh cảm
thấy lo lắng, áp lực và không thể tập trung vào việc học. Điều này gây ảnh
hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của họ và ảnh hưởng đến sự phát triển
toàn diện.

Để loại bỏ bắt nạt học đường, cần có sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bao
gồm giáo viên, nhân viên trường, phụ huynh và học sinh.

Luận điểm 2: Bắt nạt học đường gây hại về mặt tâm lý và xã hội ( Lập luận
nhân quả - Argument of cause and effect )

Bắt nạt có thể gây ra sự căng thẳng, lo lắng, tăng cường cảm giác tự ti và thấp
thỏm của nạn nhân. Họ có thể trở nên nhút nhát, xa lánh xã hội và thiếu sự tự tin.
Nạn nhân bị bắt nạt có thể trải qua tình trạng trầm cảm, cảm giác cô đơn và thậm
chí suy nghĩ tự tử.

4
https://www.unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A1o-b%C3%A1o-ch%C3%AD/h%C6%A1n-150-tri
%E1%BB%87u-thanh-thi%E1%BA%BFu-ni%C3%AAn-tr%C3%AAn-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-b
%E1%BB%8B-b%E1%BA%A1o-l%E1%BB%B1c-h%E1%BB%8Dc-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng
Bắt nạt học đường làm giảm khả năng học tập của nạn nhân. Họ có thể gặp khó
khăn trong việc tập trung, hoặc không muốn đi học để tránh sự bắt nạt. Điều này
ảnh hưởng đến thành tích học tập và khả năng phát triển toàn diện của họ.

Bắt nạt học đường có thể gây cảm giác cô đơn và cách ly xã hội cho nạn nhân. Họ
có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ và kết bạn. Nạn nhân bị bắt
nạt có thể trở thành đối tượng chế giễu và bị xem nhẹ trong cộng đồng, dẫn đến
cảm giác tách biệt và thiếu sự chấp nhận.

Bắt nạt học đường có thể gây ra những vấn đề sức khỏe về mặt vật lý và tâm lý.
Nạn nhân có thể gặp vấn đề về ăn uống, giấc ngủ và có nguy cơ phát triển các vấn
đề sức khỏe tâm lý như rối loạn lo âu và stress mạn tính.

Nam sinh lớp 11 bị bạn đánh tử vong

Chiều 17/10/2022, BGH trường THCS & THPT Nguyễn Văn Rành - Phạm Thanh
Hải (Long An) nhận được thông tin từ một giáo viên là có học sinh bị đánh chấn
thương được người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An cấp cứu. Được
biết học sinh N.B.K, học lớp 11A1 bị một nhóm người ở bên ngoài đánh do mâu
thuẫn với một học sinh lớp 10A1. Em N.B.K được đưa đi cấp cứu, sau đó chuyển
lên bệnh viện Chợ Rẫy nhưng không qua khỏi.

 Trường hợp này minh chứng cho việc bắt nạt học đường gây hại nghiêm
trọng về mặt tâm lý và xã hội. Cậu học sinh không chỉ bị đánh chấn thương
mà còn qua đời do mâu thuẫn và hành vi bạo lực trong môi trường học
đường. Sự tử vong của cậu học sinh là hậu quả nghiêm trọng nhất và thể
hiện sự nguy hiểm của bạo lực học đường.

Nữ sinh lớp 10 bị đánh hội đồng, kéo lê trên đường


Ngày 24/10/2022, một clip dài khoảng 30 giây ghi lại cảnh một nữ sinh tại TP
Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) bị một nhóm người dùng mũ bảo hiểm tấn công
liên tiếp và kéo lê trên đường. Được biết, nạn nhân là P.N.P.U (SN 2007, học sinh
lớp 10 trường Việt Mỹ Vũng Tàu - VASCHOOLS). Qua tìm hiểu từ phía con gái,
gia đình P.U cho biết do mâu thuẫn qua lại trên mạng xã hội giữa U. và một nữ
sinh trường khác. Sau khi bị đánh, tâm lý em U. khá hoảng sợ và phải nghỉ học ở
nhà 1 tuần để điều trị.

 Vụ việc này là một ví dụ khác về hậu quả tâm lý và xã hội của bắt nạt học
đường. Nạn nhân không chỉ bị tấn công một cách vụng về mà còn bị đánh
đập và kéo lê trên đường công khai. Điều này gây ra sự hoảng sợ và ảnh
hưởng tới tâm lý của nạn nhân, khiến cô phải nghỉ học và điều trị sau đó.

Mới đây, em N.T.Y.N (SN 2007, học sinh lớp 10A15, Trường THPT Chuyên
Đại học Vinh) đã tự tử tại nhà riêng.

