You are on page 1of 10

KIỂM TRA GIỮA KỲ - 17/4

*Mô phỏng bài thi cuối kỳ (ĐỀ ĐÓNG - 4 câu):


2 câu tình huống (dựa vào các câu tình huống đã được làm trên lớp)
2 câu bài tập:
+ Lập Time sheet và tính thưởng/phạt làm hàng theo cách tính gộp thời hạn làm hàng tại cảng;
+ Tính số tiền chủ tàu, người thuê tàu, thuyền bộ đc nhận do việc cứu hộ;
+ Xác định và phân bổ tổn thất chung cho các bên;
+ Xác định mức giới hạn trách nhiệm dân sự (chú ý các trường hợp KHÔNG được giới hạn trách nhiệm
dân sự)
I. Xác định và phân bổ tổn thất chung cho các bên:
Bài 1: Trong một hành trình có 4 chủ hàng gửi hàng trên tàu với tổng giá trị hàng hóa là
800 000 USD, trong đó:
+ Chủ hàng A: 200 000 USD
+ Chủ hàng B: 300 000 USD
+ Chủ hàng C: 100 000 USD
+ Trị giá con tàu của chủ tàu là 2 000 000 USD, cước phí chưa thu trị giá 50 000
USD
Trong hành trình vận chuyển, mặt hàng vải của chủ hàng A bị cháy, thiệt hại về hàng hóa
ước tính là 150 000 USD. Ngọn lửa cháy lan sang phòng máy làm tàu bị thiệt hại 200 000
USD. Để cứu nguy chung cho cả tàu và hàng, thuyền trưởng đã ra lệnh dùng nước để dập
tắt ngọn lửa, hậu quả là làm cho một số hàng hóa của chủ hàng khác bị hư hỏng, thiệt hại
ước tính là 80 000 USD (Hàng B: 30 000 USD; Hàng C: 20 000 USD; Hàng D: 30 000
USD). Tuy nhiên, sau khi dập tắt ngọn lửa, tàu không thể chạy được nữa. Để cứu giúp tàu
khỏi bị chìm, chủ tàu quyết định thuê một tàu khác lai dắt tàu về cảng, chi phí cứu hộ là
20 000 USD. Về đến cảng chủ tàu tuyên bố tổn thất chung. Hãy phân bố tổn thất chung
đó.
Giải:
Bước 1: Tính tổng giá trị tổn thất chung
Thiệt hại về hàng do thuyền trưởng ra lệnh dùng nước để dập lửa: 80 000 USD
Chi phí cứu hộ: 20 000 USD
→ Tổng tổn thất chung: 80 000 + 20 000 = 100 000 USD
Bước 2: Tính giá trị chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung
Cách 1: GTCPB = V 1−L1
Cách 2: GTCPB = V 2 +V 0 + L2
Tronng đó:
V 1 - Giá trị ban đầu của các quyền lợi;
L1 - Giá trị tổn thất riêng xảy ra trước tổn thất chung;
V 2 - Giá trị còn lại của các quyền lợi đến bến;
V 0 - Giá trị tài sản đã hy sinh;
L2 - Giá trị tổn thất riêng xảy ra sau tổn thất chung.
V 1=800 000+ 2 000 000+50 000=2 850 000 USD
L1=150 000+200 000=350 000 USD

