You are on page 1of 3

CHƯƠNG 3.

QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
PHẦN 1. QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Câu 1. Hoàn thành các nội dung còn thiếu
1.1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính (1)… do (2)… ban hành và bảo đảm thực
hiện nhằm điều chỉnh các (3)…
1.2. Một QPPL thường gồm ba bộ phận là (4)…; (5)… và (6)…
1.2. Trong một QPPL, bộ phận không thể thiếu là (7)…; bộ phận quan trọng nhất là (8)…; bộ
phận chế tài nêu lên (9)…
1.3. Điểm khác biệt cơ bản nhất của QPPL so với các quy phạm xã hội khác là (10)…
1.4. Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh, QPPL được chia thành (11)… và (12)…
1.5. Căn cứ theo cách thức thể hiện phần quy định, quy phạm pháp luật gồm QPPL cho phép;
(13)… và (14)…
Câu 2. Xác định các bộ phận giả định, quy định và chế tài (nếu có) trong các QPPL sau đây
2.1. Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Giả định
Quy định
Chế tài
2.2. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông
báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực
về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,
Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Giả định
Quy định
Chế tài
2.3. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người
đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ
của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã
hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
Giả định
Quy định
Chế tài
2.4. Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công
nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà
còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng
đến ba năm.
Giả định
Quy định
Chế tài
2.5. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh
cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm.
Giả định
Quy định
Chế tài
2.6.
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01
năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật,
thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động
vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiếm có khả năng lây truyền cho người;
c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”.
Giả định
Quy định
Chế tài
2.7.
Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm.”

Giả định
Quy định
Chế tài
PHẦN 2. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Câu 3. Hoàn thành các nội dung còn thiếu
3.1. Văn bản quy phạm pháp luật do (1)… ban hành.
3.2. Văn bản quy phạm pháp luật gồm (2)… và văn bản dưới luật.
3.3. Văn bản luật gồm (3)…; Bộ luật/luật và (4)…
3.4. Văn bản luật do (5)… ban hành.
3.5. Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành văn bản (6)… và (7)…
3.6. Nghị định thuộc thẩm quyền ban hành của (8)…
3.7. Các chủ thể, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định gồm Chủ tịch nước, (9)… và
(10)…
3.8. Bộ trưởng, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng VKSNDTC, Thủ trưởng CQ
ngang bộ có thẩm quyền ban hành (11)…
3.9. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực về (12)… ; không gian và (13)…
Câu 4. Nối cột văn bản QPPL và cột CQNN ban hành văn bản QPPL
THỨ TỰ VĂN BẢN QPPL ĐÁP ÁN THỨ TỰ CQNN BAN HÀNH VBQPPL
1 Hiến pháp A Chủ tịch nước
2 Nghị định B Bộ trưởng
3 Bộ luật C Ủy ban nhân dân các cấp
4 Quyết định D Thủ tướng chính phủ
5 Lệnh E Chính phủ
6 Pháp lệnh F Hội đồng nhân dân các cấp
7 Thông tư G Quốc hội
8 Luật H Chánh án tòa án nhân dân tối cao
9 Nghị quyết I Ủy ban thường vụ Quốc hội
Câu 5. Sắp xếp theo thứ bậc về giá trị pháp lý của văn bản QPPL sau: Hiến pháp; Nghị
định; Quyết định của UBND cấp tỉnh; Bộ luật; Pháp lệnh; Nghị quyết của Quốc hội, Thông tư;
Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.
Câu 6. Xác định các VBQPPL trong các văn bản sau đây:
6.1. Nghị quyết của Quốc hội.
6.2. Nghị định của Chính phủ.
6.3. Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
6.4. Điều lệ Hội cựu chiến binh.
6.5. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.
6.6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn kết quả bầu cử Phó chủ tịch ủy ban
nhân dân TP.HCM.
6.7. Nghị quyết của Đảng cộng sản.
6.8. Bản án của tòa án nhân dân.
6.9. Quyết định của UBND các cấp.
6.10. Bộ luật lao động 2019.
6.11. Bộ luật hình sự 2015.
6.12. Hiến pháp 2013.
6.13. Luật Doanh nghiệp 2020.

You might also like