Ngay sau đó, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết của một tài khoản Facebook tự
nhận là người thân của nữ sinh N.T.Y.N. đăng tải thông tin với nội dung ‘gia đình
mất con, chúng tôi mất cháu. Đứa trẻ mạnh mẽ, ngoan ngoãn, xinh đẹp biết bao
nhiêu… cuối cùng lại bị tổn thương bởi xã hội và chính xác là bạo lực học đường’.
Nữ sinh N học lực tốt nhưng bỗng dưng bỏ học, nói với mẹ 'con sợ đi học, sợ đến
trường. Người mẹ tìm hiểu mới biết con là nạn nhân của bạo lực học đường.

 Trường hợp này minh chứng cho hậu quả nghiêm trọng của bắt nạt học
đường. Nữ sinh có thành tích học tập tốt nhưng đã chọn tự tử sau khi trải qua
bạo lực học đường. Bài viết trên mạng xã hội của người thân cô bé cũng đề
cập đến bạo lực học đường và cảm thấy rằng xã hội đã gây tổn thương cho
cô bé.
Các tình huống trên cho thấy rõ rằng bắt nạt học đường gây ra những hậu quả
nghiêm trọng về mặt tâm lý và xã hội. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của nạn
nhân, gây hoảng sợ, căng thẳng và thậm chí dẫn đến hậu quả tự tử. Đồng thời, nó
tạo ra một môi trường xã hội không an toàn và đe dọa tới sự phát triển toàn diện
của học sinh.

Luận điểm 3: Bắt nạt học đường xâm phạm tới nhân quyền của con người

TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (1948)

Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí
và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.

Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này
không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn
ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản,
dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác.

Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc
gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ
quyền hay bị hạn chế chủ quyền.

Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.

Điều 4: Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán
nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm chỉ

Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn
ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
Công ước quyền trẻ em (CRC) Quyền được nghỉ ngơi và vui chơi (Điều 31) và
quyền tự do ngôn luận (Điều 13) có tầm quan trọng như quyền được an toàn khỏi
bạo hành (Điều 19) và quyền được giáo dục (Điều 28).

Tại Khoản 1 Điều 33 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rất rõ ràng: “1. Cá nhân
có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp
luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”

Luật Trẻ em 2016 Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ
mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

 Bắt nạt học đường có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và thậm
chí là sự sống của nạn nhân. Trong những trường hợp cực đoan, bạo lực học
đường đã dẫn đến tử vong của các học sinh.
Bắt nạt học đường thường đi kèm với hành vi lạm dụng và bạo lực với nạn
nhân. Nạn nhân bị đánh đập, đánh đồng, bị lăng mạ và xúc phạm trên mạng
xã hội, gây tổn thương và xâm phạm đến quyền không bị hành hung và bị
đối xử tàn nhẫn của họ.
Bắt nạt học đường có thể dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử với nạn nhân.
Những hành vi như xúc phạm, chế giễu, và lăng mạ gây tổn thương đến lòng
tự trọng và gây ra sự không công bằng trong môi trường học đường.
Bắt nạt học đường tạo ra một môi trường học tập không an toàn và không
hiệu quả. Nạn nhân bị đe dọa, cảm thấy sợ hãi và không an tâm khi tham gia
vào quá trình học tập, ảnh hưởng đến quyền được học tập trong môi trường
an toàn và thuận lợi.
Bắt nạt học đường ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của cá
nhân. Nạn nhân có thể trở nên tự ti, thiếu tự tin và không thể phát triển tối đa
khả năng của mình. Điều này hạn chế quyền sống và quyền phát triển của
họ.

Câu hỏi dành cho A1 ( N2 trình bày)

1.Bạn nói rằng bạo lực học đường là cần thiết để rèn luyện cho học sinh sự tự chủ,
kiện cường và mạnh mẽ cũng như là hành trang cho các em bước vào cuốc sống
thực, bạn có nghĩ như thế là quá sức đối với các em khi các em chưa đủ bản lĩnh và
kinh nghiệm để ứng phó với những cuộc bắt nạt khủng khiếp như vậy không?

2.Những hậu quả khủng khiếp mà bắt nạt học đường gây ra, ai sẽ là người chịu
trách nhiệm?

3.Bạn nói bắt nạt học đường tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, lành mạnh ở chỗ
nào khi một nhóm học sinh có suy nghĩ lệch lạc và sai trái và làm tổn thương tới sự
văn minh tiến bộ của cộng đồng?

4.Bắt nạt học đường mang tới bài học cho kẻ đi bắt nạt, vậy người bị bắt nạt có
xứng đáng bị như vậy hay không?

Dự đoán câu hỏi của bên ủng hộ:

Tại sao bạn tin rằng không có bất kỳ tác dụng tích cực nào từ việc áp dụng
bạo lực học đường?

