You are on page 1of 11

TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN

QUỐC GIA

QUY TRÌNH THAO TÁC


HỆ THỐNG DIM DISPATCH / DIM OPERATOR

Hà Nội, tháng 02/2012


Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM

MỤC LỤC

I. Tổng quan hệ thống DIM ......................................................................3

II. Quy trình thao tác phần mềm DIM Dispatch / DIM Operator ..................6
II. 1. Mục đích .........................................................................................................................................6

II.2. Công cụ ............................................................................................................................................6

II.3. Các trường hợp thao tác trên hệ thống DIM ....................................................................................7

II.3.1. Ra lệnh lệnh điều độ ....................................................................................................................7

II.3.2. Báo cáo kết quả thực hiện ...........................................................................................................9

II.3.3. Lệnh nhập lại...............................................................................................................................9

II.3.4. Báo cáo sự cố / bất thường của nhà máy ................................................................................. 10

II.3.5. Giám sát quá trình ra lệnh và thực hiện lệnh của nhà máy ..................................................... 10

II.3.6. Báo cáo..................................................................................................................................... 11

Trang 2
Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM

QUY TRÌNH THAO TÁC, VẬN HÀNH HỆ THỐNG


DIM DISPATCH – DIM OPERATOR

I. Tổng quan hệ thống DIM

Hệ thống phần mềm Quản lý mệnh lệnh điều độ điện tử DIM được triển khai tại Trung tâm
điều độ Hệ thống điện Quốc gia (P.Vận hành hệ thống) và các Đơn vị phát điện (Phân xưởng
vận hành). Mô hình tổng quan của toàn bộ hệ thống và tích hợp với hệ thống khác được biểu
diễn như trong hình sau:

Mô hình tổng quan hệ thống DIM

Trong đó, vùng khoanh tròn biểu diễn toàn bộ các thành phần của hệ thống DIM:
• DIM Operator: chương trình nhận lệnh và báo cáo kết quả thực hiện lệnh, đặt tại
NMĐ.
• DIM Dispatch: chương trình ra lệnh, đặt tại A0.
• DIM Management: chương trình quản trị, đặt tại A0.
• DIM Server: chương trình chạy trên máy chủ tại A0, đóng vai trò trung tâm điều khiển
giao dịch giữa DIM Operator và DIM Dispatch, DIM Management.

Hệ thống DIM có kết nối với hệ thống web Thị trường điện thông qua chương trình DIM
Dispatch để lấy thông tin về lịch huy động ngày tới/giờ tới (theo kết quả tính toán thị trường)
phục vụ công tác ra lệnh. Ngược lại, hệ thống web TTĐ kết nối trực tiếp CSDL DIM Dispatch
để lấy thông tin ra lệnh thời gian thực để công bố lênh web TTĐ khi cần.
Trang 3
Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM
Mô hình thực thi chi tiết hệ thống DIM được biểu diễn như sau:

Mô hình thực thi hệ thống DIM


Trong đó:
• Tại A0: Có thể có 1 hoặc nhiều máy tính cùng chạy chương trình DIM – Dispatch.
Mỗi máy tính có thể đóng vai trò khác nhau:
- Máy tính Trưởng ca điều độ: có quyền cập nhật lệnh và gửi lệnh tới các NMĐ.
- Máy tính Người dùng khác (Lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ): khai thác thông tin từ cơ sở dữ
liệu DIM phục vụ công tác theo dõi, báo cáo, thống kê,....
Toàn bộ thông tin trao đổi với các NMĐ được lưu vào cơ sở dữ liệu Trung tâm đặt tại A0.

Trang 4
Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM

• Tại NMĐ: gồm các máy tính cài đặt DIM Operator và cơ sở dữ liệu riêng của NMĐ.
- Máy tính có quyền nhận lệnh: có quyền nhận lệnh và nhập kết quả thực hiện lệnh
báo về A0. Có thể là 1 hoặc nhiều tuỳ theo Đơn vị đăng ký.
- Máy tính có quyền xem lệnh: chỉ xem được các lệnh trao đổi giữa A0 và NMĐ. Toàn bộ
thông tin trao đổi với A0 và NMĐ cũng được lưu tại CSDL tại NMĐ. Cơ sở dữ liệu tại
NMĐ là tập con của CSDL đặt tại A0. CSDL NMĐ nào chỉ lưu các lệnh trao đổi với NMĐ
đó.

Mô hình mạng cài đặt hệ thống Web TTĐ, DIM:

Mô hình mạng cài đặt hệ thống DIM

Vùng khoanh tròn biểu diễn cặp cluster cài đặt DIM Server và CSDL DIM. Cơ chế cluster cho
phép các máy chủ dự phòng cho nhau. Trong trường hợp có sự cố tại 1 máy chủ thì toàn
bộ dịch vụ được chuyển sang máy chủ thứ 2 ngay tức thì. Cài đặt ngầm định:
• DIM Server: chạy trên máy chủ số 1.
• CSDL: chạy trên máy chủ số 2.

