You are on page 1of 53

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẢNH
BÁO LŨ SỚM

Hà Nội 6/2018
Đánh giá quyển đồ án tốt nghiệp
(Dùng cho giảng viên hướng dẫn)
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Giảng viên đánh giá:......................................................


Họ và tên Sinh viên:................................................ MSSV:…………………
Tên đồ án: ................................... ................................... ...................................
…………………………………………………………………………………..
Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây:
Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5)
Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20)
Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và
1 các giả thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như 1 2 3 4 5
phạm vi ứng dụng của đồ án
2 Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc tế) 1 2 3 4 5
3 Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn đề 1 2 3 4 5
Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết quả
4 1 2 3 4 5
đạt được
Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15)
Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương pháp
5 thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một cách có hệ 1 2 3 4 5
thống
Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết
6 1 2 3 4 5
quả đều được phân tích và đánh giá thỏa đáng.
Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa
kết quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung cấp
7 1 2 3 4 5
lập luận để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện trong
tương lai.
Kỹ năng viết (10)
Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương
logic và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề, được
đánh số thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong đồ án,
8 1 2 3 4 5
có căn lề, dấu cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có mở đầu
chương và kết luận chương, có liệt kê tài liệu tham khảo và có
trích dẫn đúng quy định
Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa
9 1 2 3 4 5
học, lập luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp v.v.)
Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)
10a Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải 5

2
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa
học (quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng
phát minh sáng chế
Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên
nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở
10b 2
lên/Đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế
khác về chuyên ngành như TI contest.
10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học 0
Điểm tổng /50
Điểm tổng quy đổi về thang 10

Nhận xét thêm của Thầy/Cô (giảng viên hướng dẫn nhận xét thêm về thái độ,
tinh thần làm việc của sinh viên)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Ngày: / /201
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đánh giá quyển đồ án tốt nghiệp


(Dùng cho cán bộ phản biện)
Giảng viên đánh giá:......................................................
Họ và tên Sinh viên:................................................ MSSV:…………………
Tên đồ án: ................................... ................................... ...................................
…………………………………………………………………………………..
Chọn các mức điểm phù hợp cho sinh viên trình bày theo các tiêu chí dưới đây:
Rất kém (1); Kém (2); Đạt (3); Giỏi (4); Xuất sắc (5)

3
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành (20)


Nêu rõ tính cấp thiết và quan trọng của đề tài, các vấn đề và
1 các giả thuyết (bao gồm mục đích và tính phù hợp) cũng như 1 2 3 4 5
phạm vi ứng dụng của đồ án
2 Cập nhật kết quả nghiên cứu gần đây nhất (trong nước/quốc tế) 1 2 3 4 5
3 Nêu rõ và chi tiết phương pháp nghiên cứu/giải quyết vấn đề 1 2 3 4 5
Có kết quả mô phỏng/thưc nghiệm và trình bày rõ ràng kết quả
4 1 2 3 4 5
đạt được
Có khả năng phân tích và đánh giá kết quả (15)
Kế hoạch làm việc rõ ràng bao gồm mục tiêu và phương pháp
5 thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết một cách có hệ 1 2 3 4 5
thống
Kết quả được trình bày một cách logic và dễ hiểu, tất cả kết
6 1 2 3 4 5
quả đều được phân tích và đánh giá thỏa đáng.
Trong phần kết luận, tác giả chỉ rõ sự khác biệt (nếu có) giữa
kết quả đạt được và mục tiêu ban đầu đề ra đồng thời cung cấp
7 1 2 3 4 5
lập luận để đề xuất hướng giải quyết có thể thực hiện trong
tương lai.
Kỹ năng viết (10)
Đồ án trình bày đúng mẫu quy định với cấu trúc các chương
logic và đẹp mắt (bảng biểu, hình ảnh rõ ràng, có tiêu đề, được
đánh số thứ tự và được giải thích hay đề cập đến trong đồ án,
8 1 2 3 4 5
có căn lề, dấu cách sau dấu chấm, dấu phẩy v.v), có mở đầu
chương và kết luận chương, có liệt kê tài liệu tham khảo và có
trích dẫn đúng quy định
Kỹ năng viết xuất sắc (cấu trúc câu chuẩn, văn phong khoa
9 1 2 3 4 5
học, lập luận logic và có cơ sở, từ vựng sử dụng phù hợp v.v.)
Thành tựu nghiên cứu khoa học (5) (chọn 1 trong 3 trường hợp)
Có bài báo khoa học được đăng hoặc chấp nhận đăng/đạt giải
SVNC khoa học giải 3 cấp Viện trở lên/các giải thưởng khoa
10a 5
học (quốc tế/trong nước) từ giải 3 trở lên/ Có đăng ký bằng
phát minh sáng chế
10b Được báo cáo tại hội đồng cấp Viện trong hội nghị sinh viên 2
nghiên cứu khoa học nhưng không đạt giải từ giải 3 trở
lên/Đạt giải khuyến khích trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế

4
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

khác về chuyên ngành như TI contest.


10c Không có thành tích về nghiên cứu khoa học 0
Điểm tổng /50
Điểm tổng quy đổi về thang 10

Nhận xét thêm của Thầy/Cô


……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Ngày: / /201
Người nhận xét
(Ký và ghi rõ họ tên)

5
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

LỜI NÓI ĐẦU

Ở Việt Nam lũ lụt là hiện tượng phổ biến và diễn ra trên khắp các vùng miền đất
nước, đặc biệt là vùng ven biển miền Trung, đồng bằng sông Mêkông và đồng bằng
sông Hồng. Người dân ở những vùng này đã phải học cách sống chung với lũ, đặc
biệt là những người có sinh kế phụ thuộc vào chức năng sản xuất của lũ lụt hàng
năm. Mỗi năm lũ lụt đã cướp đi hàng trăm sinh mạng, tàn phá nhà cửa, mùa màng.
Người dân bỗng chốc tay trắng, sau mỗi cơn lũ cuộc sống của những người dân ở
đây rất khó khăn. Tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, họ không có nhà để ở,
không có nước sạch để uống để sinh hoạt và rác cùng xác các động vật phân hủy đó
là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm.
Trước những thực trạng đó em đã quyết định thực hiện đề tài “ Nghiên cứu thiết
kế hệ thống cảnh báo lũ sớm” nhằm góp phần vào việc giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt
gây ra, hệ thống sẽ đo mực nước ở các sông hồ và tốc độ dòng chảy ở đó so sánh
với số liệu ở vùng đó rồi đưa ra mức cảnh báo cho người dân.
Trong việc thực hiện đồ án này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo
...– giảng viên viện Điện Tử Viễn Thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã trực tiếp
hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình làm đồ án tốt
nghiệp này. Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng em. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án do em tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các
kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2018


Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

6
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Lũ ở nước ta có những diễn biến phức tạp và khó lường, mặc dù xảy ra liên tục
hằng năm nhưng để kiểm soát và phòng chống là rất khó, thiệt hại mà nó gây ra vẫn
là rất lớn. Đồ án này hướng tới việc thu thập dữ liệu ở vùng cần thiết lập hệ thống,
sau đó tích hợp vào hệ thống để so sánh với kết quả đo đạc được đưa ra cảnh báo và
đưa dữ liệu lên web, giúp mọi người có thể theo dõi được tình hình lũ nhanh nhất.
Đồ án gồm 5 chương :
Chương 1. Mở đầu
Chương này đặt ra vấn đề, đưa ra lý do chọn đề tài. Nêu lên mục đích, nhiệm vụ
cũng như tình hình nghiên cứu về cái đề tài liên quan đã có trong và ngoài nước
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Tìm hiểu tổng quan về đặc điểm và nguyên nhân hình thành lũ cũng như các
phương pháp đo và cảnh báo lũ
Chương 3. Tổng quan về hệ thống
Trình bày quá trình xây dựng sơ đồ khối cho hệ thống phần mềm và phần cứng,
từ đó lựa chọn các linh kiện cho mạch.
Chương 4. Chi tiết thiết kế
Đi sâu vào phân tích chi tiết từng khối, triển khai phần cứng cũng như phần
mềm
Chương 5. Kết quả thử nghiệm và đánh giá
Các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đồ án. Kết quả: hệ thống thiết kế
đã thực hiện được các chức năng gì? Đưa ra kết luận tổng hợp lại các công việc đã
hoàn thành và chưa hoàn thành, đưa ra hướng phát triển cho hệ thống.