 Bạo lực học đường có thể gây tổn thương tâm lý và tạo ra một môi trường
không an toàn cho học sinh. Thay vì giúp giải quyết vấn đề, nó có thể làm
tăng sự căng thẳng, lo lắng và sợ hãi ở học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển
tâm lý và trí tuệ của họ.
Hàng loạt những vụ việc bạo lực bắt nạt học đường đã làm rung động dư
luận vì những hậu quả không thể nào cứu chữa.
Bạo lực học đường tạo ra một môi trường đầy căng thẳng và lo lắng, làm
mất đi sự tập trung vào việc học và ảnh hưởng đến quan hệ xã hội. Thay vì
tạo ra một tinh thần hợp tác và đồng lòng, nó có thể gây chia rẽ và làm giảm
sự tương tác xã hội của học sinh.

Bạn có chứng cứ nào để chứng minh rằng bạo lực học đường không thực sự
có hiệu quả trong việc rèn luyện tính kỷ luật và tự kiểm soát của học sinh?

 Bạo lực học đường không phải là một giải pháp xây dựng và giáo dục hiệu
quả. Thay vì tìm cách giải quyết nguyên nhân gốc rễ của hành vi xấu xa, nó
chỉ tạo ra một vòng lặp bạo lực và không giải quyết được vấn đề một cách
bền vững.
Hàng loạt những vụ việc học sinh bị bắt nạt học đường tự vẫn vẫn chưa đủ
để chứng minh hậu quả nghiêm trọng hay sao?

Rebuttal Speech ( do N2 trình bày )

Dự đoán luận điểm của đối thủ:

Chuẩn bị cho thực tế của cuộc sống:

Bên cạnh môi trường học tập, cuộc sống ngoài xã hội cũng chứa đựng nhiều thử
thách và khó khăn. Bắt nạt học đường có thể giúp học sinh học cách đương đầu với
những tình huống khó khăn và áp lực từ xã hội. Nếu không có kinh nghiệm này,
học sinh có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường thực tế và
không có đủ kỹ năng để đối phó với những trở ngại.

Xây dựng tính cách mạnh mẽ, chủ động, dám đương đầu với thử thách cho
học sinh
Bắt nạt có thể giúp học sinh phát triển kỹ năng xử lý xung đột, tự bảo vệ và tăng
cường lòng kiên nhẫn. Bằng cách đối mặt với thử thách từ bắt nạt, học sinh có thể
học cách kháng cự, tự tin và tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống. Điều này có thể
giúp họ trở thành người tự tin, mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Bắt nạt học đường có thể khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các học sinh.
Khi phải đối mặt với sự thách thức từ người khác, học sinh có thể tìm kiếm cách để
phát triển và nâng cao năng lực của mình. Điều này có thể thúc đẩy họ nỗ lực hơn,
đạt được thành công và trở thành những người tự lập trong tương lai.

Xây dựng nhận thức về trách nhiệm xã hội:

Bắt nạt học đường có thể tạo ra một cơ hội để giáo dục học sinh về trách nhiệm xã
hội. Khi chứng kiến hoặc tham gia vào hành vi bắt nạt, học sinh sẽ nhận ra tác
động tiêu cực của hành vi đó đến người khác và cộng đồng xung quanh. Điều này
có thể khuyến khích họ trở thành những công dân có trách nhiệm và nhân đạo, giúp
xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Summation Speech ( do A3 trình bày )

Tôi xin tổng hợp lại các luận điểm của chúng tôi với tư cách là bên ủng hộ cho
kiến nghị

Bắt nạt học đường là cần thiết:

Luận điểm 1: Bắt nạt học đường là hiện tượng tiêu cực cần được loại bỏ, tạo ra môi
trường học tập không an toàn và không hiệu quả

Luận điểm 2: Bắt nạt học đường gây hại về mặt tâm lý và xã hội

Luận điểm 3: Bắt nạt học đường xâm phạm tới nhân quyền của con người
Tóm lại, bằng hệ thống luận điểm rất chặt chẽ cùng với những lí lẽ, dẫn chứng và
sự phản biện hiệu quả của bên phản đối, tôi xin đưa ra kết luận cuối cùng: Bắt nạt
học đường là cần thiết là quan điểm hoàn toàn sai bởi lẽ bắt nạt học đường là một
hiện tượng tiêu cực cần được loại bỏ, nó xâm hại tới nhân quyền của con người,
tạo ra một môi trường học tập kém lành mạnh, bất ổn và không an toàn, gây ra
những hậu quả tiêu cực về mặt tiêu cực trong tâm lí và xã hội.

You might also like