You are on page 1of 20

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


KHOA CƠ KHÍ
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT CƠ ĐIỆN TỬ

Giáo viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Văn Trường


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Ninh 2020608388

Hà Nội – 2023
LỜI CẢM ƠN

Vẫn đang là những sinh viên chưa tốt nghiệp nên chúng em không có điều kiện
tiếp xúc nhiều với thực tiễn sản xuất, vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy
nhiên, sau 6 tuần thực tập tại Công ty cổ phần robot công nghệ cao STEAM Việt Nam
giúp chúng em hiểu biết thêm nhiều điều và tích lũy được nhiều kinh nghiệm; từ tác
phong, thái độ làm việc đến các vấn đề liên quan đến chuyên ngành. Chúng em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Công ty đã tạo điều kiện và cho phép chúng
em được thực tập tại công ty. Cảm ơn các cô chú, anh chị công nhân đặc biệt là các
thành viên phòng kĩ thuật đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho
chúng em trong suốt quá trình thực tập.
Xin gửi lời cám ơn đến thầy Nguyễn Văn Trường cũng như các thầy cô trong
Khoa Cơ khí Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt
đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Robot Công nghệ cao STEAM Việt Nam.
Trong quá trình thực tập chắc chắn không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót làm
ảnh hưởng đến công ty cũng như quý thầy cô. Kính mong quý công ty và thầy cô đóng
góp ý kiến để sau khi tốt nghiệp chúng em có thể hoàn thiện bản thân và trở thành
những người có năng lực hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

1
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................1

MỤC LỤC......................................................................................................................2

CHƯƠNG 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TY.................4

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................4


Lịch sử phát triển Robot Steam Việt Nam...............................................................4

1.2. Các dòng sản phẩm.............................................................................................4

1.3. TRIẾT LÝ KINH DOANH................................................................................5

1.4. SỨ MỆNH............................................................................................................5

1.5. GIÁ TRỊ CỐT LÕI.............................................................................................6

1.6. TẦM NHÌN..........................................................................................................6

1.7. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM..................................................6

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VĂN HÓA, ỨNG SỬ GIAO TIẾP CỦA DOANH
NGHIỆP.........................................................................................................................7

2.1. VĂN HÓA CÔNG VIỆC....................................................................................7


1. Trách nhiệm công việc.....................................................................................7
2. Đam mê công việc............................................................................................7
3. Chủ động trong công việc.................................................................................7
4. Sáng tạo trong công việc..................................................................................7
5. Kỷ luật trong công việc....................................................................................7
6. Chuẩn mực trong công việc..............................................................................7

2.2. VĂN HÓA GIAO TIẾP, ỨNG XỬ...................................................................7


I. Chuẩn mực, giao tiếp ứng xử nội bộ................................................................7
1. Ứng xử với cấp trên..........................................................................................7
2. Ứng xử với cấp dưới.........................................................................................8
3. Ứng xử với đồng nghiệp...................................................................................8
II. Chuẩn mực, giao tiếp ứng xử đối với bên ngoài..............................................8
1. Ứng xử với khách hàng....................................................................................8

2
2. Ứng xử với đối tác............................................................................................8
3. Ứng xử với cộng đồng......................................................................................8

2.3. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THỰC THI VHDN........................................9


1. Quy định về trang phục....................................................................................9
2. Quy định giao tiếp............................................................................................9
3. Quy định chào hỏi............................................................................................9
4. Quy định về bắt tay...........................................................................................9
5. Quy định về giới thiệu......................................................................................9
6. Văn hóa giao tiếp với khách hàng bằng điện thoại...........................................9
7. Văn hóa hội họp................................................................................................9

CHƯƠNG 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP..................................11


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP:.................................................................11
................................................................................................................................11

CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP..........13

3
CHƯƠNG 1. CƠ CẤU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TY

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển


Lịch sử phát triển Robot Steam Việt Nam
Công ty Cổ phần Robot Công nghệ cao STEAM Việt Nam được thành lập vào
đầu năm 2018, là nhà cung cấp giải pháp giáo dục STEAM hàng đầu tại Việt Nam.
Nhắm đến thị trường giáo dục và giải trí STEAM cho các trường học, cơ sở giáo
dục và gia đình, Robot Steam Việt Nam cung cấp giải pháp phần cứng, phần mềm, nội
dung hoàn chỉnh nhất và một cuộc thi robot hàng đầu, với mục tiêu đạt được sự tích
hợp sâu sắc về công nghệ và giáo dục.
Ý tưởng kinh doanh của chúng tôi là hỗ trợ tầm nhìn về giáo dục bằng cách cung
cấp các sản phẩm có chất lượng và giá trị để chúng tôi có thể giúp mọi người biến ý
tưởng thành hiện thực và đưa giáo dục lên một tầm cao mới.

1.2. Các dòng sản phẩm


 Robot Airblock Makeblock
 Robot Codey Rocky
 Robot Ultimate 2.0 Makeblock
 Robot mBot Ranger-Makeblock
 Robot mBot V1.1 bluetooth Makeblock
 Máy in 3D Sermoon
 Drone lập trình Litebee Wing, Makerfire
 Robot GeniBot

4
1.3. TRIẾT LÝ KINH DOANH
Công ty Cổ phần Robot Công nghệ cao STEAM Việt Nam xây dựng cho mình
những triết lý kinh doanh như sau:
- Với tư cách là nhà cung cấp:
Không ngừng cải tiến nhằm tạo niềm tin và vượt trên sự thoả mãn của Khách
hàng:
+ Đặt chất lượng lên hàng đầu.
+ Đảm bảo giao hàng.
+ Loại bỏ lãng phí nhằm giảm chi phí bán hàng.
- Với tư cách là nhà một doanh nghiệp của địa phương:
Làm điều tốt cho xã hội.
+ Tôn vinh luật định của nhà nước.
+ Đóng góp vào sự phát triển của địa phương và của đất nướ.
+ Tiến hành hợp tác đúng mực và cởi mở nhằm trở thành một doanh nghiệp tốt
trên địa bàn.
- Với tư cách là một công ty học hỏi và phát triển:
Xây dựng lòng tin nơi nhân viên.
+ Tạo việc làm ổn định và thu nhập ngày càng cao cho nhân viên.
+ Cải tiến thường xuyên môi trường làm việc để nhân viên phát huy hết khả
năng.
+ Đề cao sự phối hợp, tin cậy lẫn nhau, bên cạnh sự tôn trọng giữa các nhân viên
và BGĐ.
+ Khuyến khích bầu không khí luôn học hỏi và phát triển.
+ Nuôi dưỡng nền văn hoá Công ty để thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân và giá trị tập
thể.
+ Đề bạt lãnh đạo từ nội bộ Công ty.
+ Hướng dẫn toàn bộ nhân viên thành những người tự giải quyết vấn đề.
- Với tư cách là nhà một bạn hàng:
Tăng cường mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với các đối tác, các bên liên
quan.

1.4. SỨ MỆNH

5
Đối với khách hàng: Đặt chất lượng lên hàng đầu, không ngừng cải tiến để nâng
cao uy tín và vượt trên sự mong đợi của khách hàng.
Đối với nhân viên: Xây dựng niềm tin nơi nhân viên bằng công việc ổn định có
thu nhập ngày càng cao, luôn cải tiến môi trường làm việc, tạo bầu không khí học hỏi,
sáng tạo và nhân văn.
Đối với các đối tác: Hợp tác dựa trên cơ sở công bằng, cởi mở, tôn trọng và giúp
đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
Đối với xã hội: Tuân thủ luật pháp, xây dựng và nâng cao trách nhiệm xã hội của
Công ty.

1.5. GIÁ TRỊ CỐT LÕI


Nhân tâm: là thước đo giá trị: Luôn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho khách
hàng, cho nhân viên, cho đối tác và cho xã hội. Tận tụy, trung thực và có trách nhiệm
với công việc.
Trí lực: là phương pháp để tạo ra giá trị: Xây dựng và phát triển công ty dựa trên
trí tuệ tập thể. Không ngừng học hỏi và cải tiến để làm tốt hơn những gì đang có.
Tín nhiệm: là nền tảng vững bền của giá trị: Luôn thực hiện những gì đã cam kết.