7
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

SUMMARY OF THE COURT

Floods in our country are complicated and unpredictable, although occurring


continuously every year but to control and prevention is very difficult, the damage
that it causes is still very large. This project aims to collect data in the required area
of the system, then integrate it into the system to compare the measured results with
the warning and put the data on the web, helping people to Keep track of the fastest
flood situation.
The project consists of 5 chapters:
Chapter 1. Introduction
This chapter sets out the problem, giving reasons for choosing the topic. Raise
the purpose, tasks and situation of research related topics already in the country and
abroad
Chapter 2. Theory
Get an overview of the characteristics and causes of flood formation as well as
flood measurement and warning methods
Chapter 3. System overview
Demonstrates the process of building block diagrams for software and hardware
systems, thereby selecting components for the circuit.
Chapter 4. Design details
Dive into detailed analysis of each block, deploying hardware as well as software
Chapter 5. Test and Evaluation Results
The results achieved during the implementation of the project. Results: What
functions did the design system perform? Briefly summarize completed and
unfinished work, giving direction to the development of the system.

8
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

9
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Những năm gần đây ở nước ta thiên tai lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn với mức
độ trầm trọng hơn, đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người của cải và môi trường
sinh thái.... Việc giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt đang là một vấn đề hết sức cấp bách
được nhiều tổ chức và các nhà khoa học trên thế giới tập trung nghiên cứu. Lũ lụt là
một trong những tai biến thiên nhiên, kết quả của quá trình tập trung nước với khối
lượng lớn và tràn vào các vùng địa hình thấp, gây ngập lụt trên diện rộng, không chỉ
gây tổn hại nặng nề về người và của ở thời điểm đó mà còn tác động tiêu cực lâu dài
đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và các hoạt động kinh tế
xã hội. Nghiên cứu các giải pháp phòng lũ lụt được nhiều quốc gia quan tâm và
hướng tiếp cận là sự kết hợp giữa giải pháp phi công trình và công trình. Giải pháp
công trình thường được sử dụng là xây dựng các hồ chứa, đê điều, cải tạo lòng
sông… Các giải pháp phi công trình là trồng rừng, bảo vệ rừng; xây dựng và vận
hành các phương án phòng tránh lũ và di dân lúc cần thiết khi có thông tin dự báo
và cảnh báo chính xác.
Qua những lý do đó em quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế hệ
thống cảnh báo lũ sớm”, như là một trong các phương án giúp giảm thiểu hậu qua
gây ra do lũ lụt.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Để tài này trước hết hướng tới việc thu thập số liệu địa lý và thông tin về các hệ
thống cảnh báo đã có từ trước để qua đó có cái nhìn tổng thể về thực trạng lũ lụt tại
Việt Nam. Từ đó tạo ra hệ thống cảnh báo lũ của riêng mình sao cho hoạt động
được tại mọi nơi, dưới mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, đồng thời tiếp thu
những ưu điểm cũng như khắc phục những yếu điểm của các hệ thống trước đó,
nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất, có tính hữu dụng cao, có thể đi vào đời sống.

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Nhận biết được chính xác đặc điểm từng vùng những nơi hay xảy ra lũ.

10
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

 Tạo ra hệ thống có tính tương tác cao, thân thiện với người sử dụng.
 Hướng đến mục tiêu bất kì người dân nào cũng có thể sử dụng được nó.
 Đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả, chính xác trong mọi điều kiện thời
tiết, có giá thành rẻ, kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt, vận chuyển.

1.4 Tình hình nghiên cứu

1.4.1 Một vài nghiên cứu trong nước


Đề tài :
 Xây dựng mô hình tích hợp viễn thám và gis xác định nguy cơ tai biến lũ
quét lưu vực sông Năng, tỉnh Bắc Kạn – Lê Như Ngà.

Luận án đã xây dựng mô hình xác định nguy cơ lũ quét áp dụng cho lưu
vực nhỏ, vùng núi cao, địa hình phức tạp, ít thông tin/số liệu hỗ trợ. Với
những phần mềm GIS có tính năng phân tích không gian đều có thể áp dụng
mô hình ý tưởng này. Đã áp dụng mô hình mô phỏng thành công nguy cơ lũ
quét cho lưu vực sông Năng, Bắc Kạn.

 Hệ thống cảnh báo lũ quét – Mai Trọng Hoàng.

Hệ thống gồm 3 cảm biến đo tốc độ và lưu lượng nước đặt dưới dòng sông
hoặc hồ đập, một hệ thống máy chủ thu thập thông tin từ các cảm biến và tính
toán đưa ra cảnh báo tới người dân qua hệ thống phát thanh, còi báo động.
Chính quyền địa phương có thể gửi thông điệp về tình hình lũ lụt một cách
nhanh chóng tới các nơi khác có thể bị ảnh hưởng và thậm chí xuống cả vùng
hạ lưu để người dân đề phòng.
 Hệ thống cảnh báo lũ lụt sớm Leveline-EWS

LeveLine-EWS sử dụng cảm biến mực nước LeveLine-Mini để ghi đo sự


thay đổi nhỏ ở mức nước cũng như nhiệt độ. Dụng cụ đo liên tục và ghi lại
mực nước và nhiệt độ sử dụng cảm biến áp suất nhiệt độ độ nhạy cao, sau đó
dữ liệu được lưu trữ trong thiết bị AquaTelemetry giữa các dữ liệu tải lên. Bộ
AquaTelemetry có cảm biến áp suất khí quyển để bù trừ toàn bộ các dữ liệu

11
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

được ghi lại bởi LeveLine-Mini khi áp suất khí quyển thay đổi cho phép hệ
thống đo được những thay đổi chỉ nhỏ 1cm.

1.4.2 Nước ngoài


 Flashflood Monitoring and Early Warning System using M2M and Cloud
Computing Technology – Waseda University GITS Siratori Lab

1.5 Kết luận chương

Trong chương này chúng ta đã tìm hiểu được lý do chọn đề tài cũng như đặt ra
được những mục đích và nhiệm vụ cụ thể cho đề tài qua đó xác định các bước tiếp
theo cần phải làm. Tham khảo các dự án đã có tìm ra những ưu điểm, nhược điểm
của các dự án đó để làm cho đề tài của mình được tối ưu nhất.

12
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tìm hiểu về lũ [1]

2.1.1 Khái niệm

Lũ là hiện tượng nước sông dâng lên cao trong khoảng thời gian nhất định sau
đó giảm dần. Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông, bờ đê, chảy vào vùng thấp
trũng và gây ngập trên diện rộng thì được gọi là lụt.

Căn cứ vào thời điểm xuất hiện lũ, người ta chia thành các loại lũ như sau:

Lũ tiểu mãn: là loại lũ do mưa lớn sinh ra trong khoảng thời tiết tiểu mãn hàng
năm. Lũ tiểu mãn thưởng xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6, và là nguồn cung cấp
lượng nước quan trọng cho các hoạt động đặc biệt là sản xuất nông nghiệp trong
thời kì nắng nóng. Nhưng cũng có những năm lũ tiểu mãn lớn hơn lũ chính vụ
nên gây thiệt hại đáng kể cho địa phương.

Lũ sớm: là lũ xuất hiện sớm vào đầu mùa mưa lũ.

Lũ chính vụ: là lũ xuất hiện vào giữa mùa mưa lũ, thường là những trận lũ lớn
nhất trong năm nên dễ gây ngập lụt, làm thiệt hại đáng kể về tính mạng và tài
sản.

Lũ muộn: là lũ thường xảy ra vào cuối mùa mưa lũ. Lũ muộn thường gây thiệt
hại cho người sản xuất nông nghiệp ở vụ Đông Xuân.