→ Giá trị chịu phân bổ: GTCPB = 2 850 000 - 350 000 = 2 500 000 USD
Bước 3: Tính tỷ lệ đóng góp tổn thất chung
100 000
Tỷ lệ đóng góp tổn thất chung= × 100=4 %
2 500 000
Bước 4: Tính phần đóng góp của mỗi bên vào tổn thất chung
+ Tàu: (2 000 000−200 000)× 4 %=72 000 USD
+ Hàng A: (200 000−150 000)× 4 %=2 000 USD
+ Hàng B: 300 000 × 4 %=12 000 USD
+ Hàng C: 100 000 × 4 %=4 000 USD
+ Hàng D: 200 000 × 4 %=8 000 USD
+ Cước phí: 50 000 × 4 %=2 000 USD
Bước 5: Tính kết quả thanh toán tài chính
Số tiền thanh toán = Số tiền đóng TTC - GTTTC
Kết quả dương (+) → Bỏ ra
Kết quả âm (-) → Thu về
+ Tàu: 72 000−20 000=50 000 USD → Bỏ ra
+ Hàng A: 2 000 USD → Bỏ ra
+ Hàng B: 12 000−30 000=−18 000 USD → Thu về
+ Hàng C: 4 000−20 000=−16 000 USD → Thu về
+ Hàng D: 8 000−30 000=−22000 USD → Thu về
+ Cước phí: 2 000 USD → Bỏ ra
Bài 2: Tàu Cửu Long chở hàng Nhập Khẩu từ HongKong về Cảng Hải Phòng thì bị hỏa
hoạn. Một số bộ phận tàu và hàng hóa bị cháy. Thuyền trưởng ra lệnh phun nước biển để
chữa cháy làm một số hàng hóa hư hại vì ngấm nước. Khi về đến Cảng đích tàu gặp thời
tiết xấu, nước biển làm hư hỏng hàng hóa.
Vải 400 kiện trị giá 600 000$
Điện máy trị giá 1 000 000$
Khi dỡ hàng lên tại cảng dỡ hàng
Cuối cùng, giám định viên cho kết quả như sau:
+ 100 kiện vải bị cháy đen
+ 200 kiện vải bị ngấm nước chữa cháy giảm giá trị 40%, 10 kiện hàng vải bị ngấm
nước do thời tiết xấu hư hỏng 100%
+ Thiết bị tàu cháy trị giá 1 500$
+ Giá trị tàu khi rời bến 1 200 000$
Hãy tính toán và phân bổ tổn thất chung cho các bên.
Giải:
Bước 1: Tính tổng giá trị tổn thất chung
600 000
→ Tổng tổn thất chung: (200 × )× 40 %=120 000 USD
400
Bước 2: Tính giá trị chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung
V 1=1 200 000+600 000+1 000 000=2 800 000USD
600 000
L1=(100× )+1500=151 500USD
400
→ Giá trị chịu phân bổ: GTCPB = 2 800 000 - 151 500 = 2 648 500 USD
Bước 3: Tính tỷ lệ đóng góp tổn thất chung
120 000
Tỷ lệ đóng góp tổn thất chung= ×100=4.53 %
2 648 500
Bước 4: Tính phần đóng góp của mỗi bên vào tổn thất chung
+ Tàu: (1 200 000−1 500)× 4.53 %=54 292.05 USD
600 000 600 000
+ Vải: (600 000−(100 × )−(10 × ))× 4.53 %=19705.5 USD
400 400
+ Điện máy: 1 000 000 ×4.53 %=45 300 USD
Bước 5: Tính kết quả thanh toán tài chính
+ Tàu: 54 292.05 USD → Bỏ ra
+ Vải: 19 705.5−120 000=−100 294.5 USD → Thu về
+ Điện máy: 45 300 USD → Bỏ ra
Bài 3: Tàu chở 2 lô hàng
+ Lô hàng A gồm 2 000 bao, giá trị = 200.000 USD (có khai báo)
+ Lô hàng B gồm 50 kiện, giá trị = 50.000 USD (không khai báo)
Tàu gặp bão có nguy cơ chìm nên phát sinh TTC như sau:
+ Hàng A ném xuống biển: 200 bao
+ Hàng B ném xuống biển: 20 kiện
+ Tàu trả chi phí ở cảng lánh nạn: 44 600 USD
Giá trị tàu nguyên lành: 3 000 000 USD
Tính toán phân bổ TTC?
Giải:
Giá trị lô hàng A: 100 USD/bao
Giá trị lô hàng B: 1 000 USD/kiện
Bước 1: Tính tổng giá trị tổn thất chung
Hàng A ném xuống biển: 200 ×100=20 000 USD
Chi phí ở cảng lánh nạn: 44 600 USD
→ Tổng tổn thất chung (G): 20 000 + 44 600 = 64 600 USD
Bước 2: Tính giá trị chịu phân bổ đóng góp tổn thất chung
V 1=3 000 000+ 200 000+ [ (50−20)× 1000 ] =3 230 000 USD
L1=0 USD

