You are on page 1of 14

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

PHÁP LUẬT HÀNG KHÔNG


____________________________

BÁO CÁO NHÓM 17

ĐỀ TÀI 17: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ VẬN


CHUYỂN HÀNG HÓA, HÀNG KHÁCH VÀ
HÀNG LÝ

Giảng viên hướng dẫn:


Trần Linh Huân
Nhóm 17 thực hiện:

1. Lưu Nguyễn Minh Khôi (Leader)


2. Lê Quang Nguyên
3. Lương Thái Khang
4. Nguyễn Khánh Ly
5. Đặng Thị Thanh Tuyền

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

.... Ngày …. Tháng …. Năm ....

Giảng viên nhận xét

2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................5
I Khái quát các nội dung quy định pháp luật về vận chuyển hàng không.....................7
1. Quy chế pháp lý.............................................................................................................7
2. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không......................................................................7
2.1. Vận chuyển hàng không.......................................................................................7
2.2. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.................7
2.3. Điều lệ vận chuyển.................................................................................................8
3. Vận chuyển hàng hóa....................................................................................................9
3.1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa...........................................................................9
3.2. Các trường hợp hàng hóa bị từ chối vận chuyển................................................9
4. Vận chuyển hành khách, hành lý.................................................................................9
4.1. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý........................................................9
4.2. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách.........................10
4.3. Quyền của hành khách........................................................................................10
4.4. Nghĩa vụ của hành khách....................................................................................11
4.5. Vận chuyển hành lý.............................................................................................11
II Liên hệ thực tế trong vận chuyển hàng khách, hàng hóa, hàng lý.............................11
1. Ưu điểm........................................................................................................................11
2. Nhược điểm..................................................................................................................12
III Giải pháp khắc phục, hạn chế trong vận chuyển hàng không................................13
1. Đối với hành khách.....................................................................................................13
2. Đối với hành lý, hàng hóa...........................................................................................13
LỜI KẾT.................................................................................................................................15

3
LỜI MỞ ĐẦU
Giao thông vận tải là ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, vận tải hành khách, hàng hóa, hành lý là
loại hình vận tải cơ bản, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người
dân và doanh nghiệp.
Để đảm bảo vận chuyển hành khách, hàng hóa, hàng hóa an toàn, hiệu quả, đáp
ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, Nhà nước đã ban hành nhiều quy
định pháp luật. Trong đó, Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Giao thông
đường thủy nội địa 2001, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 và các văn
bản hướng dẫn thi hành là những quy định pháp luật quan trọng nhất về Vận tải
hành khách, hàng hóa, hành lý.
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về điều kiện kinh doanh
vận tải hàng không; quy định về cấp phép kinh doanh vận tải hàng không; quy
định về hợp đồng vận chuyển hàng không; quy định về trách nhiệm của người
vận chuyển và hành khách trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, còn có nhiều văn bản pháp luật khác quy định chi tiết về vận tải hành
khách, hàng hóa và hàng lý, như Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng
01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2018
của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội
địa; Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 18 tháng 04 năm 2015 của Bộ Giao
thông vận tải quy định về hợp đồng vận tải hành khách bằng xe ô tô; Thông tư
số 30/2015/TT-BGTVT ngày 18 tháng 04 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải
quy định về hợp đồng vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; Thông tư số 12/2013/TT-
BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về hợp
đồng vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa; Thông tư số 13/2013/TT-
BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về hợp
đồng vận tải hành khách bằng đường thủy nội địa; Thông tư số 08/2020/TT-
BGTVT ngày 17 tháng 03 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về hợp
đồng vận tải hàng không.
Các quy định pháp luật về vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý nhằm đảm
bảo an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Các
quy định này được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh
bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động vận tải.
Lời mở đầu về quy chế pháp lý về vận tải hành khách, hàng hóa và hàng lý nêu
rõ các nội dung chính sau:

4
- Khái quát các nội dung quy định pháp luật về vận chuyển hàng không
- Liên hệ thực tế trong vận chuyển hàng khách, hàng hóa, hàng lý.
- Giải pháp khắc phục, hạn chế trong vận chuyển hàng không.

