You are on page 1of 4

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

ĐỀ TÀI: KINH TẾ VỈA HÈ

Trong văn hóa của Hà Nội, vỉa hè có vai trò rất đặc biệt gắn liền với sự thay đổi của thành phố
qua nhiều thập kỷ. Có lẽ không ở đâu vỉa hè lại có nét đặc trưng như vỉa hè ở Hà Nội. Vỉa hè
vừa là không gian sinh kế đa dạng, linh hoạt, vừa là không gian sinh hoạt rộng mở, không gian
xã hội đặc thù, không gian nghệ thuật độc đáo và không gian ký ức sống động.

Tuy nhiên, với sự phát triển tự phát ồ ạt, các hoạt động kinh doanh trên vỉa hè đã làm xấu xí bộ
mặt đô thị, phiền hà đến người đi bộ. Bởi, bản chất của kinh tế vỉa hè là chiếm dụng không gian
công cộng để tìm kiếm lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế của kinh tế vỉa hè mang lại là
không hề nhỏ. Chính vì vậy, câu chuyện xóa bỏ hoàn toàn hay giữ lại kinh tế vỉa hè đã và vẫn
đang được luận bàn nhiều năm nay.
KHU VỰC NGHIÊN CỨU: Phố Nguyễn Văn Tuyết

Thời gian
gần đây, phố Nguyễn Văn Tuyết tại phường Trung Liệt "nổi" lên là nơi có nhiều hàng quán, đa
dạng về ẩm thực được đông đảo người tới lui. Điều này thúc đẩy sự phát triển của địa phương
nhưng đi kèm với đó là nhiều vấn đề phát sinh.

Trong nhiều ngày có mặt tại phố Nguyễn Văn Tuyết, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô ghi nhận
được nhiều hình ảnh đại đa số hàng quán nơi đây lấn chiếm vỉa hè và một phần lòng đường làm
nơi kinh doanh, sắp xếp phương tiện sai quy định. Đặc biệt là các ngày cuối tuần, tình trạng này
càng nghiêm trọng hơn.

VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP CỦA KHU PHỐ:

Lấn chiếm đường người đi bộ

Được cánh sinh viên mệnh danh là phố “ẩm thực” nên tuyến phố này khá nhộn nhịn cả ban ngày
lẫn đêm. Tại một số hàng quán đông đúc, toàn bộ vỉa hè hai bên đường hoàn toàn biến mất, gây
khó khăn cho người tham gia giao thông, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, mất mĩ quan đô
thị.
Hầu hết các trường hợp vi phạm là các cửa hàng trà chanh, trà đá, quán lẩu, bia... Chủ quán và
nhân viên thản nhiên kê thêm bàn, ghế ra ngoài vỉa hè khi lượng khách bên trong quá tải.
Thậm chí một số nơi trong quán rất vắng nhưng phần vỉa hè trước quán vẫn đông đúc do tâm lý
khách hàng thích “ngồi ngoài thoáng”.
Bên cạnh đó, một số tuyến đường gọn gàng vào ban ngày nhưng ban đêm các quán nước vỉa
hè lại mọc lên như nấm sau mưa.
Người đi đường không khó để bắt gặp những quán nước di động không bàn, không đèn điện
thắp sáng, chỉ một chiếc xe kéo cùng cả trăm chiếc ghế nhựa rải kín khắp vỉa hè, kéo dài hàng
mét.
Dù có khách ngồi hay không thì những chiếc ghế luôn ở trong tình trạng chờ sẵn. Một số người
còn để cả xe đẩy xuống lòng đường, bán các loại đồ ăn nhanh như xôi, ngô, xúc xích... phục vụ
tại chỗ và mang về.
Không chỉ kinh doanh, việc tranh thủ chiếm vỉa hè còn diễn ra với nhiều hình thức khác: đặt biển
hiệu, mái che chiếm không gian, thậm chí là đậu cả ô tô lên vỉa hè…
Điều này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn cản trở giao thông. Người đi bộ không còn
cách nào khác đành đi xuống lòng đường, dẫn đến những rủi ro liên quan đến tai nạn.

Đầu phố Nguyễn Văn Tuyết vỉa hè được chiếm dụng
làm nơi kinh doanh

Các
phương tiện di chuyển qua tuyến phố Nguyễn Văn
Tuyết rất khó khăn do phương tiện của thực khách
được sắp xếp tràn dưới lòng đường

Giải pháp

Lập quy hoạch thiết kế đô thị quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường từng tuyến phố, tuyến đường,
có tính tới các yếu tố thực tiễn trước mắt và lâu dài, phù hợp với đặc điểm của từng khu vực,
từng địa bàn cụ thể như khu phố cổ, phố cũ và mới; nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý
của các nước phát triển như cho phép kinh doanh vỉa hè (có thể tính cả giải pháp cho thuê thu
phí theo giờ...), bố trí chỗ đỗ xe ở lòng đường ở những nơi phù hợp..., trên cơ sở đó, công bố
công khai quy hoạch để lấy ý kiến người dân.