2.1.2 Nguyên nhân hình thành lũ

Lũ là một hiện tượng tự nhiên vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp hệ thống thời tiết
phức tạp của Trái đất và xảy ra hằng năm với khoảng thời gian nhất định. Khi
một khu vực nào đó trong lưu vực sông có mưa, nước mưa chảy xuống các khe,
rãnh trên mặt đất và thấm ướt lớp đất mặt. Khi mưa vẫn tiếp tục với cường độ
tăng dần và lớn hơn cường độ thấm thì trên mặt đất bắt đầu hình thành dòng chảy
mặt do đất khi này đã bão hòa nước. Dòng chảy mặt khi đó được tạo ra trên các
con suối nhỏ, chảy theo các sườn dốc, chảy từ nơi cao đến nơi thấp hoặc tích tụ
lại ở chỗ trũng. Khi nước từ các con suối đổ vào dòng sông, mực nước sông khi

13
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

đó bắt đầu tăng lên, tức là lũ bắt đầu xuất hiện và sẽ tăng lên theo mực nước
sông. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa liên tiếp trên lưu vực sông làm cho
nước trên các con suối dâng cao rồi đổ ra sông chính. Tổ hợp nước của các con
suối trong lưu vực làm cho nước trên sông chính tăng dần lên tạo thành lũ.

Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện lũ lớn và bất
thường là:

Lưu vực càng rộng thì nước lũ lên chậm nhưng cũng sẽ rút chậm, ngược lại lưu
vực hẹp và dài sẽ làm nước lũ lên nhanh – một số trường hợp sẽ hình thành lũ quét,
lũ ống.

Rừng bị tàn phá cũng là một trong các nguyên nhân gây nên lũ lụt và xói mòn
đất.
Hiện tượng El Nino (do sự nóng lên của vùng biển xích đạo vùng Nam Mỹ Thái
Bình Dương) và La Nina (do sự lạnh lên của vùng biển xích đạo Đông Thái Bình
Dương) đã tác động tới hiện tượng lũ lụt trên nhiều vùng khác nhau.
Nếu một hệ thống sông có nhiều con sông hợp thành thì khả năng tổ hợp thời
điểm xuất hiện lũ đồng thời sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của lũ.
Lũ là một dạng thiên tai, tiềm ẩn những rủi ro và không dễ dàng phòng tránh
được. Lũ lụt có tác động rất lớn đến hoạt động của con người, nó có thể đe dọa
đến sự sống, tài sản và môi trường. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt
thậm chí còn được dự kiến tăng lên bởi biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế, xã
hội cũng có thể đẩy nhanh và gia tăng nguồn nước mặt chảy tràn do thay đổi bề
mặt tiếp xúc, suy thoái thảm phủ thực vật về số lượng và chất lượng. Ngoài ra lũ
cũng được hình thành một cách nhân tạo do hoạt động của con người như xả lũ
hồ chứa để đón lũ theo dự báo.
Để có khả năng phòng chống lũ, con người phải năm được quy luật của lũ.
Tuy nhiên, do lũ có tính rủi ro nên chỉ có thể dự báo sự xuất hiện của lũ với các
cường độ khác nhau (lưu lượng, mực nước) thông qua thống kê các trận lũ xuất
hiện trong nhiều năm tại một mặt cắt nào đó của dòng sông. Đó là tần số xuất
hiện lũ trong một thời gian dài mà con người ghi chép được, dựa vào đó tính
được tần suất lũ.

14
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

2.1.3 Các cấp báo động lũ

Cấp báo động lũ là độ cao mực nước lũ quy định cho từng vị trí trên sông, suối.
Mực nước ở mỗi cấp báo động lũ cho biết mức độ nguy hiểm của nước lũ trong
sông, suối cũng như mức ngập lụt do nước lũ gây ra. Theo quy định, có 3 mức báo
động lũ :

 Báo động cấp I là mức giới hạn mực nước cho biết trên sông đã bắt đầu có lũ
nhưng nước lũ còn ở giới hạn trong lòng sông - tương đương cấp lũ nhỏ.
 Báo động cấp II là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến
mức trung bình, nước lũ bắt đầu gây ảnh hưởng ngập lụt và tác động xấu đến
dân sinh, kinh tế, xã hội - tương đương lũ trung bình.
 Báo động cấp III là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến
mức cao, gây ảnh hưởng ngập lụt nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho
đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản
của nhân dân - tương đương lũ lớn.

Mực nước tương ứng với các cấp báo động tại một số sông [2]
Mực nước tương ứng với các
TT Tên sông Trạm thủy văn cấp báo động (m)
I II III
I Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc
1 Đà Mường Tè 285,0 287,5 290,0
2 Đà Lai Châu (Mường 177,0 180,5 184,0
Lay)
3 Đà Hòa Bình 21,0 22,0 23,0
4 Đà Quỳnh Nhai 142,5 144,5 146,5
5 Nậm Rốm Mường Thanh 480,0 481,0 482,0
6 Nậm Pàn Hát Lót 511,5 512,5 513,5
II Đài Khí tượng thủy văn khu vực Việt Bắc
1 Thao Lào Cai 80,0 82,0 83,5
2 Thao Yên Bái 30,0 31,0 32,0
3 Thao Phú Thọ 17,5 18,2 19,0
4 Lô Hà Giang 99,0 101,0 103,0
5 Lô Tuyên Quang 22,0 24,0 26,0
6 Lô Vụ Quang 18,3 19,5 20,5
7 Lô Việt Trì 13,7 14,9 15,9
8 Cầu Bắc Cạn 132,0 133,0 134,0
9 Cầu Gia Bảy 25,0 26,0 27,0

15
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

10 Chảy Long Phúc (Bảo 71,0 73,0 75,0


Yên)
III Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc
1 Luộc Chanh Chử 2,5 3,0 3,5
2 Văn Úc Trung Trang 2,0 2,3 2,6
3 Cầu Đáp Cầu 4,3 5,3 6,3
4 Thương Phủ Lạng Thương 4,3 5,3 6,3
5 Lục Nam Lục Nam 4,3 5,3 6,3
6 Đuống Bến Hồ 6,8 7,5 8,4
7 Kỳ Cùng Lạng Sơn 252,0 255,0 256,5
8 Giang Bằng Giang 180,5 181,5 182,5
IV Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng Bắc Bộ
1 Hà Nội 9,5 10,5 11,5
2 Tiến Đức 4,8 5,6 6,3
Hồng
3 Hưng Yên 5,5 6,3 7,0
4 Sơn Tây 12,4 13,4 14,4
5 Thái Bình Phả Lại 4,0 5,0 6,0
6 Luộc Triều Dương 4,9 5,4 6,1
7 Đáy Ninh Bình 2,5 3,0 3,5
8 Ba Thá 5,0 6,0 7,0
9 Phủ Lý 2,9 3,5 4,1
10 Đào Nam Định 3,2 3,8 4,3
11 Ninh Cơ Phú Lễ 2,0 2,3 2,5
12 Hoàng Long Bến Đế 3,0 3,5 4,0
13 Gùa Bá Nha 2,0 2,4 2,7
14 Kinh Môn An Phụ 2,2 2,6 2,9
V Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ
1 Mã Lý Nhân 9,5 11,0 12,0
2 Mã Giàng 4,0 5,5 6,5
3 Chu Bái Thượng 15,0 16,5 18,0
4 Chu Xuân Khánh 9,0 10,4 12,0
5 Bưởi Kim Tân 10,0 11,0 12,0
6 Yên Chuối 2,0 2,8 3,5
7 Cả Nam Đàn 5,4 6,9 7,9
8 Cả Đô Lương 14,5 16,5 18,0
9 Cả Dừa 20,5 22,5 24,5
10 La Linh Cảm 4,5 5,5 6,5
11 Ngàn Phố Sơn Diệm 10,0 11,5 13,0
12 Ngàn Sâu Hòa Duyệt 7,5 9,0 10,5
VI Đài Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ
1 Gianh Mai Hóa 3,0 5,0 6,5
2 Kiến Giang Lệ Thủy 1,2 2,2 2,7
3 Bồ Phú Ốc 1,5 3,0 4,5