5
I Khái quát các nội dung quy định pháp luật về vận chuyển
hàng không.
1. Quy chế pháp lý.
Quy chế pháp lý là những văn bản chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm
xã hội được ban hành với những cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo những
trình tự, thủ tục nhất định và sẽ có hiệu lực đối với những đối tượng thuộc
phạm vi điều chỉnh quy chế. Quy chế thường được sử dụng để xây dựng
những kế hoạch, chính sách về nhân sự, tổ chức hoạt động, chế độ… và mang
tính nguyên tắc, tuân thủ rất cao.

Trong lĩnh vực hàng không có các quy chế như quy định về khối lượng hàng
hóa, quy định về quyền nghĩa vụ... các quy định về việc khi trên máy bay phải
bật chế độ bay, tuân thủ theo sự chỉ dẫn của các tiếp viên và cơ trưởng tàu
bay.

2. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không.


2.1. Vận chuyển hàng không.
Vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách hành lí hàng hóa bưu
gửi bằng đường hàng không. Vận chuyển hàng không bao gồm vận chuyển
hàng không thường lệ và vận chuyển hàng không không thường lệ
Định nghĩa tại: Khoản 1 Điều 109 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006,
sửa đổi bởi Khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi
2014.
Vận chuyển hàng không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng không
bao gồm các chuyến bay được thực hiện đều đặn, theo lịch bay được công bố và
được mở công khai cho công chúng sử dụng.
Vận chuyển hàng không không thường lệ là việc vận chuyển bằng đường hàng
không không có đủ các yếu tố của vận chuyển hàng không thường lệ.
2.2. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng
không.
Theo quy định tại Điều 110 Luật HKDD Việt Nam 2014, để được cấp Giấy
phép kinh doanh vận chuyển hàng không thì:

- Doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:


a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là
vận chuyển hàng không;
b) Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;

6
c) Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp
bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
d) Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
e) Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển
hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định
hướng phát triển ngành hàng không;
f) Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh vận
chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và
các điều kiện sau đây:
a) Bên nước ngoài góp vốn với tỷ lệ theo quy định của Chính phủ;
b) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam và
không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là
người nước ngoài.

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng
không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không phải
nộp lệ phí và doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng
không có nghĩa vụ sau đây:
a) Công bố nội dung Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không;
b) Hoạt động đúng mục đích, nội dung, điều kiện ghi trong Giấy phép kinh
doanh vận chuyển hàng không;
c) Duy trì điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng
không, Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay theo quy định;
d) Duy trì chất lượng của dịch vụ vận chuyển hàng không theo quy định của
Bộ Giao thông vận tải;
e) Tuân thủ quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật
khác có liên quan.
- Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép kinh
doanh vận chuyển hàng không.
2.3. Điều lệ vận chuyển.
Điều lệ vận chuyển là bộ phận cấu thành của hợp đồng vận chuyển hàng không,
quy định các điều kiện của người vận chuyển đối với việc vận chuyển hành
khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không.
(Quy định tại Điều 111 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (được sửa
đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014).

7
3. Vận chuyển hàng hóa.
3.1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và
người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng
hoá đến địa điểm đến và trả hàng hoá cho người có quyền nhận; người thuê vận
chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển.

Vận đơn hàng không, các thỏa thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều lệ
vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển
hàng hóa.

(Quy định tại Điều 128 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006).