Cho phép sử dụng tạm thời hè phố với những trường hợp đủ điều kiện phần hè nằm trong
khuôn viên tòa nhà; có diện tích hạn chế như đã thực hiện tại vỉa hè trước khách sạn Metropol
và tại số 94 Lý Thường Kiệt. Hay nói cách khác những tuyến phố có đủ điều kiện đặc thù (chiều
rộng và hiện trạng vỉa hè) được phép sử dụng tạm thời hè phố vào việc kinh doanh buôn bán
hàng hoá.

Xuống cấp

Nhiều vị trí sụt lún so với mặt nền, đá lát vỡ nứt


hàng loạt.

Xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều hiểm nguy

Nhiều khu vực vỉa hè phần gạch lót bị vỡ nát, tạo thành các mảng lớn kéo dài hoặc từng hố lồi
lõm trồi lên bề mặt, lẫn trong mớ rác thải và đất cát. Có dấu hiệu xuống cấp, nhiều nơi gạch lót
vỉa hè bị nứt vỡ, bong tróc, tạo thành các hố nhỏ gây nguy hiểm cho người đi bộ. Nhiều đoạn vỉa
hè có dấu hiệu xuống cấp, nham nhở gạch đá lồi lõm. Nhiều đoạn vỉa hè xuất hiện tình trạng sụt
lún gây mất mỹ quan đô thị.
Một trong những nguyên nhân khiến vỉa hè xuống cấp như hiện nay là do sự thiếu ý thức của
một bộ phận người dân. Giờ cao điểm, không khó để bắt gặp tình trạng người đi xe máy thản
nhiên điều khiển phương tiện chạy trên vỉa hè, mật độ cày xới liên tục làm gạch lót bị vỡ vụn. Ở
nhiều tuyến đường, các cửa hàng ăn uống, quán nhậu tận dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn
bán, thậm chí trưng dụng vỉa hè làm nơi đậu xe gắn máy, ô tô, khiến vỉa hè nhanh chóng xuống
cấp, hư hỏng.

Giải pháp
Rà soát lại những đoạn vỉa hè bị hư hỏng, xuống cấp để khắc phục, sửa chữa. Đồng thời xử lý
những cá nhân, tổ chức trưng dụng vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán lẫn người điều khiển
phương tiện giao thông đi trên vỉa hè.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã trong việc sử dụng vật
liệu lát hè, vỉa hè, kết cấu hè và thẩm định, quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng, quản lý
chất lượng xây dựng công trình theo phân cấp, báo đảm phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật hiện hành.
Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên

Vệ sinh chưa đảm bảo


Không đeo găng tay khi chế biến, bán thực phẩm... Không có thiết bị bảo quản thực phẩm hợp
vệ sinh… Không có dụng cụ thu gom rác, nước thải… Chế biến, bày bán thực phẩm ngay bên
cạnh nguồn ô nhiễm… Đó là những lỗi vi phạm khá phổ biến của nhiều chủ cơ sở kinh doanh
thực phẩm tự phát trên hè phố hiện nay.
Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức
ăn; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay…
Quản lý an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố chưa thực sự hiệu quả, khiến cho hình
thức kinh doanh này vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặc dù vậy, người
bán cứ bán, người mua cứ mua. Hàng quán vỉa hè vẫn là nơi thu hút khá nhiều người.

Một bên vỉa hè là nơi vệ sinh đồ đạc gây mất vệ


sinh môi trường, bên còn lại là chỗ đỗ ô tô

Giải pháp
Xây dựng hoàn chỉnh các quy chế quản lý lòng đường, vỉa hè trong đô thị, trong đó quan trọng
nhất là kèm theo các quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm lòng đường, vỉa hè;
kiện toàn việc quản lý theo quy hoạch; có khu tập kết rác riêng cách xa hàng quán; tuyên truyền
vận động để cộng đồng nắm rõ và cùng thực hiện.
Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về ATTP, bên cạnh đó, cũng cần có sự đồng hành của
người dân, doanh nghiệp trong công tác vệ sinh ATTP, phòng, tránh những điều đáng tiếc có thể
xảy ra cho bản thân và cộng đồng; tẩy chay hàng hóa, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
đem lại bình yên cho cuộc sống.