Trang 5
Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM

Cách thức thiết lập như vậy đảm bảo cân bằng tải cho cặp cluster. Cả 2 dịch vụ dồn lên một
máy chủ khi có sự cố tại máy khác.
Còn các máy trạm tại bên ngoài firewall cài đặt các chương trình DIM Dispatch, DIM
Management.
Ngoài firewall, cơ chế bảo mật hệ thống DIM tuân thủ như sau:
• Mỗi máy trạm tại A0, Đơn vị phát điện có địa chỉ IP và ComputerID. Khi máy tính nối
vào WAN – EVN, địa chỉ IP được cấp phát theo phân bổ từng Đơn vị. Nếu máy tính nối
thông qua VPN bằng Internet thì địa chỉ IP là động. ComputerID là định danh phần cứng
của máy tính, nó hầu như duy nhất với các máy tính. Chỉ có các máy tính có địa chỉ IP
hoặc ComputerID hợp lệ và xác thực bởi DIM - Server mới được truy cập vào hệ thống
DIM.
• Mỗi người dùng truy cập được cấp phát UserName và Password: mỗi user name có quyền
xác định là:
- A0: quyền xem hay thực hiện (toàn quyền) với DIM Dispatch, DIM Management.
- NMĐ: quyền xem hay thực hiện (toàn quyền) với DIM Operator.
Tại một thời điểm, mỗi UserName chỉ được sử dụng 1 máy tính để truy cập vào hệ thống.
Sau khi UserName đã truy cập vào hệ thống rồi thì không thể dùng máy khác để truy
cập tiếp vào hệ thống.

II. Quy trình thao tác phần mềm DIM Dispatch / DIM Operator

II. 1. Mục đích


Hướng dẫn kỹ sư vận hành, trưởng ca của A0 thực hiện các công tác trên DIM Dispatch
theo đúng vai trò của mình, phục vụ tốt quá trình vận hành.
Hướng dẫn kỹ sư vận hành, trưởng ca của nhà máy thực hiện các công tác trên DIM
Operator theo đúng vai trò của mình, phục vụ tốt quá trình vận hành.

II.2. Công cụ

Công cụ thực hiện là chương trình DIM – Dispatch và DIM – Operator. Đây là hai
thành phần của hệ thống DIM.
Chương trình DIM – Dispatch được sử dụng bởi cán bộ điều độ vận hành. Tuy nhiên,
chương trình này cũng có thể sử dụng được cho các cán bộ theo dõi vận hành của hệ thống
DIM. Người theo dõi vận hành hệ thống DIM chỉ cần sử dụng Account DIM – Dispatch với
quyền chỉ xem.
Chương trình DIM – Operator được sử dụng bởi trưởng ca nhà máy. Tuy nhiên,
chương trình này cũng có thể sử dụng được cho các cán bộ theo dõi vận hành của hệ thống
DIM tại nhà máy. Người theo dõi vận hành hệ thống DIM chỉ cần sử dụng Account DIM –
Operator với quyền chỉ xem.
Trang 6
Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM
II.3. Các trường hợp thao tác trên hệ thống DIM
- Ra lệnh điều độ
o Ra lệnh điều độ từ kế hoạch giờ tới
o Ra lệnh điều độ khác
- Báo cáo kết quả thực hiện lệnh
- Thực hiện lệnh nhập lại và báo cáo
- Báo cáo sự cố / bất thường của nhà máy
- Quản lý giao ca
- Cấp phát đăng nhập và phân quyền
- Giám sát quá trình ra lệnh và thực hiện lệnh
- Báo cáo

II.3.1. Ra lệnh lệnh điều độ


II.3.1.1. Ra lệnh điều độ từ kế hoạch giờ tới
a. Nguyên tắc:
Hàng ngày, khi chuyển từ giờ này qua giờ khác, chương trình sẽ tự động kiểm tra Cơ sở
dữ liệu của trang Web thị trường điện xem kế hoạch huy động giờ tới đã có hay chưa. Nếu
chưa có thì chương trình sẽ liên tục kiểm tra cho đến khi MO đẩy dữ liệu lên hệ thống. Khi
kiểm tra có dữ liệu giờ tới sẽ có thông báo trên màn hình.

b. Các bước thực hiện:


Trưởng ca A0 sẽ tạo ra các lệnh điều độ tương ứng theo kế hoạch giờ tới. Nên chọn lựa
chọn tạo lệnh có công suất thay đổi (vì nếu như công suất không thay đổi thì không cần thiết
phải ra lệnh mới).
Trong trường hợp có sự cố, bất thường hoặc vì 1 lý do nào đó không huy động theo kế
hoạch được thì trưởng ca A0 sử dụng chức năng tạo lệnh bằng tay từ phần mềm DIM Dispatch
(xem mục II.3.2)
Mặc định của lệnh giờ tới là “Thay đổi công suất”, trưởng ca A0 có thể chỉnh sửa thông
tin của lệnh giờ tới cho phù hợp với thực tế (ví dụ kế hoạch giờ tới là 0 MW, lệnh tạo từ giờ tới
là “Thay đổi công suất” tức là đưa về chạy không tải nhưng thực tế lại là “Ngừng tổ máy”)

Trang 7
Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM

II.3.1.2. Ra lệnh điều độ khác


a. Nguyên tắc:
Lệnh giờ tới / ngày tới chỉ đưa ra các lệnh dựa vào kế hoạch huy động giờ tới mà MO
đưa ra. Trong trường hợp muốn ra các lệnh khác, trưởng ca A0 sẽ phải chọn chức năng ra lệnh
điều độ bằng tay
b. Các bước thực hiện

Trưởng ca A0 sẽ nhập các thông tin tương ứng với lệnh cần ra, sau đó gửi cho các đơn vị.
Lưu ý các lệnh được gửi đi, đơn vị sẽ thực hiện ngay, do đó trưởng ca cần chú ý đến tốc độ
tăng giảm tải cũng như các đặc tính kỹ thuật của tổ máy để đảm bảo thời gian thực hiện của nhà
máy được chính xác.
Chương trình hỗ trợ cung cấp công suất công bố trong ngày của từng tổ máy (với những
nhà máy chào giá trên thị trường) hoặc công suất khả dụng của từng tổ máy (với những nhà
Trang 8
Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM
máy khác) để hỗ trợ kỹ sư vận hành trong quá trình ra lệnh.

II.3.2. Báo cáo kết quả thực hiện


a. Nguyên tắc:
Khi nhà máy nhận được lệnh điều độ từ A0, nhà máy có nhiệm vụ thực hiện lệnh ngay
lập tức (ngay tại thời điểm nhận lệnh). Khi hoàn thành lệnh, trưởng ca tại nhà máy phải báo cáo
kết quả thực hiện thực tế lên cho A0.
b. Các bước thực hiện
Trường hợp 1: không thể thực hiện được lệnh ngay từ lúc nhận lệnh (ví dụ lò đang ngừng
mà có lệnh ngừng lò hoặc ngược lại)  trưởng ca tại nhà máy báo cáo kết thúc thực hiện lệnh
với trạng thái lệnh là không hoàn thành và ghi rõ lý do.
Trường hợp 2: đang thực hiện thì gặp sự cố làm cho lệnh không thể hoàn thành được (ví
dụ ra lệnh khởi động tổ máy nhưng giữa chừng gặp sự cố không thể khởi động được tổ máy) 
thực hiện tương tự trường hợp 1.
Trường hợp 3: nhà máy có thể thực hiện được lệnh nhưng kết quả không đúng như lệnh
điều độ của A0 (ví dụ ra lệnh tăng công suất lên 150 MW nhưng chỉ lên được 120 MW)
trưởng ca tại nhà máy vẫn báo cáo kết thúc lệnh khi đạt được 120 MW (theo ví dụ trên) với giá
trị công suất thực tế của nhà máy, và trạng thái lệnh là hoàn thành.
* Chú ý: trường hợp công suất ra lệnh lớn hơn công suất tối đa có thể phát, đơn vị cũng
làm như trường hợp 3.
Trường hợp 4: hoàn thành lệnh bình thường  trưởng ca nhà máy báo cáo kết quả khi
kết thúc lệnh