16
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

4 Hiếu Đông Hà 1,5 3,0 4,0


5 Thạch Hãn Thạch Hãn 2,5 4,0 5,5
6 Hương Huế (Kim Long) 1,0 2,0 3,5
7 Vu Gia Ái Nghĩa 6,5 8,0 9,0
8 Hàn Cẩm Lệ 1,0 1,8 2,5
9 Thu Bồn Câu Lâu 2,0 3,0 4,0
10 Thu Bồn Hội An 1,0 1,5 2,0
11 Tam Kỳ Tam Kỳ 1,7 2,2 2,7
12 Trà Khúc Trà Khúc 3,5 5,0 6,5
VII Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ
1 Lại Giang Bồng Sơn 6,0 7,0 8,0
2 Kôn Bình Tường 21,5 23,0 24,5
3 Kôn Tân An (Thạnh Hòa) 6,0 7,0 8,0
4 Kỳ Lộ Hà Bằng 7,5 8,5 9,5
5 Ba Củng Sơn 29,5 32,0 34,5
6 Đà Rằng Tuy Hòa (Phú Lâm) 1,7 2,7 3,7
7 Dinh Ninh Hòa Ninh Hòa 4,0 4,8 5,5
8 Cái Nha Trang Đồng Trăng 8,0 9,5 11,0
9 Cái Phan Rang Tân Mỹ 36,0 37,0 38,0
10 Cái Phan Rang Phan Rang 2,5 3,5 4,5
11 Lũy Sông Lũy 26,0 27,0 28,0
12 Cà Ty Phan Thiết 1,0 1,5 2,0
13 La Ngà Tà Pao 119,0 120,0 121,0
VII Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên
I
1 Pô Kô Đắk Mốt 584,5 585,5 586,5
2 Pô Kô Đắk Tô 577,0 578,0 579,0
3 ĐắkBla Kon Plông 592,0 593,0 594,0
4 ĐắkBla Kon Tum 518,0 519,5 520,5
5 Ayun PơMơRê 676,0 677,5 679,0
6 Ba An Khê 404,5 405,5 406,5
7 Ba AyunPa 153,0 154,5 156,0
8 KrôngBuk Cầu 42 454,5 455,5 456,5
9 Krôngnô Đức Xuyên 427,5 429,5 431,5
10 KrôngAna Giang Sơn 421,0 423,0 425,0
11 EaKRông Cầu 14 300,5 301,5 302,5
12 Xrêpốc Bản Đôn 171,0 173,0 175,0
13 Đắk Nông Đắk Nông 588,5 589,5 590,5
14 La Ngà Đại Nga 739,0 739,5 740,0
15 Cam Ly Thanh Bình 831,0 832,0 833,0
16 Đa Nhim Đại Ninh 828,5 830,0 831,5
IX Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ
1 Tiền Tân Châu 3,5 4,0 4,5

17
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

2 Tiền Mỹ Thuận 1,6 1,7 1,8


3 Tiền Mỹ Tho 1,4 1,5 1,6
4 Tiền Cao Lãnh 1,9 2,1 2,3
5 Hậu Châu Đốc 3,0 3,5 4,0
6 Hậu Cần Thơ 1,7 1,8 1,9
7 Hậu Long Xuyên 1,9 2,2 2,5
8 Sài Gòn Phú An 1,3 1,4 1,5
9 Sài Gòn Dầu Tiếng 2,6 3,6 4,6
10 Sài Gòn Thủ Dầu Một 1,1 1,2 1,3
11 Đồng Nai Tà Lài 112,5 113,0 113,5
12 Đồng Nai Biên Hòa 1,6 1,8 2,0
13 Bé Phước Hòa 29,0 30,0 31,0
14 La Ngà Phú Hiệp 104,5 105,5 106,5
15 Bến Đá Cần Đăng 10,0 11,0 12,0
16 Vàm Cỏ Đông Gò Dầu Hạ 1,3 1,5 1,7
17 Rạch Tây Ninh Tây Ninh 2,0 2,2 2,5
18 Vàm Cỏ Tây Mộc Hóa 1,2 1,8 2,4
19 Vàm Cỏ Tây Tân An 1,2 1,4 1,6
20 Rạch Ba Càng Ba Càng 1,4 1,5 1,6
21 Rạch Cái Cối Phú Đức 1,4 1,5 1,6
22 Rạch Ngã Chánh Nhà Đài 1,5 1,6 1,7
23 Kênh Phước Xuyên Trường Xuân 1,5 2,0 2,5
24 Rạch Ông Chưởng Chợ Mới 2,0 2,5 3,0
25 Kênh Vĩnh Tế Xuân Tô 3,0 3,5 4,0
26 Kênh 13 Trí Tôn 2,0 2,4 2,8
27 Kênh Cái Sắn Tân Hiệp 1,0 1,3 1,6
28 Cái Côn Phụng Hiệp 1,1 1,2 1,3
29 Gành Hào Cà Mau 1,0 1,1 1,2
30 Gành Hào Gành Hào 1,6 1,8 2,0

Bảng 2.1 Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ

2.2 Phương pháp và chế độ đo mực nước [3]

Mực nước là cao trình mặt nước so với mặt chuẩn quy ước (cao trình 0-0), mặt
chuẩn này thường được quy định chung cho từng vùng lảnh thổ. Miền Bắc lấy
chuẩn là mực nước biển trung bình nhiều năm tại hòn Dấu, miền Nam lấy chuẩn
trung bình tại mũi Nai, Hà Tiên.
Ðơn vị đo mực nước thường dùng là cm hoặc mét (m). Ký hiệu biểu thị mực
nước phổ biến là chữ H.

18
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Mực nước biểu thị thế năng của nguồn nước. Mưa lũ và thủy triều là hai tác nhân
chủ yếu gây nên sự giao động mực nước trong các ao hồ, sông suối.

2.2.1 Phương pháp đo mực nước.


Hiện nay có 2 cách đo mực nước phổ biến là :
 Ðo bằng phương tiện thủ công (gồm có hệ thống cọc, hoặc bậc xây và thủy
chí)

Hình 2.1 Đo mực nước bằng phương thức thủ công [3]
 Ðo bằng máy tự ghi mực nước.

Mỗi cách đo có ưu nhược điểm khác nhau, tùy theo điều kiện địa hình, địa chất
và tính chất giao động mực nước tại vị trí trạm đo, kết hợp với khả năng kinh tế mà
chọn cách đo thích hợp.

2.2.2 Chế độ đo mực nước


Theo quy phạm đo đạc thủy văn cho thấy có 5 chế độ đo mực nước như sau :
 Ðo 2 lần trong mỗi ngày tại thời điểm 7 và 19 giờ.
 Ðo 4 lần vào các giờ 1, 7, 13, 19 hàng ngày.
 Ðo 8 lần vào các giờ 1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22 hàng ngày
 Ðo 12 lần vào các giờ 1, 3, 5,... 19, 21, 23 hàng ngày.
 Ðo 24 lần cách đều từng giờ trong ngày.

19
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

2.3 Phương pháp đo lưu lượng nước [4]

Lưu lượng nước là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang trong một đơn vị thời
gian. Ðơn vị đo phổ biến là m3/s hoặc lít/s. Ký hiệu thường dùng chỉ lưu lượng là Q.
Lưu lượng nước biểu thị động năng của dòng nước. Nước ta thuộc vùng nhiệt đới
và tiếp giáp với biển do đó lưu lượng nước trong các sông suối giao động bởi mưa
lũ và thủy triều.
Lưu lượng trung bình trong khoảng thời gian Δt = t2 - t1 xác định bởi biểu thức:

∆v
Qtb =
∆t
(2.1)
Trong đó ΔV là thể tích chất lưu chảy qua ống trong thời khoảng gian khảo sát.
Lưu lượng tức thời xác định theo công thức:
dv
Q=
dt
(2.2)
Để đo lưu lượng người ta dùng các lưu lượng kế. Tuỳ thuộc vào tính chất chất
lưu, yêu cầu công nghệ, người ta sử dụng các lưu lượng kế khác nhau. Nguyên lý
hoạt động của các lưu lượng kế dựa trên cơ sở:
 Đếm trực tiếp thể tích chất lưu chảy qua công tơ trong một khoảng thời gian
xác định Δt.
 Đo vận tốc chất lưu chảy qua công tơ khi lưu lượng là hàm của vận tốc.
 Đo độ giảm áp qua tiết diện thu hẹp trên dòng chảy, lưu lượng là hàm phụ
thuộc độ giảm áp.

Tín hiệu đo biến đổi trực tiếp thành tín hiệu điện hoặc nhờ bộ chuyển đổi điện
thích hợp.

