You are on page 1of 100

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH
MÔN: VẼ KỸ THUẬT ĐIỆN
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
Trình độ: trung cấp nghề/ cao đẳng nghề
(Ban hành theo quyết định số: 70/QĐ-CĐN ngày 11/01/2019
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang)

An Giang – Năm 2019


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lêch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU
Với chương trình môn học 90 tiết, cuốn giáo trình này cung cấp cho học sinh
sinh viên những hiểu biết cơ bản nhất về vẽ kỹ thuật, vẽ điện và vẽ Autocad. Vì
những điều cơ bản cho nên nhiều chỗ có tính chất tóm lược. Trong nội dung
được trình bày có phần lý thuyết chung có phần bài tập nhưng lồng vào đó
những kinh nghiệm, những bài học rút ra từ thực tế.
Trong quá trình biên soạn bản thân đã cố gắng rút gọn, cô đọng các vấn đề và
đưa vào một số mẫu bài tập cụ thể cho phù hợp với trình độ học sinh sinh viên
và hình thức đào tạo của trường.
Giáo trình Vẽ Kỹ Thuật Điện này được biên soạn nhằm cung cấp cho học
sinh sinh viên các ngành chuyên ngành điện các kiến thức xoay quanh các vấn
đề chính như sau:
CHƯƠNG 1 – VẼ KỸ THUẬT
CHƯƠNG 2 – VẼ ĐIỆN
CHƯƠNG 3 – CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ AUTOCAD
CHƯƠNG 4 – CÁC LỆNH CHỈNH SỬA CƠ BẢN
CHƯƠNG 5 – QUẢN LÝ BẢN VẼ
Kèm theo mỗi chương, có một số bài tập áp dụng phần lý thuyết đã học, giúp
học sinh sinh viên rèn luyện kỹ năng.
Mỗi cán bộ giáo viên phải có những kiến thức nhất định về vẽ autocad để
nâng cao sự hiểu biết chung và phục vụ tốt cho chuyên ngành của mình.
Khi biên soạn giáo trỉnh này chúng tôi đã được sự ủng hộ của BGH đặc biệt
là tổ bộ môn và sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
Hiện nay giáo trình tham khảo về vẽ autocad có nhiều nhưng mỗi giáo trình
đó phải thích hợp cho từng đơn vị và từng cấp học.
Vì trình độ chuyên môn và kinh nghiệm có hạn nên việc biên soạn giáo trình
này không gặp ít khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô cùng các học sinh sinh viên.
Xin chân thành cám ơn.

An Giang, ngày 31 tháng 10 năm 2018


Tham gia biên soạn
Chủ biên
Trần Đức Anh
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC Trang
GIỚI THIỆU TÀI LIỆU 1
CHƯƠNG 1: VẼ KỸ THUẬT
I. NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ 4
1. Khổ giấy
2. Khung tên , khung vẽ
3. Tỷ lê
4. Đường nét
5. Chữ viêt
6. Ghi kích thước
II. CÁC DẠNG BẢN VẼ 12
1. Vẽ hình học
2. Các hình biểu diễn
Câu hỏi 23
Bài tập 24
CHƯƠNG 2: VẼ ĐIỆN
I. NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ 29
1. Khổ giấy
2. Khung tên , khung vẽ
3. Tỷ lê
4. Đường nét
5. Chữ viêt
6. Ghi kích thước
7. Cách gấp bản vẽ
II. CÁC KÝ HIỆU QUI ƯỚC DÙNG TRONG BẢN VẼ ĐIỆN 33
1. Vẽ các ký hiệu phòng ốc và mặt bằng xây dựng
2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng.
3. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện.
III. VẼ SƠ ĐỒ ĐIỆN 42
1. Vẽ sơ đồ mặt bằng
2. Vẽ sơ đồ bố trí điện
3. Vẽ sơ đồ đơn dây
Bài tập 45
CHƯƠNG 3: CÁC KHÁI NIÊM CHUNG VỀ AUTOCAD
I. KHÁI QUÁT VỀ AUTOCAD 48
1. Cài đặt
2. Khởi động
3. Bảng chức năng trong Autocad
4. Thay đổi giao diện trong Autocad
5. Chuyển đổi Autocad 3D về Autocad 2D
II. MỘT SỐ LỆNH VẼ TRONG AUTOCAD 56
1. Lệnh vẽ đường thẳng
2. Lệnh vẽ đường tròn
3. Lệnh vẽ cung tròn
III. HỆ TRỤC TỌA ĐỘ 58
1. Hệ tọa độ đề các
2. Hệ tọa độ cực

1
IV. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUY BẮT ĐIỂM 58
1. Truy bắt điểm thường trú
2. Truy bắt điểm tạm trú
Thực hành 62
CHƯƠNG 4: CÁC LỆNH CHỈNH SỬA CƠ BẢN
I. CÁC LỆNH HIỆU CHỈNH CƠ BẢN 65
1. Di dời đối tượng
2. Cắt một phần đối tượng giao nhau
3. Quay đối tượng quanh một điểm
4. Thay đổi kích thước theo tỉ lệ
II. CÁC LỆNH DỰNG HÌNH 68
1. Tạo các đối tượng song song
2. Vuốt góc hai đối tượng
3. Vát mép hai đối tượng
4. Sao chép các đối tượng
5. Đối xứng quanh trục
6. Sao chép theo dãy
7. Lênh phá vở đối tượng
III. CHÈN KÝ HIỆU VẬT LIỆU CHO MẶT CẮT 74
1. Chèn vật liệu cho mặt cắt
2. Hiệu chỉnh vật liệu cho mặt cắt
Thực hành 76
CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ BẢN VẼ
I. QUẢN LÝ BẢN VẼ THEO LỚP, ĐƯỜNG NÉT, MÀU 79
1. Tạo lớp mới
2. Hiệu chỉnh
II. NHẬP VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 82
1. Tạo kiểu chữ
2. Nhập văn bản
3. Hiệu chỉnh văn bản
III. GHI VÀ HIỆU CHỈNH KÍCH THƯỚC 84
1. Định dạng kiểu kích thước
2. Cách ghi kiểu kích thước
3. Hiệu chỉnh kiểu kích thước
4. Tạo khối
5. Chèn khối vào văn bản
Thực hành
THỰC HÀNH TỔNG HỢP 90
I. Vẽ ký hiệu
II. Vẽ sơ đồ mặt bằng
III. Vẽ sơ đồ bố trí điện
VI. Vẽ sơ đồ đơn dây
V. Vẽ các mạch trang bị điện

2
CHƯƠNG 1
VẼ KỸ THUẬT
Giới thiệu bài học
Bản vẽ kỹ thuật là một phương tiện thông tin kỹ thuật dùng trong mọi lĩnh vực kỹ
thuật, là công cụ chủ yếu của người cán bộ kỹ thuật để diễn đạt ý đồ thiết kế và đồng
thời cũng là tài liệu kỹ thuật cơ bản dùng để chỉ đạo sản xuất và gia công.
Bản vẽ kỹ thuật được thành lập theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt
Nam hoặc Tiêu chuẩn Quốc tế.
Các tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kỹ thuật do Uỷ ban Khoa học kỹ thuật
Nhà nước trước đây, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tổng cục Tiêu
chuẩn, Đo lường và Chất lượng là cơ quan Nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác tiêu
chuẩn hóa nước ta, là tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn nhằm mục đích thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, nâng cao
năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm...Ngoài ra, việc áp dụng các tiêu
chuẩn còn làm thay đổi lề lối làm việc cho phù hợp với nền sản xuất lớn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Mục tiêu của bài:
- Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ kỹ thuật.
- Trình bày đúng hình thức bản vẽ cơ khí như: khung tên, lề trái, lề phải,
đường nét, chữ viết.
- Trình bày được các khái niệm về hình chiếu.
- Vẽ được các dạng bản vẽ cơ khí cơ bản theo qui ước của vẽ kỹ thuật.
- Dựng được các đường thẳng song song cách đều, dựng đường thẳng vuông
góc,chia đều đoạn thẳng,dựng được góc vuông, chia đôi một góc bất kỳ;
- Chia đường tròn thành một số phần bằng nhau;
- Ứng dụng các kiểu vẽ nối tiếp, vẽ đường cong hình học để vẽ các các vật thể có
đường bao là mặt cong.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chủ động, sáng tạo trong công việc.
I. NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ
1. Khổ giấy
TCVN 7285 : 2003 tương ứng ISO 5457 : 1999. Tiêu chuẩn này quy định khổ giấy
và cách trình bày tờ giấy vẽ.
Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ

Khổ giấy bao gồm các khổ chính và các khổ phụ.
4
- Khổ chính gồm có khổ có kích thước là 1189x841 với diện tích bằng 1m2 và các
khổ giấy khác được chia ra từ khổ giấy này

- Các khổ giấy tiêu chuẩn đều đồng dạng nhau với tỷ số đồng dạng là 2 = 1,41
(kích thước cạnh dài chia cho kích thước cạnh ngắn).

Ngoài các khổ giấy chính ra, cho phép dùng các khổ phụ. Các khổ phụ là các khổ
giấy kéo dài được tạo thành bằng cách kéo dài một cạnh ngắn của khổ giấy của dãy
ISO-A đến một độ dài bằng bội số cạnh ngắn của khổ giấy cơ bản đã chọn ( Bảng 8.2),
khổ phụ được dùng trong trường hợp khi cần thiết, tuy nhiên không khuyến khích
dùng các khổ giấy kéo dài.

2. Khung tên , khung vẽ


Khung tên phải bố trí ở ngay góc phải phía dưới bản vẽ (Khung tên của mỗi bản vẽ
phải đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có đầu hướng lên trên hay hướng sang
trái đối với bản vẽ đó). Kích thước và nội dung của khung tên được quy định như sau:

Ô1 : Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết


Ô 2: Vật liệu của chi tiết
Ô3 : Tỷ lệ
Ô 4 : Ký hiệu bản vẽ
Ô 5 : Họ và tên người vẽ

5
Ô 6 : Ngày vẽ
Ô 7 : Chữ ký của người kiểm tra
Ô 8 : Ngày kiểm tra
Ô 9 : Tên trường, khoa, lớp
Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm , khi cần
đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái của khổ giấy một
khoảng bằng 25mm .

3. Tỷ lê
- Tỷ lệ bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước
tương ứng đo trên vật thể. Có 3 loại tỷ lệ: Tỷ lệ thu nhỏ, tỷ lệ nguyên hình, tỷ lệ phóng
to.
1:2 ; 1:2,5 ; 1:4 ; 1:5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1:20 ; 1:25 ; 1:40 ; 1:50 ; 1:75
Tỉ lệ thu nhỏ
; 1:100 ; 1:200; 1: 400; 1:500 ; 1:800; 1: 1000
Tỉ lệ nguyên hình 1:1
Tỉ lệ phóng to 2:1 ; 2,5:1 ; 4:1 ; 5:1 ; 10:1 ; 20:1 ; 40:1 ; 50:1 ; 100:1
Khi cần biểu diễn công trình lớn, cho phép dùng tỷ lệ 1:2000 … 1:50000
- Trị số kích thước trên hình biểu diễn chỉ giá trị thực của kích thước vật thể, nó
không phụ thuộc vào tỉ lệ của hình biểu diễn đó

- Ký hiệu tỷ lệ được ghi ở ô dành riêng trong khung tên của bản vẽ và viết theo
kiểu:1:1; 1:2; 2:1; v.v….Ngoài ra, trong mọi trường hợp khác phải ghi theo kiểu : TL
1:1; TL 1:2; TL 2:1; V.V…
4. Đường nét
TCVN 8-20 : 2002 (ISO 128-20 :1996) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu
diễn . Phần 20 : Quy ước cơ bản về nét vẽ, thiết lập các loại nét vẽ, tên gọi, hình dạng
của chúng và các quy tắc về nét vẽ trên bản vẽ kỹ thuật.