3.2. Các trường hợp hàng hóa bị từ chối vận chuyển.


Hàng hóa được vận chuyển không đúng với loại hàng hóa đã thỏa thuận.
Người gửi hàng không tuân thủ điều kiện và hướng dẫn của người vận chuyển
về bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa.
(Quy định tại Điều 134 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006).
4. Vận chuyển hành khách, hành lý.
4.1. Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý.
Hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý bằng đường hàng không là sự thoả
thuận giữa người vận chuyển và hành khách, theo đó người vận chuyển chuyên
chở hành khách, hành lý đến địa điểm đến và hành khách phải thanh toán giá
dịch vụ vận chuyển.
Trong đó, Vé hành khách, Điều lệ vận chuyển, bảng giá dịch vụ vận chuyển và
các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên là tài liệu của hợp đồng vận
chuyển hành khách, hành lý.
(Theo quy định tại Điều 144 Luật HKDD Việt Nam 2014 về vé hành khách, thẻ
hành lý).
Vé hành khách là chứng từ vận chuyển hành khách bằng đường hàng không và
là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, các điều kiện của hợp đồng. Vé hành
khách được xuất cho cá nhân hoặc tập thể bao gồm các nội dung sau đây:
- Địa điểm xuất phát và địa điểm đến;
- Chỉ dẫn ít nhất một địa điểm dừng thoả thuận trong trường hợp vận chuyển có
địa điểm xuất phát và địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một
hoặc nhiều địa điểm dừng thoả thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác.

8
4.2. Nghĩa vụ của người vận chuyển khi vận chuyển hành khách.
Vận chuyển hành khách và hành lý đến địa điểm đến thỏa thuận và giao hành lý
ký gửi cho người có quyền nhận.
Thông báo kịp thời cho hành khách thông tin về chuyến bay; phải quan tâm,
chăm sóc hành khách, đặc biệt đối với hành khách là người khuyết tật hoặc cần
sự chăm sóc trong quá trình vận chuyển.
Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng
việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm mà không phải do lỗi của hành khách thì
người vận chuyển phải thông báo kịp thời, xin lỗi hành khách, bảo đảm việc ăn,
nghỉ, đi lại và chịu các chi phí có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian phải
chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển.
Trong trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng
việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm do lỗi của người vận chuyển thì ngoài
việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này, người vận chuyển còn
phải thu xếp hành trình phù hợp cho hành khách theo quy định hoặc hoàn trả lại
tiền phần vé chưa sử dụng theo yêu cầu của hành khách.
Trong trường hợp do lỗi của người vận chuyển, hành khách đã được xác nhận
chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển hoặc chuyến bay bị hủy
hoặc chuyến bay bị chậm kéo dài mà không thông báo trước thì người vận
chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chất lượng dịch vụ cho hành khách
tại cảng hàng không, sân bay.
(Theo quy định tại Điều 145 Luật HKDD Việt Nam 2014).
4.3. Quyền của hành khách.
Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị
thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.
Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận
chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù
hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.
Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được
nhận lại tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền
phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.

9
Trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng
không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền tương
ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong
Điều lệ vận chuyển.
Được miễn giá dịch vụ vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong
Điều lệ vận chuyển.
Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm giá dịch vụ vận chuyển
với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.
4.4. Nghĩa vụ của hành khách.
Thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người vận chuyển trong quá trình vận chuyển.
Bồi thường thiệt hại khi hành khách có lỗi gây ra thiệt hại cho người vận
chuyển, người khai thác tàu bay.

(Theo quy định tại Điều 148 Luật HKDD Việt Nam 2014).

4.5. Vận chuyển hành lý.


Hành lý bao gồm hành lý ký gửi và hành lý xách tay.
- Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách được chuyên chở trong tàu bay và
do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
- Hành lý xách tay là hành lý được hành khách mang theo người lên tàu bay và
do hành khách bảo quản trong quá trình vận chuyển.
Hành lý của mỗi hành khách phải được vận chuyển cùng với hành khách trên
một chuyến bay, trừ các trường hợp sau đây:
- Vận chuyển hành lý thất lạc;
- Hành lý bị giữ lại vì lý do an toàn của chuyến bay;
- Vận chuyển túi ngoại giao, túi lãnh sự;
- Hành khách bị chết trong tàu bay và thi thể đã được đưa khỏi tàu bay;
- Hành lý được vận chuyển như hàng hóa;
- Các trường hợp bất khả kháng.

II Liên hệ thực tế trong vận chuyển hàng khách, hàng hóa, hàng
lý.
1. Ưu điểm.
An toàn và an ninh cao: Có rất nhiều quy định chặt chẽ về an toàn và an ninh
bao gồm các biện pháp an ninh và kiểm tra hàng hoá. Hàng hóa phải nằm trong
10
danh mục cho phép và đóng gói đúng yêu cầu mới được vận chuyển bằng hình
thức này, để đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hoá.