2.4 Kết luận chương

Trong chương này chúng ta đã xác định được các nguyên nhân hình thành lũ
tham biến, tham số cần thiết đó là mực nước và lưu lượng nước để tiến hành xây
dựng hệ thống, cũng như là các phương pháp đo cho các tham số đó. Vì thế trong
chương tiếp theo chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng hệ thống

20
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG

3.1 Chỉ tiêu kỹ thuật


3.1.1 Yêu cầu chức năng
Sản phẩm của đồ án này thực hiện chức năng đo mực nước và lưu lượng nước
một cách hoàn toàn tự động, đồng thời cũng có thể gửi giá trị đo về máy chủ. Mục
đích cuối cùng của sản phẩm là có thể sử dụng để đo chính xác mực nước và lưu
lượng nước trong mọi điều kiện thời tiết.
3.1.2 Yêu cầu phi chức năng
Các yêu cầu phi chức năng được đề xuất là :
 Hệ thống có tín tương tác cao, thân thiện và dễ sử dụng.
 Có giá thành rẻ, kích thước gọn nhẹ, dễ lắp đặt và vận chuyển.
 Gửi dữ liệu thông qua GPRS.
3.2 Các sơ đồ của thiết kế
3.2.1 Sơ đồ tổng quan của hệ thống

Hình 3.1 Sơ đồ tổng quan hệ thống

21
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Dữ liệu được lấy qua cảm biến được xử lý bằng vi điều khiển, giá trị của cảm
biến đo được sẽ được cập nhật lên web thông qua khối truyền thông người dùng có
thể truy cập vào web, theo dõi diễn biến mực nước và lưu lượng nước đo đạc được.
3.2.2 Sơ đồ khối hệ thống phần cứng

Hình 3.2 Sơ đồ khối hệ thống


• Khối nguồn
Khối nguồn có chức năng cung cấp nguồn điện cho hệ thống, tùy thuộc vào linh
kiện mà ta cần sử dụng các nguồn điện khác nhau.
• Khối điều khiển
Khối này điều khiển gần như toàn bộ hoạt động của hệ thống từ việc xử lí dữ
liệu đo được đến việc truyền các bản tin thu thập được lên web
• Khối truyền thông
Khối này có chức năng truyền dữ liệu đo đạc về máy chủ. Để làm được việc này,
ta sử dụng module sim điện thoại kết hợp với vi điều khiển để thống nhất việc gửi
bản tin với máy chủ.
• Khối cảm biến
Khối này là khối quan trọng nhất vì nó liên quan đến số liệu và cảnh báo toàn bộ
hệ thống. Có nhiệm vụ đo đạc giá trị mực nước và lưu lượng nước.
• Khối hiển thị
Hiển thị ra giá trị đo đạc được, so sánh với giá trị hiển thị trên web từ đó đánh
giá hoạt động của hệ thống

22
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

3.3 Tổng quan về phần mềm


Hệ thống thực hiện việc đo đạc và giám sát qua web thực hiện bằng cách đo các
thông số mực nước và lưu lượng nước qua các cảm biến, các dữ liệu này sau đó
được truyền về server và hiển thị lên web. Mô hình client – server được áp dụng
trong hệ thống. Kết hợp với chương trình tạo máy chủ web xampp để quản lý web
và cơ sở dữ liệu., web và cơ sở dữ liệu chứa trong xampp.

Hình 3.3 Sơ đồ khối phần mềm


3.3.1 Mô hình client – server

Mô hình Client- Server là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính, được áp
dụng rất rộng rãi và là mô hình của mọi trang web hiện có. Ý tưởng của mô hình
này là máy con (đóng vai trò là máy khách) gửi một yêu cầu (request) để máy chủ
(đóng vai trò là người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho
máy khách.

23
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Để một chương trình server và một chương trình client có thể giao tiếp được với
nhau thì giữa chúng phải có một chuẩn để nói chuyện, chuẩn này được gọi là giao
thức. Nếu một chương trình từ client nào đó muốn yêu cầu lấy thông tin từ server
thì nó phải tuân theo giao thức mà server đó đưa ra. Bản thân chúng ta cần xây dựng
một mô hình client-server cụ thể thì ta cũng có thể tự tạo ra một giao thức riêng
nhưng thường chúng ta chỉ tạo được điều này ở tầng ứng dụng của mạng. Với sự
phát triển mạng như hiện nay thù có rất nhiều giao thức chuẩn trên mạng ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Với đồ án này em sẽ chọn mô hình client – server
sử dụng giao thức TCP/IP để truyền nhận dữ liệu với nhau

Hình 3.4 Mô hình client – server [7]


Với mô hình này, mạch phần cứng chính là client, máy tính được sử dụng làm
server.

3.3.2 Giao thức TCP/IP


TCP/IP là viết tắt của cụm từ Transmission Control Protocol/Internet Protocol.
TCP/IP là một tập hợp các giao thức (protocol) điều khiển truyền thông giữa tất cả
các máy tính trên Internet. Cụ thể hơn, TCP/IP chỉ rõ cách thức đóng gói thông tin
(hay còn gọi là gói tin ), được gửi và nhận bởi các máy tính có kết nối với nhau.
Như tên của nó, TCP/IP là sự kết hợp của hai giao thức riêng biệt: Giao thức
kiểm soát truyền tin (TCP) và giao thức Internet (IP). Giao thức Internet cho phép
các gói được gửi qua mạng; Nó cho biết các gói tin được gửi đi đâu và làm thế nào
để đến đó. IP có một phương thức cho phép bất kỳ máy tính nào trên Internet
chuyển tiếp gói tin tới một máy tính khác thông qua một hoặc nhiều khoảng
(chuyển tiếp) gần với người nhận gói tin. Giao thức điều khiển truyền dẫn có trách

24
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

nhiệm đảm bảo việc truyền dữ liệu đáng tin cậy qua các mạng kết nối Internet. TCP
kiểm tra các gói dữ liệu xem có lỗi không và gửi yêu cầu truyền lại nếu có lỗi được
tìm thấy.
Các giao thức TCP/IP phổ biến nhất

• HTTP – Được sử dụng giữa một web client và một web server, để truyền dữ
liệu không an toàn. Một web client(tức là trình duyệt Internet trên máy tính)
gửi một yêu cầu đến một web server để xem một trang web. Máy chủ web
nhận được yêu cầu đó và gửi thông tin trang web về cho web client.

• HTTPS – Được sử dụng giữa một web client và một web server, để truyền
dữ liệu an toàn. Thường được sử dụng để gửi dữ liệu giao dịch thẻ tín dụng
hoặc dữ liệu cá nhân khác từ một web client (ví dụ trình duyệt Internet trên
máy tính) tới một web server.

• FTP – Được sử dụng giữa hai hoặc nhiều máy tính. Một máy tính gửi dữ liệu
đến hoặc nhận dữ liệu từ máy tính khác một cách trực tiếp.

3.3.3 Phần mềm Xampp

Xampp là chương trình tạo máy chủ Web (Web Server) được tích hợp sẵn
Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ như phpMyAdmin.
Xampp có chương trình quản lý khá tiện lợi, cho phép chủ động bật tắt hoặc khởi
động lại các dịch vụ máy chủ bất kỳ lúc nào. [6]

25
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 3.5 Giao diện Xampp

Xampp là một mã nguồn mở máy chủ web đa nền được phát triển bởi Apache
Friends, bao gồm chủ yếu là Apache HTTP Server, MariaDB database, và
interpreters dành cho những đối tượng sử dụng ngôn ngữ PHP và Perl. Xampp là
viết tắt của Cross-Plarform (đa nền tảng-X), Apache (A), MariaDB (M), PHP (P)
và Perl (P). Nó phân bố Apache nhẹ và đơn giản, khiến các lập trình viên có thể dễ
dàng tạo ra máy chủ web local để kiểm tra và triển khai trang web của mình. Tất cả
mọi thứ cần cho phát triển một trang web - Apache ( ứng dụng máy chủ), CSDL
(MariaDB) và ngôn ngữ lập trình (PHP) được gói gọn trong 1 tệp. Xampp cũng là 1
đa nền tảng vì nó có thể chạy tốt trên cả Linux, Windows và Mac. Hầu hết việc triển
khai máy chủ web thực tế đều sử dụng cùng thành phần như XAMPP nên rất dễ
dàng để chuyển từ máy chủ local sang máy chủ online.

3.3.4 Phần mềm Deamweaer 6

Adobe Dreamweaver CS6 là một phần mềm hỗ trợ thiệt kế web mạnh mẽ, nhiều
tình năng được sử dụng phổ biến rộng rãi. Dreamweaver hỗ trợ bạn thiết kế giao
diện của trang web mà không cần phải can thiệp vào code của trang web đó.

