You are on page 1of 15

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM


Câu 1: Kinh tế thị trường là:
a. Kinh tế tự nhiên phát triển ở giai đoạn cao và có sự điều tiết, quản lý của nhà nước
b. Kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong đó nhà nước kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, chính
trị, xã hội
c. Kinh tế hàng hóa phát triển cao và chịu sự điều tiết của các quy luật khách quan của thị
trường
d. Kinh tế hỗn hợp: của kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao
Câu 2: Trong các nội dung sau, đâu không phải là đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị
trường
a. Nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế, bình đẳng trước pháp luật
b. Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội.
c. Nhà nước kiểm soát, quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất và phân phối thu
nhập
d. Cạnh tranh trên thị trường là môi trường và động lực thúc đẩy hoạt động kinh tế
Câu 3: Trong giai đoạn phát triển hiện nay, nền kinh tế thị trường mà các quốc gia đang
thực hiện để khắc phục những khuyết tật vốn có là:
a. Kinh tế thị trường tư bản độc quyền
b. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
c. Kinh tế thị trường hỗn hợp
d. Kinh tế hàng hóa giản đơn
Câu 4: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là:
a. Là nền kinh tế thị trường đầy đủ và mang đặc trưng là định hướng XHCN, có sự quản
lý Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
văn minh”
b. Là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao và mang đặc trưng là định hướng XHCN, có sự
quản lý Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, với mục tiêu “nước mạnh, dân giàu, dân
chủ, công bằng, văn minh”
c. Là nền kinh tế thị trường đầy đủ và mang đặc trưng là định hướng XHCN, có sự quản
lý Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”
d. Là nền kinh tế thị trường đầy đủ và mang đặc trưng là định hướng XHCN, có sự quản
lý Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, công bằng,
dân chủ, văn minh”
Câu 5: Phạm trù “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và quan điểm Kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định lần đầu tiên
trong Đại hội nào?
a. Đại đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986)
b. Đại đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII (1991)
c. Đại đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001)
d. Đại đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X (2006)
Câu 6: Một cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin giải thích cho tính tất yếu khách
quan về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là:
a. Cơ sở hạ tầng quyết định, chi phối kiến trúc thượng tầng
b. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
c. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lưc lượng sản xuất
d. Tất cả các phương án đều sai
Câu 7: Cơ sở hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt
Nam là do:
a. Xuất phát từ nguyện vọng ý chí của toàn bộ dân tộc Việt Nam cũng như những đòi hỏi
của cơ sở thực tiễn đất nước trong giai đoạn hiện nay
b. Xuất phát từ những lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và trên cơ sở nguyện vọng
chính đáng của quần chúng nhân dân
c. Xuất phát từ các nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, cũng như các yêu cầu
của thực tiễn và từ đặc thù của lịch sử Việt Nam
d. Xuất phát từ những ưu điểm có tính chất ưu việt của nền kinh tế thị trường trong thúc
đẩy phát triển Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Câu 8: Cơ sở lịch sử của Việt Nam dẫn đến định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế
thị trường đó là:
a. Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc cách mạng Dân tộc
b. Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc cách mạng Dân chủ
c. Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ
d. Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc cách mạng Dân chủ nhân dân
Câu 9: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, lợi ích của nhân dân là trên hết,
hướng tới xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là đặc trưng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam về:
a. Kiến trúc thượng tầng
b. Quan hệ quản lý
c. Mục đích của nền kinh tế
d. Quan hệ sở hữu
Câu 10: Điểm khác biệt cơ bản trong mục đích của KTTT định hướng XHCN với nền
kinh tế thị trường TBCN đó là:
a. Nâng cao sự phát triển của khoa học và công nghệ
b. Nâng cao sự phát triển của lực lượng sản xuất
c. Nâng cao lợi ích của nhân dân lên trên hết
d. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
Câu 11: Quan điểm nào không chính xác khi nói về đặc trưng quan hệ sở hữu của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
a. Có sự tồn tại đồng thời của nhiều thành phần kinh tế
b. Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
c. Thành phần kinh tế tư nhân là động lực và giữ vai trò chủ đạo
d. Thành phần kinh tế tập thể là động lực quan trọng
Câu 12: Thành phần kinh tế nào nắm vai trò chủ đạo trong nền KTTT định hướng
XHCN?