6
TCVN 8-24 : 2002 (ISO 128-24 : 1999) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về
biểu diễn . Phần 24 : Nét vẽ trên bản vẽ cơ khí quy định quy tắc chung và quy ước cơ
bản của các loại nét vẽ trên bản vẽ cơ khí
Tên gọi Hình dạng Công dụng
1. Nét liền đậm (nét - Cạnh thấy, đường bao
cơ bản) thấy (A1)
- Đường đỉnh ren thấy (A2)
2.Nét liền mảnh - Giao tuyến tưởng tượng
(B1)
- Đường kích thước (B2)
- Đường gióng (B3)
- Đường dẫn và đường chú
dẫn.
- Đường gạch gạch mặt cắt
(B4)
- Đường bao mặt cắt chập
(B5)
- Đường tâm ngắn
- Đường chân ren thấy (B6)
3. Nét đứt đậm Khu vực cho phép cần xử lý
bề mặt.
4. Nét đứt mảnh - Cạnh khuất (D)
- Đường bao khuất (F1)
5. Nét lượn sóng Đường biểu diễn giới hạn
của hình chiếu hoặc hình
cắt (C1).
6. Nét gạch chấm - Đường tâm (G1)
mảnh - Đường trục đối xứng (G2)
- Vòng tròn chia của bánh
răng.
- Vòng tròn đi qua tâm các
lỗ phân bố đều
7. Nét gạch chấm - Khu vực cần xử lý bề mặt
đậm
8. Nét cắt - Đường biểu diễn vị trí vết
của mặt phẳng cắt.
9. Nét gạch dài hai - Đường bao của chi tiết
chấm mảnh liền kề
- Vị trí tới hạn của chi tiết
chuyển động (K2).
- Đường trọng tâm
- Đường bao ban đầu trước
khi tạo hình
- Các chi tiết đặt trước mặt
phẳng cắt…
10. Nét dích dắc Đường biểu diễn giới hạn
của hình chiếu hoặc hình
cắt…

7
5. Chữ viêt
Theo TCVN 7284-0 : 2003 (ISO 3098-0 : 1997 Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm -
Chữ viết Phần 0 : yêu cầu chung, quy định các yêu cầu chung đối với chữ viết gồm
chữ, số dùng trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật như sau :
- Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm,
có các khổ chữ sau : 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28;40 (mm)
Chiều rộng của nét chữ (d) phụ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao của chữ.
- Các thông số của chữ :xem qui định trong (hình 8.20) và ( bảng 8.5 )

Thông số chữ viết Kí hiệu Kích thước tương đối


Kiểu A Kiểu B
Chiều cao chữ hoa h (14/14)h (10/10)h
Chiều cao chữ thường c (10/14)h (7/10)h
Khoảng cách giữa các chữ a (2/14)h (2/10)h
Bước nhỏ nhất của các dòng b (22/14)h (17/10)h
Khoảng cách giữa các từ e (6/14)h (6/10)h
Chiều rộng nét chữ d (1/14)h (1/10)h
Vùng ghi dấu (cho chữ hoa) f (5/14)h (4/10)h
6. Ghi kích thước
Quy định chung
- Các kích thước ghi trên bản vẽ chỉ độ lớn thật của vật thể được biểu diễn. Cơ sở
để xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử được biểu diễn là các kích
thước, các kích thước đó không phụ thuộc vào tỉ lệ hình biểu diễn.
- Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ, trừ trường hợp cần thiết khác.
- Dùng milimét làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệnh giới hạn. Trên bản vẽ
không cần ghi đơn vị đo.
- Trường hợp dùng đơn vị độ dài khác như centimét, mét… thì đơn vị đo được ghi
ngay sau chữ số kích thước hoặc trong phần chú thích của bản vẽ.
- Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó.
- Không ghi kích thước dưới dạng phân số trừ các kích thước độ dài theo hệ Anh.
Đơn vị đo độ dài theo hệ Anh là inch. Kí hiệu : 1 inch=1"; 1"=25,4mm.
Các thành phần của kích thước
Đường kích thước : là đoạn thẳng được vẽ song song với đoạn thẳng cần ghi kích
thước
- Đường kích thước vẽ bằng nét liền mảnh, ở hai đầu có mũi tên.
- Không dùng bất kỳ đường nào của hình vẽ thay thế đường kích thước
8
- Đường kích thước của độ dài cung tròn là cung tròn đồng tâm
- Đường kích thước của góc là cung tròn có tâm ở đỉnh góc

Đường gióng :
- Đường gióng được kẻ vuông góc với đoạn được ghi kích thước. Đường gióng
được kẻ bằng nét liền mảnh và được kéo dài quá vị trí của đường kích thước một đoạn
ngắn (khoảng từ 2 đến 5mm).
- Đường gióng vẽ cho góc phải qua hướng tâm cung.

- Khi cần, đường gióng được kẻ xiên góc . Ở chỗ có cung lượn, đường gióng được
kẻ từ giao điểm của hai đường bao nối tiếp với cung lượn

9
- Có thể dùng đường tâm, đường trục hay đường bao để thay cho đường gióng.

Mũi tên
- Mũi tên được vẽ ở đầu mút đường kích thước. Độ lớn của mũi tên lấy theo chiều
rộng nét đậm của bản vẽ .

- Nếu không đủ chỗ để vẽ thì mũi tên được vẽ phía ngoài đường kích thước và cho
phép thay mũi tên bằng một chấm hoặc một gạch xiên .

Chữ số kích thước


Dùng khổ chữ từ 2,5mm trở lên để ghi chữ số kích thước. Chữ số kích thước được
đặt ở vị trí như sau:
- Ở khoảng giữa và phía trên đường kích thước, riêng đường kích thước trong vùng
nghiêng 300 so với đường trục thì con số kích thước được viết trên giá nằm ngang

10
- Để tránh các chữ số sắp theo hàng dọc, nên đặt các chữ số sole nhau về hai phía
của đường kích thước

- Trong trường hợp không đủ chỗ, chữ số được viết trên đoạn kéo dài của đường
kích thước và thường viết về phía bên phải của đường này

+ Hướng chữ số kích thước dài, theo hướng nghiêng của đường kích thước
+ Hướng chữ số kích thước góc được ghi

11
II. CÁC DẠNG BẢN VẼ
1. Vẽ hình học
Dựng hình cơ bản:
- Dựng đường thẳng song song:
Bài toán: Cho một đường thẳng a và một điểm C . Hãy vạch đường thẳng b đi qua
điểm C và song song với đường thẳng a.
Cách dựng:
- Trên đường thẳng a lấy một điểm B tuỳ ý làm tâm, vẽ một cung tròn bán kính
BC, cung tròn này cắt đường thẳng a tại điểm A.
- Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CB và cung tròn tâm B, bán kính CA, hai cung tròn
này cắt nhau tại D.
- Nối CD, đó chính là đường thẳng b song song với đường thẳng a.

- Dựng đường thẳng vuông góc:


Bài toán: Cho một đường thẳng a và điểm C. Hãy vạch đường b thẳng đi qua C và
vuông góc với đường thẳng a.
Cách dựng:
- Lấy điểm C làm tâm, vẽ cung tròn có bán kính lớn hơn khoảng cách từ điểm C
đến a, cung tròn này cắt đường thẳng a tại hai điểm A và B.
AB
- Lấy A,B làm tâm vẽ 2 cung tròn có bán kính lớn hơn . Hai cung tròn cắt nhau
2
tại điểm D.
- Nối C và D, CD chính là đường thẳng b vuông góc với đường thẳng a

Chia đôi một góc


- Để chia đôi góc xOy, ta thực hiện như sau :
- Lấy O làm tâm vẽ cung tròn bán kính tùy ý , cắt tia Ox và Oy tại A và B.
AB
- Lấy A, lấy B làm tâm vẽ cung tròn bán kính >
2
- Hai cung tròn này cắt nhau tại điểm I. Đường thẳng OI chínhlà đường phân giác
của góc xOy, chia góc này ra 2 phần bằng nhau.
12
Chia đều đoạn thẳng
- Chia đôi một đoạn thẳng Để chia đôi một đoạn thẳng AB, ta lấy hai điểm A,B
AB
làm tâm vẽ hai cung tròn có bán kính R (R> ) cắt nhau tại hai điểm 1 và 2. Đường
2
thẳng 1, 2 cắt AB tại điểm C. Đó là điểm giữa của đoạn AB.

- Chia một đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhau


Để chia đoạn thẳng AB ra n phần bằng nhau, cách vẽ như sau

Qua điểm A kẻ đường Ax bất kỳ (nên lấy sao cho góc xAB là góc nhọn)
- Từ A, dùng compa đo để đặt lên Ax n đoạn thẳng bằng nhau, ví dụ:4 đọan,
bằng các điểm chia C', D', E', F'.
- Nối F’B và qua các điểm C', D', E', kẻ các đường song song với F’B. Giao điểm
của các đường thẳng đó với AB cho ta các điểm chia tương ứng C,D,E,F là những
điểm cần tìm.
Chia đều đường tròn
- Chia đường tròn thành 3 phần và 6 phần bằng nhau:
Chia đường tròn thành 3 phần bằng nhau, vẽ tam giác đều nội tiếp
Lấy 1 trong 2 giao điểm của đường kính với đường tròn (O,R) làm tâm (giả sử
điểm 4), vẽ một cung tròn có bán kính bằng bán kính của đường tròn R, cung
tròn này cắt đường tròn tâm O tại hai điểm : 2, 3. Các điểm 1, 2 và 3 là những điểm
chia đường tròn ra 3 phần bằng nhau.
Nối 3 điểm , ta được tam giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O

13
Chia đường tròn thành 6 phần bằng nhau, vẽ lục giác đều nội tiếp
- Lấy 2 trong 4 giao điểm của 2 đường kính vuông góc nhau của đường tròn (O,R)
với đường tròn (O,R) làm tâm, vẽ hai cung tròn tâm 1 và 4 có bán kính bằng bán kính
của đường tròn R, cung tròn này cắt đường tròn tâm O tại bốn điểm 2, 6, 3, 5. Các
điểm 1, 2, 3, 4, 5 và 6 là những điểm chia đường tròn ra 6 phần bằng nhau .
- Nối 6 điểm, ta được lục giác đều nội tiếp của đường tròn tâm O.

Chia đường tròn thành 4 phần bằng nhau, vẽ tứ giác đều nội tiếp: Hai đường tâm vuông
góc chia đường tròn ra 4 phần bằng nhau . Nối bốn điểm 1, 2, 3, 4, ta được tứ giác đều nội
tiếp của đường tròn tâm O .

Chia đường tròn thành 8 phần bằng nhau, vẽ bát giác đều nội tiếp : Hai đường kính
vuông góc nhau cắt nhau tại 4 điểm 1, 3, 5, 7. Vẽ đường phân giác của các góc 1O3 và
3O5, chúng cắt đường tròn tại 4 điểm 2, 4, 6, 8. Nối 8 điểm, ta được bát giác đều nội
tiếp của đường tròn tâm O

14
Vẽ tiếp tuyến với một đường tròn
- Điểm cho trước nằm trên đường tròn C  vòng tròn (O,R). Nối OC. Vẽ AB ⊥
OC. AB là tiếp tuyến cần vẽ.
- Điểm cho trước nằm ngoài đường tròn. Nối OC, tìm trung điểm I của OC, vẽ
đường tròn phụ đường kính OC. Đường tròn phụ tâm I, bán kính OI cắt đường tròn (O,
R) tại T1 và T2 . CT1 và CT2 là 2 tiếp tuyến cần vẽ

Vẽ tiếp tuyến chung với hai đường tròn


Cho 2 đường tròn O1 và O2 , bán kính R1, R 2 , khoảng cách tâm O1 O2= A.
Có 2 trường hợp :
- Đường thẳng tiếp xúc ngoài .

- Đường thẳng tiếp xúc trong

15
2. Các hình biểu diễn
HÌNH CHIẾU
Hình chiếu của vật thể là hình biểu diễn các phần thấy của vật thể đối với người
quan sát, cho phép thể hiện các phần khuất của vật thể bằng nét đứt để giảm số lượng
hình biểu diễn.
Hình chiếu của vật thể bao gồm: hình chiếu cơ bản, hình chiếu phụ và hình chiếu
riêng phần.
Sáu hình chiếu cơ bản TCVN 8 -30 quy định lấy sáu mặt của một hình hộp làm
sáu mặt phẳng hình chiếu cơ bản. Hình chiếu của vật thể trên mặt phẳng hình chiếu cơ
bản gọi là hình chiếu cơ bản.

