You are on page 1of 48

0

9
2
0
2
2

Tường thuật
TRẢI NGHIỆM GẤP GIẤY
TẠI YOKO ONSEN
THANH ÂM CỦA KÉN

Nhân vật
THÂN HOÀNG MINH
BERNIE PEYTON

Diagram
CÁ NÓC
HÀ MÃ
CÁ NGỰA
BỌ SAMURAI
MỤC LỤC
3 LỜI NGỎ
4 TIN TỨC
SỰ KIỆN 8 THANH ÂM CỦA KÉN Tạ Trung Đông
10 TRẢI NGHIỆM GẤP GIẤY Nguyễn Hùng Cường &
TẠI YOKO ONSEN Đỗ Anh Tú

NHÂN VẬT 17 TÁC GIẢ TRẺ Nguyễn Hùng Cường


THÂN HOÀNG MINH
21 TÁC GIẢ THẾ GIỚI Đinh Trường Giang
BERNIE PEYTON
31 GẤP THỬ MẪU CỦA BERNIE Nhiều tác giả

KHÁM PHÁ 35 BASHO & CHUỒN CHUỒN ỚT Đinh Trường Giang


36 “ORIGAMI DESIGN SECRETS” Robert J.Lang
CHƯƠNG 6: “GRAFTING” Dịch: Phạm Minh Thiên Thành

GALLERY 65 TÁC PHẨM NỔI BẬT Nhiều tác giả

DIAGRAM 74 KHÚC HÁT MÙA HÈ Nguyễn Việt Hưng


76 CÁ NGỰA QUĂN QUEO Nguyễn Việt Hưng
80 CÁ NÓC Nguyễn Võ Hiến Chương
82 BỌ SAMURAI Nguyễn Hùng Cường
92 HÀ MÃ Thân Hoàng Minh

2
LỜI NGỎ
“Câu chuyện Nếp gấp” là tạp chí được biên tập và phát hành bởi
Vietnam Origami Group, nhằm mục đích cập nhật tin tức, kiến thức
về nghệ thuật gấp giấy Origami.
Hội Gấp giấy Việt Nam (Vietnam Origami Group, viết tắt là VOG)
được thành lập vào ngày 17 tháng 3 năm 2005 bởi Hiba, trang web:
https://origami.vn.
Trong số tạp chí lần này, chúng ta sẽ được làm quen với hai tác giả
một già một trẻ, cả hai đều có những tác phẩm độc đáo và những
cái nhìn thú vị về nghệ thuật gấp giấy. Ngoài ra, các bạn sẽ được
trải nghiệm một số sự kiện liên quan đến origami gần đây qua lời
kể của các thành viên VOG và khám phá nhiều tài liệu kiến thức
bổ ích khác.
Ban biên tập xin chân thành cảm ơn những đóng góp của:

Nguyễn Nguyễn Võ Phạm Hữu


Hùng Cường Hiến Chương Bạch Tùng

Nguyễn Việt Phạm Minh Nguyễn Tiến Đinh Trường


Hưng Thiên Thành Kha Giang
Lưu ý: Tạp chí này là thành
quả của tập thể thành viên
Vietnam Origami Group và
những người đóng góp nội
Nhâm Văn Tạ Trung Trần Trung
Sơn Đông Hiếu
dung khác, trên tinh thần chia
sẻ nội bộ và phi lợi nhuận. Mọi
hình thức kinh doanh, sao
chép, chuyển ngữ, phát tán tài
liệu này phải được sự đồng ý
Nguyễn Gia Thân Hoàng Phạm Trường Đặng Việt của Vietnam Origami Group
Phú Minh Sơn Tân
và các bên liên quan.
Mọi đóng góp và thắc mắc
liên quan đến tạp chí xin vui
lòng gửi về địa chỉ:
Hoàng Tiến Lãnh Đức Đỗ Anh Tú contact@origami.vn
Quyết Cảnh

3
TIN TỨC
1 tháng 5 LỄ HỘI MÙA HÈ TẠI YOKO ONSEN
1-2/5/2022
Trưng bày và hướng dẫn du khách trải nghiệm
nghệ thuật gấp giấy Origami. Sự kiện được tổ
chức tại Yoko Onsen Quang Hanh, Quảng Ninh.
Phụ trách: Đỗ Anh Tú & Vũ Văn Tiến

13 tháng 5 RED BULL PAPER WINGS 2022


13-14/5/2022
Vòng chung kết cuộc thi máy bay giấy Red Bull
Paper Wings - World Final 2022 diễn ra tại Áo, quy
tụ các "phi công" từ hơn 60 quốc gia.
Kết quả:
Bay xa nhất: Lazar Krstić (Serbia)
Bay lâu nhất: Rana M.U. Saeed (Pakistan)
Trình diễn hay nhất: Seunghoon Lee (Hàn Quốc)

22 tháng 5 LỄ HỘI MẶT TRỜI TẠI YOKO ONSEN


22-29/5/2022
Trưng bày và hướng dẫn du khách trải nghiệm
nghệ thuật gấp giấy Origami trong tuần lễ sinh
nhật tròn 2 tuổi của Yoko Onsen Quang Hanh,
Quảng Ninh.
Phụ trách:
Nguyễn Hùng Cường & Nguyễn Việt Hưng

29 tháng 5 GIAO LƯU ORIGAMI TẠI HÀ NỘI


29/5/2022
Buổi giao lưu cho dân Origami tại Hà Nội được tổ
chức vào ngày 29/5. Trong buổi giao lưu có các
hoạt động như trưng bày mẫu gấp, trao đổi các
kỹ thuật gấp giấy, hướng dẫn gấp mẫu “chuồn
chuồn tre” của bạn Thiên Thành và thi gấp hạc chỉ
bằng một tay.
Tổ chức:
Trần Thế Phong & Đỗ Anh Tú

4
THÁNG 5-9/2022
ORIGAMI TALK #3 5 tháng 6
5/6/2022
Chủ đề: Xử lý giấy & Tạo hình
Trong nhiều trường hợp người chơi origami sẽ
phải xử lý tờ giấy có sẵn để giúp nó trở nên dai
hơn, giữ nếp tốt hơn. Không những thế, kỹ thuật
gấp và tạo hình của mỗi tác giả cũng tạo ra
những kết quả đặc biệt mang phong cách riêng.
Link sự kiện

TRIỂN LÃM BÚP BÊ NHẬT BẢN 10 tháng 6


10-26/6/2022
Triển lãm NINGYŌ: NGHỆ THUẬT và VẺ ĐẸP của
BÚP BÊ NHẬT BẢN được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam. Sự kiện do Japan Foundation tổ
chức và trong ngày khai mạc có phần trải nghiệm
gấp giấy Origami miễn phí cho tất cả mọi người.
Phụ trách:
Nhóm thành viên VOG

CUỘC THI GẤP TRANG PHỤC GIẤY 23 tháng 6


23/6-30/7/2022
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2012, Paper
on Skin là giải thưởng nghệ thuật có thể mặc được
diễn ra hai năm một lần. Giải thưởng dành cho
các nghệ sĩ quốc tế chấp nhận thử thách thiết kế
trang phục có thể mặc được làm từ ít nhất 80%
giấy. Giải thưởng chính trị giá 5.000 USD năm nay
được trao cho nghệ sĩ Nhật Bản Kaori Kato.