a. Kinh tế tư nhân
b. Kinh tế hỗn hợp
c. Kinh tế Nhà nước
d. Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài
Câu 13: Sự khác biệt về đặc trưng của quan hệ quản lý nền kinh tế giữa nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đó là:
a. Có sự tự điều tiết của thị trường
b. Có sự điều tiết của nhà nước
c. Có sự chi phối của giới tài phiệt
d. Có sự tự điều tiết của thị trường và điều tiết của nhà nước
Câu 14: Trong nền KTTT định hướng XHCN, có những hình thức phân phối thu nhập cơ
bản nào?
a. Phân phối theo lao động, theo tư bản, theo vốn góp
b. Phân phối theo lao động, theo tư bản, theo năng lực
c. Phân phối theo lao động, theo vốn góp, theo phúc lợi
d. Phân phối theo lao động, theo vốn góp, theo năng lực
Câu 15: Trong nền KTTT định hướng XHCN, hình thức phân phối thu nhập nào được
coi là chủ đạo?
a. Phân phối theo vốn góp
b. Phân phối theo phúc lợi
c. Phân phối theo lao động
d. Phân phối theo tư bản
Câu 16: Trong nền KTTT TBCN, hình thức phân phối thu nhập nào được coi là chủ
đạo?
a. Phân phối theo lao động
b. Phân phối theo phúc lợi
c. Phân phối theo vốn góp và tư bản
d. Phân phối theo năng lực và hiệu quả
Câu 17: Trong các đặc trưng sau, đâu là đặc trưng thuộc về kiến trúc thượng tầng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a. Nhiều hình thức phân phối
b. Có cơ chế thị trường tự điều tiết
c. Nhà nước do ĐCS lãnh đạo thống nhất
d. Nền kinh tế nhiều thành phần
Câu 18: Trong các nhận định sau, nhận định nào không thuộc đặc trưng về quan hệ sở
hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
a. Nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế
b. Thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
c. Thành phần kinh tế tập thể giữa vai trò chủ đạo
d. Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng
Câu 19: Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong các đặc trưng phản ánh định
hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường, đặc trưng nào là quan trọng nhất?
a. Đặc trưng về mục tiêu
b. Đặc trưng về quan hệ sở hữu
c. Đặc trưng về kiến trúc thượng tầng
d. Đặc trưng về quan hệ quản lý
------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 20: Thể chế là gì?
a. Là hệ thống quy tắc, luật pháp và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ và
hoạt động của con người ứng với một chế độ xã hội nhất định.
b. Là hệ thống quy tắc, luật pháp và bộ máy quản lý nhà nước nhằm điều chỉnh các mối
quan hệ và hoạt động của con người trong một phương thức sản xuất nhất định.
c. Là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ và hoạt động của con người trong một chế độ xã hội.
d. Là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý, cơ chế vận hành và các quy luật khách
quan nhằm điều chỉnh các mối quan hệ và hoạt động của con người trong một chế độ xã
hội.