Vận chuyển đi khắp mọi nơi trong nước và quốc tế: Sự phát triển của các sân
bay quốc tế trên khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ giúp hành khách dễ dàng
đưa hàng hoá của mình tiếp cận với nhiều thị trường mới. Đây cũng chính là ưu
điểm của ngành vận tải đường hàng không trong vận chuyển hàng hóa trong
nước và quốc tế. Do đó, gần như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có thể
được liên kết.

Dịch vụ nhanh chóng và đúng giờ, do tốc độ hành trình cực nhanh và đặc điểm
vận chuyển hàng hóa thường có giá trị cao hoặc bản chất dễ hư hỏng.

Cho phép vận chuyển các mặt hàng dễ hư hỏng, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại,
mất mát hàng hóa do các yếu tố như tai nạn, trộm cắp,... Ngoài ra, đường hàng
không có thể vận chuyển các mặt hàng dễ hư hỏng như hoa quả tươi, thực phẩm
đông lạnh, thuốc y tế,... với điều kiện được đóng gói đúng cách. Đồng thời giảm
số tiền bị mất do tích trữ, đổ vỡ hoặc trộm cướp.

Phí bảo hiểm thấp: Vì ít rủi ro hơn các loại khác nên phí bảo hiểm vận chuyển
sẽ thấp hơn, cộng với phí lưu kho thấp hơn, giúp giảm chi phí cho hành khách.

Lợi ích đáng kể nhất của việc di chuyển bằng đường hàng không là tính nhanh
chóng của nó. Máy bay là phương tiện di chuyển nhanh nhất hiện nay. Tốc độ
trung bình của máy bay chở hàng hoặc chở khách là khoảng 800-1000 km/giờ.
Khá cao so với các phương thức vận tải thông thường khác như tàu thủy (12-25
hải lý/giờ), tàu hỏa (60-80km/giờ ở Việt Nam), xe tải (60-80 km/giờ). Hơn nữa,
di chuyển bằng đường hàng không tốt hơn so với đi xe buýt, đường sắt và
đường biển. Các đối tượng địa hình như đường và sông không cản tầm nhìn.

Sức chứa lớn để vận chuyển khối lượng hàng hoá lớn: Máy bay có thể chứa một
lượng lớn hàng hóa, cho phép doanh nghiệp vận chuyển các đơn hàng lớn trong
một lần vận chuyển.

2. Nhược điểm
Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết: Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi, có thể
dẫn đến chậm trễ hoặc hủy bỏ chuyến bay, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói
chung cũng như hành khách nói riêng.

Một số sản phẩm bị hạn chế vì tính đặc thù: một số loại hàng hóa nhất định như
chất cấm, chất nổ, chất độc hại,... sẽ bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không
vì lý do an ninh và an toàn cho hành khách, hàng hoá khác. Do đó, bạn cần
tham khảo danh mục hàng hóa bị cấm để tránh bị phạt và ảnh hưởng đến uy tín
của doanh nghiệp.

11
Giới hạn sức chứa hàng hoá: mặc dù máy bay có sức chứa lớn nhưng hình thức
này lại có các hạn chế về trọng lượng tối đa của máy bay, kích thước thùng
hàng và vị trí lắp đặt trên máy bay. Do đó, hàng hoá sẽ bị giới hạn về khối
lượng (tính theo kg) và kích thước để đảm bảo an toàn cho quá trình vận
chuyển.

Số lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các cách khác, không lý tưởng để vận
chuyển các sản phẩm nặng hoặc khối lượng lớn. Vì kích thước cabin, kích
thước cửa và khả năng chuyên chở tải trọng thực tế của máy bay sẽ hạn chế
không gian chứa hàng. Ngoài ra vận chuyển hàng không cũng sẽ ít phù hợp hơn
để vận chuyển các mặt hàng có giá trị thấp.