ORIGAMI TALK #4 26 tháng 6


26/6/2022
Chủ đề: Kho tàng Origami
Trong thời đại ngày nay có rất nhiều nguồn thông
tin cung cấp kiến thức về origami, mỗi nơi mang
lại một trải nghiệm khác nhau. Buổi nói chuyện
thảo luận về những nguồn tài liệu, kiến thức hữu
dụng dành cho dân gấp giấy.
Link sự kiện

5
TIN TỨC
Tháng 7 CUỘC THI GẤP GIẤY CỦA HÀN QUỐC
7/2022
Paper Culture Foundation tại Hàn Quốc tổ chức
một cuộc thi gấp giấy nhằm đóng góp vào sự
phát triển của việc gấp giấy trên toàn thế giới
cũng như quảng bá gấp giấy của Hàn Quốc. Từ
tháng 7 cuộc thi đã bắt đầu mở đăng ký.
Hạn đăng ký nộp tác phẩm: 8/10/2022
Thể lệ cuộc thi: xem tại đây

9 tháng 7 WORKSHOP ORIGAMI TẠI TINIWORLD


9-10/7/2022
Trong hai ngày 9 và 10 tháng 7/2022, nhóm thành
viên VOG miền Bắc và miền Nam đã tổ chức
workshop Origami tại các khu vui chơi TiniWorld
tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

10 tháng 7 WORKSHOP: HOÀNG TIẾN QUYẾT


10/7/2022
Trải nghiệp workshop gấp giấy cùng nghệ nhân
origami Hoàng Tiến Quyết tại Class6 - Specialty
coffee, G3 Vinhomes Greenbay - Hà Nội.

28 tháng 7 THUYẾT TRÌNH TẠI IKMC CAMP 2022


28/7/2022
Nhắc đến Toán học, mọi người đều nghĩ đó là một
môn học khô khan và “khó gần”. Nhưng thực tế
Toán học rất gần gũi và luôn xuất hiện trong cuộc
sống thường nhật của chúng ta. Hoạt động gấp
giấy Origami đã thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa
toán học và nghệ thuật.
Phụ trách:
Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Thái Minh Tuấn

6
THÁNG 5-9/2022
ORIGAMI TALK #5 31 tháng 7
31/7/2022
Chủ đề: Dạy gấp giấy
Nếu là một người yêu thích gấp giấy và chơi gấp
giấy được một thời gian, hẳn đã có không ít lần
bạn phải hướng dẫn một ai đó gấp giấy. Trong
Origami talk số 5, các thành viên đã cùng bàn
luận về việc dạy gấp giấy sao cho hiệu quả.
Link sự kiện

WORKSHOP “EVERY LITTLE ART”


27-28/8/2022 27 tháng 8
Workshop của bạn Tạ Trung Đông trong sự kiện
Art-Xperience “Every Little Art” - Origami Art tại
De La Sól - Sun Life Flagship, Quận 3, Thành phố
Hồ Chí Minh trong 2 ngày 27 và 28 tháng 8. Trong
buổi workshop các học viên được học gấp những
hình đồ vật có thể cùng chơi được như con xoay,
phi tiêu…

ORIGAMI TALK #6 28 tháng 8


28/8/2022
Chủ đề: Hình cơ bản truyền thống
Rất nhiều mẫu origami đã được tạo ra chỉ với vài
hình cơ bản truyền thống quen thuộc, thậm chí
đến bây giờ người ta vẫn không ngừng thiết kế ra
hàng loạt mẫu mới từ chúng. Tại buổi trò chuyện
số 6, các thành viên đã cùng trò chuyện về các
hình cơ bản truyền thống trong Origami.
Link sự kiện

ORIGAMI WORLD MARATHON 3 17 tháng 9


17-18/9/2022
Như mọi năm, Origami World Marathon lần thứ 3
quy tụ 48 tác giả origami từ khắp nơi trên thế
giới, thực thiện 48 workshop online liên tục trong
hai ngày. Việt Nam năm nay có 3 tác giả tham
dự hướng dẫn gấp, gồm: Nguyễn Tiến Kha,
Nguyễn Hùng Cường, Hoàng Tiến Quyết.
Thông tin chi tiết

7
THANH ÂM CỦA KÉN
Bài: Tạ Trung Đông

Tháng 6 này, mình - Trung Đông có dịp hợp tác với ARIA để mô tả
hình ảnh kén qua phong cách gấp giấy cho sự kiện “Thanh âm của
Kén” – "Sounds of the Cocoon".
Khi nhận được yêu cầu mình khá lo lắng vì thời gian gấp rút, và cũng
phải qua nhiều quy trình như: thiết kế thành hình, làm ra số lượng, và
lên màu.
Với số lượng hơn 300 mẫu kén và một mẫu gấp lớn, thì khiến mình
phải suy nghĩ làm sao để ra một mẫu gấp không quá nhiều bước gấp
và cũng không quá nhiều khâu tạo hình phức tạp để cho những nhân
công khác có thể gấp lại mẫu của mình mà không quá khó khăn
nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
Trong quá trình thiết kế thì mình đưa ra 3 phương án để khách hàng
lựa chọn, cũng rất may mắn khách hàng đã chọn mẫu mà mình thích
nhất trong 3 mẫu và không quá nhiều bước gấp.

Phương án 1 Phương án 2

Phương án 3 (được duyệt)

8 Bài: Tạ Trung Đông - Thanh âm của Kén


Sau khi chốt được thiết kế và màu, thì tiến hành làm đủ số lượng và
bước cuối cùng là lên màu, màu của Kén ở sự kiện lần này là màu
vàng ánh kim có pha chút đỏ.
Các mẫu Kén được tạo ra nhầm mục đích gắn lên thiệp cho từng
khách mời, mỗi vị khách khi đến sự kiện sẽ được cài lên áo. Đối với
mình đây cũng là một hình thức rất hay để cho mọi người biết đến
Origami, các mẫu gấp giấy không chỉ được trưng bày tại chỗ mà còn
có thể áp dụng được nhiều hình thức khác nhau.
Tạ Trung Đông

Thanh âm của Kén - Bài: Tạ Trung Đông 9


TRẢI NGHIỆM GẤP GIẤY
TẠI YOKO ONSEN
Bài: Nguyễn Hùng Cường & Đỗ Anh Tú

Tháng 5/2022 các thành viên VOG có cơ hội thực hiện hai workshop
origami tại khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh,
Quảng Ninh. Phía Yoko có vẻ rất ưu ái bộ môn gấp giấy nên đã đưa
origami vào hai sự kiện lớn của họ.

Lễ hội Mùa Hè (Natsu Matsuri)


(Tường thuật bởi Đỗ Anh Tú)

Năm nay VOG vinh dự góp mặt trong Lễ hội Mùa Hè (Natsu Matsuri)
của tập đoàn Sun Group tại Yoko Onsen Quang Hanh từ 1/5 đến
2/5/2022. Đây là năm thứ 2 liên tiếp mình - Đỗ Anh Tú và Vũ Văn Tiến
được quản lý của Yoko Onsen tin tưởng giao nhiệm vụ mang nghệ
thuật Origami tới du khách tại đây.