Câu 21: Hệ thống luật pháp quy tắc, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành để điều chỉnh
các mối quan hệ và hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là:
a. Thể chế văn hóa
b. Thể chế xã hội
c. Thể chế kinh tế
d. Thể chế chính trị
Câu 22: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có tác dụng trực tiếp gì?
a. Điều hòa các quan hệ lợi ích của các chủ thể kinh tế đảm bảo tính công bằng xã hội
b. Điều chỉnh phương thức hoạt động của các chủ thể kinh tế thúc đẩy dân giàu nước
mạnh.
c. Điều chỉnh quan hệ lợi ích và phương thức hoạt động của các chủ thể kinh tế
d. Đảm bảo các mối quan hệ lợi ích và phương thức hoạt động của các chủ thể
Câu 23: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có mục đích cơ bản cốt
lõi là:
a. Điều chỉnh thống nhất các mối quan hệ lợi ích và phương thức hoạt động của các chủ
thể kinh tế
b. Xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại của CNXH, một xã hội “Dân giàu,
nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh”
c. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”
b. Điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các mối quan hệ
lợi ích và phương thức hoạt động của các chủ thể kinh tế
Câu 24: Có mấy bộ phận cơ bản cấu thành khái niệm thể chế?
a. Có 5 bộ phận cấu thành
b. Có 4 bộ phận cấu thành
c. Có 3 bộ phận cấu thành
d. Có 2 bộ phận cấu thành
Câu 25: Nội dung nào không thuộc về bộ phận cơ chế vận hành để cấu thành thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
a. Tác động của quy luật giá trị
b. Tác động của quy luật cung cầu
c. Tác động của Nghị quyết Đảng
d. Tác động của hoạt động giám sát
Câu 26: Nội dung nào không thuộc về các chủ thể trên thị trường để cấu thành thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
a. Bộ máy quản lý Nhà nước
b. DN và các Tổ chức xã hội đại diện cho DN
c. Hệ thống pháp luật, chính sách do nhà nước ban hành
d. Dân cư và các Tổ chức xã hội đại diện cho các thành phần dân cư
Câu 27: Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự cần thiết phải hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
a. Do sự dịch chuyển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
b. Do xu thế phát huy vai trò của xã hội trong xây dựng thể chế
c. Do tác động của giai cấp tư sản
d. Do yêu cầu của thực tiễn
Câu 28: Quá trình Việt Nam chuyển dịch nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế thuộc về nhóm
nguyên nhân nào dẫn đến sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
a. Nhóm nguyên nhân phát huy vai trò của xã hội trong xây dựng thể chế
b. Nhóm nguyên nhân xuất phát từ các yêu cầu của hoàn cảnh khách quan
c. Nhóm nguyên nhân sự chuyển dịch cơ sở hạ tầng của nền kinh tế
d. Tất cả các phương án nêu ra đều sai
Câu 29: Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định có mấy hạn chế cơ bản trong thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
a. Có 3 hạn chế
b. Có 4 hạn chế
c. Có 5 hạn chế
d. Có 6 hạn chế
(Tham khảo thêm nền kinh tế thị trường ở Việt Nam so với thế giới ở trình độ nào? Thấp,
TB, Phát triển, phát triển cao)
Câu 30: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần hoàn
thiện trên mấy nội dung cơ bản?
a. 9 nội dung
b. 7 nội dung
c. 6 nội dung
d. 4 nội dung
Nhiệm vụ then chốt để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam ….. (N/v hội nhập, sở hữu, nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng…)
Câu 31: Trong các nhiệm vụ sau, nhiệm vụ nào không thuộc về nhiệm vụ cơ bản hoàn
thiện thể chế về quyền sở hữu
a. Hoàn thiện thể chế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
b. Hoàn thiện pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên
c. Hoàn thiện thể chế kiểm soát việc bảo vệ môi trường
d. Hoàn thiện pháp luật về đất đai
Câu 32: Nội dung nào không phải là nhiệm vụ hoàn thiện thể chế về phát triển bền vững
gắn với tiến bộ xã hội và an ninh quốc phòng
