You are on page 1of 6

TRUỜNG THCS TRỌNG ĐIỂM

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II


Môn: TOÁN 6
Năm học: 2023-2024
I. PHẠM VI ÔN TẬP
* Đại số: Chương IV: Thống kê và xác suất
Chương V: bài 1: Phân số với mẫu số là số nguyên
Bài 2: So sánh các phân số. Hỗn số dương
* Hình học: Chương VI: Từ bài 1 “Điểm. Đường thẳng” đến hết bài 2 “Hai đường thẳng
cắt nhau. Hai đường thẳng song song”.
II. NỘI DUNG ÔN TẬP
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – TOÁN 6
A. SỐ HỌC
I. LÝ THUYẾT
1. Thống kê và xác suất
Câu 1. Nêu các cách thu thập dữ liệu mà em biết?
Câu 2. Nêu các dạng biểu diễn dữ liệu, đặc điểm của từng loại?
Câu 3. Nêu hai chú ý trong mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu, trò chơi lấy
bóng từ trong hộp (gồm 03 quả bóng có màu đỏ, vàng, xanh, cùng kích thước và khối
lượng)?
Câu 4. Viết công thức tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S, N khi tung đồng xu
nhiều lần?
Câu 5. Viết công thức tính xác suất thực nghiệm xuất hiện quả bóng màu A khi lấy
bóng nhiều lần?
2. Phân số và số thập phân
Câu 1. Nêu khái niệm phân số. Cho ví dụ về một phân số nhỏ hơn 0, một phân số bằng
0, một phân số lớn hơn 0.
Câu 2. Thế nào là hai phân số bằng nhau? Phát biểu quy tắc bằng nhau của hai phân
số?
Câu 3. Nêu hai tính chất cơ bản của phân số? Giải thích vì sao một phân số có mẫu âm
cũng có thể viết được thành phân số có mẫu dương?
Câu 4. Muốn rút gọn phân số ta làm như thế nào? Thế nào là phân số tối giản? Cho ví
dụ?
Câu 5. Muốn so sánh hai phân số ta làm như thế nào? Cho ví dụ?

4
II. BÀI TẬP
Dạng 1: Bài toán về thống kê và xác suất
Bài 1. Tìm giá trị không hợp lí (nếu có) trong các dãy dữ liệu sau:
a) Một số loại cây lấy củ: cây khoai tây, cây su hào, cây bầu, cây sắn, cây súp lơ.
b) Một số loại nhạc cụ: kèn, sáo, ghita, piano, compa, oocgan.
Bài 2. Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào là số liệu, dữ liệu nào không phải là số liệu?
a) Dân số của các tỉnh, thành phố trong cả nước (đơn vị tính là người).
b) Tên các loại động vật sống tại vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai).
c) Số học sinh của các lớp 6 của trường THCS Trọng Điểm.
Bài 3. Ở hội thi tay nghề “Bàn tay vàng ngành may” ban tổ chức yêu cầu bác Lâm
(trưởng đội) thống kê số tuổi của các đồng nghiệp trong cùng đội. Bác Lâm liệt kê số
tuổi của các đồng nghiệp trong cùng đội như sau: 19; 18; 29; 22; 21; 25; 31; 19; 40;
35; 36; 23; 40; 37; 24; 22.
a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.
b) Bác Lâm thông báo rằng số người trong độ tuổi nhỏ hơn 30 gấp đôi số người trong
độ tuổi lớn hơn 35. Thông báo đó của bác Lâm có đúng không? Tại sao?
Bài 4. Tuổi thọ của một số loài động vật trong vườn thú được thống kê như sau:

a) Hãy kể tên ba loại động vật có tuổi thọ thấp nhất.


b) Tuổi thọ trung bình của bốn loài có tuổi thọ cao nhất trong số các loài động vật ở
vườn thú trên là bao nhiêu?
Bài 5. Kết quả tổng kết cuối học kì II các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí của hai học
sinh lớp 6 là Ngọc và Hà ở một trường THCS được cho bởi biểu đồ cột kép dưới đây