Sáu hình chiếu cơ bản được bố trí như sau và có tên gọi như sau:

1. Hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng) 4. Hình chiếu từ phải


2. Hình chiếu từ trên (hình chiếu bằng) 5. Hình chiếu từ dưới
3. Hình chiếu từ trái ( hình chiếu cạnh ) 6. Hình chiếu từ sau

16
Nếu các hình chiếu từ trên, từ trái, từ phải, từ dưới, từ sau thay đổi vị trí đối với
hình chiếu chính (hình chiếu đứng) như đã quy định trong hình sau thì các hình đó
phải ghi ký hiệu bằng chữ để chỉ tên gọi và trên hình chiếu có liên quan cần vẽ mũi tên
chỉ hướng nhìn kèm theo ký hiệu tương ứng

Phương pháp biểu diễn


Phương pháp chiếu góc thứ nhất (phương pháp E)
Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất (PPCG1) vật thể được đặt giữa người quan
sát và mặt phẳng hình chiếu (hình 5.4).
Các vị trí của các hình chiếu khác hình chiếu chính (hình chiếu đứng) được xác
định bằng cách quay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu
đứng P1 (hình 5.4).

Phương pháp này được các nước châu Âu và nhiều nước trên thế giới sử dụng.
Phương pháp chiếu góc thứ ba (phương pháp A)
Trong phương pháp chiếu góc thứ ba (PPCG3), các mặt phẳng hình chiếu được đặt
ở giữa người quan sát và vật thể
Các vị trí của các hình chiếu khác hình chiếu chính (hình chiếu đứng) được xác
định bằng cách quay các mặt phẳng hình chiếu về trùng với mặt phẳng hình chiếu
đứng P1 (hình 5.4).
17
Hiện nay trên thế giới có 2 nhóm tiêu chuẩn chính là tiêu chuẩn Quốc tế ISO và
tiêu chuẩn Mỹ ANSI. Tiêu chuẩn Việt Nam về Vẽ kỹ thuật cơ khí của TCVN dựa
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO nên dùng Phép Chiếu Góc Thứ Nhất (First Angle
Projection) như hình 5.4

Trên một số bản vẽ của một số nước trên thế giới có vẽ ký hiệu chiếu kiểu Quốc
tế (Chiếu góc thứ 1) hay chiếu kiểu Mỹ (Chiếu góc thứ 3) như sau:

Hình 5.6 : Dấu hiệu chiếu kiểu TCVN- Quốc tế Dấu hiệu chiếu kiểu Mỹ
Trên các bản vẽ TCVN mặc nhiên dùng phép chiếu góc thứ 1 và không ghi ký
hiệu gì cả.
Phương pháp này được các nước châu Mỹ sử dụng nên gọi là phương pháp A.
Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 128 – 1982 Nguyên tắc chung về biểu diễn quy định
bản vẽ có thể dùng một trong hai phương pháp E hoặc A và phải có dấu đặc trưng của
phương pháp đó.

18
BẢN VẼ HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
Vẽ hình chiếu của vật thể
Để vẽ hình chiếu của một vật thể, thường dùng cách phân tích hình dạng vật
thể. Trước hết căn cứ theo hình dạng và kết cấu của vật thể, chia vật thể ra nhiều phần
có hình dạng các khối hình học cơ bản và xác định vị trí tương đối giữa chúng, sau đó
vẽ hình chiếu của từng phần, từng khối hình học cơ bản đó. Khi vẽ, cần vận dụng tính
chất hình chiếu của điểm, đường, mặt để vẽ cho đúng, nhất là giao tuyến của mặt
phẳng với các khối hình học và giao tuyến của hai khối hình học.
Ví dụ : Vẽ ổ đỡ (Hình 5.9 a)
Có thể phân tích ổ đỡ làm bốn phần ( Hình 5.9 b):
- Phần ổ : là hình trụ rỗng, lỗ rỗng cũng hình trụ;
- Phần đế là hình hộp chữ nhật có hai lỗ hình trụ;
- Phần thanh ngang là hình lăng trụ, đáy hình thang cân đặt nằm ngang trên đế
liên kết phần hình trụ với phần đế;
- Phần gân đỡ là hình hộp ở dưới ống hình trụ.

a) b)

c) d)

Cách vẽ : Để thể hiện hình dạng thật các mặt của ổ đỡ, ta đặt mặt đế song song
với mặt phẳng hình chiếu bằng và gân ngang song song với mặt phẳng hình chiếu
đứng và lần lượt vẽ các phần đế, ổ, thanh ngang, gân đỡ như đã phân tích ở trên
(Hình 5.10).
19
Ghi kích thước của vật thể
Kích thước biểu thị độ lớn thật của vật thể . Để ghi một cách đầy đủ kích thước
của vật thể, ta cũng dùng phương pháp phân tích hình dạng vật thể .
Người ta chia kích thước vật thể ra làm 3 loại : Kích thước định hình, kích
thước định vị, kích thước khuôn khổ.
Ví dụ : Ghi kích thước của giá đỡ (Hình 5.17).
Kích thước định hình (Hình 5.17b) : Là kích thước xác định độ lớn của các
khối hình học :
- Phần đế hộp có các kích thước: 80 ; 54 ; 14 ; góc lượn R10 và đường kính lỗ
10;
- Phần sườn lăng trụ tam giác có các kích thước : 35 ; 20 và 12;
- Phần thành đứng hộp : 54 ; 46 ; 15 và hình trụ bán kính R 27 và lỗ 32.
Kích thước định vị (Hình 5.17b) : Là kích thước xác định vị trí tương đối của
các khối hình học :
- Hai lỗ trên đế xác định bằng kích thước 70 và 34;
- Lỗ trên thành đứng xác định bằng kích thước 60.
Kích thước khuôn khổ (Hình 5.17b) : Là kích thước ba chiều chung (chiều
dài, chiều rộng, chiều cao) của vật thể.
- Chiều dài 80 , chiều rộng 54 và chiều cao 87.

Cách đọc bản vẽ hình chiếu


Đọc bản vẽ chiếu của vật thể là từ các hình chiếu vuông góc của vật thể, hình
dung ra hình dạng của vật thể đó .
Quá trình đọc bản vẽ là quá trình phân tích các hình chiếu , vận dụng các tính
chất hình chiếu của các yếu tố hình học : điểm , đường và mặt để hình dung được từng
khối hình học, từng phần tạo thành vật thể , từ đó hình dung được toàn bộ hình dạng
của vật thể .

20
Ví dụ : Đọc bản vẽ nắp ổ trục ( Hình 5.19) .
1. Trước hết, đọc hình chiếu đứng là hình chiếu chủ yếu, sau đó đọc các hình
chiếu khác. Cần xác định rõ các phương chiếu của các hình chiếu và sự liên hệ giữa
các hình chiếu đó và chia vật thể ra từng phần.
2. Phân tích từng phần
Căn cứ theo hai hình chiếu, chia nắp ổ trục thành bốn phần :
- Phần giữa của nắp ổ trục có hình chiếu đứng là một nửa hình vành khăn, hình
chiếu bằng là hình chữ nhật. Đối chiếu với các hình chiếu của các khối hình học cơ
bản, ta biết được đó là hình chiếu của một nửa ống hình trụ (hình 5.20a);
- Phần bên phải và bên trái có dạng hình hộp chữ nhật phía đầu vê tròn, ở giữa
lỗ hình trụ, nên hình chiếu đứng thể hiện bằng nét đứt (hình 5.20b, c))

21
- Phần trên có hình chiếu đứng là hình chữ nhật, hình chiếu bằng là đường tròn,
đó là hình chiếu của ống hình trụ, các nét đứt ở hình chiếu đứng thể hiện lòng ống. Hai
cạnh đáy của hai hình chữ nhật ở hình chiếu đứng là đường cong thể hiện giao tuyến
của ống hình trụ đó đối với hình trụ ở phần giữa (hình 5.20d);
- Kết quả hình dung ra nắp ổ trục như hình chiếu trục đo (hình 5.21).

Cách vẽ hình chiếu thứ ba


Căn cứ vào hai hình chiếu đã cho của một vật thể, yêu cầu vẽ hình chiếu thứ
ba là một phương pháp bồi dưỡng và kiểm tra năng lực đọc bản vẽ.
Muốn vẽ hình chiếu thứ ba, trước hết trên cơ sở phân tích các hình chiếu để suy
ra hình dạng từng phần của vật thể đi đến hình dung được toàn bộ vật thể. Sau đó lần
lượt vẽ hình chiếu thứ ba của từng phần, từng khối hình học tạo nên vật thể đó.

22
Để tiện gióng các đường nét, có thể vẽ 3 trục hình chiếu và đường phụ trợ
nghiêng 45o hoặc dùng compa đưa chiều rộng của các phần tử từ hình chiếu cạnh
sang hình chiếu bằng hoặc ngược lại.
Các bước vẽ hình chiếu cạnh của nắp ổ trục như hình5.22 và cách vẽ như hình
5.23. Để tiện gióng các đường nét, có thể vẽ 3 trục hình chiếu và đường phụ trợ
nghiêng 45o hoặc dùng compa đưa chiều rộng của các phần tử từ hình chiếu cạnh
sang hình chiếu bằng hoặc ngược lại.
Các bước vẽ hình chiếu cạnh của nắp ổ trục như hình5.22 và cách vẽ như hình
5.23.
Ngoài ra, để vẽ hình chiếu thứ ba nhanh hơn, trước hết phải đọc bản vẽ và hình
dung được hình dạng của vật thể , sau đó vẽ phác hình chiếu trục đo. Khi đã vẽ phác
hoàn chỉnh hình chiếu trục đo, mới bắt đầu vẽ hình chiếu thứ ba.

CÂU HỎI
1. Chia đường tròn bán kính R40 thành 5 phần; 7 phần bằng nhau.
2. Trình bày cách vẽ nối tiếp.
3. Thế nào là hình chiếu cơ bản ? Khi thay đổi vị trí hình chiếu như đã quy định
thì cần chú ý những gì ?
3. Thế nào là hình chiếu riêng phần, hình chiếu riêng phần được dùng trong
trường hợp nào ?
4. So sánh sự giống và khác nhau giữ hình chiếu phụ và hình chiếu riêng phần.
5. Trình bày khái niệm hình cắt. Hình cắt dùng để làm gì ?
6. Cách phân loại hình cắt như thế nào? Có những loại hình cắt nào ?
7. Trình bày khái niệm mặt cắt. Có các loại mặt cắt nào? Chúng được vẽ như
thế nào?
8. Cách ký hiệu hình cắt và mặt cắt như thế nào ?
9. Khi nào dùng hình kết hợp ? Thế nào là hình cắt kết hợp ? Cho ví dụ.
10. Thế nào là hình trích ? Ứng dụng của hình trích ?
11. So sánh mặt cắt rời và mặt cắt chập. Cho ví dụ.
12. Đọc các hình chiếu vuông góc của vật thể cho trong hình 5.61a và đối chiếu
tìm không gian tương ứng của nó trong hình 5.61b.

23
BÀI TẬP
1. Vẽ hình cái móc (hình 2.27).

24
2. Đọc các hình chiếu vuông góc của vật thể cho trong hình 5.61a và đối chiếu
tìm không gian tương ứng của nó trong hình 5.61b.

25
3 Vẽ ba hình chiếu vuông góc của các vật thể theo các hình không gian đã cho
trong hình 5.62.

26
4. Cho các hình chiếu trục đo (hình 5.63), hãy vẽ ba hình chiếu vuông góc theo
kích thước đã cho. Thực hiện bản vẽ trên giấy A4.

2 loã

2 loã

2lo
ã

27
5 Trên hình 5.64 cho hai hình chiếu của chi tiết và ba mặt cắt A-A. Hãy tìm mặt cắt
đúng ? Nói rõ những chỗ sai của mặt cắt còn lại.