a. Hoàn thiện thể chế kết hợp phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng
b. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với mở rộng phúc lợi, an sinh xã hội
c. Hoàn thiện thể chế, luật pháp, đáp ứng các cam kết quốc tế, tăng cường xúc tiến
thương mại quốc tế
d. Hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế, vùng trọng điểm và đặc khu kinh tế
Câu 33: Trong các nhiệm vụ sau, nhiệm vụ nào không thuộc về nhiệm vụ cơ bản hoàn
thiện thể chế về nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng
a. Phát triển hoạch định đường lối
b. Chỉnh đốn, giám sát, phòng chống tham nhũng
c. Hoàn thiện pháp luật về đầu tư công
d. Phát huy vai trò dân chủ trong Đảng và toàn xã hội
Câu 34: Chỉnh đốn, giám sát, phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ hoàn thiện thể chế
về:
a. phát triển bền vững gắn với tiến bộ xã hội
b. sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
c. nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng
d. phát triển đồng bộ các loại thị trường
Câu 35: Tăng cường xúc tiến thương mại quốc tế là nhiệm vụ hoàn thiện thể chế về:
a. phát triển đồng bộ các loại thị trường
b. sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
c. hội nhập kinh tế quốc tế
d. phát triển bền vững gắn với tiến bộ xã hội
Câu 36: Đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ hoàn thiện thể
chế về
a. phát triển đồng bộ các thị trường
b. sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
c. phát triển bền vững gắn với tiến bộ xã hội
d. nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng

-------------------------------------------------------------------------
Câu 37: Lợi ích kinh tế là gì
a. Sự đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần mà con người muốn đạt được khi thực
hiện các hoạt động kinh tế
b. Sự đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu mà con người muốn đạt được khi thực hiện các hoạt
động chính trị - xã hội
c. Sự đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu mà con người muốn đạt được khi thực hiện các hoạt
động kinh tế
d. Sự đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất mà con người muốn đạt được khi thực hiện
các hoạt động kinh tế
Câu 38: Thực chất, lợi ích kinh tế là phản ánh
a. các quan hệ chính trị xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định
b. các quan hệ kinh tế của xã hội giữa các giai đoạn lịch sử xã hội
c. các quan hệ kinh tế của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định
d. các quan hệ chính trị xã hội giữa các giai đoạn lịch sử
Câu 39: Vai trò của lợi ích kinh tế là
a. Là yếu tố tạo nên động lực quan trọng, mục tiêu cho các hoạt động kinh tế - xã hội
b. Là mục tiêu, phương pháp và cơ sở thực hiện của các hoạt động kinh tế và xã hội
c. Là mục tiêu, động lực trực tiếp, cơ sở để thực hiện các hoạt động kinh tế và xã hội
d. Là cơ sở quan trọng cũng như động lực để thực hiện lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội
Câu 40: Tính chất của lợi ích kinh tế đó là
a. Tính xã hội, tính giai cấp và tính khách quan
b. Tính lịch sử, tính xã hội và tính giai cấp
c. Tính lịch sử, xã hội và tính khách quan
d. Tính lịch sử, tính giai cấp và tính khách quan
Câu 41: Lợi ích kinh tế cơ bản cốt lõi của chủ doanh nghiệp là:
a. tiền công/ thu nhập
b. các mối quan hệ xã hội
c. doanh thu và lợi nhuận
d. mở rộng thị trường kinh doanh
Câu 42: Lợi ích kinh tế cơ bản cốt lõi của người lao động là:
a. doanh thu và lợi nhuận
b. các mối quan hệ xã hội
c. tiền công/ thu nhập
d. mở rộng thị trường kinh doanh
Câu 43: Quan hệ lợi ích kinh tế là mối quan hệ giữa
a. Mối quan hệ giữa các giai cấp để xác lập lợi ích của mình
b. Mối quan hệ giữa các giai cấp để xác lập lợi ích kinh tế của mình
c. Các chủ thể kinh tế để xác lập lợi ích kinh tế của mình
d. Các chủ thể kinh tế để xác lập lợi ích xã hội của mình
Câu 44: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế đó là