Ngày thứ nhất


Thông thường ngày đầu tiên mình và Tiến sẽ đến sớm hơn dự kiến
khoảng 1h để chuẩn bị mẫu trưng bày và mẫu hướng dẫn cho khách.
Mình có nhờ ban tổ chức chương trình giúp mình chuẩn bị bàn trải
khăn đen để các mẫu trưng bày có được không gian tốt nhất.
Ngoài khu vực trưng bày thì chúng mình cũng có một bàn để hướng
dẫn mọi người trải nghiệm gấp giấy.
Do khu vực trưng bày và workshop của chúng mình nằm ngay khu
vực sân khấu chính nên khi chương trình bắt đầu diễn ra thì các du
khách sẽ được ngồi tập trung để hướng dẫn viên du lịch có thể phổ
biến khi trải nghiệm tại Yoko Onsen. Chính vì vậy khách hàng cũng
được tiếp cận và trải nghiệm bộ môn Origami ngay sau khi hướng dẫn
Hình 1: Khu vực trưng bày viên phổ biến xong. Ngoài ra trong lễ hội còn có các chương trình biểu
mẫu gấp của các tác giả Việt Nam. diễn khác như nhảy truyền thống Yosakoi.

10 Bài: Nguyễn Hùng Cường & Đỗ Anh Tú – Trải nghiệm Gấp giấy tại Yoko Onsen
Chúng mình cũng được trải nghiệm từ đầu tới cuối những giai điệu Hình 2 (trái): Vũ Văn Tiến hướng dẫn
của đội nhảy mang tới. Các du khách rất ngạc nhiên khi thấy được sự khách gấp mẫu bướm cơ bản.

khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam sau khi biết rằng mỗi tác phẩm Hình 3 (phải): Đỗ Anh Tú hướng dẫn du
được trưng bày chỉ được gấp từ một tờ giấy vuông với các kích thước khách gấp giấy.
khác nhau.
Hình 4 (dưới): Mẫu Sumo của anh
Nguyễn Võ Hiến Chương có thể ứng
Ngày thứ hai dụng làm trò chơi. Hình ảnh từ bản tin
của đài truyền hình Quảng Ninh trong
Cũng giống ngày thứ nhất, mình và Tiến tới sớm hơn 30 phút để buổi giới thiệu về Yoko Onsen:
chuẩn bị. Do đã có kinh nghiệm trưng bày nên thời gian mình chuẩn https://baoquangninh.com.vn/ban-tin-
thoi-su-19h45-ngay-2-5-2022-
bị cũng nhanh hơn so với ngày thứ nhất. 3185381.html

Ngược lại so với ngày đầu tiên, mình sẽ thay Tiến hướng dẫn mọi
người các mẫu gấp. Còn Tiến sẽ phụ trách thay mình phần giới thiệu,
cũng như lịch sử và quá trình phát triển Origami tại Việt Nam cho
những người còn chưa biết về Origami.
Trong buổi workshop ngày thứ hai, các mẫu hướng dẫn cho du khách
không chỉ đơn thuần là những mẫu 2D, thay vào đó mình đã hướng
dẫn du khách mẫu gấp có thể chơi được để tạo không khí sôi nổi.
Sau những bản tin ngắn được đài truyền hình du lịch Quảng Ninh
điểm qua và được trải nghiệm về bộ môn Origami, du khách được tiếp
nối ngay với những vũ điệu nhảy truyền thống Yosakoi trong khuôn
viên chính của sân khấu mà không phải di chuyển đi đâu xa.

Trải nghiệm Gấp giấy tại Yoko Onsen – Bài: Nguyễn Hùng Cường & Đỗ Anh Tú 11
Sau điệu nhảy Yosakoi của vũ đoàn thì cũng khép lại buổi workshop
của bên mình, lúc đó mọi người sẽ cùng lên để chụp ảnh cùng với vũ
đoàn hoặc chụp ảnh cùng với nhau để lưu lại những khoảnh khắc
đáng nhớ trong chuyến du lịch đặc biệt này.
Thay mặt các thành viên VOG mình chân thành cám ơn tập đoàn Sun
Group đã dành tình cảm đặc biệt dành cho bộ môn Origami. Và cám
ơn Yoko Onsen đã giúp những du khách có được cái nhìn rõ hơn về
bộ môn nghệ thuật gấp giấy tại Việt Nam.
Đỗ Anh Tú

Hình 5 (trên): Du khách tranh thủ tham


quan, chiêm ngưỡng những tác phẩm
do các tác giả tại Việt Nam sáng tạo ra.

Hình 6 (dưới): Thưởng thức điệu nhảy


Yosakoi.tại Yoko Onsen.

12 Bài: Nguyễn Hùng Cường & Đỗ Anh Tú – Trải nghiệm Gấp giấy tại Yoko Onsen
Lễ hội Mặt trời (Taiyo Matsuri)
(Tường thuật bởi Nguyễn Hùng Cường)

Ngày 22-29/5/2022, hai thành viên nữa của VOG là mình - Nguyễn
Hùng Cường và anh Nguyễn Việt Hưng tiếp tục được mời làm
workshop origami trong sự kiện mừng sinh nhật 2 tuổi của Yoko
Onsen Quang Hanh mang tên Lễ hội Mặt trời (Taiyo Matsuri).

Ngày thứ nhất


Hai anh em Cường và Hưng đến Quảng Ninh từ sáng sớm để chuẩn
bị. Sự kiện lần này do WonderLife agency phụ trách tổ chức. Được sự
hỗ trợ từ các bạn bên agency nên công việc tiến hành tương đối
nhanh gọn. Hôm nay là ngày đầu tiên của sự kiện, cũng là Chủ Nhật
nên dự kiến số lượng khách sẽ rất đông. Mình mang nhiều mẫu đi
trưng bày nhưng cất bớt một số để dễ xem hơn. Các ngày sau đó thì
thay đổi mẫu luân phiên để mỗi ngày là một phần trưng bày khác
nhau.
Do không gian rộng nên ngoài gấp giấy họ còn tổ chức nhiều trò chơi
khác như Kendama, Menko, rút gỗ, vớt cá… khách đến tắm khoáng
nóng sẽ được trải nghiệm rất nhiều trò chơi giải trí, thư giãn. Các bạn
có thể xem thêm hình ảnh về các hoạt động trải nghiệm, vui chơi trên
trang fanpage của Yoko Onsen Quang Hanh: Link 1, Link 2.
Ngày đầu tiên đúng là đông, tuy nhiên trong buổi sáng khách đến để
tắm suối khoáng là chính, sau đó mới đi xung quanh tham quan và
chơi trò chơi nên lượng người dừng lại gấp giấy vào buổi sáng không
nhiều lắm. Đến buổi chiều thì bọn mình chuyển chỗ ra gần trung tâm
hơn để đón được nhiều khách tới trải nghiệm hơn. Hình 7 : Khu vực trưng bày mẫu gấp giấy.