26
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 3.6 Phần mềm Dreamweaer

Adobe Dreamweaver CS6 là một công cụ xử lý dành cho những người thiết kế
web, viết code và những nhà phát triển ứng dụng ở mọi cấp độ. Chức năng code
được nâng cao tạo cho nó một sự mạnh mẽ khi điều hướng những trang web phức
tạp ở thời điểm thiết kế. Những công cụ bố trí được cải thiện làm cho công việc dàn
trang được tiến hành từ ý tưởng tổng hợp đến sự đồng ý của khách hàng. Những
sáng kiến thông qua bản thử Dreamweaver có thể giúp những đội hoặc những người
phát triển web cá nhân tiến đến mức độ tiếp theo như nhau khi thực hiện cũng như
về mặc chức năng.

3.3.5 Lập trình web

a. Giới thiệu về web động

27
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Web động là những website có hệ thống quản lý nội dung và người dùng có thể
chỉnh sửa nội dung được. Ví dụ như trang vnexpress.net hay 24h.com.vn thì đó là
những web động bởi vì họ có thể đăng tin mới, chỉnh sửa tin mới và chỉnh sửa danh
mục menu,....
Web động sử dụng các công nghệ như HTML, CSS, HTML5, CSS3,
JAVASCRIPT, ... và điều đặc biệt là có sử dụng một ngôn ngữ lập trình server như
PHP, một hệ quản trị CSDL như MySQL, vì vậy web động phải chạy trong máy
chủ. Nếu đặt trên máy tính thì phải cài các Web server ảo như vertrigo, Xampp,
wampp, ...

b. HTML

HTML viết tắt của Hypertext Markup Language - Ngôn ngữ liên kết siêu văn
bản. Ngôn ngữ HTML dùng các tag hoặc các đoạn mã lệnh để chỉ cho các trình
duyệt (Web browsers) cách hiển thị các thành phần của trang như text và graghics,
và đáp lại những thao tác của người dùng bởi các thao tác ấn phím và nhắp chuột.

Đặc điểm chung của Html: Một tài liệu HTML tương đương với một trang web.
Một tài liệu HTML diễn tả một trang web.

 Một file HTML phải có phần mở rộng là .html hoặc .htm

 Những thẻ HTML sẽ hướng dẫn trình duyệt web trình bày thành phần của
một trang web

 Các thẻ trong HTML đều có thẻ đóng và thẻ mở tương ứng, vị dụ các cặp
thẻ: <html> và </html>, <h1> và </h1>, <p> và </p>…

 Ngoại trừ các thẻ đặc biệt sau không tuân theo quy luật trên, đó là:
<meta/>, <link/>, <br/>, <hr/>, <img/>.

c. Css

28
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

CSS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng anh” Cascading Style Sheet”, là kiểu thiết
kế sử dụng nhiều lớp định dạng chồng lên nhau . Css được tổ chức Word Wide Web
giới thiệu vào năm 1996. Các đơn giản nhất để hiểu CSS là coi nó như một phần mở
rộng của HTML để giúp đơn giản hóa và cải tiến việc thiết kế cho các trang Web.
Các đặc tính cơ bản của Css:
Css quy định cách hiển thị của các thẻ HTML bằng cách quy định các thuộc tính
của các thẻ đó(font chữ, màu sắc). Để cho thuận tiện có thể đặt toàn bộ các thuộc
tính của thẻ vào trong một file riêng có phần mở rộng là “.css”
Css phá vỡ giới hạn trong thiết kế Web , bởi chỉ cần một file Css có thể cho phép
quản lí định dạng và layout trên nhiều trang khác nhau. Các nhà phát triển Web có
thể đinh nghĩa sẵn thuộc tính của một số thẻ HTML nào đó và sau đó nó có thể
dừng lại trên nhiều trang khác.

d. PHP

PHP vay mượn một số cú pháp từ C, Pert, Shell và Java. Nó là một ngôn ngữ lai,
lấy các tính năng tốt nhất từ ngôn ngữ khác và tạo ra một ngôn ngữ kịch bản (script
language): dễ sử dụng và mạnh mẽ. Mã nguồn (code) php được sử dụng với nhiều
mục đích trong đó: đặc biệt thích hợp cho phát triển web và có thể được nhúng vào
các mã HTML.
Các chức năng của php: Trước hết và cũng là quan trọng nhất, nó đảm nhiệm vai
trò của: ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ (Server Side script) - máy chủ sẽ tiếp nhận
request (yêu cầu) từ máy khách (client) - máy chủ web sẽ triệu gọi file mã nguồn
tương ứng. Trong file mã nguồn này chứa các mã php để xử lý request - trình thông
dịch sẽ dịch mã php sang mã HTML, CSS, XML,...trả ra cho máy chủ web, máy
chủ web trả lại thông tin (reponse) cho máy khách. Dữ liệu nhận được từ máy khách
là các đoạn mã dạng text như HTML, CSS,...mà không thể thấy mã php ( vì đã được
thực thi thành dạng text ) - đảm bảo được tính bảo mật, đây cũng là chức năng cơ
bản và quan trọng của một ngôn ngữ phía máy chủ.

29
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

3.4 Kết luận chương

Chương này đã trình bày các yêu cầu cần thiết của mạch. Xây dựng tổng quan
được sơ đồ khối phần cứng trong đó có thể thấy khối cảm biến là khối quan trọng
nhất vì nó liên quan trực tiếp đến việc đo đạc sao cho chính xác. Phần mềm là cách
thức truyền nhận dữ liệu từ client đến server đến CSDL và hiển thị lên web

30
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

CHƯƠNG 4. CHI TIẾT THIẾT KẾ

4.1 Chi tiết phần cứng

4.1.1 Khối cảm biến


Khối này sử dụng 2 cảm biến để đo 2 đại lượng là mực nước và lưu lượng nước,
trong đề tài này em chọn cảm biến siêu âm SRF05 để đo mực nước, cảm biến lưu
lượng S201 để đo lưu lượng nước.
• Cảm biến siêu SRF05

Module cảm biến siêu âm SRF05 dùng để đo khoảng cách đến vật chắn bằng
sóng siêu âm. Module có 2 đầu thu và phát sóng, khoảng cách được xác định bằng
cách đo khoảng thời gian mà sóng siêu âm được phát ra từ module truyền đến vật
chắn rồi phản hồi về.

Hình 4.1 Cảm biến siêu âm [8]


Sử dụng bằng cách truyền 1 xung vào chân TRIGGER của module, sau đó chờ 1
xung trả về trên chân ECHO, độ dài của xung phản hồi tương ứng với thời gian của
sóng siêu âm truyền trong không khí, từ đó tính ra được khoảng cách đến vật thể
chắn.

Khi phát ra xung, và chờ xung phản xạ về, chân ECHO của SRF05 sẽ được kéo
lên cao. khi có xung phản xạ về chân ECHO sẽ được kéo xuống thấp, hoặc sau
30ms nếu không có xung phản xạ về.

31
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 4.2 Nguyên lý đo khoảng cách [8]


Vậy để đo lượng nước ta sẽ làm thế nào, ví dụ nếu đo mực nước trong một cái
bình, thì ta sẽ đo chiều cao của bình là h, sau đó dùng cảm biến siêu âm SRF05 để
đo khoảng cách từ mặt nước trong bình lên đến đỉnh bình là h1, mực nước trong
bình sẽ là d = h –h1.
Thông số cơ bản
Điện áp 5v

Dòng cấp 30mA, max 50mA


Tần số 40Khz
Khoảng cách đo 3cm – 4,5m
Kích thước 43mm x 20mm x17mm
Giá 50000đ

Bảng 4.1 Thông số của SRF05 [8]

• Cảm biến lưu lượng

32
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 4.3 Cảm biến lưu lượng S201 [8]


Chất liệu bằng nhựa bên trong có cánh quạt nước và cảm biến hall. Khi nước
chảy qua van cảm biến làm động cơ quay dẫn đến sự thay đổi trạng thái đầu ra của
cảm biến Hall, đâu ra tín hiệu xung.