1.6. TẦM NHÌN


Bằng chiến lược phát triển bền vững, với khát khao thể hiện trí tuệ Việt, công ty
cổ phần robot công nghệ cao STEAM Việt Nam phấn đấu trở thành sự lựa chọn hàng
đầu của khách hàng trong lĩnh vực giảng dạy và cung cấp trang thiết bị kỹ thuật tại
Việt Nam.

1.7. CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM


Đối với các dịch vụ về chất lượng sản phẩm, chúng tôi có những chích sách đăc
biệt khắt khe, hậu mãi tốt, đáp ứng những yêu cầu tốt nhất cho khách hàng.

6
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VĂN HÓA, ỨNG SỬ GIAO TIẾP CỦA DOANH
NGHIỆP

2.1. VĂN HÓA CÔNG VIỆC


1. Trách nhiệm công việc
Luôn có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao và công việc
chung của doanh nghiệp.
Mỗi cá nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả và tiến độ
công việc được giao.
2. Đam mê công việc
Luôn có cái nhìn tích cực khi thực hiện công việc, khó khăn chính là cơ hội để
mỗi cá nhân thể hiện năng lực bản thân.
3. Chủ động trong công việc
Chủ động nghiên cứu công việc theo chức năng nhiệm vụ của cá nhân, không
chờ cấp trên giao, chủ động xin ý kiến lãnh đạo và trao đổi với đồng nghiệp.
4. Sáng tạo trong công việc
Luôn tìm tòi phương án tối ưu để thực hiện công việc khi có vấn đề mới cần phân
tích, đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Đối với những vấn đề quan trọng xin ý
kiến lãnh đạo trước khi làm.
5. Kỷ luật trong công việc
Nghiêm túc tuân thủ các quy trình, quy định và đúng chức trách quyền hạn được
giao.
6. Chuẩn mực trong công việc
Giải quyết nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu của cấp trên, khách hàng, đối
tác và đồng nghiệp; tổ chức công việc khoa học, sắp xếp thứ tự công việc ưu tiên và sử
dụng thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc.

2.2. VĂN HÓA GIAO TIẾP, ỨNG XỬ


I. Chuẩn mực, giao tiếp ứng xử nội bộ
1. Ứng xử với cấp trên
- Tuân thủ quyết định lãnh đạo đưa ra và nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ được
cấp trên giao.
- Tôn trọng ý kiến của lãnh đạo, khi có góp ý cần trình bày thẳng thắn, trực tiếp
mang tình thần xây dựng.

7
- Thể hiện đúng vai trò, vị trí công tác của mình.
2. Ứng xử với cấp dưới
- Ứng xử theo nguyên tắc: nghiêm túc trong công việc – bình đẳng thân thiện
trong quan hệ xã hội.
- Thấu hiểu và luôn quan tâm giúp đỡ cấp dưới trong công việc cũng như cuộc
sống; tạo điều kiện cho cấp dưới nâng cao năng lực làm việc.
- Đối xử công bằng và quan tâm kịp thời động viên nhân viên để hoàn thành tốt
công việc
3. Ứng xử với đồng nghiệp
- Luôn thể hiện sự tôn trọng, thân thiện, gần gũi; chủ động hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ
với đồng nghiệp để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
II. Chuẩn mực, giao tiếp ứng xử đối với bên ngoài
1. Ứng xử với khách hàng
- Phải luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự và bình đẳng trong giao tiếp với khách
hàng.
- Tiếp nhận và giải quyết thoả đáng mọi yêu cầu của khách hàng là trách nhiệm
của CBCNV NPSC.
- Cử chỉ giao tiếp phải thể hiện sự chu đáo, tận tình, đúng mực trên tinh thần cầu
thị và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Thường xuyên trau dồi và cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ;
hướng dẫn tận tình khi khách hàng có thắc mắc.
- Lắng nghe khách hàng, thấu hiểu những vấn đề của khách hàng và tìm cách đáp
ứng nhu cầu của họ theo tinh thần hợp tác và chia sẻ.
2. Ứng xử với đối tác
- Xây dựng mối quan hệ với đối tác trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng, tôn trọng
lẫn nhau, hướng đến sự hợp tác lâu dài và cùng phát triển.
- Giải quyết công việc trên tinh thần tuân thủ luật pháp và tôn trọng quyền lợi
giữa hai bên.
3. Ứng xử với cộng đồng
- Tuyên truyền đầy đủ thông tin và thực hiện các hoạt động tư vấn, hướng dẫn
trong cộng đồng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Công ty.