a. Sự tiến bộ của quan hệ sản xuất; Vị trí của các chủ thể trong hệ thống QHSX; Chính
sách phân phối thu nhập; Các quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế
b. Sự tiến bộ của quan hệ sản xuất; Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Vị trí của
các chủ thể trong hệ thống QHSX; Chính sách phân phối thu nhập
c. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Vị trí của các chủ thể trong hệ thống
QHSX; Chính sách phân phối thu nhập; Các quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế
d. Sự tiến bộ của quan hệ sản xuất; Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; Vị trí của
các chủ thể trong hệ thống QHSX; Các quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế
Câu 45: Phương thức chủ yếu để thực hiện quan hệ lợi ích kinh tế đó là:
a. Phương thức trọng tài; Phương thức hợp tác, thống nhất; Phương thức áp đặt
b. Phương thức trọng tài; Phương thức hợp tác, thống nhất; Phương thức cạnh tranh
c. Phương thức cạnh tranh; Phương thức hợp tác, thống nhất; Phương thức áp đặt
d. Phương thức cạnh tranh; Phương thức hợp tác, thống nhất; Phương thức trọng tài
Câu 46: Trong các mối quan hệ sau, đâu không phải là kiểu quan hệ lợi ích xét theo
chiều ngang
a. Quan hệ lợi ích giữa người lao động với nhau
b. Quan hệ lợi ích giữa các doanh nghiệp
c. Quan hệ lợi ích cá nhân, nhóm, xã hội
d. Quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp
Câu 47: Chính sách nào sau đây của nhà nước có thể điều hòa, phân phối lại thu nhập?
a. Chính sách phát triển khoa học công nghệ
b. Chính sách giải quyết việc làm
c. Chính sách thuế
d. Chính sách bảo vệ tài nguyên
Câu 48: Trong các vai trò của nhà nước để điều hòa các quan hệ lợi ích, vài trò nào là
quan trọng nhất?
a. Kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động tìm kiếm lợi ích phi pháp, gây tác động tiêu cực
cho sự phát triển xã hội
b. Giải quyết các xung đột trong quan hệ lợi ích kinh tế, theo các chuẩn mực pháp lý
minh bạch, khách quan
c. Xây dựng và bảo vệ môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích hợp pháp của
các chủ thể kinh tế
d. Điều hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích xã hội và phân phối lại thu nhập
Câu 49: Các tập đoàn tư bản liên minh tạo thành tổ chức độc quyền, thao túng trên thị
trường để thâu tóm thị trường. Đó là quan hệ lợi ích kinh tế gì?
a. Lợi ích xã hội
b. Lợi ích cá nhân
c. Lợi ích nhóm
d. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 50: Lựa chọn nào không phải là vai trò chính của Nhà nước khi điều hoà các quan
hệ lợi ích kinh tế?
a. Giải quyết xung đột trong quan hệ lợi ích kinh tế
b. Kiểm soát, ngăn chặn các hoạt động tìm kiếm lợi ích phi pháp
c. Đảm bảo tuyệt đối lợi ích cho các Tổ chức Độc quyền
d. Phân phối lại thu nhập giữa các chủ thể kinh tế

Câu 52: Cách mạng công nghiệp là sự thay đổi về chất của
a. Tư liệu sản xuất
b. Công cụ lao động
c. Tư liệu lao động
d. Đối tượng lao động
Câu 53: Cơ khí hoá sản xuất là thành tựu từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ mấy?
a. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba
b. Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai
c. Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất
d. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
Câu 54: Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất khởi nguồn từ quốc gia nào?
a. Nước Mỹ
b. Nước Nga
c. Nước Anh
d. Nước Nhật
Câu 55: Thành tựu nổi bật của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
a. Siêu cơ sở dữ liệu, Siêu kết nối, Công nghệ nuôi cấy tế bào, tái tạo sinh học
b. Điện khí hóa sản xuất, động cơ đốt trong, Phương pháp tổ chức dây chuyền
c. Cơ khí hóa sản xuất, Năng lượng đốt than, Động cơ hơi nước
d. Công nghệ số, Chinh phục vũ trụ, Kết nối không dây
Câu 56: Điện khí hoá sản xuất là thành tựu từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ
mấy?
a. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba
b. Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất
c. Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai
d. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
Câu 57: Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai khởi nguồn từ quốc gia nào?
a. Nước Anh
b. Nước Nga
c. Nước Mỹ
d. Nước Nhật
Câu 58: Thành tựu nổi bật của cách mạng công nghiệp lần thứ hai là
a. Công nghệ số, Chinh phục vũ trụ, Kết nối không dây
b. Cơ khí hóa sản xuất, Năng lượng đốt than, Động cơ hơi nước
c. Điện khí hóa sản xuất, Động cơ đốt trong, Phương pháp tổ chức dây chuyền
d. Siêu cơ sở dữ liệu, Siêu kết nối, Công nghệ nuôi cấy tế bào, tái tạo sinh học
Câu 59: Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba xuất hiện vào thời điểm nào?
a. Cuối thế kỷ XVIII
b. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
c. Cuối thế kỷ XX
d. Giữa thế kỷ XIX
Câu 60: Internet là thành tựu từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ mấy?
a. Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai
b. Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất
c. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba
d. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
Câu 61: Tự động hoá Sản xuất bắt đầu phát triển mạnh từ thời kì nào?
a. Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai
b. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
c. Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba
d. Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất
Câu 62: Thành tựu nổi bật của cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
a. Siêu cơ sở dữ liệu, Siêu kết nối, Công nghệ nuôi cấy tế bào, tái tạo sinh học
b. Điện khí hóa sản xuất, Động cơ đốt trong, Phương pháp tổ chức dây chuyền
c. Công nghệ số, Chinh phục vũ trụ, Kết nối không dây
d. Cơ khí hóa sản xuất, Năng lượng đốt than, Động cơ hơi nước
Câu 63: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai có khởi nguồn ở đâu và vào thời gian
nào
a. Đức, từ giữa đến cuối thế kỉ 18
b. Anh, từ giữa đến cuối thế kỉ 18
c. Mỹ, từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20
d. Pháp, từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20
Câu 64: Đặc trưng cơ bản nhất của cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại theo quan điểm
của Đảng ta xác định là gì
a. Thay đổi về chất của tư liệu lao động
b. Khoa học kĩ thuật góp phần quan trọng trong sản xuất
c. Khoa học kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
d. Siêu kết nối và siêu cơ sở dữ liệu
Câu 65: Đi từ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đến công nghiệp nặng là lĩnh vực đột
phá của mô hình công nghiệp của các nước:
a. Mô hình các nước TBCN
b. Mô hình Liên Xô cũ
c. Mô hình các nước TBCN kinh điển
d. Mô hình các nước công nghiệp mới
Câu 66: Đặc trưng trong mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước
công nghiệp mới đó là:
a. Kế hoạch hóa tập trung
b. Chiếm đoạt thuộc địa và NLĐ làm thuê
c. Hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu
d. Bóc lột nhân dân lao động trong nước
Câu 67: Theo quan điểm của Đảng ta, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
a. Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế - xã hội; từ sử dụng con người là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động chất lượng cao với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện
đại dựa trên sư phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.
b. Là quá trình chuyển đổi toàn diện tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế - xã hội; từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách
phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa
trên sư phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất
lao động xã hội cao.
c. Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế - xã hội; từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại
dựa trên sư phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng
suất lao động xã hội cao.
d. Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế - xã hội; từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến hiện đại nhất của thế
giới dựa trên sư phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.