Chi phí cao: Khi lựa chọn vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, hành
khách cần phải chịu các chi phí như phí hàng không, phí sân bay, phí thủ tục hải
quan,... Do đó, chi phí thường sẽ cao hơn so với các phương tiện khác.

Phức tạp trong thủ tục và hải quan: sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng đường
hàng không đòi hỏi phải đáp ứng các thủ tục hải quan quốc tế phức tạp tùy theo
quốc gia như đăng ký hàng hoá, kiểm tra hàng hóa, đóng gói, đưa vào kho,...
Thời gian và chi phí để hoàn thành các thủ tục này cũng tốn kém.

Ở các cổng rà soát và cân trọng lượng hàng hóa thì đa số hiện nay xài theo cân
đồng hồ như ở chợ và không cho phép vượt quá mức cân cho phép đó dù và
nhích vài gam đến trăm gam thì vẫn xem là vi phạm. Thêm nữa, ngoài khối
lượng đồ thì đồ dùng cá nhân sẽ được đem theo, không tính phí và không cần
cân trọng lượng. Vẫn chưa có văn bản nêu rõ các danh mục đồ dùng cá nhân và
số lượng hay khối lượng được phép đem theo. Do đó các hành khách sẽ dễ lách
luật.

III Giải pháp khắc phục, hạn chế trong vận chuyển hàng
không.
1. Đối với hành khách.
Tuân thủ các quy định của sân bay, tàu bay. Nên tự tìm hiểu kỹ những quy định
cơ bản trên chuyến bay.
Hạn chế đem số lượng tiền và trang sức đá quý khi lên máy bay.
Đem đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho việc làm thủ tục bay cũng như là việc chủ
động cởi bỏ trước những thiết bị kim loại khi qua máy quét để giảm thiểu thời
gian làm thủ tục.
2. Đối với hành lý, hàng hóa.

12
Đóng gói hàng hóa cẩn thận, đặc biệt là hàng dễ vỡ như gốm, sứ, đồ thủy tinh,
hàng có giá trị cao.
Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ để quá trình làm thủ tục nhanh chóng hơn.
Kiểm tra thông tin hàng hóa, số lượng kỹ càng, tránh trường hợp nhầm lẫn trong
quá trình phân luồng hàng hóa dẫn đến thất lạc, giao hàng trễ tiến độ.
Mua bảo hiểm trách nhiệm vận tải hàng hóa.
Tìm kiếm sự hỗ trợ quản lý rủi ro từ công ty bảo hiểm khi vận chuyển hàng quá
nặng, quá khổ.
Đảm bảo các thỏa thuận về giao dịch trước khi ký kết hợp đồng.
Thường xuyên cập nhật tin tức, tình hình về thời tiết.
Quan sát, đánh giá cơ sở hạ tầng để chuẩn bị phương án vận chuyển an toàn.

13
LỜI KẾT
- Quy chế pháp lý về vận chuyển hàng hóa, hành khách và hàng lý trong vận tải
hàng không là hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh các hoạt động
vận chuyển hàng hóa, hành khách và hàng lý bằng đường hàng không. Quy chế
này được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hàng không
dân dụng, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của hoạt
động vận tải hàng không.
- Quy chế pháp lý về vận chuyển hàng hóa, hành khách và hàng lý trong vận tải
hàng không bao gồm các quy định về:
 Điều kiện kinh doanh vận tải hàng không;
 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hành khách và hàng lý;
 Quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển, người thuê vận chuyển, hành
khách;
 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vận tải hàng không;
 Giải quyết tranh chấp trong vận tải hàng không.
- Quy chế pháp lý về vận chuyển hàng hóa, hành khách và hàng lý trong vận tải
hàng không có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của các bên
tham gia hoạt động vận tải hàng không, góp phần thúc đẩy sự phát triển của
ngành hàng không dân dụng.
- Với sự hoàn thiện của quy chế pháp lý, hoạt động vận tải hàng hóa, hành
khách và hàng lý trong vận tải hàng không sẽ ngày càng phát triển an toàn, hiệu
quả và bền vững, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.

HẾT
------------------------------------------------
Cảm ơn quý thầy cô đã theo dõi

14

You might also like