8
2.3. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ THỰC THI VHDN
1. Quy định về trang phục
- Trang phục làm việc theo quy định của NPSC.
2. Quy định giao tiếp
- Lịch thiệp, đúng mực, tôn trọng và bình đẳng trong giao tiếp.
3. Quy định chào hỏi
- Khi chào tư thế đĩnh đạc, nhìn vào mắt người giao tiếp, mỉm cười thân thiện thể
hiện sự tôn trọng và thiện chí.
- Giữa cấp trên và nhân viên: Nhân viên chào cấp trên trước, cấp trên sẽ chào
đáp lại.
- Giữa các đồng nghiệp với nhau: người ít tuổi chào người lớn tuổi trước.
4. Quy định về bắt tay
- Bắt tay bằng tay phải, cần bắt tay với tư thế đĩnh đạc, nhìn vào mắt người đối
diện thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng.
- Bắt tay lần lượt theo thứ tự đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn, người có
chức vụ cao hơn.
5. Quy định về giới thiệu
- Giới thiệu đầy đủ họ tên đi kèm chức vụ.
- Giới thiệu theo thứ tự ưu tiên người có địa vị cao, người trong đơn vị với khách
trước.
6. Văn hóa giao tiếp với khách hàng bằng điện thoại
- Các số điện thoại dùng để liên lạc phải ở tình trạng tốt nhất, luôn có nhân viên
trực theo quy định và phải nhấc máy chậm nhất ở hồi chuông thứ ba.
- Chú ý các quy cách giao tiếp, xưng hô lịch sự với khách hàng qua điện thoại.
Bắt đầu chào bằng câu: “Tên đơn vị” xin nghe.
- Tập trung lắng nghe, nắm bắt yêu cầu của khách hàng, tóm tắt và thống nhất lại
thông tin với khách hàng để tránh hiểu nhầm.
-Trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, tránh đôi co tranh luận kéo dài.
- Nếu chưa có thông tin chính xác để cung cấp cho khách hàng, phải xin lỗi và
hẹn thời gian trả lời cụ thể. Tuyệt đối không trả lời với khách hàng khi chưa có thông
tin chính xác.
7. Văn hóa hội họp

9
- Đến trước giờ khai mạc cuộc họp ít nhất 5 phút. Nếu không tham gia cuộc họp
hoặc đến muộn phải báo ngay với lãnh đạo hoặc Ban tổ chức.
- Chuẩn bị, nghiên cứu nội dung liên quan trước khi cuộc họp bắt đầu.
- Để điện thoại ở chế độ rung hoặc tắt; khi cần thiết ra ngoài phòng họp để trả lời
điện thoại.
- Vị trí ngồi theo sự sắp xếp của Ban tổ chức cuộc họp: Lãnh đạo cao nhất ngồi
ghế chủ tọa, lần lượt theo thứ tự chức vụ ngồi bên phải và bên trái của chủ tọa.
- Tuân thủ sự điều hành của người chủ trì cuộc họp; Chú ý lắng nghe ý kiến của
người khác, đăng ký trước khi trình bày ý kiến của cá nhân; Không ngắt lời khi người
khác đang phát biểu.