6. Tìm hình chiếu thứ ba và vẽ hình cắt thích hợp cho các hình ở hình 5.64.

28
CHƯƠNG 2
VẼ ĐIỆN
Giới thiệu bài học
Bản vẽ điện là một trong những phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp
của ngành điện nói chung và người thợ điện công nghiệp nói riêng. Để thực hiện mỗi
bản vẽ thì không thể bỏ qua các công cụ cũng như những qui ước mang tính qui phạm
của ngành nghề
Đây là tiền đề cần thiết cho việc tiếp thu, thực hiện các bản vẽ theo những tiêu
chuẩn hiện hành
Trong các bản vẽ, tất cả các thiết bị, khí cụ điện điều được thể hiện dưới dạng
những ký hiệu qui ước
Việc nắm bắt, vận dụng và khai thác chính xác các ký hiệu để hoàn thành một bản
vẽ là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mang tính tiên quyết đối với người thợ cũng như cán bộ
kỹ thuật công tác trong ngành điện – điện tử
Để làm được điều đó thì việc nhận dạng, tìm hiểu, vẽ chính xác các ký hiệu qui ước
là một yêu cầu trọng tâm. Nó là tiền đề cho việc phân tích, tiếp thu và thực hiện các sơ
đồ mạch điện, điện tử dân dụng và công nghiệp
Mục tiêu của bài:
Sử dụng đúng chức năng các loại dụng cụ dùng trong vẽ điện
Trình bày đúng hình thức bản vẽ điện như khung tên, lề trái, lề phải . . .
Phân biệt được các tiêu chuẩn của bản vẽ điện
Vẽ được các ký hiệu như ký hiệu mặt bằng,ký hiệu điện, ký hiệu điện tử theo qui
ước đã học
Phân biệt được các dạng ký hiệu được thể hiện trên những dạng sơ đồ khác nhau
như sơ đồ nguyên lý, sơ đồ đơn tuyến, . . theo các ký hiệu qui ước đã học
Có ý thức tự giác, tinh thần kỹ luật cao, tích cực tham gia học tập
I. NHỮNG TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ
1. Khổ giấy
- Theo tiªu chuÈn ViÖt Nam (TCVN) 2 - 74 qui ®Þnh mçi b¶n vÏ ®îc thùc hiÖn trªn
mét khæ giÊy. Khæ giÊy ®ược x¸c ®Þnh b»ng c¸c kÝch thưíc ngoµi cña b¶n vÏ. Khæ giÊy
chÝnh gåm khæ Ao cã kÝch thưíc 1189 x 841.
Quan hệ giữa các khổ giấy như sau:

- C¸c khæ giÊy kh¸c ®ược chia ra tõ khæ giÊy Ao.


- KÝch thưíc cña c¸c khæ giÊy chÝnh quy ®Þnh nh sau:
29
Kích thöôùc caùc caïnh
1189×841 594×841 594×420 297×420 297×210
cuûa khoå giaáy(mm)
Kyù hieäu cuûa
A0 A1 A2 A3 A4
tôø giaáy töông öùng
2. Khung tên , khung vẽ
Mçi b¶n vÏ ph¶i cã mét khung vÏ vµ khung tªn riªng theo TCVN 3821 - 83 qui
®Þnh.
- Khung vÏ: VÏ b»ng nÐt c¬ b¶n c¸ch mÐp khæ giÊy mét kho¶ng lµ 5 mm. NÕu ®ãng thµnh
tËp th× c¹nh tr¸i khung vÏ c¸ch mÐp tr¸i khæ giÊy mét kho¶ng 25 mm

- Khung tªn : §ưîc bè trÝ ë gãc ph¶i phÝa díi b¶n vÏ, khæ 11 ®Æt theo c¹nh ng¾n hoÆc dµi
cña khæ giÊy.
Đối với bản vẽ dùng giấy A2, A3, A4

Đối với bản vẽ dùng giấy A0, A1

3. Tỷ lê

30
- Tỉ lệ thu nhỏ: 1/2, 1/3,….1/100,…
- Tỉ lệ nguyên: 1/1
- Tỉ lệ phóng to: 2/1, 3/1,…. 100/1,..
4. Đường nét
TCVN 8 - 85 qui ®Þnh c¸c lo¹i ®ưêng nÐt. Qui t¾c vÏ, sö dông d·y chiÒu réng
®ưêng nÐt sau: S = 0,18 ; 0,25 ; 0,35 ; 0,5 ; 0,7 ; 1 ; 1,4 ; 2 mm
TØ sè gÇn ®óng cña chiÒu réng 2 lo¹i ®ưêng nÐt m¶nh vµ ®Ëm lµ 1:2 hoÆc 1: 3. ChiÒu réng
nÐt ®Ëm thưêng lµ 0,5 ; 0,7 ; 1
- NÐt liÒn ®Ëm dïng ®Ó biÓu diÔn ®ưêng bao thÊy trªn h×nh chiÕu, khung vÏ, khung tªn,
m¹ch ®éng lùc s¬ ®å ®iÖn
- NÐt liÒn m¶nh dïng biÓu diÔn ®ưêng bao thÊy cña mÆt c¾t, ®êng kÝch thưíc, ®ưêng
giãng, m¹ch ®iÒu khiÓn cña s¬ ®å ®iÖn
- NÐt ®øt biÓu diÔn ®ưêng bao khuÊt, d©y trung tÝnh, d©y nèi ®Êt trªn s¬ ®å ®iÖn
- §ưêng chÊm g¹ch biÓu diÔn ®ưêng trôc, ®êng t©m, vÕt c¾t trªn s¬ ®å tr¶i
Tên gọi Hình dạng Ứng dụng
1. Nét liền đậm - Cạnh thấy đường bao thấy
- Đường đỉnh ren thấy
- Khung bảng tên, khung tên
2. Nét liền mảnh - Đường đóng, đường dẫn, đường kích thước
- Đường bao mặt cắt chập
- Đường gạch gạch trên mặt cắt
- Đường chân ren thấy
3. Nét đứt - Cạnh khuất, đường bao khuất

4. Nét gạch chấm -Trục đối xứng


mảnh -Đường tâm của vòng tròn
5. Nét lượn sóng -Đường cắt lìa hình biểu diển
-Đường phân cách giữa hình cắt và hình chiếu khi
không dùng trục đối xứng làm trục phân cách
5. Chữ viêt
- Trªn b¶n vÏ kü thuËt ngoµi h×nh vÏ cßn cã con sè, nh÷ng ký hiÖu b»ng ch÷, nh÷ng ghi
chó b»ng lêi ... ch÷ vµ sè viÕt trªn b¶n vÏ ph¶i râ rµng thèng nhÊt ®Ó dÔ ®äc vµ kh«ng g©y
nhÇm lÉn. TCVN 6 - 85 qui ®Þnh h×nh d¹ng vµ kÝch thưíc cña ch÷ vµ sè
- Khæ ch÷ (h) lµ gi¸ trÞ x¸c ®Þnh b»ng chiÒu cao cña ch÷ hoa tÝnh b»ng mm.
- Qui ®Þnh khæ ch÷ như sau : 1,8 ; 2,5 ; 3,5 ; 5 ; 7 ; 10 ; 14 ; 20 ; 28 ; 40.
- Qui ®Þnh nh÷ng kiÓu ch÷ như sau
Chiều cao khổ chữ: h= 14, 10, 7, 3.5, 2.5 (mm)
Chiều cao các loại chữ:
Chữ hoa = h
Chữ thường có nét sổ (h, g, l) =h
Chữ thường không có nét sổ (a, e, m) =5/7h
Chiều rộng:
Chữ hoa và số= 5/7h, ngoại trừ A,M = 6/7h, số 1=2/7h, w=8/7h, l= 4/7h, J,
Chữ thường = 4/7h, ngoại trừ w, m=h, f,j,l,t= 2/7h, r=3/7h
Bề dày nét chữ, số= 1/7h
6. Ghi kích thước
- Đường dóng ( đường nối): Vẽ nét liền mảnh và vuông góc với đường bao

31
- Đường ghi kích thước: Vẽ bằng nét mảnh song song với đường bao và cách
đường bao từ 7-10mm
- Mũi tên: nằm trên đường ghi kích thước, đầu mũi tên vừa chạm sát vào đường
gióng , mũi tên phải nhọn và thon
- Nguyên tắc ghi kích thước: nguyên tắc chung, số ghi độ lớn không phụ thuộc
độ lớn của hình vẽ, đơn vị thống nhất là mm ( không cần ghi đơn vị trên bản vẽ), đơn
vị góc là độ
Cách ghi kích thước:
▪ Trên bản vẽ: kích thước chỉ được phép ghi 1 lần
▪ Đối với bản vẽ có hình nhỏ, thiếu chổ ghi kích thước cho phép kéo dài
đường ghi kích thước, con số kích thước ghi ở bên phải, mũi tên có thể ghi ở bên ngoài
- Con số kích thước: Ghi dọc theo đường kích thước và khoảng giữa và cách một
đoạn khoản 1.5mm
- Hướng viết số kích thước phụ thuộc vào độ nhiêng đường ghi kích thước, đối
với các góc có thể nằm ngang
- Để ghi kích thước một góc hay một cung, đường ghi kích thước là một cung
tròn
- Đường tròn trước con số kích thước có ghi 
Cung tròn trước con số kích thước có ghi R
7. Cách gấp bản vẽ
- Các bản vẽ thực hiện xong, cần phải gấp lại đưa vào tập hồ sơ lưu trữ để thuận
tiện trong việc quản lý và sử dụng
- Cách gấp bản vẽ phải tuân theo một trình tự và đúng kích thước đã cho sẳn, khi
gấp phải đưa khung tên ra ngoài để khi sử dụng không bị lúng túng, và không mất thời
thời gian tìm kiếm

32
II. CÁC KÝ HIỆU QUI ƯỚC DÙNG TRONG BẢN VẼ ĐIỆN
1. Vẽ các ký hiệu phòng ốc và mặt bằng xây dựng
Trên sơ đồ mặt bằng cho ta biết vị trí lắp đặt các thiết bị điện cũng như các thiết bị
khác.
Ví dụ ta có sơ đồ mặt bằng của một căn hộ như sau:

Hình 2.1: Sơ đồ mặt bằng một căn hộ


Các ký hiệu cơ bản trên sơ đồ mặt bằng:

STT TÊN GỌI KÝ HIỆU


1 Cửa ra vào 1 cánh

2'-6"

2 Cửa ra vào 2 cánh

5'-0"

3 Thang máy

33
STT TÊN GỌI KÝ HIỆU
4 Cửa sổ
2'-6"

5 Cầu thang

6 Bồn tắm

34
2. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ điện chiếu sáng.
Nguồn điện
STT TÊN GỌI KÝ HIỆU
1 Dòng điện 1 chiều
2 Điện áp một chiều
3 Dòng điện xoay chiều hình sin
4 Dây trung tính N
5 Điểm trung tính O
6 Các pha của mạng điện A, B, C
3+N 50Hz, 380V
7 Dòng điện xoay chiều 3 pha 4 dây 50Hz, 380V
2 110V
8 Dòng điện 1 chiều 2 đường dây
Các loại đèn điện và thiết bị dùng điện
STT TÊN GỌI KÝ HIỆU
1 Đèn huỳnh quang

2 Đèn nung sáng

3 Đèn đường

4 Đèn ốp trần

5 Đèn pha bóng solium 150W treo


trên tường. 150 la chỉ số công
suât, ngoài ra còn có 35, 70W

35
STT TÊN GỌI KÝ HIỆU
6 Đèn cổng ra vào

7 Đèn trang trí sân vườn

8 Đèn chiếu sáng khẩn cấp

9 Đèn thoát hiểm EXIT

10 Đèn chùm

11 Quạt thông gió

12 Điều hòa nhiệt độ

36
13 Bình nước nóng

14 Ô cắm đơn, ổ cắm đôi

Các loại thiết bị đóng cắt bảo vệ


1 Cầu chì

2 MCB, MCCB

3 Tủ phân phối

4 Cầu dao một pha

5 Đảo điện một pha

6 Công tắc đơn, đôi, ba, bốn

7 Cầu dao ba pha

8 Đảo điện ba pha

9 Nút nhấn thường đóng

37
10 Nút nhấn kép

11 Nút nhấn thường hở

Các loại thiết bị đo lường


1 Ampemet

2 Vônmet

3 Đồng hồ kiliwatt

Ví dụ: mạch khởi động sao tam giác

38
3. Vẽ các ký hiệu điện trong sơ đồ cung cấp điện.
Các loại thiết bị đóng cắt, đo lường bảo vệ
1 Dao cách li một cực