Ô nhiễm

Những bãi rác tự phát luôn xuất hiện bên cạnh


các hàng quán
Người dân thường xuyên xả rác bừa bãi trên vỉa hè, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng mỹ quan đường phố; người đi bộ khi qua đây phải đi xuống lòng đường nên
không bảo đảm an toàn giao thông
Một lượng lớn tiểu thương buôn bán rau, củ, quả, thực phẩm sau khi bán hàng xong, mang
những rau, củ thừa, hoa quả thối, hỏng ngang nhiên xả rác ra đây. Bởi với họ việc vứt rác như
vậy sẽ đỡ bị Ban quản lý các chợ thu tiền phí vệ sinh môi trường.
Không chỉ có vậy, điều gây bức xúc hơn là hành vi trên rất ít khi bị xử lý, cũng vì thế mà rác thải
phát sinh, tồn tại ngày một lớn, ngày một nhiều. Trong khi rác chồng chất gây ô nhiễm không
hoặc hiếm khi được các đơn vị chức năng cho lực lượng đến xử lý, thu gom, vận chuyển đến
bãi rác tập trung của thành phố ?
Việc vứt rác, rồi xả rác bữa bãi tại đây không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà
còn làm mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường và ảnh hưởng đến phát triển du lịch của Thủ
đô – nơi được mệnh danh là thành phố xanh, thành phố vì hòa bình.

Giải pháp

Thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, xử lý tại các điểm nóng được nhân dân, cơ quan
báo chí phản ánh; kiên quyết xóa bỏ các điểm hè phố, lòng đường bị chiếm dụng trái phép để
làm nơi kinh doanh buôn bán mất vệ sinh, trả lại nguyên trạng hè phố với phương châm “giành
lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ”.

Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, các cơ quan, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh
trên mặt phố, chấp hành nghiêm chỉnh quy định xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường,
không xả rác lấn chiếm lòng đường vỉa hè , góp phần xây dựng tuyến phố “xanh, sạch, đẹp”.

Bảo vệ quyền lợi cho người buôn bán vỉa hè

Vỉa hè chức năng chính là dành đi bộ nhưng với Thủ đô Hà Nội nói chung và tuyến phố Nguyễn
Văn Tuyết nói riêng phần nào cũng là sinh kế của người dân nên phải rà soát, tính toán kỹ. Kinh
tế lòng đường, vỉa hè mang lại nguồn thu rất lớn, cần có quy hoạch căn cơ, bài bản.

Bà Trần Thị Vân 65 tuổi tại Hà Nội) phấn khởi chia sẻ: “Chúng tôi hết độ tuổi lao động nên bán
nước tại vỉa hè, nếu vỉa hè rộng tôi hoàn toàn ủng hộ việc thuê một phần vỉa hè theo giờ để bán
quán nước.”

Gần đó, gia đình chị Nguyễn Thị Thu mấy miệng ăn trông chờ vào quán phở, khi quán đông
khách quá đành phải kê bàn ra vỉa hè. Chị cho biết: “Biết là sai nhưng nếu không kê thêm bàn ra
bên ngoài mà từ chối tiếp khách thì sợ mất khách nên tôi hoàn toàn đồng ý nếu có chủ trương
cho thuê vỉa hè để kinh doanh theo khung giờ.”

Trong khi đó, anh Nguyễn Thế Sơn (30 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho rằng thu phí vỉa hè nếu
không vận hành và quản lý tốt sẽ có tác động tiêu cực đến môi trường. Kinh doanh mặt hàng ăn
uống có thể thải rác trực tiếp ra vỉa hè gây ô nhiễm, mất vệ sinh và mỹ quan đô thị.
Theo anh Sơn, điều quan trọng nhất để triển khai việc thu phí hiệu quả là cần đưa ra được bộ
quy chuẩn chặt chẽ về mặt quản lý của cơ quan nhà nước và quyền lợi, nghĩa vụ của người
thuê vỉa hè. Không nên triển khai ồ ạt sẽ khó kiểm soát dẫn đến việc hoạt động lộm cộm và tạo
ra làn sóng ngược.Điều quan trọng nhất khi đề xuất đề án thu phí vỉa hè là phải đảm bảo đường
thông cho xe, người đi bộ có vỉa hè. Nếu cho thuê vỉa hè dẫn đến tình trạng ô nhiễm, mất mỹ
quan đô thị và người đi bộ phải tràn xuống lòng đường là thất bại” - anh Sơn nói.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các quận mạnh dạn thí điểm quy hoạch khu
vực cho thuê vỉa hè, đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân đang bám vỉa hè kiếm sống.
"Lòng đường, vỉa hè thực tế gắn với sinh kế của người dân và cũng phần nào là kinh tế đô thị",
ông nói.

You might also like