Trải nghiệm Gấp giấy tại Yoko Onsen – Bài: Nguyễn Hùng Cường & Đỗ Anh Tú 13
Để sự kiện sinh nhật thêm đặc biệt, họ đã đặt mình thiết kế hình gấp
dựa trên linh vật Yoko Mon của họ. Đây là một thử thách không hề dễ
dàng, nhất là trong lúc thời gian không có nhiều và còn phải chuẩn bị
những thứ khác cho workshop. Cuối cùng mình cũng làm xong nhờ
biến tấu một chút trên hình cơ bản cá. Mẫu này không quá khó nên
mình có thể dạy nó cho du khách nữa. Mừng là có nhiều người nhận
ra nó giống linh vật thật, gửi cho phía Yoko xem họ duyệt luôn khỏi
cần chỉnh sửa gì thêm.
Ngày đầu tiên tất cả còn đang háo hức, cộng thêm với việc được nhìn
thấy nhiều mẫu gấp lạ mắt, không chỉ du khách mà cả nhân viên, tình
nguyện viên ở đây tranh thủ lúc rảnh cũng chạy ra cùng gấp với tụi
mình. Nói chung không khí ngày đầu tiên rất vui vẻ và sôi nổi.
Đến chiều tối, khi khu nghỉ dưỡng chuẩn bị đóng cửa cũng là lúc bọn
mình kết thúc hoạt động ngày hôm đó. Anh Hưng phải về Hà Nội để
làm việc vào sáng thứ Hai, còn mình thì ở lại phụ trách các ngày tiếp
theo từ 23 đến 29/5. Do lượng khách các ngày tiếp theo ít hơn nên họ
Hình 8 (trên): Anh Nguyễn Việt Hưng
đang hướng dẫn du khách gấp giấy. chỉ yêu cầu một người ở lại dạy gấp.

Hình 9 (trái): Đề bài được giao: thiết kế


linh vật chú gà Yoko Mon bằng gấp
giấy.

Hình 10 (phải): Phiên bản origami của


linh vật Yoko Mon, tác giả: Nguyễn
Hùng Cường.

14 Bài: Nguyễn Hùng Cường & Đỗ Anh Tú – Trải nghiệm Gấp giấy tại Yoko Onsen
Sau khi rời Yoko Onsen mình bắt xe buýt về khách sạn nghỉ. Do trời
tối và mệt nên mình không đi xung quanh thăm thú gì, về thẳng và
ngủ luôn.

Các ngày sau đó


Hôm sau mình bắt xe buýt ra Yoko để tiếp tục dạy gấp. Chỗ mình ở
khá gần bến xe buýt, ngay cạnh Công viên Hoa và Cột Đồng hồ Hạ
Long. Mình thấy cột đồng hồ này hay ở chỗ là nó có nhiều màn hình
thể hiện múi giờ của các nước, lại còn đang trong thời gian diễn ra
SEA Games nên có lẽ các bạn nước ngoài đến đây sẽ thấy thú vị,
nhưng mà giờ của Việt Nam ở trên đỉnh của đồng hồ thì luôn là 7 giờ
kém 2 phút mà cả tuần chưa thấy bác nào ra sửa lại.
Sáng sớm đến bến xe đã thấy xe buýt đang đợi sẵn, sáng ít khách nên
họ dừng ở bến lâu hơn. Ở đây lúc bắt xe buýt thì không nhất thiết phải
đứng đợi ở bến mà chỉ cần đứng giữa đường thấy xe đến vẫy vẫy cái là
xe táp vào đón ngay. Xe buýt ở đây còn kiêm cả dịch vụ ship hàng.
Thỉnh thoảng lại thấy có người đưa vào trong một thùng hàng, xong
đến điểm trả hàng phụ xe sẽ mang xuống giao.
Bến xe buýt mà mình xuống đối diện Chợ Suối Khoáng, cách Yoko Hình 11 (trên): Cột Đồng hồ Hạ Long.
Onsen khoảng 1km nữa. Ngày ngày đều được tập thể dục đi bộ một
Hình 12 (dưới): Quang cảnh lúc xuống
quãng từ bến xe tới chỗ dạy gấp trong khung cảnh núi đồi nhấp nhô, xe buýt để đi bộ tới Yoko Onsen.
thi thoảng có vài chú chim nhỏ hay đại bàng lượn phía trên. Xung
quanh đây tương đối vắng lặng, ít chỗ chơi và mua sắm (đây cũng là
lý do vì sao mình chọn ở khách sạn gần khu trung tâm Hạ Long chứ
không ở gần Yoko Onsen). Khoảng thời gian này có bão đổ về nên ở
đây đôi lúc có mưa và nhiều mây.

Trải nghiệm Gấp giấy tại Yoko Onsen – Bài: Nguyễn Hùng Cường & Đỗ Anh Tú 15
Việc dạy gấp giấy cho du khách trong các ngày tiếp theo cũng giống
như ngày đầu tiên, chỉ khác là lượng khách ít hơn. Thỉnh thoảng mình
gặp vài người thích gấp và ở lại tương đối lâu, gấp xong mấy mẫu rồi
mới đi. Mình còn mang thêm cả một số hướng dẫn phức tạp cho
những ai đã gấp thành thạo và giới thiệu sách origami của VOG cho
họ. Có nhiều thời gian rảnh hơn nên mình gấp sẵn một số mẫu, ai
thích mà không có thời gian ngồi gấp thì mình tặng luôn mẫu cho họ.
Ở đây mình thấy các cô, các chị thường tập trung cho chuyên môn
tắm khoáng và chụp ảnh là chính, còn các anh chồng hay các bé (trai)
tắm nhanh hơn nên ra sớm, có người tranh thủ lúc đợi người nhà thì
ngồi gấp với mình.
Những người học gấp đa phần là người trẻ. Có hôm mình gặp một đội
mấy bạn học sinh tíu tít học hết mẫu này đến mẫu nọ, nói chuyện rôm
rả không ngừng. Dạy đám này mệt nhưng vui, có bạn cũng biết nhìn
hướng dẫn để gấp theo, còn tự dạy nhau gấp.
Đặc biệt có một hôm mình gặp một bác cựu chiến binh, cầm tờ giấy
ra gấp thành chiếc máy bay nhìn lạ lạ. Hỏi ra mới biết đây là mẫu bác
học được hồi còn trong quân đội. Thế là bác ấy dạy mình gấp mẫu này
Hình 13 (trên): Nguyễn Hùng Cường luôn. Không ngờ có ngày đi dạy gấp lại còn… được học gấp. Nhìn mẫu
hướng dẫn gấp giấy cho du khách.
này mình nhớ lại trước đây bố cũng từng dạy mình một mẫu máy bay
Hình 14 (dưới): Máy bay chiến đấu - khác, đơn giản hơn mẫu kia. Rất có thể đó là những mẫu sáng tác của
Không rõ tác giả. Bên trái là mẫu do
người Việt Nam từ thời chiến tranh, nếu các bạn biết tác giả của
một bác cựu chiến binh gấp, bên phải là
mẫu mà mình gấp theo bác ấy. chúng thì cho mình biết với nhé.
Sau một tuần ở Quảng Ninh với
nhiều kỷ niệm thú vị, mình được
biết thêm nhiều câu chuyện
mới, được dạy gấp cho nhiều đối
tượng thuộc những lứa tuổi khác
nhau, và còn được học gấp mẫu
mới nữa. Cảm ơn Yoko Onsen và
WonderLife đã hỗ trợ VOG trong
sự kiện này.
Nguyễn Hùng Cường

16 Bài: Nguyễn Hùng Cường & Đỗ Anh Tú – Trải nghiệm Gấp giấy tại Yoko Onsen
TÁC GIẢ TRẺ
THÂN HOÀNG MINH
Bài: Nguyễn Hùng Cường

Trong một lần lang thang trên mạng, tôi tình cờ tìm thấy ảnh của mẫu
Hà Mã do một người nước ngoài gấp. Mẫu gấp rất hay và tôi bất ngờ
khi nhận ra tác giả của nó là một cái tên Việt Nam – Hoàng Minh. Tôi
tới trang Instagram của Minh và tìm thấy rất nhiều mẫu gấp thú vị
khác. Nhiều mẫu có cấu trúc rất phức tạp, chi tiết được xử lý khéo léo,
chứng tỏ tác giả này có tư duy thiết kế gấp giấy rất tốt.
Các bạn có thể xem thêm tác phẩm của Minh tại:
https://www.instagram.com/hoangminh117/
Để ủng hộ tác giả, bạn có thể mua hướng dẫn gấp (diagram) của Minh
tại đây: https://ko-fi.com/imrich
Hãy cùng tôi tìm hiểu thêm về tác giả này nhé.