2 Dao cách li ba cực

3 Dao ngắn mạch

4 Dao đứt mạch, tác động


một chiều

5 Dao đứt mạch, tác động


hai chiều

39
6 Máy cắt hạ áp (Aptomat)
ký hiệu chung

7 Máy cắt hạ áp ba cực

8 Dao cắt phụ tải ba cực


điện áp cao

9 Máy cắt ba cực điện áp


cao

Đường dây và phụ kiện


1 Mạch có 2, 3, 4 dây

2 Những đường dây chéo


nhau, nhưng không có nối về
điện

3 Những đường dây chéo


nhau, nhưng có nối về điện

40
4 Vị trí tương đối giữa các
dây điện

5 Cáp đồng trục:

Màn chắn nối vỏ

6 Dây mềm

7 Chỗ hỏng cách điện:

Giữa các dây

Giữa dây và vỏ

Giữa dây và đất

Ví dụ: Sơ đồ cung cấp điện:

Hình 2.8: Sơ đồ cung cấp điện dẫn sâu, không có trạm phân phối trung tâm các
tram biến áp phân xưởng nhận điện trực tiếp từ tram biến áp cung cấp.
41
III. VẼ SƠ ĐỒ ĐIỆN
1. Vẽ sơ đồ mặt bằng
Khái niệm
Mặt bằng ngôi nhà là hình cắt bằng của ngôi nhà, trên đó thể hiện vị trí, kích thước
các tường, vách, cửa và các thiết bị đồ đạc.
Ví dụ

Hình 3.1: Sơ đồ mặt bằng của một căn hộ


Sơ đồ vị trí trình bày vị trí lắp đặt thiết bị điện, khí cụ điện trên mặt bằng. sơ đồ
vị trí được căn cứ từ mặt bằng kiến trúc ( sơ đồ mặt bằng ). Ký hiệu điện dùng trong sơ
đồ vị trí là ký hiệu điện dùng trong sơ đồ mặt bằng.
Hình 3.2 giới thiệu sơ đồ vị trí của một vài thiết bị điện trong phòng khách
thiết bị điện trong phòng khách

42
2. Vẽ sơ đồ bố trí điện
Khái niệm
Sơ đồ đơn tuyến trình bày mạch điện, mạng điện bằng một nét vẽ trên đó vẫn thể
hiện được số lượng, cỡ dây, cũng như cách thức đi dây. Sơ đồ đơn tuyến được dùng
trong bản vẽ thiết kế. ký hiệu điện dùng trong sơ đồ đơn tuyến là ký hiệu điện dùng
trong sơ đồ mặt bằng.
Ví dụ

3. Vẽ sơ đồ đơn dây
Khái niệm
Sơ đồ nối dây trình bày chi tiết mạch điện, mạng điện dùng trong thi công. Nó
được căn cứ theo sơ đồ đơn tuyến, tất cả các đường dây được trình bày đầy đủ giữa
các phụ tải, khí cụ điện và nguồn điện trên sơ đồ mặt bằng. các đường dây được thể
hiện theo từng tuyến hoặc từng lộ dây. Ký hiệu điện dùng trong sơ đồ điện là ký hiệu
điện dùng trong sơ đồ điện.
Chú ý: sơ đồ vị trí, sơ đồ đơn tuyến, sơ đồ nối dây phải thể hiện tương ứng trên
mặt bằng, dù rằng tỉ lệ mặt bằng có thể khác nhau.
Từ sơ đồ đơn tuyến, ta biểu diễn đầy đủ chi tiết của mạch điện. Trên cơ sở nắm
vững sơ đồ nguyên lý vận hành của mạch điện.

1- Nguồn điện ; Bộ phận bảo vệ: cầu chì ; Bộ phận điều khiển: công tắc
2- Phụ tải: bóng đèn

43
Ví dụ

44
Bài tập
I. Vẽ sơ đồ mặt bằng

45
II. Vẽ sơ đồ bố trí điện

46
III. Vẽ sơ đồ dơn dây

47
CHƯƠNG 3
CÁC KHÁI NIỆM CHUNG VỀ AUTOCAD
Giới thiệu bài học
Bản vẽ điện là một trong những phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp
của ngành điện nói chung và người thợ điện công nghiệp nói riêng. Để thực hiện mỗi
bản vẽ thì không thể bỏ qua các công cụ cũng như những qui ước mang tính qui phạm
của ngành nghề
Đây là tiền đề cần thiết cho việc tiếp thu, thực hiện các bản vẽ theo những tiêu
chuẩn hiện hành
Trong các bản vẽ, tất cả các thiết bị, khí cụ điện điều được thể hiện dưới dạng
những ký hiệu qui ước
Việc nắm bắt, vận dụng và khai thác chính xác các ký hiệu để hoàn thành một bản
vẽ là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mang tính tiên quyết đối với người thợ cũng như cán bộ
kỹ thuật công tác trong ngành điện – điện tử
Để làm được điều đó thì việc nhận dạng, tìm hiểu, vẽ chính xác các ký hiệu qui ước
là một yêu cầu trọng tâm. Nó là tiền đề cho việc phân tích, tiếp thu và thực hiện các sơ
đồ mạch điện, điện tử dân dụng và công nghiệp
Mục tiêu của bài:
Trình bày được ý nghĩa của chữ viết tắt CAD.
Phân tích được đặc điểm và công dụng của phần mềm AutoCAD.
Giải thích được những ưu điểm khi dùng AutoCAD thực hiện bản vẽ trong chuyên
ngành điện
Cài đặt được phần mềm AutoCAD.
Liệt kê được các thao tác về file và công dụng các phím tắt.
Thực hiện được các thao tác chọn đối tượng, truy bắt đối tượng và điều khiển tầm nhìn.
Trình bày được các phương pháp, các công cụ để vẽ các đối tượng cơ bản (đoạn
thẳng, đường tròn, cung tròn, elip, đa giác …).
Vận dụng được các lệnh đã học trong chương này để vẽ các bài tập thực hành của
chương.
Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo
trong học tập.
I. KHÁI QUÁT VỀ AUTOCAD
1. Cài đặt
Bước 1 Nhấp đúp vào biểu tượng

Xuất hiện hộp thoại Media Browser – Autocad:


Bước 2 Chọn trang Install/ Stand – Alone Installation/ Install
Xuất hiện hộp thoại Autocad 2007 setup:
Bước 3 Nhấp vào biểu tượng Next / chọn I accept

Bước 4 Next/ nhập số serial

48
Bước 5 Next/ nhập tên người dùng

Bước 6 Next/ Custom


Bước 7 Next/ Chọn đường dẫn

2. Khởi động
Autocad là chương trình chạy trong môi trường Windows nên cách khởi động
giống như những chương trình khác.
Cách 1: Trực tiếp khởi động Autocad bằng cách nhấp đúp phím trái của chuột
vào biểu tượng trên màn hình destop

Cách 2: Có thể vào Start/ Programs/ Autodesk/ Autocad 2007


3. Bảng chức năng trong Autocad
- Menu bar (hệ thống menu lệnh)
Là thanh ngang danh mục, nằm phía trên vùng đồ họa, Autocad 2007 có 11 tiêu
đề. Mỗi tiêu đề chứa một nhóm lệnh của Autocad
Là danh mục kéo xuống, khi ta chọn một tiêu đề sẽ xuất hiện một danh mục kéo
xuống. Tại danh mục này ta có thể gọi các lệnh để thực hiện

- Toolbars (Hệ thống thanh công cụ)


Trong Autocad có nhiều Toolbars, mỗi lệnh có một nút chọn với biểu tượng trong
Toolbars. Để làm xuất hiện các Toolbars ta thực hiện lệnh như sau
Cách 1
Bước 1 Vào View / Toolbars / Xuất hiện hộp thoại

49
Bước 2 Chọn trang Toolbars / Nhấp vào thanh công cụ cần dùng / Close
Cách 2
Bước 1 Nhập vào cửa sổ lệnh 

Bước 2 Nhập tên thanh công cụ cần dùng 

Bước 3 Kết thúc chọn lựa 


Cách 3
Bước 1 Rê chuột đến bất kỳ thanh công cụ nào đang hiện hành/
Nhấp chuột phải khi đó xuất hiện hộp thoại

Bước 2 Nhấp chuột trái vào thanh công cụ cần dùng


* Chú ý
Hệ thống thanh công cụ hổ trợ (Standard)

50
STT TÊN CHỨC NĂNG
1 Qnew Tạo bản vẽ mới
2 Open Mở file bản vẽ
3 Save Lưu thành file bản vẽ
4 Plot In ấn bản vẽ
5 Cut Cắt đối tượng
6 Copy Sao chép đối tượng
7 Paste Dán đối tượng
8 Undo Hủy bỏ thao tác vừa làm
9 Redo Khôi phục thao tác vừa hủy bỏ
10 Pan Realtime Di chuyển màn hình
11 Zoom Realtime Phóng to hay thu nhỏ màn hình
12 Zoom Window Phóng to một phần đối tượng
13 Zoom Orevious Phục hồi cửa sổ vừa nhìn trước đó
Hệ thống thanh công cụ hiệu chỉnh (Modify)

STT TÊN CHỨC NĂNG


1 Copy Nhân bản
2 Mirror Tạo đối xứng quanh trục
3 Offset Tạo đối tượng song song
4 Array Nhân bản theo dãy
5 Move Dịnh chuyển đối tượng
6 Rotate Quay đối tượng
7 Scale Thay đổi tỉ lệ đối tượng
8 Trim Cắt một phần đối tượng
9 Extend Kéo dài đối tượng
10 Chamfer Vát mép 2 cạnh
11 Fillet Nối tiếp 2 đối tượng bằng cung tròn
12 Explode Phá vở đối tượng

Hê thống thanh công cụ vẽ (Draw)

STT TÊN CHỨC NĂNG


1 Line Đoạn thẳng
2 Polyline Đa tuyến
3 Polygon Đa giác đều
4 Rectangle Hình chữ nhật
5 Arc Cung tròn

51
6 Circle Đường tròn
7 Spline Đường cong
8 Ellipse Vẽ elip
9 Ellipse Arc Cung elip
10 Point Vẽ điểm
11 Hatch Chèn vật liệu
12 Multiline Text Nhập chữ viết

Hệ thống thanh công cụ quản lý đường nét và màu (Protertise)

Cửa sổ lệnh (Command)


Là nơi giao tiếp đối với chương trình. Người sử dụng có thể mở rộng hay thu hẹp
cửa sổ lệnh bằng cách rê chuột đến ví trí giữ trái chuột kéo lên thì mở rộng hoặc kéo
xuống thi thu hẹp cửa sổ lệnh

Gọi cửa sổ lệnh


Cách 1 Vào Toolbars / Command line
Cách 2 Ctrl + F9
Kiểm tra thuật toán Bấm F2
Một số phím chọn lệnh nhanh
F1 Thực hiện lệnh Help
F2 Dùng để chuyển từ màn hình đồ họa sang màn hình văn bản
F3 hoặc Ctrl + F Tắt/ mở chế độ truy bắt điểm thường trú (Osnap)
F8 hoặc Ctrl + L Tắt/ mở chế độ Ortho (vẽ đường thẳng thẳng)
F9 hoặc Ctrl + B Tắt/ mở chế độ Snap
Nút trái chuột dùng để Pick (chọn) tọa độ của một điểm trên màn hình
Shift + phải chuột: Gọi danh sách chế độ truy bắt điểm tạm trú
Enter/Space Bar : Dùng để thực hiện hay kết thúc câu lệnh
ESC Hủy bỏ một lệnh hay xử lý đang tiến hành
R (Redraw) Dùng để tẩy sạch các dấu “+” (Blipmode)
Up Arrow Gọi lại các câu lệnh trước đó
Del Thực hiện lệnh xóa đối tượng (Erase)
Ctrl + 0 Chuyển sang chế độ xem toàn màn hình (Full Screen)
Ctrl + 1 Thực hiện lệnh Properties
Ctrl + C Thực hiện lệnh sao chép đối tượng vào Clipboard
Ctrl + N Thực hiện lệnh New – tạo một File mới
52
Ctrl + O Thực hiện lệnh Open – gọi File có sẵn
Ctrl + P Thực hiện lệnh Plot/ Print – in bản vẽ
Ctrl + Q Thực hiện lệnh Quit – thoát khỏi bản vẽ
Ctrl + S Thực hiện lệnh Save – lưu bản vẽ
Ctrl + Shift + S Thực hiện lệnh Saveas – lưu bản vẽ dưới định dạng khác
Ctrl + V Dán đối tượng từ Clipboard vào bản vẽ
Ctrl + X Cắt đối tượng vào Clipboard
Ctrl + Y Thực hiện lệnh Redo – tiến lên 1 bước
Ctrl + Z Thực hiện lệnh Undo – lùi lại 1 bước
4. Thay đổi giao diện trong Autocad
Vào Tools/ Options/ xuất hiện hộp thoại Options