10
CHƯƠNG 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP:

11
CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Kết quả thu được sau quá trình thực tập
- Tham gia đầy đủ và đúng giờ các ngày làm việc tại công ty và các ngày đến địa
điểm công tác được yêu cầu.
- Hoàn thành những nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập.
- Hiểu được quy trình làm việc cũng như làm quen được với môi trường làm việc
thực tế tại công ty.
- Chủ động học hỏi, tiếp thu và xử lý kiến thức và kĩ năng mới.
- Cách làm việc độc lập cũng như làm việc phối hợp với các thành viên trong trung
tâm hiệu quả.
- Học tập thêm được những kiến thức mới về: vẽ 3d, làm mạch in, điều khiển
robot, lập trình trên matlab và simulink, lập trình Scratch, kỹ năng quản lý và lên
danh sách công việc, ...

Nhận xét và đánh giá:

- Trong quá trình thực tập, TS. Nguyễn Văn Trường là người luôn sẵn sàng giải
đáp các thắc mắc, hỗ trợ những khó khăn của sinh viên.
- Công ty cổ phần robot công nghệ cao STEAM Việt Nam là một môi trường năng
động, sáng tạo. Sau quá trình thực tập em có cái nhìn khái quát về cách thức hoạt
động của một doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Hiểu được
cách quản lý dự án, phân bổ công việc đến từng cá nhân trong công ty. Hiểu
được quy trình làm việc cũng như làm quen được với môi trường làm việc thực tế
tại công ty.
- Học phần thực tập doanh nghiệp của nhà trường là học phần vô cùng thiết thực
và bổ ích đối với sinh viên. Môn học cho sinh viên có cái nhìn rộng hơn, cho sinh
viên có cơ hội vận dụng kiến thức lý thuyết trên trường vào trong sản xuất thực
tế, tránh hiện tượng máy móc trong suy nghĩ cũng như cách làm việc.

12
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

1. Thông tin sinh viên:


- Họ và tên sinh viên: Nguyễn Duy Ninh
- Mã sinh viên: 2020608388
- Ngày sinh: 06/09/2002
- Lớp - khóa: Cơ điện tử 1 – K15
- Ngành học: Công nghệ kĩ thuật cơ điện tử

2. Thông tin đơn vị thực tập:


- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Robot Công nghệ cao STEAM Việt Nam
- Địa chỉ: NV1-40, khu nhà ở cho CBCS Cục B42, B57, Tổng cục V – Bộ Công
an, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội
- Người liên hệ, chức vụ: Nguyễn Khắc Bắc-Giám đốc
- SĐT liên hệ: 02422648866
- Email: hotro@robotsteam.vn

3. Báo cáo tóm tắt nội dung thực tập:

Thời gian thực tập: ngày 10 tháng 07 năm 2023 đến ngày 20 tháng 08 năm
2023.

 Tuần 1: từ ngày 09/01/2023 đến 15/01/2023

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ được
phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- Đến công ty phỏng vấn, xin thực tập tại doanh nghiệp
- Được nhận vào thực tập và làm việc tại công ty
- Được đào tạo về các quy định của công ty
+ Đi lại
+ Đồng phục
+ Nội quy, giờ giấc làm việc

13
- Được phân công nhiệm vụ tại phòng kỹ thuật
+ Tìm hiểu các mảng công nghệ công ty hoạt động
+ Tìm hiểu các đối tác công ty làm đại diện tại Việt Nam

2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Nắm được các công việc của phòng kỹ thuật
- Có thông tin về các đối tác công ty làm đại diện
- Làm tốt công việc được phân công

 Tuần 2: từ ngày 30/01/2023 đến 05/02/2023

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ được
phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- Đọc các tài liệu, catalog về các thiết bị, module dạy và học của công ty
- Nhận nhiệm vụ thiết kế cải tiến cơ cấu tay gắp mới phục vụ cho sự kiện
- Tìm hiểu, thiết kế mạch điện tử mở rộng cho thiết bị được giao
- Hỗ trợ, bảo hành thiết bị kỹ thuật cho khách hàng
2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.