5
a) Hãy hoàn thành số liệu ở bảng sau:
Môn học Điểm trung bình của Ngọc Điểm trung bình của Hà
Ngữ văn
Lịch sử
Địa lí
b) Tính trung bình cộng diểm tổng kết ba môn trên của mỗi học sinh.
Bài 6. Thư viện của một trường THCS đã ghi lại số lượng truyện tranh và sách tham
khảo mà các bạn học sinh đã mượn vào các ngày trong tuần
Thứ hai Thứ Thứ tư Thứ Thứ
ba năm sáu
Truyện tranh 25 35 20 40 30
Sách tham 15 20 30 25 20
khảo
a) Tổng số truyện tranh mà các em học sinh đã mượn là bao nhiêu?
b) Loại sách nào được các em học sinh mượn nhiều hơn?
c) Vào thời gian nào, sách tham khảo được mượn nhiều hơn truyện tranh?
Bài 7. Việt và Trung tiến hành gieo một đồng xu nhiều lần, kết quả thu được như sau:

Người làm thí nghiệm Số lần gieo (lần) Số lần xuất hiện mặt N (lần)

Việt 70 40

Trung 100 56

6
a) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N trong các lần gieo của mỗi bạn.
b) Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S trong các lần gieo của mỗi bạn.
Dạng 2: Bài toán về phân số
Bài 1. Cặp phân số sau có bằng nhau không? Vì sao?

3 3 2 8
a) và b) và
5 5 5 20
Bài 2. So sánh các phân số sau:

2 8 2 3
a) và b) và
9 9 5 4

Bài 3. Rút gọn về phân số tối giản:

32 11 270 26 4.7


a) b) c) d) e)
12 143 450 156 9.32

2.5.13 2.5.13 15.5  17 4116  14 2929  101


g) h) i) k) m)
26.35 26.35 3  20 10290  35 2.1919  404

Bài 4. Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự tăng dần:
13 7 9 2 1
a) ; ; ; ;
20 20 4 5 2
37 17 23 7 2
; ; ; ;
b) 100 50 25 10 5
2
Bài 5. Tìm giá trị nguyên của x để biểu thức có giá trị nguyên.
x 1

B. HÌNH HỌC
I. LÝ THUYẾT
Câu 1. Nêu cách đặt tên cho điểm, cho đường thẳng? Vẽ hình minh họa.
Câu 2. Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng?
Câu 3. Nêu khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song?
Vẽ hình minh họa.

7
II. BÀI TẬP

Bài 1. Cho hình 1.


d m
l

n Q
N P

Hình 1

a) Điểm M thuộc đường thẳng nào, không thuộc đường thẳng nào?
b) Chỉ ra những đường thẳng đi qua điểm N?
c) Chỉ ra các bộ ba điểm thẳng hàng.
Bài 2. Quan sát Hình 2 và chỉ ra:

M B

D N

Hình 2

a) Các cặp đường thẳng song song.


b) Năm cặp đường thẳng cắt nhau.
Bài 3. Vẽ hình theo các cách diễn đạt bằng lời sau:
a) Điểm C nằm trên đường thẳng a.
b) Điểm B nằm ngoài đường thẳng b.

Bài 4. Vẽ hình theo kí hiệu sau: A p; B  q.


Bài 5. Vẽ hai đường thẳng p, q và 3 điểm C, D, E thỏa mãn ác điều kiện sau:
a) C  p và C  q.
b) D  p và D  q .
c) E  p và E  q .
8
Bài 6. Vẽ hình theo diễn đạt sau:
a) Đường thẳng a và đường thẳng b cắt nhau tại M.
b) Hai đường thẳng a và b song song với nhau. Điểm N thuộc đường thẳng a, điểm Q
thuộc đường thẳng b. Vẽ đoạn thẳng NQ.
Bài 7. Vẽ hình theo diễn đạt sau:
a) Điểm B nằm giữa hai điểm A và N. điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
b) Điểm M nằm giữa hai điểm A, B. Các điểm A và M nằm khác phía đối với điểm
N. Các điểm A và B cũng nằm khác phía đối với điểm N.
Bài 8. Cho 20 điểm phân biệt, trong đó có đúng 6 điểm thẳng hàng, ngoài ra không
có 3 điểm nào thẳng hàng. Cứ qua 2 điểm ta vẽ được một đường thẳng. Hỏi từ 20
điểm đó vẽ được tất cả bao nhiêu đường thẳng?
Bài 9. Hãy vẽ sơ đồ trồng 7 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 3 cây.

======HẾT======

You might also like