Chọn trang Display


Bước 1 Nhấp vào colors

Xuất hiện hộp thoại

Bước 2 Nhấp vào colors để thay đổi màu nền / Apply


Bước 3 Di chuyển con chạy Crosshair size

53
Bước 4 Nhấp vào Display scroll bars in drawing widow ( Chọn thanh cuộn)

Bước 5 Điều chỉnh độ phân giải màn hình

Bước 4 OK
Chọn trang Open and save

Bước 1 Chọn phiên bản Autocad để lưu bản vẽ

Bước 2 Chỉnh máy tự động lưu sau thời gian tự chọn

Bước 3 OK

54
Chọn trang Drafting

5. Chuyển đổi Autocad 3D về Autocad 2D


Bước 1:

Bước 2:

Bước 3:

Bước 4:

55
II. MỘT SỐ LỆNH VẼ TRONG AUTOCAD
1. Lệnh vẽ đường thẳng
Cách 1: Menubar
Bước 1: Draw/ Line
Bước 2: Specify first point (nhập tọa độ điểm đầu) ở đây chúng ta có thể tọa độ
hoặc là kích chuột trực tiếp
Bước 3: Specify next point or [Undo] (nhập tọa độ tiếp theo) ở đây chúng ta có thể
tọa độ hoặc là kích chuột trực tiếp
Bước 4: Specify next point or [Close/Undo] (nhập điểm tiếp theo hoặc C đóng, U
xóa đường thẳng vừa vẽ
Cách 2: Toolbar
Bước 1: Nhấp trực tiếp vào biểu tượng

Bước 2: Specify first point (nhập tọa độ điểm đầu) ở đây chúng ta có thể tọa độ
hoặc là kích chuột trực tiếp
Bước 3: Specify next point or [Undo] (nhập tọa độ tiếp theo) ở đây chúng ta có thể
tọa độ hoặc là kích chuột trực tiếp
Bước 4: Specify next point or [Close/Undo] (nhập điểm tiếp theo hoặc C đóng, U
xóa đường thẳng vừa vẽ
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh L trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify first point (nhập tọa độ điểm đầu) ở đây chúng ta có thể tọa độ
hoặc là kích chuột trực tiếp
Bước 3: Specify next point or [Undo] (nhập tọa độ tiếp theo) ở đây chúng ta có thể
tọa độ hoặc là kích chuột trực tiếp
Bước 4: Specify next point or [Close/Undo] (nhập điểm tiếp theo hoặc C đóng, U
xóa đường thẳng vừa vẽ
* Chú ý:
Khi ta nhập điểm bằng tọa độ, phải Enter để xác định với Autocad
Specify next point or [Undo] nếu ta nhập vào ký tự Cl (Close) các đoạn thẳng sẽ
khép kín lại tạo thành đa giác, điểm đầu nối với điềm cuối và đồng thời kết thúc lệnh
Khi ta nhập điểm bằng click mouse trên màn hành, thì không sử dụng Enter sau
mỗi lần click mouse
Trong bản vẽ autocad thông thường ta sử dụng tọa độ tương đối, trường hợp cho
giá trị góc và khoảng cách ta sử dụng tọa độ cực tương đối
Nếu tại dòng nhắc Specify next point or [Undo] ta nhập Enter thì Autocad lấy điểm
cuối cùng nhất ta xác định trên vùng đồ họa làm điểm đầu tiên của đoạn thẳng
2. Lệnh vẽ đường tròn
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
* Đường tròn biết tâm và bán kính (Center, radius)
Bước 1: Nhập lệnh C trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr] xác định tọa độ tâm
Bước 3: Specify radius of circle or [diameter] xác định bán kính
* Đường tròn biết tâm và đường kính
Bước 1: Nhập lệnh C trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr] xác định tọa độ tâm
Bước 3: Specify radius of circle or [diameter] nhập D chọn đường kính
Bước 4: Specify diameter of circle: xác định đường kính
56
* Đường tròn đi qua ba điểm
Bước 1: Nhập lệnh C trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr] nhập 3P
Bước 3: Specify first point on circle: xác định điểm thứ nhất đường tròn đi qua
Bước 4: Specify second point on circle: xác định điểm thứ hai đường tròn đi qua
Bước 5: Specify third point on circle: xác định điểm thứ ba đường tròn đi qua
* Đường tròn qua hai điểm
Bước 1: Nhập lệnh C trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr] nhập 2P
Bước 3: Specify first point on circle: xác định điểm thứ nhất đường tròn đi qua
Bước 4: Specify second point on circle: xác định điểm thứ hai đường tròn đi qua
* Đường tròn tiếp xúc với hai đối tượng và có bán kính
Bước 1: Nhập lệnh C trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr] nhập Ttr
Bước 3: Specify point on object for first tangent of circle chọn đối tượng thứ nhất
Bước 4: Specify point on object for second tangent of circle chọn đối tượng thứ hai
Bước 5: Specify radius of circle xác định bán kính
3. Lệnh vẽ cung tròn
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
* Cung tròn đi qua ba điểm
Bước 1: Nhập lệnh A trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify start point of Arc or [Center] nhập tọa độ điểm đầu của cung
Bước 3: Specify second point of Arc or [Center/End] nhập tọa độ điểm thứ 2
Bước 4: Specify end point of Arc nhập tọa độ điểm cuối của cung
Chú ý: với hình thức này ta có thể vẽ theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều
* Cung tròn với điểm đầu, tâm và điểm cuối
Bước 1: Nhập lệnh A trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify start point of Arc or [Center] nhập tọa độ điểm đầu của cung
Bước 3: Specify second point of Arc or [Center/End] nhập điểm tâm C
Bước 4: Specify end point of Arc or [Angle/Chord Length] nhập tọa độ điểm cuối
* Vẽ cung tròn với điểm đầu, điểm cuối và bán kính
Bước 1: Nhập lệnh A trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify start point of Arc or [Center] nhập tọa độ điểm đầu của cung
Bước 3: Specify second point of Arc or [Center/End] nhập điểm cuối E
Bước 4: Specify center point of Arc or [Angle/Direction/Radius] chọn bán kính R
Bước 5: Specify radius of Arc nhập bán kính
* Vẽ cung tròn với điểm đầu, điểm cuối và góc ở tâm
* Vẽ cung tròn với điểm đầu, tâm và góc ở tâm
* Vẽ cung tròn với điểm đầu, tâm và chiều dài dây cung
* Vẽ cung tròn với điểm đầu, cuối và hướng tiếp tuyến của cung tại điểm bắt đầu
* Vẽ cung tròn với tâm, điểm cuối và điểm đầu
* Vẽ cung tròn với tâm, điểm đầu và góc ở tâm
* Vẽ cung tròn với tâm, điểm đầu và chiều dài dây cung
* Vẽ cung tròn nối tiếp với đoạn thẳng hay cung tròn trước đó
Bước 1: Nhập lệnh A trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify start point of Arc or [Center] Enter
Bước 3: Specify eng point of Arc: nhập điểm cuối

57
III. HỆ TRỤC TỌA ĐỘ
Hệ tọa độ hai chiều (2D) được thiết lập bởi một điểm gốc tọa độ là giao điểm giữa hai trục vuô
Trong bản vẽ Autocad một điểm trong bản vẽ hai chiều được xác định bằng hoành
độ X và tung độ Y cách nhau bởi dấu phẩy (X,Y).
Điểm gốc tọa độ (0,0). X và Y có thể mang dấu âm hoặc dấu dương tùy thuộc vào
vị trí của điểm so với trục tọa độ
1. Hệ tọa độ đề các
Tọa độ tuyệt đối X,Y dựa theo gốc tọa độ (0,0) của bản vẽ để xác định điểm. Giá
trị tọa độ tuyệt đối dựa theo gốc tọa độ tuyệt đối (0,0) nơi mà trục X và trục Y giao
nhau. Sử dụng tọa độ tuyệt đối khi chúng ta biết chính xác giá trị tọa độ X và Y của
điểm
Tọa độ tương đối @X,Y dựa trên điểm nhập cuối cùng nhất trên bản vẽ. Sử dụng
tọa độ tương đối khi chúng ta biết vị trí tương đối với điểm trước đó. Để chỉ định tọa
độ tương đối ta nhập vào trước tọa độ dấu @ (at sign)
2. Hệ tọa độ cực
Tọa độ cực được sử dụng để định vị trí một điểm trong mặt phẳng XY. Tọa độ cực
chỉ định khoảng cách và góc so với gốc tọa độ (0,0). Đường chuẩn đo góc theo chiều
dương của trục X của hệ tọa độ đề các, góc dương là góc ngược chiều kim hồ
Để nhập tọa độ cực ta nhập khoảng cách và góc được tính cách nhau bởi dấu móc
nhọn (<). Theo mặc định góc tăng theo ngược chiều kim đồng hồ và giảm theo chiều
kim đồng. Để thay đổi chiều kim đồng hồ ta nhập giá trị âm cho góc. Để chỉ định tọa
độ cực tương đối ta nhập @ D < 
Trong đó:
D là khoảng cách giữa điểm ta cần xác định và điểm xác định cuối cùng nhất trên
bản vẽ
 là góc giữa đường chuẩn và đoạn thẳng nối tiếp hai điểm. Đường chuẩn là đường
xuất phát từ gốc tọa độ tương đối và nằm theo chiều dương của trục X
Góc dương là góc ngược chiều kim đồng hồ, góc âm là góc cùng chiều kim đồng
hồ
IV. CÁC PHƯƠNG THỨC TRUY BẮT ĐIỂM
Trong quá trình vẽ một hình nào đó người sử dụng có thể kết hợp nhiều lệnh vẽ
khác nhau như: Line; Circle . . . Thì phương pháp truy bắt điểm là công cụ trợ giúp
tìm, kết nối chính xác vị trí cần liên kết giữa các lệnh khác nhau.
1. Lệnh Objects snap gán chế độ truy bắt điểm tạm trú
Autocad có khả năng gọi là Objects snap dùng để truy bắt các điểm thuộc đối
tượng như (điểm cuối, điểm giữa, điểm tâm . . . ) khi sử dụng các phương thức truy bắt
này, tại giao điểm của hai sợi tóc xuất hiện một ô vuông truy bắt (Aperture) và tại
điểm cần truy bắt xuất thiện khung hình ký hiệu phương thức truy bắt (Marker). Khi
chọn các đối tượng đang trạng thái truy bắt Autocad sẽ tự động tính tọa độ điểm truy
bắt và gán cho điểm cần tìm
Cách 1:
Bước 1: View/ Toolbar
Bước 2: Chọn Toolbars
Bước 3: Chọn Object snap
Bước 4: Chọn close

58
Xuất hiện hộp thoại Customize

Cách 2:
Bước 1: Người sử dụng rê chuột đến bất kỳ thanh công cụ trên màn hình nhấp
chuột phải khi đó xuất hiện thanh công cụ
Bước 2: Nhấp chuột trái để đánh dấu chọn Object snap

59
Truy bắt điểm chỉ sử dụng 1 lần khi truy bắt điểm
Cách 1:
Bước 1: Nhập lệnh vẽ
Bước 2: Dùng chuột nhấp vào biểu tượng cần sử dụng
Bước 3: Di chuyển chuột đến điểm cần truy bắt khi đó xuất hiện ô vuông, nhấp
chuột trái đến điểm cần truy bắt