Tác giả trẻ: Thân Hoàng Minh – Bài: Nguyễn Hùng Cường 17
Đầu tiên, hãy cho độc giả biết một số thông tin cơ bản: tên, tuổi, nơi
ở, công việc hiện tại của em?
Tên đầy đủ của em là Thân Hoàng Minh, năm nay 22 tuổi. Hiện em
đang sống ở Mỹ để học đại học, ngành Computer Science.

Em bắt đầu gấp giấy từ bao giờ?


Cái này thì nói thật em cũng không có nhớ chính xác là khoảng bao
nhiêu tuổi, nếu có phải đoán thì có thể lúc 13-14 tuổi.

Điều gì khiến em có hứng thú với gấp giấy?


Em nhớ kĩ em từng thấy nhiều đoạn clip trên Youtube trưng bày mô
hình của Kamiya Satoshi. Nó nhiều phần đẩy em về lĩnh vực origami
và bắt đầu có nhiều hứng thú với nó. Một điều khác là em cũng thuộc
dạng người thích nghệ thuật hơn là tự nhiên.

Những người xung quanh em nói gì khi thấy em gấp giấy?


Chủ yếu em để ý có hai dạng người. Một dạng là hay tò mò hỏi gấp con
này sao hay vậy rồi nhờ gấp hộ. Một dạng khác thì chỉ có tầm nhìn
hữu dụng và thỉnh thoảng chỉ trích origami vì nó mang tính “vô dụng”.
Em cũng không bận tâm gì nhiều tại em nghe vậy riết rồi cũng đi vào
tai nay đi qua tai khác thôi.
Anh nghĩ ở bất kỳ lĩnh vực nào, nếu mình đào sâu thì sẽ đem lại những
kết quả có giá trị. Chỉ những người không hiểu đủ mới thấy nó vô
dụng, nên với những người này đúng là không cần phí thời gian.

Em thích tác giả/mẫu gấp nào?


Em cũng có góp lại được một số
tác giả em thích. Một trong số đó là
Kota Imai. Lý do là kiểu thiết kế
của họ cũng là kiểu em thiết kế lúc
em mới bắt đầu, và coi nhiều CP
của họ cũng giúp em hiểu nhiều
về bản chất và layout (cấu trúc)
của nhiều CP khác cũng như là áp
dụng cho thiết kế của riêng mình.
Ví dụ dạo gần đây nhiều cái Kota
thiết kế nó rất là công phu nhưng
mà em coi xong cũng hiểu được
cấu trúc chung thay vì bị rối loạn.

Em bắt đầu thiết kế từ bao giờ?


Trong số đó em thấy tự hào về
mẫu nào nhất?
Em nghĩ em bắt đầu từ năm 2020.
Cho đến bây giờ mẫu Hà Mã và Cá
Mập là hai thiết kế em tự hào nhất.

18 Bài: Nguyễn Hùng Cường – Tác giả trẻ: Thân Hoàng Minh
Hà mã rất là dễ gấp (đối với em) nhưng đến lúc shape (tạo hình) thì
nhiều người có thể có nhiều kiểu shaping khác nhau. Cá mập thì em
thích vì cái tỷ lệ và hình dáng của nó rất gần so với cá mập ngoài đời,
chỉ tệ là shaping mẫu đó thì rất là khó (đang vẽ diagram cho nó thì em
còn đang không biết phải shape cái đuôi làm sao cho nó nhất quán).

Sơ qua về quá trình thiết kế một mẫu của em?


Cái này còn tùy vào cái thiết kế dựa vào Box-pleating hay là 22.5 độ.
Box-pleating thì hầu hết là em vẽ trên máy và có nhiều lúc em còn
không bận tâm gấp chúng. 22.5 độ thì em phải gấp thử một số thứ
trước khi em vẽ. Em cũng có thể vẽ trước được nhưng mà chỉ để có
được tỷ lệ hợp lý. Những bước gấp nhiều chi tiết thì em vẫn gấp thử.
Anh cũng thiết kế nhiều mẫu phức tạp nhưng anh luôn phải gấp
chúng ra mới có cái nhìn rõ ràng. Em thì dường như có thể tưởng
tượng được kết quả của mẫu Box-pleating mà không cần gấp chúng?
Box-pleating thì em hình dung được những bộ phận đơn giản như là
chiều dài cánh tay, cánh chân chẳng hạn. Nếu những bộ phận đó cần
được gấp thêm để tạo nhiều chi tiết như là đổi màu thì thỉnh thoảng
em có gấp thử trước.

Em thường sử dụng loại giấy nào?


Trả lời luôn cho những người hỏi tại sao lại không gấp mẫu của riêng
mình: Em thường xuyên dùng giấy A4 để gấp, nhiều lúc phải dán
nhiều miếng để tạo giấy lớn hơn.

Tác giả trẻ: Thân Hoàng Minh – Bài: Nguyễn Hùng Cường 19
Có nhiều thiết kế mà có nhiều lớp chồng lên nhau thì em không bận
tâm gấp. Em cũng có nhờ người làm giấy tốt hơn để em mua và gấp,
chủ yếu vì em lười tự làm giấy.

Em vẽ diagram rất tốt, em đã dùng phần mềm gì vậy?


Em dùng phần mềm Inkscape để vẽ. Mẫu hà mã là lần đầu em vẽ
diagram nói chung nên em cũng thấy tự hào lúc em hoàn thành nó.

Em thường thiết kế các mẫu phức tạp và đổi màu, có phải ở trường
em khá giỏi hình học? Em có thấy các môn học giúp ích cho mình
trong origami không?
Em nghĩ hình học là thứ duy nhất mà nó có giúp ích cho em trong
origami nói chung. Về những cái như là Kawasaki theorem hay là
những mặt toán trong sách của Robert J. Lang chẳng hạn thì em chỉ
hấp thụ dần dần qua nhiều CP em tìm, coi và thử thôi nên nếu phải
giải thích thì em cũng chẳng biết phải bắt đầu từ đâu.

Ngoài origami em có những sở thích khác không?


Ngoài origami thì em cũng thỉ thích vẽ nguệch ngoạc thôi. Em từng
thích chơi nhiều game nhưng mà giờ đây em không đủ rảnh để quan
tâm tới nó nhiều.

Với em, origami là gì?


Với em origami cũng chỉ là một sở thích như là những sở thích khác
thôi. Nhưng nó là sở thích em nghĩ em không thể bỏ được. Còn có
nhiều thứ trong origami em có thể học hỏi, nhất là công đoạn tự làm
giấy cho riêng mình cũng như là nhiều thiết kế sau này của nhiều
người khác nữa. Hơn nữa em có cơ hội được gặp nhiều cộng đồng và
nói chuyện với nhiều người
đến từ nhiều nước (qua mạng)
về những thứ mình thích và
không thích. Origami với em
không phải là một sở thích
hoàn toàn vô dụng.
Cảm ơn những chia sẻ của em.
Anh hy vọng cộng đồng gấp
giấy Việt Nam sẽ có thêm
nhiều tác giả tiềm năng như
em và tổ chức nhiều hoạt động
chất lượng hơn. Mong là sau
này em có thể giúp bọn anh
cùng thực hiện những điều đó.

