You are on page 1of 4

Họ và Tên: Trần Duy Cảnh

MSSV: 103200112
Lớp: 20C4CLC2
Lớp HP: 20.19
Bài tập: Tiếng ồn và dao động động cơ

1. Phân tích đồ thị sau:

Trend line
Overall noise
Airborne noise
Structural-bonrne noise
Intake orifice noise
Tailpipe orifice noise
a. Tiếng ồn tổng thể là giá trị trung bình tổng thể của tập hợp các tiếng ồn trên
xe ô tô. Từ đồ thị có thể thấy, mức áp suất âm thanh tổng thể tăng dần từ giá
trị (>50dB) ở số vòng quay động cơ (1000rpm) lên giá trị (>70dB) khi số vòng
quay (6000rpm). Mức áp suất âm thanh tổng thể tỷ lệ thuận với tốc độ động
cơ.
• Các nguồn gây ra tiếng ồn tổng thể đó là: Tiếng ồn từ động cơ khi động cơ
hoạt động, tiếng ồn từ lốp xe khi ô tô di chuyển, tiếng ồn không khí.
b. Tiếng ồn không khí:
• Tiếng ồn không khí trên ô tô thường xuất phát từ sự tương tác giữa dòng
không khí và các bề mặt của xe khi nó di chuyển.
• Giá trị mức áp suất âm thanh tiếng ồn không khí là nguồn có giá trị lớn
nhất sấp xỉ 70dB khi ở tốc độ 5000 rpm. Tiếng ồn không khí có giá trị tăng
giảm ở các dải tốc độ của động cơ, nhưng nhìn chung thì giá trị mức áp
suất âm thanh tiếng ồn không khí có xu hướng tăng.

c. Tiếng ồn kết cấu:


• Là tiếng ồn phát ra từ các thành phần cấu trúc của xe khi nó di chuyển như:
Cấu trúc khung (frame structure), cấu trúc tấm (panel structure), cấu trúc
cắt (trimmed structure) và cấu trúc phụ (accessory structure).
• Từ đường giá trị mức áp suất âm thanh của tiếng ồn kết cấu cho thấy giá
trị này tỷ lệ nghịch với giá trị mức áp suất âm thanh tiếng ồn không khí.
Với đồ thị ta có thể thấy khi bắt đầu thì mức áp suất âm thanh đạt gần 50dB
rồi giảm ở tốc độ động cơ ở 2000 rpm, ở tốc độ khoảng 2500 rpm mức áp
suất âm thanh có xu hướng tăng nhẹ đến tốc độ khoảng 4500 rpm và từ đây
giá trị giảm mạnh đến tốc độ 5000 rpm, rồi tăng mạnh trở lại khi tốc độ
động cơ đạt giá trị 5000 rpm.

d. Tiếng ồn lỗ nạp:
• Đường đồ thị biểu diễn giá trị mức áp suất âm thanh của tiếng ồn lỗ nạp
tăng giảm tùy thuộc vào chế độ tải của động cơ. Ở chế độ tải nhỏ và tải lớn
cho thấy giá trị mức áp suất âm thanh lớn vì vậy ở 2 chế độ tải này tiếng
ồn phát ra từ lỗ nạp là lớn nhất. Ở chế độ tải trung bình giá trị mức áp suất
âm thanh của tiếng ồn lỗ nạp là nằm ở mức trung bình nên tiếng ồn phát ra
ở chế độ tải trung bình sẽ nhỏ hơn.

e. Tiếng ồn ống xả:


• Nhìn chung giá trị mức áp suất âm thanh của tiếng ồn ống xả có xu hướng
tăng nhẹ tỷ lệ thuận theo giá trị tốc độ của động cơ, cho thấy khi tốc độ của
động cơ tăng thì tiếng ồn phát ra từ ống xả cũng tăng.

2. Phân tích đồ thị sau:

a. Flat plate
• Tần số của âm thanh có thể ảnh hưởng đến áp suất âm thanh tác
động lên một đĩa phẳng. Khi nhìn đồ thị tần số tăng từ 0dB gần
70dB ở tần số (Frequency) 0(Hz) đến hơn 100(hz) sau đó là tăng
giảm liên tục dao động đều tần số của âm thanh có thể ảnh hưởng
đến cách áp suất âm thanh tác động lên đĩa phẳng, đặc biệt là qua
sự tương tác cơ học và hiệu ứng resonance.

b. Bead Plate
• Tần số của sóng âm có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của tương tác
âm thanh với tấm hạt (Bead Plate), bao gồm cả tương tác cơ học, resonance,
hấp thụ âm, và đàn hồi dao động tương tự như flat plate cần xét một số
khía cạnh dưới đây dao động của Bead plate. Đường này thể hiện 1 sự tăng
đột ngột đến đỉnh trước 150Hz và sau đó có sự biến thiên tăng giảm liên
tục.

c. Cross-bead plate
• Đường này thể hiện 1 sự tăng đột ngột như đường của Bead plate đạt đỉnh
ở mức 150Hz, sau đó dao động đều ở mức áp suất 50-60dB cho đến 600
Hz, tiếp tục giảm và tăng mạnh sau 700Hz và giảm khi gần đến mức
1000Hz.

d. Curved plate
• Đường này thể hiện mức áp suất tương đối, biên độ biến đổi rõ rệt ở dưới
400 Hz và đạt đỉnh ở khoảng 300 Hz sau đó dao động đều xung quanh mức
60 dB, đường này chuyển đổi mức áp suất nhẹ qua các mức tần số.

You might also like