Truy bắt điểm cuối

Truy bắt điểm giữa

Truy bắt giao điểm hai đối tượng

Truy bắt điểm tâm

Truy bắt điểm ¼ đường tròn

Truy bắt điểm tiếp tuyến

Truy bắt điểm vuông góc

Truy bắt điểm gần nhất


Cách 2:
Bước 1: Nhập lệnh vẽ
Bước 2: Nhập trực tiếp lệnh cần truy bắt
Bước 3: Di chuyển chuột đến điểm cần truy bắt khi đó xuất hiện ô vuông, nhấp
chuột trái đến điểm cần truy bắt
Cách 3:
Bước 1: Nhập lệnh vẽ
Bước 2: Nhấp giữ phím shift và chuột phải trên vùng vẽ
Sẽ xuất hiện meun object snap
Bước 3: Chọn chế độ truy bắt điểm
Bước 4 Di chuyển chuột đến điểm cần truy bắt khi đó xuất hiện ô vuông, nhấp
chuột trái đến điểm cần truy bắt

60
2. Lệnh Osnap gán chế độ truy bắt điểm thường trú
Truy bắt điểm chỉ sử dụng nhiều lần khi truy bắt điểm
Cách 1:
Bước 1: rê chuột đến thanh công cụ biều tượng object snap nhấp chuột phải vào
biểu tượng, khi đó xuất hiện hộp thoại

Các lựa chọn:


Nếu chọn On: mở chế độ truy bắt
Nếu chọn Off: tắt chế độ truy bắt
Nếu chọn Setting : điều chỉnh chế độ truy bắt
Xuất hiện hộp thoại Drafting setting

Bước 2: Đánh dấu chọn vào ô Object snap on


Bước 3: Đánh dấu chọn vào vào Object snap modes để gán chế độ truy bắt thường
trú
Bước 4: Kết thúc
Các lựa chọn:
OK để kết thúc lệnh
Cancel hủy bỏ các thao tác đã điều chỉnh

61
Cách 2:
Bước 1: Tools/ Draft setting
Xuất hiện hộp thoại Drafting setting

Bước 2: Đánh dấu chọn vào ô Object snap on


Bước 3: Đánh dấu chọn vào vào Object snap modes để gán chế độ truy bắt thường
trú
Bước 4: Kết thúc
Các lựa chọn:
OK để kết thúc lệnh
Cancel hủy bỏ các thao tác đã điều chỉnh
Cách 3:
Bước 1: Nhập trực tiếp lệnh dsettings
Xuất hiện hộp thoại Drafting setting

Bước 2: Đánh dấu chọn vào ô Object snap on


Bước 3: Đánh dấu chọn vào vào Object snap modes để gán chế độ truy bắt thường
trú
Bước 4: Kết thúc
Các lựa chọn:
OK để kết thúc lệnh
Cancel hủy bỏ các thao tác đã điều chỉnh

Object Snap modes dùng để gán chế độ truy bắt điểm


Clear all để thoát chế độ truy bắt thường trú

62
BÀI TẬP

1) Áp dụng lệnh vẽ đường thẳng

a) b)

b) d)

2) Áp dụng lệnh vẽ đường trờn, hình chữ nhật

a) b)

63
b) d)

64
CHƯƠNG 4
CÁC LỆNH CHỈNH SỬA CƠ BẢN
Giới thiệu bài học
Bản vẽ điện là một trong những phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp
của ngành điện nói chung và người thợ điện công nghiệp nói riêng. Để thực hiện mỗi
bản vẽ thì không thể bỏ qua các công cụ cũng như những qui ước mang tính qui phạm
của ngành nghề
Đây là tiền đề cần thiết cho việc tiếp thu, thực hiện các bản vẽ theo những tiêu
chuẩn hiện hành
Trong các bản vẽ, tất cả các thiết bị, khí cụ điện điều được thể hiện dưới dạng
những ký hiệu qui ước
Việc nắm bắt, vận dụng và khai thác chính xác các ký hiệu để hoàn thành một bản
vẽ là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mang tính tiên quyết đối với người thợ cũng như cán bộ
kỹ thuật công tác trong ngành điện – điện tử
Để làm được điều đó thì việc nhận dạng, tìm hiểu, vẽ chính xác các ký hiệu qui ước
là một yêu cầu trọng tâm. Nó là tiền đề cho việc phân tích, tiếp thu và thực hiện các sơ
đồ mạch điện, điện tử dân dụng và công nghiệp
Mục tiêu của bài:
- Biết sử dụng các lệnh hiệu chỉnh cơ bản, các lệnh dựng hình trong bản vẽ.
- Nắm được các thuật toán trong các lệnh hiệu chỉnh, các lệnh dựng hình.
- Phân tích được các phương pháp kỹ thuật để dựng hình đối tượng trong bản
vẽ.
- Phân tích được các phương pháp chèn ký hiệu vật liệu cho mặt cắt.
- Vận dụng được các lệnh đã học để vẽ các bài tập thực hành.
- Rèn luyện tính kỹ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực
sáng tạo trong học tập
I. CÁC LỆNH CHỈNH SỬA CƠ BẢN
1. Di dời đối tượng (MOVE – M)
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh M trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select objects chọn đối tượng cần di dời
Bước 3: Select objects tiếp tục chọn đối tượng cần di dời hoặc Enter
Bước 4: Specify base point or displacement chọn điểm chuẩn hay nhập điểm di dời
Bước 5: Specify second ponit of displacement chọn điểm đối tượng đến
(có thể dùng phím chọn chuột, các phương thức truy bắt điểm)

65
2. Cắt một phần đối tượng giao nhau (TRIM - TR)
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh TR trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select objects or <select all> chọn đối tượng giao nhau
Bước 3: Select objects or <select all> tiếp tục chọn đối tượng giao nhau hoặc Enter
Bước 4: Select objects to trim or shift select to extend chọn phần thừa bỏ đi
Bước 5: Select objects to trim or shift select to extend tiếp tục chọn phần thừa bỏ đi

3. Quay đối tượng quanh một điểm (ROTATE – RO)


Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh RO trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select objects chọn đối tượng cần quay
Bước 3: Select objects tiếp tục chọn đối tượng cần quay hoặc Enter
Bước 4: Specify base ponit chọn tâm quay
Bước 5: Specify rotation angle or [Copy/Reference] nhập giá trị góc quay
Các lựa chọn
Copy nhân bản đối tượng
Bước 6: Specify rotation angle or [Copy/Reference] nhập C
Bước 7: Specify rotation angle or [Copy/Reference] nhập giá trị cần quay

66
Reference thay đổi thông số
Bước 6: Specify rotation angle or [Copy/Reference] nhập R
Bước 7: Sepecify the reference angle nhập giá trị góc ban đầu 0
Bước 8: Specify second point nhập giá trị góc cần thay đổi

4.Thay đổi kích thước theo tỷ lệ (SCALE – SC)


Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh SC trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select objects chọn đối tượng cần thay đổi kích thước
Bước 3: Select objects tiếp tục chọn đối tượng cần thay đổi hoặc Enter
Bước 4: Specify base ponit chọn tâm cần thay đổi
Bước 5: Specify scale factor or [Copy/Reference] nhập giá trị cần thay đổi
Các lựa chọn
Copy nhân bản đối tượng
Bước 6: Specify scale factor or [Copy/Reference] nhập C
Bước 7: Specify scale factor or [Copy/Reference] nhập giá trị cần thay đổi

67
Reference thay đổi thông số
Bước 6: Specify scale factor or [Copy/Reference] nhập R
Bước 7: Sepecify the reference length nhập giá trị góc ban đầu 1
Bước 8: Specify second point nhập giá trị cần thay đổi

II. Các lệnh dựng hình


1. Tạo các đối tượng song song
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh O trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Specify offset distance or [Through/Erase/Layer] nhập khoảng cách cần
tạo song song
Bước 3: Select object to offset or [exit/Undo] chọn đối tượng cần tạo song song
Bước 4: Specify point on side to offset chọn phía cần tạo song song
Bước 5: Specify point on side to offset tiếp tục chọn phía cần tạo song song
Hoặc Enter

68
Các lựa chọn
Through : Chọn điểm
Bước 2: Specify offset distance or [Through/Erase/Layer] nhập T
Bước 3: Select object to offset or [exit/Undo] chọn đối tượng cần tạo song song
Bước 4: Specify through point chọn điểm mà đối tượng sẽ đi qua
Bước 5: Specify point on side to offset tiếp tục chọn phía cần tạo song song
Hoặc Enter
2. Vuốt góc hai đối tượng (FILLET – F)
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh F trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select first object or [Undo/Polyline/Radius/Trim] nhập bán kính R
Bước 3: Specify fillet radius nhập giá trị bán kính
Bước 4: Select first object or [Undo/Polyline/Radius/Trim] chọn đối tượng thứ 1
Bước 5: Select seconh object or shift select to apply corner chọn đối tượng thứ 2

3. Váp mép hai đối tượng (CHAMFER – CHA)


Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh CHA trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select first line or nhập D
Bước 3: Specify first chamfer distance nhập khoảng cách đường vát mép thứ nhất
Bước 4: Second chamfer distance nhập khoảng cách đường vát mép thứ hai
Bước 5: Select first line or chọn cạnh thứ nhất
Bước 6: Select second line or chọn cạnh thứ hai

69
Bước 1: Nhập lệnh CHA trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select first line or nhập A
Bước 3: Specify first chamfer distance nhập khoảng cách đường vát mép thứ nhất
Bước 4: Second chamfer angle from the first line nhập góc đường vát mép thứ
hai
Bước 5: Select first line or chọn cạnh thứ nhất
Bước 6: Select second line or chọn cạnh thứ hai

3. Sao chép các đối tượng (COPY – CP)


Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh CP trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select objects chọn đối tượng cần sao chép
Bước 3: Select objects Enter kết thúc lựa chọn
Bước 4: Secify base point or chọn điểm bất kỳ làm điểm chuẩn
Bước 5: Secify second point or chọn điểm thứ hai
Bước 6: Secify second point or Enter kết thúc lựa chọn

70
5. Đối xứng quanh trục (MIRROR – MI)
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh MI trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select objects chọn đối tượng cần tạo đối xứng
Bước 3: Select objects chọn tiếp đối tượng cần tạo đối xứng hoặc Enter
Bước 4: Specify first point of mirror line chọn điểm thứ nhất của trục đối xứng
Bước 5: Specify second point of mirror line chọn điểm thứ hai của trục đối xứng
Bước 6: Delete source objects [Yes/No] có muốn xóa hoặc giữ nguyên đối tượng

71
6. Sao chép theo dãy (ARRAY – AR)
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh AR trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Xuất hiện hộp thoại

Trang Polar Array


Bước 2: Chọn trang Polar Array
Bước 3: Select objcets chọn các đối tượng cần sao chép
Bước 4: Center ponit chọn tâm quay
Bước 5: Total number of item xác định tổng số phần tử cần tạo
Bước 6: Angle to fill xác định số độ cần tạo
Bước 7: Ok

72
Trang Rectangular Array

Bước 2: Chọn trang Rectangular Array


Bước 3: Select objcets chọn các đối tượng cần sao chép
Bước 4: Rows và Columns chọn số hàng và số cột cần sao chép
Bước 5: Row offset và column offset nhập khoảng cách giữa các hàng và các cột
Bước 6: Ok

7. Lệnh phá vở đối tượng (EXPLODE – X)


Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh X trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select objects chọn đối tượng cần phá vở
Bước 3: Enter kết thúc lựa chọn

73
III. Chèn ký hiệu vật liệu cho mặt cắt
1. Chèn vật liệu cho mặt cắt (HATCH – H)
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh H trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Xuất hiện hộp thoại
Trang Hatch

Bước 2: Chọn trang Hatch


Bước 3: Type chọn mẫu vật liệu
Bước 4: Pattem chọn tên vật liệu
Bước 5: Swatch hiển thị hình ảnh các mẫu
Bước 6: Add pick point chọn điểm trong vùng vật liệu
Hoặc Add select pbjcets chọn biên dạng để gạch vật liệu
Bước 7: Angle nhập độ nghiêng và scale nhập tỉ lệ cho vật liệu
Bước 8: Ok kết thúc lựa chọn

74
Trang Gradient

Bước 2: Chọn trang Gradient


Bước 3: Color chọn màu
Bước 4: Add pick point chọn điểm trong vùng vật liệu
Hoặc Add select pbjcets chọn biên dạng để gạch vật liệu
Bước 5: Ok kết thúc lựa chọn