Hình 4.4 Nguyên lý hoạt động của cảm biến [9]

Nguồn 5V-24V
Dòng tối đa 15 mA(DC 5V)
Khối lượng 43 g
Lưu lượng đo 1~40 L/min
Nhiệt độ hoạt động0°C~80°C
Nhiệt độ chất lỏng <120°C
Độ ẩm hoạt động 35%~90%RH
Áp lực chịu đc under 1.75Mpa
Nhiệt độ bảo quản -25°C~+80°C

33
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Độ ẩm bảo quản 25%~90%RH


Giá 70.000đ

Bảng 4.2 Thông số của cảm biến lưu lượng S201 [8]

Tần số tín hiệu đầu ra: F=7.5xQ ( L/Phút) (4.1)

Trong đó:

Q: Lưu lượng nước


F: Tần số tín hiệu đầu ra (Hz)
7.5: Hằng số
VD:
1L nước sẽ có công thức : 1x7.5x60 = 450 xung

4.1.2 Khối điều khiển

Mạch sử dụng Arduino Uno R3 làm trung tâm xử lý

34
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 4.5 Arduino Uno R3 [10]

Thông số của Uno R3

Vi điều khiển Atmega328 họ 8bit


Điện áp hoạt động 5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)
Tần số hoạt động 16 MHz
Dòng tiêu thụ khoảng 30mA
Điện áp vào khuyên dùng 7-12V DC
Điện áp vào giới hạn 6-20V DC
Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM)
Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 30 mA
Dòng ra tối đa (5V) 500 mA
Dòng ra tối đa (3.3V) 50 mA
Bộ nhớ flash 32 KB (Atmega328) với 0.5KB dùng bởi

35
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

bootloader
SRAM 2 KB (Atmega328)
EEPROM 1 KB (Atmega328)

Bảng 4.3 Thông số kỹ thuật Arduino Uno R3 [10]

Nguồn cho Arduino :

Arduino UNO R3 có thể được cấp nguồn 5VDC thông qua cổng USB hoặc cấp
nguồn ngoài thông qua Adaptor với điện áp khuyên dùng là 7-9VDC, thường thì
nên cấp nguồn bằng pin 9V là hợp lý nhất nếu bạn không có sẵn nguồn từ cổng
USB.

Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn như trên sẽ làm hỏng Arduino UNO
R3.GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi bạn dùng
các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối
với nhau.

5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA.

3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 150mA.

Vin (Voltage Input): Để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối cực dương
của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.

RESET: Khi nhấn nút Reset trên board để Reset vi điều khiển tương đương với
việc chân Reset được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.

Các chân vào ra của Arduino Uno R3:

Arduino UNO R3 có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ
có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi

36
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển
ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).

Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:

2 chân Serial 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (Transmit – TX) và nhận (Receive –
RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2
chân này. Kết nối bluetooth có thể nói là kết nối Serial không dây. Nếu không cần
giao tiếp Serial bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết

Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: Cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ
phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm
analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân
này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.

Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài các chức
năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI
với các thiết bị khác.

LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm nút
Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số 13. Khi
chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.

Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu 10bit
để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên board, bạn có
thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là nếu bạn cấp
điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện áp trong
khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.

Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp
I2C/TWI với các thiết bị khác.

4.1.3 Khối truyền thông

37
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Việc truyền phát dữ liệu được thực hiện trên module SIM 900A. Module
Sim900A là module GSM, hoạt động ở 2 băng tần 900/1800 MHz, xây dựng dựa
trên Sim900A của hãng SIMCOM.

Hình 4.6 Sim 900A và module [8]


Ngoài chức năng gửi nhận tin nhắn SMS, cuộc gọi, SIM900 hỗ trợ giao thức
TCP/IP, hữu ích cho việc truyền dữ liệu trên Internet.
* Thông số kĩ thuật của module

• Sử dụng nguồn ngoài: 9 - 12VDC/ 500mA trở lên (khuyên dùng 2A ),


• Giao tiếp UART, dùng được với cả MCU 5V và 3.3V,
• Tích hợp led báo trạng thái sim
• Dòng khi hoạt động từ 100mA đến 2A.

* Chức năng của một số chân chính

• GND: Chân mass.


• Vcc: Chân cấp nguồn nuôi để module hoạt động.
• TXD : Chân truyền UART.
• RXD: Chân nhận UART.
• PWR: Chân bật tắt modul sim900a.
• SPK: Chân xuất âm thanh ra loa thoại.
• MIC: Chân tạo mic để đàm thoại.

4.1.4 Khối nguồn

Mạch đặt ngoài trời những nơi không có điện lưới và trong một thời gian dài
nên cần nguồn có thể tự sạc, lựa chọn pin mặt trời làm nguồn là giải pháp tối ưu

38
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 4.7 Pin mặt trời

4.1.5 Khối hiển thị

Hình 4.8 LCD 16x2 [11]

Các chức năng của từng chân

Bảng 4.4 Chi tiết LCD 16x2 [11]

Chân Ký hiệu Mô tả

1 Vss Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với
GND

39
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

2 VDD Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với
VCC=5V của mạch điều khiển
3 VEE Điều chỉnh độ tương phản của LCD.
Chân chọn thanh ghi (Register select). Nối chân RS với logic
“0”
(GND) hoặc logic “1” (VCC) để chọn thanh ghi.
+ Logic “0”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD
4 RS (ở chế độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở
chế độ “đọc” - read)
+ Logic “1”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên
trong LCD.
Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write). Nối chân R/W với logic
5 R/W “0” để LCD hoạt động ở chế độ ghi, hoặc nối với logic “1” để LCD
ở chế độ đọc.
Chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus
DB0- DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép
của chân E.
+ Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào(chấp nhận)
thanh ghi bên trong nó khi phát hiện một xung (high-to-low
6 E transition) của tín hiệu chân E.
+ Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát
hiện cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E và được LCD
giữ ở bus đến khi nào chân E xuống mức thấp.

Tám đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với MPU.
Có2 chế độ sử dụng 8 đường bus này :
+ Chế độ 8 bit : Dữ liệu được truyền trên cả 8 đường, với bit MSB
7-14 DB0 - là bit DB7.
DB7 + Chế độ 4 bit : Dữ liệu được truyền trên 4 đường từ DB4 tới DB7
bit MSB là DB7.

40
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

15 LedA Nguồn dương cho đèn nền.

16 LedK GND cho đèn nền.

4.2 Chi tiết phần mềm

4.2.1 Lập trình Server


Server là trung tâm thu nhận và xử lý dữ liệu, kết hợp với database để quản lý
các dữ liệu nhận được. Server mà em sử dụng là máy tính cá nhân, được viết bằng
ngôn ngữ java, sử dụng lập trình socket

• Giới thiệu ngôn ngữ java

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) và dựa trên các lớp
(class). Khác với phần lớn ngôn ngữ lập trình thông thường, thay vì biên dịch mã
nguồn thành mã máy hoặc thông dịch mã nguồn khi chạy, Java được thiết kế để
biên dịch mã nguồn thành bytecode, bytecode sau đó sẽ được môi trường thực thi
(runtime environment) chạy.
• Lập trình Socket

Trong lập trình, Socket là một API (Application Programming Interface) cung
cấp các phương thức để giao tiếp thông qua mạng.
Lập trình socket là cách lập trình cho phép chúng ta kết nối các máy tính truyền
tải và nhận dữ liệu từ máy tính thông qua mạng, thông thường là mô hình client-
server sử dụng lập trình Socket sử dụng giao thức TCP/IP để truyền nhận dữ liệu
với nhau.

41
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 4.9 Mô hình truyền nhận client server lập trình socket [12]
Các bước lập trình Socket:
b1: Mở một ServerSocket tại 1 số hiệu cổng
Các client biết tên máy của máy tính mà trên đó chương trình chủ (server)
đang chạy và số cổng mà chương trình chủ lắng nghe. Để thực hiện một yêu
cầu kết nối, client cố gắng tạo ra cuộc gặp với máy chủ trên máy tính của
chương trình chủ và cổng. Các client cũng cần phải tự định danh chính nó với
server để gắn với một cổng địa phương cái sẽ được sử dụng trong suốt quá
trình kết nối này, thông thường nó được gán bởi hệ điều hành.

Hình 4.10 Hình ảnh minh họa client yêu cầu kết nối tới Server [13]
b2: Chấp nhận một yêu cầu kết nối từ phía client
Nếu không có vẫn đề gì xảy ra, server chấp nhận kết nối của client. Khi
chấp nhận, máy chủ có được một socket mới bị ràng buộc vào cùng "số hiệu
cổng". Server tạo ra một socket mới để giao tiếp với client vừa được chấp
nhận kết nối.