20 Bài: Nguyễn Hùng Cường – Tác giả trẻ: Thân Hoàng Minh
BERNIE PEYTON
Bài: Đinh Trường Giang

Tôi thấy tác phẩm của Bernie Peyton lần đầu tại Origami USA
convention khoảng giữa những năm 90, lúc còn đem theo máy ảnh
chụp bằng phim mà giờ chưa tìm lại được nhiều hình. Những chú gấu
thật sự rất sống động với lối xếp thô ráp không trau chuốt. Sau này
khi tiếp xúc và biết nhiều về ông hơn, tôi hiểu tại sao.
Bernie từng theo học Nghệ thuật tạo hình tại đại học Harvard trước
1972 và Art Institute tại San Francisco nhưng bỏ giữa chừng để chăm
sóc mẹ. Cũng từ khi vẽ và in tranh, ông bắt đầu yêu giấy.

Bernie Peyton – Bài: Đinh Trường Giang 21


Năm 1976, Bernie cùng Robert Perkins, một bạn học, đã phiêu lưu
850 dặm (1367.94km) trên một chiếc thuyền độc mộc (canoe) từ hồ
Great Slave ở lãnh thổ Tây Bắc của Canada đến đầu nguồn của sông
Back mất 9 tuần, vượt qua vòng bắc cực (xem bản đồ - đường màu đỏ
sậm). Chuyến đi để đời qua những vùng hoang dã, chứng kiến những
con sói trắng bám theo họ đã gây cảm hứng cho ông muốn làm gì đó
“Cactus Makes Perfect" (1.17m x 2.13m
sơn dầu trên bố - 1971) giúp bảo tồn thiên nhiên.
Một năm sau, 1977, ông đã sang Peru để nghiên cứu
về gấu mặt ngắn Andes (spectacled bear) và các
loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng khác cho Hiệp
hội Động vật học New York. Những nhiên cứu này
kéo dài 25 năm cho đến khi ông không còn khỏe để
chặt cây mở đường mòn trong rừng. Ông lấy bằng
tiến sĩ về Sinh học của đại học Berkeley 1986 và là
đồng chủ tịch của nhóm chuyên gia về Gấu thuộc
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Ông có gởi cho tôi dvd "Manos y Garras" (Tay và
Móng). Phim kể về câu chuyện của một cộng đồng
đã yêu mến một con gấu cái trẻ tuổi và khám phá
ra tương lai của họ trong việc thành lập khu bảo tồn
đầu tiên do một cộng đồng cùng góp sức làm để bảo
vệ gấu và môi trường của chúng.

Bản đồ chuyến đi-1976

22 Bài: Đinh Trường Giang - Bernie Peyton


Khu bảo tồn sinh thái quanh ngọn núi Chaparri được thành lập vào
khoảng năm 2003 với 86.000 ha, là khu bảo tồn tư nhân đầu tiên
được công bố hợp pháp ở Peru.Thành tựu lịch sử này là công của hai
người có tầm nhìn xa, Heinz Plenge - nhiếp ảnh gia động vật hoang
dã hàng đầu của Peru và Bernie Peyton. Giờ đây đã có thêm rất nhiều
khu bảo tồn cộng đồng khác ở Peru.
Sau này Bernie còn nghiên cứu về các loài động vật có nguy cơ tuyệt
chủng khác như cáo mèo (Kit Fox), cú đào hang (Burrowing Owl) và
chuột kangaroo (Kangaroo Rat ) ở sa mạc San Joaquin, California.

Quay lại về tình yêu với giấy


Bernie biết đến origami năm 9 tuổi (1959) khi cha dượng mua cho ông
sách của Isao Honda. Ông bắt đầu sáng tác origami một cách nghiêm
túc từ 1995 với sự khuyến khích của Jeremy Shafer. Dĩ nhiên gấu là đề
tài chủ yếu trong những năm đầu.
Bernie thôi nghiên cứu về gấu và trở thành nghệ sỹ origami toàn thời
gian vào 2003.
Với nền tảng vững chắc về nghệ thuật và nghiên cứu khoa học,
origami của Bernie rất độc đáo. Những năm ông dành để quan sát
động vật hoang dã đã tạo nên một thư viện hình ảnh phong phú
truyền cảm hứng cho các tác phẩm origami của mình. Ngoài thể hiện
sống động tư thế của các loài động vật khác nhau, origami của ông
còn thể hiện các hành vi sinh tồn đa dạng của các loài động vật trong
môi trường mà chúng sinh sống.
Tác phẩm của ông rất có hồn, có lẽ vì trong ông có phần hồn của
những con gấu và động vật mà ông đam mê nghiên cứu để bảo vệ.

Bernie Peyton – Bài: Đinh Trường Giang 23


Với Bernie, những tờ giấy mong manh là vật liệu thích hợp để kể
những câu chuyện nhỏ về lý do tại sao chúng ta cần bảo tồn hành tinh
của mình.
Bố cục tác phẩm của ông cũng rất nghệ thuật với khung, đế tự làm.
Về sáng tác origami ông thường dùng những khung căn bản bất đối
xứng và nhiều bước xếp không có điểm mốc làm tác phẩm hoàn thiện
rất sinh động.
Ông đổi hướng sáng tác cách đây vài năm để minh họa ý tưởng hoặc
khái niệm. Số phận của hành tinh chúng ta và tất cả những gì sống
trên đó là một chủ đề chung xuyên suốt tác phẩm sau này của Bernie
theo lời ông nói. Những tác phẩm này thường lớn hơn một mét và kết
hợp gấp giấy với các vật liệu khác (kính, thép, gỗ, nhựa, v.v.).

Một số tác phẩm và ý tưởng


"Bữa ăn nhẹ" (Snack)
tác phẩm kết hợp
origami với mô hình
đắp nổi và sơn. Một con
mực nang đang tiến
đến định ăn một con
tôm mà không để ý đến
con cá stargazer đang
chôn mình trong cát
rình mồi ngay
bên cạnh.

24 Bài: Đinh Trường Giang - Bernie Peyton


"Bể nuôi cá" (Aquarium) mô tả những gì cá nhìn thấy ở phía bên kia
của vách kính - origami kết hợp với tranh vẽ bằng chì than.
"Nhân chứng" (Witness) lấy cảm hứng từ cuộc đi dạo trên một bãi
biển dài ở Coromandel, New Zealand, những dấu chân trên cát biến
mất vào một khoảng không bao la. Nó trông giống như những bước
đầu tiên của loài người trên hành tinh. Điều đó sẽ tạo ra ấn tượng gì
đối với những gì đã có ở đây trên trái đất này? Có lẽ là lo ngại. Ngay cả
tảng đá vô tri cũng mở to mắt để nhìn. Đây là một chi tiết của một tác
phẩm lớn hơn với nhiều tảng đá (origami) và dấu chân.

Bernie Peyton – Bài: Đinh Trường Giang 25


"Phá vỡ" (Breakup) minh họa sự tan vỡ cấu trúc xã hội của quần thể
gấu Bắc Cực do sự tan chảy của băng biển - trưng bày tại Bảo tàng
Nhân chủng học Lowie thuộc Đại học California ở Berkeley trong một
triển lãm tác phẩm nghệ thuật do các nhà khoa học thực hiện để thể
hiện những vấn đề họ quan tâm.
"Cân bằng của tự nhiên"
diễn tả sự mất cân bằng
trong chuỗi thức ăn của
chúng ta từ tảo cát đến
nhuyễn thể, cá cơm, cá
ngừ vây vàng, cho đến
người lướt sóng.

