You are on page 1of 4

BÀI KIỂM TRA 60 PHÚT

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)


Câu 1: Khi các vật cách điện cọ xát với nhau, các electron có thể:
A. hình thành làm cho các vật này nhiễm điện.
B. di chuyển quanh vật làm cho các vật này nhiễm điện.
C. di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật này nhiễm điện.
D. làm cho các vật này nhiễm điện.
Câu 2: Đâu là vật cách điện?
A. Vỏ bọc dây điện. B. Giấy bóng kính.
C. Vật làm bằng cao su. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Đâu là phát biểu đúng về hiện tượng phóng điện?
A. Khi đưa hai vật nhiễm điện trái dấu lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy
giữa hai vật có tia lửa (được gọi là tia lửa điện).
B. Khi đưa hai vật nhiễm điện cùng dấu lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy
giữa hai vật có tia lửa (được gọi là tia lửa điện).
C. Khi đưa hai vật nhiễm điện lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy giữa hai
vật có tia lửa (được gọi là tia lửa điện).
D. Khi đưa nhiều vật nhiễm điện lại gần nhau, nếu vào ban đêm, ta có thể thấy giữa
hai vật có tia lửa (được gọi là tia lửa điện).
Câu 4: Đâu là chất liệu dẫn điện?
A. Lụa B. Xốp C. Thép D. Sợi thuỷ tinh
Câu 5: Bóng đèn nào có thể tiết kiệm năng lượng nhất
A. Đèn sợi đốt B. Đèn huỳnh quang C. Đèn Halogen D. Đèn LED
Câu 6: Chuông điện là thiết bị điện ứng dụng của:
A. Điôt B. Điôt phát quang C. Nam châm điện D. Rơle
Câu 7: Sơ đồ mạch điện sau gồm các thiết bị:

A. một công tắc, bốn pin, một ampe kế, một vôn kế, một bóng đèn điện, các dây dẫn
B. hai công tắc, một pin, một ampe kế, một vôn kế, một bóng đèn điện
1
C. một công tắc, hai pin, một ampe kế, một vôn kế, một bóng đèn điện, các dây dẫn
D. một công tắc, hai pin, một ampe kế, một vôn kế, một bóng đèn điện
Câu 8: Rơle hoạt động như thiết bị điện nào?
A. Nam châm điện B. Công tắc C. Chuông điện D. Điôt
Câu 9: Cầu chì giúp bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện, mạch điện khi:
A. Ngắn mạch B. Quá tải
C. Ngắn mạch hoặc quá tải D. Ngắn mạch và quá tải
Câu 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với………..được phủ
một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng……….
A. Cực dương, tác dụng hóa học B. Cực âm, tác dụng nhiệt
C. Cực âm, tác dụng hóa học D. Cực dương, tác dụng từ
Câu 11: Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng
điện:
A. Bếp điện B. Bàn ủi C. Nồi cơm điện D. Quạt máy
Câu 12: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?
A. 1,28A = 1280mA. B. 32mA = 0,32A.
C. 0,35A = 350mA. D. 425mA = 0,425A.
Câu 13: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới
đây?
A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35 A
B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28 mA.
C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8
D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,5 A.
Câu 14: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Trên vôn kế, ở các chốt nối dây có kí hiệu
dấu (+) và dấu (-). Dấu (+) phải được nối với……………của nguồn, dấu (-) phải nối
với………..của nguồn
A. Cực âm, cực dương B. Cực âm, cực âm
C. Cực dương, cực âm D. Cực dương, cực dương
Câu 15: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một………………
A. Điện thế B. Hiệu điện thế
2
C. Cường độ điện thế D. Cường độ dòng điện
Câu 16: Nội năng của vật là:
A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật
B. Hiệu động năng và thế năng của các phân tử tạo nên vật
C. Tổng cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật
D. Hiệu cơ năng và động năng của các phân tử tạo nên vật
Câu 17: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là không đúng?
A. Nhiệt năng của một vật là năng lượng vật nào cũng có.
B. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng và thế năng của vật.
C. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Nhiệt năng của vật là một dạng năng lượng.
Câu 18: Năng lượng nhiệt của vật là:
A. hiệu động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. hiệu thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. tổng động năng của các phân tử tạo nên vật
Câu 19: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng, nhiệt độ và nội năng:
A. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm và
năng lượng nhiệt của vật càng nhỏ vì thế nội năng của vật nhỏ.
B. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
và năng lượng nhiệt của vật càng lớn vì thế nội năng của vật lớn.
C. Nhiệt độ của vật càng thấp thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng chậm
và năng lượng nhiệt của vật càng lớn vì thế nội năng của vật lớn.
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh
và năng lượng nhiệt của vật càng lớn vì thế nội năng của vật lớn.
Câu 20: Đơn vị của nhiệt lượng là:
A. J B. °C C. kg.m D. W
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1: Vào mùa hanh khô, dùng lược nhựa để chải tóc. Khi đưa lược ra xa đầu, tóc có
thể bị hút theo chiếc lược. Hãy giải thích hiện tượng này? (1 điểm)
Câu 2: Một học sinh vẽ một mạch điện để dùng chuông điện (hình 1). Câu hỏi đặt ra
như sau: (2 điểm)

3
a) Nếu mắc mạch thế này thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Cần khắc phục hay không?
b) Bổ sung thêm thiết bị gì vào mạch điện để đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
giữa hai cực của nguồn điện. Vẽ mạch hoàn chỉnh và chiều dòng điện?
Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm có: Nguồn điện (2 pin mắc nối tiếp), 1 ampe kế và vôn
kế đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện, bốn bóng đèn
led giống nhau, biết (Đ1 nối tiếp Đ2) // (Đ3 nối tiếp Đ4), 1 công tắc chung.(1 điểm)
Câu 4: Trong phòng học có nhiệt độ 230C đến 240C, sự truyền nhiệt có thể xảy ra giữa
học sinh và không khí trong phòng không? Vì sao? (1 điểm)
Câu 5: Vì sao nước nóng nên được đựng trong cốc sử, nước lạnh nên đựng trong cốc
thuỷ tinh? (1 điểm)

You might also like