II.3.3. Thực hiện lệnh nhập lại và báo cáo kết quả
a. Nguyên tắc:
Trong trường hợp không sử dụng hệ thống DIM để điều độ vì các lý do:
- Lỗi chương trình DIM Dispatch / Dim Operator / Dim Server
- Lỗi máy cài đặt các chương trình
- Lỗi đường truyền
- Cần thiết ra lệnh khẩn cấp
- …..
Trưởng ca A0 sẽ ra lệnh điều độ qua các kênh liên hệ khác (điện thoại, fax…). Đến khi
hệ thống DIM được khôi phục, trưởng ca tại nhà máy có trách nhiệm cập nhật lại các lệnh đã
thực hiện không thông qua DIM vào hệ thống DIM và gửi lên A0 xác nhận để phục vụ thanh
toán.
b. Các bước thực hiện
Khi trưởng ca A0 ra lệnh điều độ không thông qua hệ thống DIM, trưởng ca tại nhà máy
có trách nhiệm lưu lại thông tin của tất cả các lệnh đó. Nhà máy sau khi thực hiện và hoàn thành
lệnh, trưởng ca tại nhà máy phải nhập lại tất cả các lệnh đó vào hệ thống DIM và gửi lên cho
A0.
Trưởng ca A0 có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các lệnh nhập lại mà nhà máy gửi lên có
chính xác hay không.
- Nếu không chính xác: phản hồi lại nhà máy (lý do sai, cần hiệu chỉnh thế nào…). Nhà
máy sẽ dựa vào đó để tạo ra lệnh nhập lại khác và gửi lên A0.
- Nếu chính xác: phản hồi lại nhà máy là đã chấp nhận lệnh nhập lại. Khi đó lệnh nhập
lại đó sẽ được đẩy vào danh sách lệnh đã kết thúc và được đối xử như 1 lệnh bình thường.
- Về thông tin trong lệnh nhập: cả nhà máy và A0 phải có trách nhiệm với các thông tin
trong lệnh nhập lại. Các thông tin này sẽ được sử dụng trong thanh toán; khi A0 xác nhận
lệnh nhập lại tức là 2 bên đã thống nhất về lệnh đó và không thể chỉnh sửa.
Trang 9
Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM
II.3.4. Báo cáo sự cố / bất thường của nhà máy
a. Nguyên tắc:
Trong quá trình vận hành, nếu nhà máy gặp sự cố / bất thường, trưởng ca nhà máy có
trách nhiệm báo cáo lên cho A0. Trường hợp phải xử lý sự cố khẩn cấp thì sau khi xử lý phải
báo cáo lên A0 để trưởng ca A0 nắm được tình hình và đưa ra các quyết định điều độ hợp lý.
b. Các bước thực hiện
Khi báo cáo, cần nêu chi tiết sự cố liên quan đến thiết bị nào, thời điểm thực tế xảy ra sự
cố là bao giờ, nội dung chi tiết của báo cáo.
Khi trưởng ca A0 nhận được báo cáo sự cố từ nhà máy, bắt buộc trưởng ca A0 phải xác
nhận báo cáo sự cố của đơn vị. Khi chưa xác nhận hết các báo cáo của nhà máy thì cảnh báo
vẫn sẽ được hiển thị.

II.3.5. Quản lý giao ca


a. Nguyên tắc:
Tại A0, mỗi ca có những trưởng ca khác nhau điều độ hệ thống điện. Việc xác định
trưởng ca (dựa vào tên đăng nhập vào chương trình) nào đi ca nào có ý nghĩa ràng buộc trách
nhiệm của trưởng ca với bộ lệnh trong ca đó.
Khi kết thúc một ca, nếu là trưởng ca khác thực hiện điều độ thì phải đăng nhập lại bằng
tài khoản của mình.
b. Các bước thực hiện
Thay vì trưởng ca phải theo dõi thời gian để giao ca. Chương trình hỗ trợ việc cấu hình
thời điểm giao ca và cảnh báo cho trưởng ca.

- Cấu hình giờ giao ca

- Khi đến giờ giao ca, chương trình sẽ có thông báo cho trưởng ca, trưởng ca chỉ cần
xác nhận

II.3.5. Giám sát quá trình ra lệnh và thực hiện lệnh của nhà máy
Trưởng ca A0 có thể theo dõi quá trình ra lệnh và thực hiện lệnh của nhà máy thống qua
màn hình giám sát DIM Monitor.
Màn hình DIM Monitor được chia làm 3 phần
Trang 10 tương ứng với 3 miền, chi tiết đến từng tổ
Quy trình quản trị, vận hành hệ thống DIM
máy của nhà máy. Màn hình hiển thị được công suất hiện tại theo mệnh lệnh điều độ và công
suất kế tiếp (nếu có), đồng thời hiển thị được trạng thái của lệnh đối với nhà máy (chưa xem, đã
xem, dừng lệnh…)

II.3.6. Báo cáo


Để phục vụ công tác thống kê, báo cáo. Hệ thống phần mềm có hỗ trợ chức năng xuất
báo cáo theo file excel:
- Phầm mềm DIM Operator:
o Xuất ra file excel danh sách tất cả các lệnh đã kết thúc trong khoảng thời gian
nhất định
o Xuất ra file excel danh sách sự cố trong khoảng thời gian nhất định
- Phần mềm DIM Dispatch
o Xuất ra file excel danh sách tất cả các lệnh đã kết thúc trong khoảng thời gian
nhất định
o Xuất ra file excel danh sách tất cả các lệnh đã được tạo ra trong ngày

Trang 11

You might also like