26 Bài: Đinh Trường Giang - Bernie Peyton


VOG 10 tuổi- Ninh Bình 2015
Ông Bernie biết đến VOG khá sớm, khi tôi mời ông làm giám khảo cho
cuộc chơi của nhóm cuối 2008. Ông cũng là "khách mời" đầu tiên
tham dự họp mặt kỷ niệm 10 năm thành lập VOG tại Thung Nham,
Ninh Bình 2015. Đó cũng là lần đầu tôi gặp mặt các thành viên của
VOG sau nhiều năm liên lạc qua email và các bài viết trên diễn đàn.
Mọi người có lẽ đều công nhận ông Bernie là người rất khiêm tốn, hòa
đồng, sẵn sàng chia sẻ kiến thức với các bạn trẻ.
Ông cũng là người viết lời giới thiệu tiếng Anh cho catalog triển lãm
Origami Vietnam tại bảo tàng EMOZ 2019 và giúp dịch sang tiếng Tây
Ban Nha, là ngôn ngữ ông rất thành thạo.
Tôi gặp ông Bernie nhiều lần nhưng ấn tượng nhất là 2 ngày cuối tuần
tháng 11/2008. Ông là thành viên chủ chốt trong ban tổ chức Origami
PRO (Pacific Rim Origami) lần đầu tiên tại Berkeley, khu ông ở. Số
người tham dự giới hạn, gồm các tay xếp từ Nhật, Canada và Mỹ
quanh vành đai Thái Bình Dương với một vài ngoại lệ như Nicolas từ
Pháp. Ban ngày thì tụ họp nói chuyện tại một phòng sinh hoạt cộng
đồng, tối thì nhiều người tụ họp tại nhà ông Bernie nói chuyện, xếp
giấy đến khuya. Vài người ở lại nhà ông và ông cũng thuyết phục hàng
xóm cho một số tay xếp (trong đó có tôi) ngủ tại nhà họ. Họ tin tưởng
giao chìa khóa cho ông dù chưa hề biết chúng tôi! Tối khuya tôi về mở
cửa nhà vào phòng cho khách ở tầng trệt, tắm rửa và đi ngủ mà không
găp chủ nhà (lúc đó họ đã ngủ trên lầu). Đến khi về tôi vẫn chưa gặp
ai trong nhà, chỉ để lại mẫu origami thay lời cảm ơn! Dịp này cả nhóm

Bernie Peyton – Bài: Đinh Trường Giang 27


cũng đi chơi ở khu phố Nhật tại San Francisco và ghé thăm nhà
Robert Lang ở Alamo, rất vui.
Ngoài sáng tác origami, Bernie còn hợp tác với nhiều nghệ sĩ và người
phụ trách các phòng triển lãm và bảo tàng để tổ chức các cuộc triển
lãm origami trên khắp thế giới mà lớn nhất cho đến nay là triển lãm
các tác phẩm của 60 nghệ sĩ và kỹ sư đến từ 21 quốc gia tại bảo tàng
Chi Mei ở Đài Loan 2016, với diện tích các phòng triển lãm hơn 1300
mét vuông, thu hút 160.000 khách tham quan.
Từ 2008, ông còn dành mỗi thứ 5 hàng tuần để dạy gấp giấy cho bệnh
nhân và gia đình của họ tại bệnh viện dành cho trẻ em ở Oakland. Đây
là một nỗ lực hợp tác giữa các chuyên gia trị liệu nghệ thuật, giáo viên
trường học và y tá của bệnh viện.
Hai năm trước, ông bảo bắt đầu tập yoga để giữ gìn sức khỏe và nói
"Về mặt thể chất, tôi bắt đầu thấy những hạn chế. Về mặt tinh thần,
tôi vẫn còn là một thiếu niên nghĩ rằng tôi có thể làm bất cứ điều gì.
Đây là một sự điều chỉnh khó khăn.”
Đúng là hình ảnh của Bernie Peyton trong tôi, người Gấu đã không
còn lần theo dấu chân thú ở rừng xanh nhưng tâm hồn mãi trẻ với trái
tim đầy nhiệt huyết .

28 Bài: Đinh Trường Giang - Bernie Peyton


Hỏi - Đáp
Là người từng phụ trách tổ chức triển lãm origami, ông đã thấy nhiều
thể loại và phong cách origami khác nhau - Ông nghĩ chúng ta cần gì
nhiều hơn ở origami?
Nhiều tác phẩm Nghệ thuật hơn.

Nghệ thuật hay Thủ công - một chủ đề không dễ - nhưng theo ông,
một tác phẩm cần những gì để được coi là tác phẩm nghệ thuật?
Những tác phẩm nghệ thuật phải có lời tự sự. Chúng kể một câu
chuyện. Điều này đúng với bất kỳ loại hình nghệ thuật nào (khiêu vũ,
âm nhạc, nghệ thuật thị giác, kịch, v.v.). Tác phẩm cũng được đánh giá
dựa trên các tiêu chí mà tất cả các ngành nghệ thuật được đánh giá.
Các câu hỏi liên quan bao gồm "tại sao lại là giấy, nó có kích thước phù
hợp với hình ảnh và ý tưởng muốn diễn đạt không, màu sắc hay lớp gỉ
có hỗ trợ cho tác phẩm không, nó có phải là đại diện cho một chuỗi
tác phẩm hay chỉ là một tác phẩm riêng biệt?...
Rất nhiều tác phẩm origami chỉ chú trọng tạo ra những thứ dễ nhận
biết hoặc trang trí. Vâng, tôi cũng "phạm tội" như vậy.

Gần đây có sách, nhạc, phim... nào ông yêu thích?


“Sự ấm áp của những mặt trời khác" (The Warmth of Other Suns) của
Isabel Wilkerson. Cuốn sách kể về cuộc di cư đến các khu vực phía
Bắc và phía Tây của Hoa Kỳ như Chicago, Los Angeles của những
người Mỹ gốc Phi để thoát khỏi sự đàn áp của những người Mỹ da
trắng ở miền Nam. Câu chuyện rất thơ mộng nhưng đồng thời cũng
đau thắt ruột. Người da đen ở Hoa Kỳ đã bị tổn thương cho đến
ngày nay.
Phim hoặc Nhạc sống: gần đây tôi không xem phim hay buổi hòa
nhạc nào.