- Thông tin dễ hiểu, lắm bắt được công việc nhanh


- Hoàn thành tốt công việc được giao

 Tuần 3: từ ngày 06/02/2023 đến 12/02/2023

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- Tìm hiểu, đọc tài liệu về các loại robot trong giảng dạy của công ty
- Lập trình và chạy thử nghiệm robot
- Tìm hiểu G-robot Creater, mbot1, mbot2, cyberpy
- Hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức sự kiện trải nhiệm robot tại các trường
2.Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Nắm bắt được công việc nhanh
- Hoàn thành tốt công việc được giao

14
 Tuần 4: từ ngày 13/02/2023 đến 19/02/2023

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- Hàn khay pin, mạch mở rộng cho robot mBot
+ Soát lỗi robot
+ Tìm hiểu, bóc tách cấu tạo, kết nối các thiết bị
- Tìm hiểu về máy in 3D
- Tìm hiểu về máy khắc laser Xtool D1
- Dự án nông nghiệp thông minh
- Hỗ trợ, tư vẫn kỹ thuật cho khách hàng
- Hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức sự kiện trải nhiệm robot tại các trường
2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Nắm bắt được công việc nhanh
- Hoàn thành tốt công việc được giao

 Tuần 5: từ ngày 20/02/2023 đến 26/02/2023

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ được
phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp

- Tìm hiểu và phát triển module mở rộng cho mbot V1


- Tìm hiểu các công nghệ và thiết kế mạch Me Ultrasonic Sensor
- Phát triển mạch RJ25 Adapter V2.2
- Hỗ trợ, tư vẫn kỹ thuật cho khách hàng
- Hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức sự kiện trải nhiệm robot tại các trường
- Dự án xe vượt địa hình, ứng dụng mobile app
2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.

15
- Nắm bắt được kĩ công việc được nhiều hơn
- Hoàn thành tốt công việc được giao

 Tuần 6: từ ngày 27/02/2023 đến 04/03/2023

1. Tóm tắt những nội dung đã được thực hiện trong tuần: Theo nhiệm vụ
được phân công ở doanh nghiệp và đề cương thực tập tốt nghiệp
- Hoàn thành thiết kế mẫu cơ cấu tay gắp mới
- Tìm hiểu các module đã được công ty thiết kế phục vụ các bài học theo
từng nhóm ngành
- Thực hiện dự án xe vượt địa hình
- Thiết kế hệ thống bơm, tưới nước tự động

- Hỗ trợ, tư vẫn kỹ thuật cho khách hàng


- Hỗ trợ kỹ thuật, tổ chức sự kiện trải nhiệm robot tại các trường
2. Nhận xét hoặc đề nghị về nội dung thực tập trong tuần.
- Hoàn thành tốt công việc được giao
- Hoàn thành đủ sản lượng theo kế hoạch

16
17
5. Nhận xét/đánh giá của giảng viên hướng dẫn:
…………….……………………..………………………………………………………
…………….……………………..………………………………………………………
…………….……………………..………………………………………………………
…………….……………………..………………………………………………………
…………….……………………..………………………………………………………
…………….……………………..………………………………………………………
…………….……………………..………………………………………………………
…………….……………………..………………………………………………………
- Đánh giá điểm:
Điểm tối đa
Giảng viên
Đánh Chuẩn của CĐR
Chuẩn đầu ra đánh giá điểm Ghi chú
giá đầu ra trong lần
theo CĐR
đánh giá
Trình bày quá trình
công nghệ và quản lý
L4 3
chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp
Trình bày các qui định
Điểm
mang tính xã hội đối với
thường
L5 quá trình hình thành và 3
xuyên
phát triển của doanh
1
nghiệp
Trình bày nội quy, cơ
cấu tổ chức và xác định
L6 4
các bộ phận quan trọng
của doanh nghiệp
Điểm Đề xuất cải tiến phát
cuối L1 triển sản xuất tại doanh 2
kỳ nghiệp
L2 Lập kế hoạch thực hiện 2
các công việc cho nghề

18
nghiệp bản thân
Trình bày quy định, văn
L3 hóa giao tiếp và ứng xử 3
của doanh nghiệp
Trình bày qui mô sản
xuất, kinh doanh và
L7 3
hướng phát triển của
doanh nghiệp
Điểm đánh giá
Ngày tháng năm 2023
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký ghi rõ học tên)

TS. Nguyễn Văn Trường

19

You might also like