Câu 68: Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, yếu tố nào là quan trọng nhất dẫn đến
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam?
a. Mục tiêu xây dựng CNXH trình độ rất cao, mà nền tảng lại thấp
b. Sự bùng nổ Cách mạng Công nghiệp đòi hỏi các quốc gia thích ứng
c. Để phát triển LLSX, cần có tiến bộ về chất của Tư liệu lao động
d. CNH trong sự bùng nổ CM Công nghiệp hiện đại lần thứ ba, thứ tư
Câu 69: Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế thích ứng với Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
phải theo hướng:
a. Nâng cao tỷ trọng của ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, (đặc biệt là sử dụng
công nghệ cao, có tác động to lớn tới nhiều mặt của kinh tế xã hội)
b. Nâng cao giá trị của công nghiệp và dịch vụ, (đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao),
giảm tỷ trọng của nông nghiệp. Nhưng cả 03 lĩnh vực đều tăng về tỷ trọng.
c. Nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, (đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao),
giảm tỷ trọng của nông nghiệp. Nhưng cả 03 lĩnh vực đều tăng về giá trị
d. Nâng cao tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, (đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao),
giảm tỷ trọng của nông nghiệp. Chú ý giảm tỷ trọng và giá trị của ngành nông nghiệp
Câu 70: Ứng dụng các thành tựu công nghệ 4.0, đặc biệt là công nghệ số vào đồng bộ
các lĩnh vực của nền kinh tế như: nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng …
hướng tới xây dựng nền kinh tế tri thức là thích ứng cách mạng công nghiệp lần thứ tư
trong nội dung nào của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam?
a. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý, hiệu quả
b. Điều chỉnh QHSX và Kiến trúc thượng tầng phù hợp với sự phát triển LLSX
c. Phát triển LLSX, trên cơ sở thành tựu Cách mạng KHCN hiện đại
d. Tích cực mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Câu 71: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa “Tam nông” là gồm:
a. Nông nghiệp, nông sản, nông thôn
b. Nông nghiệp, nông sản, nông dân
c. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân
d. Nông thôn, nông sản, nông dân
Câu 72: Nội dung nào thể hiện sự thích ứng với cách mạng công nghiệp 4. 0 trong quá
trình điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất?
a. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoàn thiện hệ thống luật
pháp, cải cách hành chính
b. Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trên nguyên tắc đảm bảo nền kinh tế
độc lập tự chủ, đảm bảo an ninh quốc phòng
c. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, kinh tế tư nhân là một nguồn lực
then chốt cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
d. Chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị doanh nghiệp, truyền
thông, tài chính ngân hàng …

------------------------------------------------------------------------

Câu 73: FTA là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào?
a. Thoả thuận ưu đãi
b. Liên minh thuế quan
c. Hiệp định thương mại tự do
d. Thị trường chung
Câu 74: NAFTA là tên viết tắt của:
a. Hiệp hội các quốc gia Bắc Mỹ
b. Hiệp định thương mại tự do ASEAN
c.Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
d. Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc
Câu 75: CU là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào?
a. Thoả thuận ưu đãi
b. Hiệp định thương mại tự do
c. Liên minh thuế quan
d. Thị trường chung
Câu 76: Liên minh EU thuộc hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào?
a. Hiệp định thương mại tự do
b. Thoả thuận ưu đãi
c. Liên minh kinh tế và tiền tệ
d. Liên minh thuế quan
Câu 77: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN thuộc hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào?
a. Thoả thuận ưu đãi
b. Liên minh kinh tế và tiền tệ
c. Hiệp định thương mại tự do
d. Liên minh thuế quan
Câu 78: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?
a. 1997
b. 1996
c. 1995
d. 1999
Câu 79: Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào năm nào?
a. 2003
b. 2005
c. 2007
d. 2008
Câu 80: Việt Nam trở thành thành viên của APEC vào năm nào?
a. 2007
b. 1996
c. 1998
d. 2008
Câu 81: APEC là tên viết tắt của:
a. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
b. Tổ chức thương mại thế giới
c. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
d. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa
Câu 82: GATT là tên viết tắt của:
a. Phong trào không liên kết
b. Tổ chức thương mại thế giới
c. Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch
d. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc

You might also like