Ông có lời khuyên nào dành cho những người sáng tạo trẻ không?
• Thiết kế những gì bạn biết rõ. Nghệ thuật nên truyền tải kinh
nghiệm sống của tác giả. Nếu bạn chưa bao giờ nhìn thấy hoặc
chạm vào một con voi, thì có lẽ tốt nhất bạn không nên lãng phí
thời gian để thiết kế một con voi.
• Bắt đầu với việc mô tả chủ đề của bạn bằng lời. Thực hiện một
số bản vẽ phác thảo để xác định cái cốt lõi của chủ đề bạn muốn
diễn tả. Bạn có thể tìm ra giải pháp cho những khó khăn về tỷ lệ,
vật liệu phụ trợ, màu sắc, v.v. trước khi bắt đầu gấp.
• Cố gắng nắm bắt đối tượng của bạn bằng ít nếp gấp nhất, sau đó
thêm vào chi tiết mà bạn thấy phù hợp.
• Giữ lại những thiết kế "có lỗi" của bạn. Sai lầm là một phần của
thành công. Tôi đánh số và ghi ngày tháng những thứ này và đặt
chúng vào một thư mục. Sau đó, đôi khi là nhiều năm sau, tôi có

Bernie Peyton – Bài: Đinh Trường Giang 29


thể xem lại chúng để giải quyết các vấn đề với thiết kế đó hoặc
các thiết kế về sau.
• Đừng cố gắng dồn tất cả các ý tưởng của bạn vào một tác phẩm
duy nhất. Hãy định hướng quy trình cho mỗi tác phẩm. Điều này
sẽ giúp bạn không bị thất vọng.
• Cuối cùng, hãy miệt mài, kiên nhẫn. Bạn có thể mất 20 năm để
truyền đạt một ý tưởng một cách đầy đủ. Hãy nhớ trải nghiệm
cuộc sống đầy đủ khi bạn sáng tạo. Đừng ngại xé bỏ các quy ước
về origami hoặc làm điều gì đó khác với cuộc sống của bạn.
Sự sáng tạo không tồn tại một cách cô lập.
dtg 17-2022

* Một số thông tin trong bài viết lấy từ website của Bernie Peyton:
berniepeyton.com và nwf.org/Magazines/National-Wildlife/2002/Spectacle-on-
Mount-Chaparri

30 Bài: Đinh Trường Giang - Bernie Peyton


GẤP THỬ MẪU CỦA BERNIE
Bài: Nhiều tác giả

Bernie Peyton dự kiến xuất bản một cuốn sách mới vào cuối năm nay
(2022). Danh sách mẫu chủ yếu là mũ hình các loài thú và một vài
mẫu khác. Ông đã nhờ các thành viên VOG gấp thử các mẫu này và
kiểm tra xem hướng dẫn ông vẽ ra đã ổn chưa.

Đinh Trường Giang


(Mực nang và Cọp)
Khi tôi nói với ông Bernie 2022 là năm con Cọp, thì
ông bảo ông có mẫu cọp mà ông sáng tác cho một
cô bé tại bệnh viện nhi, nơi ông là tình nguyện viên
(dạy và xếp origami cùng các bệnh nhân ). Cô bé rất
thích cọp và các đồ trang hoàng trong phòng đều
có hình cọp. Mẫu cọp này ra đời trước khi cô bé qua
đời. Ông bảo có nhiều mẫu giờ nhìn lại thấy buồn vì
nhớ các bệnh nhân không qua khỏi... khó mà vẽ
hướng dẫn. Tôi bảo câu chuyện rất cảm động và
ông nên vẽ hướng dẫn đưa vào sách.

Gấp thử Mẫu của Bernie - Bài: Nhiều tác giả 31


Nguyễn Tiến Kha
(Mũ Nòng nọc và Mũ Công)
Em thích cả 2 mẫu, mỗi mẫu có nét đặc trưng riêng, cách gấp khá hay
vì vừa tận dụng được hết phần giấy, vừa khóa nếp các mối rời nhưng
không cần dùng keo cố định, mối khóa rất chắc chắn, mẫu gấp sau
khi hoàn thành chắc chắn và ổn định. Các mẫu này có thể dành cho
trẻ em nhưng các bước gấp 3d liên hoàn sẽ rất khó hình dung nếu
như cho trẻ tự gấp, muốn gấp được mẫu hoàn chỉnh cần đòi hỏi người
gấp có kĩ năng và hiểu biết nhất định.

32 Bài: Nhiều tác giả - Gấp thử Mẫu của Bernie


Lãnh Đức Cảnh
(Mũ Chuột và Mũ Công)
Mẫu của tác giả có tính ứng dụng cao, mình nghĩ sẽ có rất nhiều người
thích nó. Mình thích mẫu con công vì có nhiều nếp gấp hay ở chỗ đuôi.

Gấp thử Mẫu của Bernie - Bài: Nhiều tác giả 33


Nguyễn Hùng Cường (Mũ Thỏ)
Mẫu này có dáng đầu đẹp, nhất là khi nhìn từ trên xuống. Đôi mắt tuy
là gấp từ tờ giấy khác nhưng mình thấy rất đáng. Thêm đôi mắt làm
điểm nhấn khiến cho mẫu sống động hơn rất nhiều.

34 Bài: Nhiều tác giả - Gấp thử Mẫu của Bernie


BASHO VÀ CON
CHUỒN CHUỒN ỚT
Bài: Đinh Trường Giang

Ý tưởng để sáng tác origami có thể đến từ nhiều nguồn.


Chú chuồn chuồn ớt này ra đời sau khi đọc một câu chuyện ngắn
trong quyển sách dành cho thiếu nhi, “Little Pictures of Japan” (1925)
nói về nhà thơ Basho (1644-1694) mà tôi dịch sang tiếng Việt:

Một hôm Basho cỡi ngựa dọc đường làng với cậu học trò Kikaku.
Kikaku là một thiếu niên tốt bụng và vui tính nhưng cũng hơi ngỗ
nghịch trong số những học trò của Basho.
Trên đường đi, Kikaku thấy một chú chuồn chuồn bay lượn trước mặt
và ngay lập tức nghĩ rằng nếu không có đôi cánh, thì chú sẽ nhìn
giống như một quả ớt đỏ.
Kikaku liền ứng khẩu:
“Vặt đôi cánh
chú chuồn chuồn đỏ thắm kia
Và kìa,
Một quả ớt“
Nhưng Basho dừng ngựa ngay lập tức.
“Đó không phải là thơ!“, ông la cậu học trò: con có thể gọi một ý nghĩ
độc ác như vậy là thơ sao? Vặt đôi cánh của chú chuồn chuồn không
phải là thơ.
Thay vì vậy, con nên đổi lại như sau :
“Chắp đôi cánh
Quả ớt đỏ thắm kia
bỗng hóa thân
một chú chuồn chuồn“

Basho và Con Chuồn chuồn Ớt - Bài: Đinh Trường Giang 35


Đầu hổ
Nguyễn Hùng Cường

Chăn trâu thổi sáo


Nguyễn Hùng Cường

66 Tác phẩm nổi bật - Gallery


Ngôi nhà
Nguyễn Gia Phú

Tiếng ve trong vòm lá


Nguyễn Việt Hưng
Sử dụng các mẫu ve sầu, lá cây
truyền thống và mẫu tắc kè của
tác giả Jo Nakashima.

Gallery – Tác phẩm nổi bật 67


Thunderbird
Nhâm Văn Sơn

Arkadia (biến thể)


Tác giả: Valentina Minayeva
Gấp: Phạm Trường Sơn

68 Tác phẩm nổi bật - Gallery


Pyroraptor
Trần Trung Hiếu

Gallery – Tác phẩm nổi bật 69


Ngựa hạ cánh
Hoàng Tiến Quyết

Sư tử
Hoàng Tiến Quyết

70 Tác phẩm nổi bật - Gallery


Vẹt đỏ đuôi dài (Scarlet Macaw)
Đặng Việt Tân

Thiên nga
Hoàng Tiến Quyết

Gallery – Tác phẩm nổi bật 71


74 Nguyễn Việt Hưng - Khúc hát Mùa Hè
Khúc hát Mùa Hè - Nguyễn Việt Hưng 75

You might also like