2. Hiệu chỉnh vật liệu cho mặt cắt (HATCHEDIT - HE)


Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh HE trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select objcets chọn đối tượng cần hiệu chỉnh
Bước 3: Angle nhập độ nghiêng và scale nhập tỉ lệ cho vật liệu
Bước 4: Ok kết thúc lựa chọn

75
BÀI TẬP
1)

76
77
78
CHƯƠNG 5
QUẢN LÝ BẢN VẼ
Giới thiệu bài học
Bản vẽ điện là một trong những phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp
của ngành điện nói chung và người thợ điện công nghiệp nói riêng. Để thực hiện mỗi
bản vẽ thì không thể bỏ qua các công cụ cũng như những qui ước mang tính qui phạm
của ngành nghề
Đây là tiền đề cần thiết cho việc tiếp thu, thực hiện các bản vẽ theo những tiêu
chuẩn hiện hành
Trong các bản vẽ, tất cả các thiết bị, khí cụ điện điều được thể hiện dưới dạng
những ký hiệu qui ước
Việc nắm bắt, vận dụng và khai thác chính xác các ký hiệu để hoàn thành một bản
vẽ là yêu cầu cơ bản, tối thiểu mang tính tiên quyết đối với người thợ cũng như cán bộ
kỹ thuật công tác trong ngành điện – điện tử
Để làm được điều đó thì việc nhận dạng, tìm hiểu, vẽ chính xác các ký hiệu qui ước
là một yêu cầu trọng tâm. Nó là tiền đề cho việc phân tích, tiếp thu và thực hiện các sơ
đồ mạch điện, điện tử dân dụng và công nghiệp
Mục tiêu của bài:
- Phân tích được các phương pháp quản lý bản vẽ theo lớp, đường nét, màu.
- Phân tích được các phương pháp và hiệu chỉnh văn bản.
- Phân tích được các phương pháp ghi và hiệu chỉnh kích thước.
- Phân tích được các phương pháp hình thành nên bản vẽ.
- Vận dụng được các lệnh đã học để vẽ các bài tập thực hành.
- Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo
trong học tập.
I. QUẢN LÝ BẢN VẼ THEO LỚP, ĐƯỜNG NÉT, MÀU
1. Tạo lớp mới (LAYER – LA)
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh LA trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Xuất hiện hộp thoại

Tạo layer mới


Bước 2: Chọn New layer đặt tên cho layer
79
Bước 3: Nhập tên cho layer
Bước 4: Apply
Bước 5: Ok

Chọn màu cho layer


Bước 2: Chọn color
Xuất hiện hộp thoại

Bước 3: Chọn màu cần gán


Bước 4: Ok
Chọn các loại đường cho nét vẽ
Bước 2: Chọn linetype
Xuất hiện hộp thoại

80
Bước 3: Chọn load

Bước 4: Ok
Chọn chiều rộng cho nét vẽ
Bước 2: Chọn lineweight
Xuất hiện hộp thoại

Bước 3: Chọn chiều rộng cho nét vẽ


Bước 4: Ok
2. Hiệu chỉnh
Chọn lớp hiện hành

Trước khi vẽ người sử dụng nên chọn tên layer hiện hành bằng cách chọn lớp cần
vẽ trên thanh công cụ layer
Tắt mở layer

Rê chuột đến layer trên thanh công cụ có biểu tượng bóng đèn, khi đó layer sẽ nhìn
thấy hoặc không nhìn thấy

81
Khóa hoặc mở cho layer

Rê chuột đến layer trên thanh công cụ có biểu tượng chìa khóa, khi đó layer sẽ mở
hoặc khóa, người sử dụng sẽ không hiệu chỉnh sửa hoặc xóa
Hiệu chỉnh
Bước 1: Shift chuột phải trên thanh công cụ
Xuất hiện hộp thoại

Bước 2: Chọn đối tượng cần điều chỉnh


Bước 3: Esc
II. NHẬP VÀ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN
1. Tạo kiểu chữ (TEXT STYLE)
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Command line
Bước 1: Format/ text style
Xuất hiện hộp thoại

Bước 2: Chọn New chọn kiểu chữ


Xuất hiện hộp thoại

Bước 4: Ok

82
Bước 5: Chọn Font chọn font chữ
Bước 6: Chọn Height chọn chiều cao chữ
Bước 7: Chọn Width factor chọn hệ số chiều rông chữ
Bước 8: Chọn Obique angle chọn độ nghiêng chữ
Bước 9: Apply
2. Nhập văn bản
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Draw/ text/ Multiline text

Bước 2: Chọn điểm thứ nhất bất kỳ trên màn hình


Bước 3: Chọn điểm thứ hai đối diện trên màn hình

Bước 4: Nhập văn bản

Bước 5: Ok

Chú ý: chèn ký hiệu đặc biệt


%%d : độ
%%p : 
%%c : 
Other : ký hiệu khác
3. Hiệu chỉnh văn bản
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh ddedit trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Chọn dòng chữ cần hiệu chỉnh
Xuất hiện hộp thoại

Bước 3: Hiệu chỉnh dòng chữ cần hiệu chỉnh


Bước 4: Ok
83
III. CHI VÀ HIỆU CHỈNH KÍCH THƯỚC
1. Định dạng kiểu kích thước (DIMSTYLE – D)
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh D trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Xuất hiện hộp thoại

Bước 2: Chọn New đặt tên mới cho kiểu kích thước

Bước 3: Tại dòng New style name nhập tên cho kiểu kích thước
Bước 4: Nhấp nút contine

Xuất hiện hộp thoại


Trang Line
Bước 1: Chọn trang Line
Bước 2: Dimension lines đường kích thước
- Chọn màu color
- Chọn kiểu đường linetype
- Chọn bề rộng nét vẽ lineweight
- Extend beyond ticks đoạn đường kích thước vượt quá đường gióng (2 – 3) mm
- Baseline spacing khoảng cách giữa hai đường kích thước (5 – 7) mm

84
Bước 3: Entension lines đường gióng
- Chọn màu color
- Chọn kiểu đường linetype
- Chọn bề rộng nét vẽ lineweight
- Extend beyond dim lines đoạn đường gióng vượt quá đường kích thước (2-3) mm
- Offset from origin khoảng hở giữa đường gióng và đường bào (0) mm
- Fixed legth extension lines chiều dài cố định cho đường gióng

Trang Symbosls anh arrows


Bước 1: Chọn trang symbols and arrows
Bước 2: Arrowheads thiết lập mũi tên của đường kích thước
- First mũi tên thứ 1
- Second mũi tên thứ 2
- Leader mũi tên cho đầu đường chú thích
- Arrows size kích cỡ mũi tên (3-4) mm

85
Bước 3: Center marks dấu tâm và đường tâm

Trang Text
Bước 1: Chọn trang text

86
Bước 2: Text apperance điều chỉnh hình dạng, kích cỡ của chữ kích thước
- Text style chọn kiểu chữ
- Text color chọn màu
` - Fill color chọn màu nền cho chữ viết kích thước
- Text height chọn chiều cao cho chữ kích thước (2,5 mm)
Bước 3: Text placememt vị trí chữ số kích thước
- Vertical chữ số kích thước nằm trên đường kích thước (Above)
- Offset from dim line khoảng hở giữa chữ số kích thước và đường kích thước (1)
Bước 4: Text alignment hướng chữ số kích thước
- Horizontal chữ số kích thước nằm ngang
- Aligend with dimension line chữ kích thước luôn luôn song song với đường kích
thước
- Iso stadard chữ kích thước sẽ song song với đường kích thước khi nằm trong hai
đường gióng và nằm ngang khi nằm ngoài hai đường gióng
Trang Primary units
Bước 1: Chọn trang Primary units

Bước 2: Linear dimensions


- Unit fomat gán dạng và đơn vị cho kích thước dài
- Precision gán các thập phân
- Round off gán các quy tắc làm tròn số
- Prefix định tiền tố cho chữ kích thước
- Suffix hậu tố cho chữ kích thước
- Scale factor gán hệ số tỷ lệ đo chiều dài cho tất cả các dạng kích thước

87
2. Cách ghi kiểu kích thước
Các lệnh ghi kích thước nằm trong menu dimension
Linear dimension – Kích thước thẳng
ghi kích thước ngang, thẳng đứng
ghi kích thước theo đường nghiêng
ghi chuỗi kích thước nối tiếp với kích thước có sẳn
ghi chuỗi kích thước song song với kích thước có sẳn
Kích thước hướng tâm
ghi kích thước đường kính
ghi kích thước bán kính
Kích thước góc
ghi kích thước góc
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line

Bước 1: Dimension/ lệnh ghi kích thước


Bước 2: Specify first extension line origin or chọn đường gióng thứ nhất
Bước 3: Specify second extension line origin or chọn đường gióng thứ hai
Bước 4: Specify dimension line location chọn một điểm bất kỳ hoặc nhập giá trị
khoảng cách giữa đường kích thước với đường bao (> hơn 7)
3. Hiệu chỉnh kiểu kích thước
Thay đổi vị trí và phương của chữ số kích thước
Bước 1: Nhập lệnh Dimted trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Bước 2: Select dimension chọn kích thước cần hiệu chỉnh
Bước 3: Specify new [Left/Right/Center/Home/Angle] dời chữ kích thước đến vị
trí cần thiết hoặc chọn R, L, C
Right kích thước dời sang phải
Left kích thước đời sang trái
Center đặt vị trí kích thước nằm giữa đường kích thước
Angle quay chữ số kích thước
Điều chỉnh giá trị, vị trí, góc quay cửa chữ số kích thước
Bước 1: Nhập lệnh Ded trực tiếp vào cửa số lệnh
Bước 2: Enter type og dimension editing [Home/New/Rotate/oblique] nhập H
Bước 3: Select objects chọn kích thước cần điều chỉnh
Bước 4: Select objects chọn kích thước cần điều chỉnh hoặc Enter
Home đưa chữ số kích thước về vị trí ban đầu khi ghi kích thước
Bước 2: Enter type of dimension editing [Home/New/Rotate/oblique] nhập N
New thay đổi chữ số cho kích thước đã ghi
Rotato quay chữ số kích thước
Bước 2: Enter type of dimension editing [Home/New/Rotate/oblique] nhập R
Bước 3: Sepecify angle for dimension text nhập góc quay
Bước 4: Select objects chọn chữ số kích thước
88
3. Tạo khối
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh Wblock trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Xuất hiện hộp thoại

Bước 2: File name and path tên file và thư mục chứa đối tượng làm thư viện
Bước 3: Pick point chọn điểm chèn
Bước 4: Select objects chọn đối tượng cần tạo thư viện
Bước 5: Ok kết thúc
5. Chèn khối vào văn bản
Cách 1: Menun bar
Cách 2: Tool bar
Cách 3: Command line
Bước 1: Nhập lệnh Block trực tiếp vào cửa sổ lệnh
Xuất hiện hộp thoại

Bước 2: Name nhập tên file hoặc Browse để tìm tên file Block
Bước 3: Ok
Bước 4: Chọn ví trí chèn vào

89
THỰC HÀNH TỔNG HỢP
I. Vẽ ký hiệu

90
II. Vẽ sơ đồ mặt bằng

91
III. Vẽ sơ đồ bố trí điện

92
VI. Vẽ sơ đồ đơn dây

93
94
V. Vẽ các mạch trang bị điện

Hình 2.2 : Mạch động lực

Hình 2.3: mạch điều khiển


95
Hình 2.4: mạch quay hai chiều (mạch động lực)

Hình 2.5: Mạch điều khiển

96
Hình 2.6: mạch động lực hãm động năng động cơ ba pha

Hình 2.7: Mạch điều khiển

97
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Vẽ Kỹ Thuật - Tác giả Chu Văn Vượng – NXBĐHSP 2004
2. Giáo trình Vẽ Kỹ Thuật - Tác giả Trần Hải Quế – NXBĐHSP 2002
Nguyễn Kim Thành
3. Giáo trình Vẽ Điện - Tác giả Lê Công Thành - NXBĐHSPKT 1998
4. Tiêu chuẩn nhà nước ký hiệu điện, ký hiệu xây dựng
5. Các tạp chí về điện

You might also like