42
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 4.11 Hình ảnh minh họa server chấp nhận mở 1socket với client [13]
b3: Mở luồng vào ra trên Socket tại Server
Dữ liệu ghi vào luồng đầu ra trên Socket của client sẽ nhận được trên luồng
đầu vào của Socket tại server. Và ngược lại dữ liệu ghi vào luồng đầu ra
trên Socket của server sẽ nhận được trên luồng đầu vào của Socket tại client.

Hình 4.12 Hình ảnh minh họa luồng vào ra dữ liệu giữa client và server [13]

4.2.2 Thiết kế Server


Server được viết bằng ngôn ngữ java sử dụng lập trình Socket để nhận dữ liệu
gửi về từ module Sim.
Các bước thiết kế chương trình:
b1: Mở một ServerSocket tại cổng nào đó giá trị từ 1023 – 65535
ServerSocket listener = new ServerSocket(8888); //ví dụ cổng 8888
b2: Chấp nhận một yêu cầu kết nối từ phía client
Socket socketOfServer = listener.accept();
b3: Mở luồng vào dữ liệu trên Socket tại server
InputStream in = socketOfServer.getInputStream();
DataInputStream is = new DataInputStream(in);

43
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

b4: Thực hiện đọc dữ liệu


Đọc dữ liệu được gửi tới từ mạch phần cứng bằng cách sử dụng phương
thức readline() của lớp DataInputStream với cú pháp sau
is.readline();
b5: Truyền dữ liệu đọc được vào CSDL
Server kết nối với CSDL bằng cách sử dụng JDBC (Java Database
Connectivity) là một API tiêu chuẩn dùng để tương tác với các loại CSDL
quan hệ. Khởi tạo JDBC, kết nối với CSDL, dữ liệu đọc được ở bước trên sẽ
được ghi vào bảng CSDL ứng với các trường.
b6: Đóng kết nối
is.close();
socketOfServer.close();

4.3 Kết luận chương

Trong chương này chúng ta đã tìm hiểu chi tiết từng linh kiện của mạch như
cảm biến siêu âm SRF05, cảm biến lưu lượng S201, arduino uno, module
sim900a ... Lập trình Socket, cách thức hoạt động của mô hình Client-Server

44
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

5.1 Sơ đồ nguyên lý của mạch

Hình 5.1 Sơ đồ nguyên lý mạch

5.2 Kết quả thử nghiệm

Giả sử khoảng cách từ cảm biến SRF05 đến đáy dòng nước cần đo là 100cm, miếng
nhựa là mặt nước ta có kết quả đo là 74cm (100 – 26, 26 là khoảng cách từ cảm biến
đến miếng nhựa) cho mực nước, lưu lượng = 0

45
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 5.2 Kết quả kiểm thử hoạt động của mạch
Sau khi di chuyển miếng nhựa lại gần cảm biến tương tự như mực nước dâng lên, ta
có mực nước đo được H = 92cm,

46
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 5.3 Kết quả sau khi di chuyển miếng nhựa lại gần
Sau khi thổi hơi vào cảm biến lưu lượng S201 và di miếng nhựa ra ( mực nước rút ),
ta thu được kết quả là H = 70cm, lưu lượng L = 2380l/h

47
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 5.4 Kết quả khi thổi hơi và di chuyển miếng nhựa ra xa

5.3 Hoạt động của Server

Server mở 1 cổng 9999 chờ client (ở đây là mạch phần cứng) sau khi bật mạch chạy
ta thấy có thông báo là “ đã kết nối với client 27.66.147.268:28679”,

48
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 5.5 Hoạt động của Server


Dữ liệu đo được từ mạch gửi về Server với chu kỳ 21s 1 lần gửi, tùy thuộc vào yêu
cầu thu thập kết quả có thể thay đổi chu kỳ sao cho hợp lý.

Hình 5.6 Server nhận dữ liệu gửi về từ mạch

Sau khi nhận được dữ liệu từ client, Server gửi dữ liệu thu được vào database

49
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 5.7 Server đẩy dữ liệu thu được vào database

5.4 Kết quả hiển thị lên web

Max là giá trị cao nhất đã đo được


Min là giá trị nhỏ nhất đã đo được
Live Mucnuoc là giá trị đo được trong 2 lần gần nhất
Thời gian là thời gian thực lúc đo
Báo động 1,2,3 là các mức cảnh báo ở nơi cần đo, có thể thay đổi tùy vào mỗi nơi

Hình 5.8 Kết quả mực nước đo được hiển thị lên web

50
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

Hình 5.9 Kết quả lưu lượng nước đo được hiển thị lên web

5.5 Đánh giá kết quả và hướng phát triển

Phần cứng hoạt động tương đối ổn định, do Pin mặt trời có công suất nhỏ không
đáp ứng được dòng cho Model sim900 chạy nên em vẫn sử dụng apdapter, kết quả
đo vẫn còn sai số tuy nhiên không đáng kể, mới chỉ test được ở môi trường khô,
chưa kiểm thử vào nước. Việc duy trì hoạt động ổn định cho mạch cũng là một
trong những khó khăn. Phần mềm hiển thị đúng với kết quả thu được từ phần cứng,
giao diện chỉ hiển thị kết quả, chức năng của web còn rất đơn giản.
Do thời gian tìm hiểu và xây dựng hệ thống cũng như kiến thức còn hạn chế,
thêm vào đó đề tài là lĩnh vực nghiên cứu lớn nên hệ thống hoạt động mới chỉ dùng
ở mức nghiên cứu, chưa thể đưa ra áp dụng thực tế, chưa đầy đủ chức năng để tới
tay người dùng.

Cần có thêm thời gian nghiên cứu để hoàn thiện chương trình hơn, có thể phát
triển đo thêm thông số như áp suất khí, gió với độ chính xác cao hơn, bổ sung thêm
chức năng cho web như vẽ biểu đồ thông số, chức năng cảnh báo tới người sử dụng
khi đạt ngưỡng lũ ... Bên cạnh đó có thể ứng dụng đề tài vào thực tiễn.

5.6 Kết luận chương

Quá trình nghiên cứu, giúp em có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình lũ lụt tại nước
ta, hiểu hơn về các hoạt động đo lường lũ, các mức cảnh báo lũ lụt, bên cạnh đó em

51
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

đã hoàn thành được việc đo mực nước và lưu lượng nước cũng như hiển thị lên
web, mặc dù kết quả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đề tài, nhưng dẫu sao nó
cũng giúp ích cho em củng cố kiến thức chuyên ngành của mình, giúp em rèn luyện
nhiều kỹ năng nghiên cứu.

52
Nghiên cứu thiết kế hệ thống cảnh báo lũ sớm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Anh Tú, Luận án Thạc sỹ “Giải pháp quản lý tổng hợp lũ trong điều kiện
biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu thiệt hại trên lưu vực sông Hương”, ngày 11 tháng
5 năm 2015.
[2] Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ.
[3]https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/congnghe2/ttcnmoitruong/lythuyet/ch1.h
tm, truy cập lần cuối ngày 12/3
[4]https://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/congnghe2/ttcnmoitruong/lythuyet/ch2.h
tm, truy cập lần cuối ngày 12/3
[5] https://voer.edu.vn/c/mo-hinh-client-server/761b0302/eedbe7c9, truy cập lần
cuối ngày 15/3/2018.
[6] http://it.die.vn/x/xampp/, truy cập lần cuối ngày 15/3/2018.
[7] http://vietmoz.net/kien-thuc-seo/thuat-ngu-seo/Thuat-ngu-Client-280/ truy cập
lần cuối ngày 16/3/2018.
[8] http://banlinhkien.vn.
[9] https://www.youtube.com/watch?v=wpAA3qeOYiI
[10] arduino.vn
[11] https://circuitdigest.com/article/16x2-lcd-display-module-pinout-datasheet truy
cập lần cuối ngày 01/06/2018
[12]http://www.hoclaptrinhweb.com/c/c-lap-trinh-socket-giao-tiep-tcpa0client-
server-hltw1267.aspx truy cập lần cuối ngày 01/06/2018
[13] https://o7planning.org/vi/10393/huong-dan-lap-trinh-java-socket truy cập lần
cuối ngày 01/06/2018

53

You might also like