→ Giá trị chịu phân bổ: GTCPB = 3 230 000 USD


Bước 3: Tính tỷ lệ đóng góp tổn thất chung
64 600
Tỷ lệ đóng góp tổn thất chung= × 100=2 %
3 230 000
Bước 4: Tính phần đóng góp của mỗi bên vào tổn thất chung
Tàu: 3 000 000 ×2 %=60 000 USD
Hàng A: 200 000 ×2 %=4 000 USD
Hàng B: (50−20)×1 000 ×2 %=600 USD
Bước 5: Tính kết quả thanh toán tài chính
+ Tàu: 60 000 USD → Bỏ ra
+ Hàng A: 4 000−20 000=−16 000 USD → Thu về
+ Hàng B: 600 USD → Bỏ ra
II. Số tiền chủ tàu, người thuê tàu, thuyền bộ được nhận do việc cứu hộ:
Bài tập: Tàu S khi đang hành trình trên biển gặp tàu F bị tai nạn đã cứu được tàu F khỏi
tai nạn. Do việc cứu hộ nên tàu S đã được tàu F trả cho tiền công cứu hộ với tổng số tiền
là 350 000 USD.
Tính số tiền chủ tàu, người thuê tàu, thuyền bộ được nhận do việc cứu hộ, biết rằng chi
phí cứu hộ là 50 000 USD của người thuê tàu, thiệt hại do việc cứu hộ 40 000 USD, trong
đó 20 000 USD của chủ tàu, 15 000 USD của người thuê tàu, 5 000 USD của thuyền bộ.
Tiền thưởng công cho thuyền bộ là 100 000 USD. Tàu S là của công ty A cho công ty B
thuê định hạn.
Giải:
Căn cứ vào điều 225 - Chia tiền công cứu hộ trong thuê tàu định hạn.
(Trường hợp tàu cho thuê định hạn tham gia cứu hộ trong thời gian cho thuê thì tiền
công cứu hộ được chia đều giữa chủ tàu và người thuê tàu sau khi đã trừ các chi phí liên
quan đến hoạt động cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ cho thuyền bộ).
Tiền công chủ tàu và người thuê được nhận:
350 000−50 000−40 000−100 000
=80 000(USD)
2
Chủ tàu thực nhận: 80 000+20 000=100 000(USD )
Người thuê tàu thực nhận: 80 000+50 000+ 15 000=145 000(USD )
Thuyền bộ thực nhận: 100 000+5 000=105 000(USD)
III. Lập Time sheet và tính thưởng/ phạt làm hàng theo cách tính gộp thời hạn làm
hàng tại cảng:
Bài 1:
Giải sử trong hợp đồng thuê tàu chuyến quy định thời hạn xếp hàng cho là 5 WWDSHEX
– EU
WWD: Ngày làm việc thời tiết tốt.
- WWDSH: Ngày làm việc thời tiết tốt, tính cả Chủ Nhật và ngày lễ.
- WWDSHEX: Ngày làm việc thời tiết tốt, tính Chủ Nhật, không tính ngày lễ.
- WWDSHEXUU: Ngày làm việc thời tiết tốt, Chủ Nhật và lễ không tính, trừ khi có làm.
- WWDSHEXEU: Ngày làm việc thời tiết tốt, Chủ Nhật và lễ không tính, làm cũng không tính .

Mốc tính Laytime theo GENCON 1994, NOR trao theo điều kiện WIBON. Thứ 7 chỉ
tính đến 13 giờ, thứ 2 bắt đầu tính từ 7 giờ. Mức thưởng/ phạt DHD 3 000 USD/day -
ATS.
Trong biên bản theo dõi thời gian làm hàng tại cảng (Statement of Facts) do Đại lý lập
ghi như sau:
+ Tàu có mặt tại cảng xếp lúc 09h ngày 23/11 thứ 2
+ NOR trao lúc 09h30 ngày 24/11
+ Tàu cập cầu: 09h ngày 25/11
+ Tàu bắt đầu xếp hàng vào lúc 09h ngày 03/12
+ Trời mưa không làm hàng từ 09h đến 11h ngày 27/11
Theo hợp đồng mẫu GENCON 1994, thời gian làm hàng bắt đầu tính từ 13h nếu NOR
được trao và chấp nhận trước hoặc vào lúc 12h trưa và sẽ tính 6h sáng hôm sau nếu NOR
được trao và chấp nhận vào giờ làm việc chiều hôm trước hoặc trong giờ làm việc của
ngày trước lễ (hoặc ngày thứ 7).

Time Worked Laytime Dem/Des


Day Date Remarks
From To D H D H
2 23/11 09h Tàu đến - -
3 24/11 09h30 Trao NOR - 11
4 25/11 09h Cập cầu
15h Xếp hàng 1 -
5 26/11 Xếp hàng 1 -
6 27/11 09h 11h Trời mưa - 22
7 28/11 00h 13h Xếp hàng - 13
CN 29/11 Xếp hàng - -
2 30/11 07h Xếp hàng - 17
3 1/12 09h Hết hạn xếp hàng - 9 - 15
4 2/12 Xếp hàng 1 -
5 3/12 09h Xếp xong hàng - 9
Tổng Laytime cho phép 5 -
Tổng thời gian kéo dài 2 -

Số tiền phạt tại cảng xếp là: 2 ngày × 3 000 USD=6 000 USD
Bài 2:
Trong hợp đồng thuê vận chuyển gạo từ Cần Thơ đi Manila có quy định: 900 MT Rice in
bags (50kg) 10% MOOLOO; Freight Rate: USD 18,0/MT-FIOS BSS 1/1.
Thời hạn xếp hàng cho phép là 6 ngày theo điều kiện WWDSHEX - EU.
Thời gian dỡ hàng cho phép là 3 ngày theo điều kiện WWDSHEX - EU.
Mức thưởng/ phạt là DHD rate: 4 000 USD/day-ATS-Bend.
NOR được trao và chấp nhận theo GENCON 94.
Nếu làm hàng trước Laytime thì toàn bộ thời gian thực tế đó sẽ được tính vào thời hạn
làm hàng cho phép.
Laytime không tính từ 12 giờ của ngày thứ 7 đến 24 giờ của ngày chủ nhật; Hoa hồng
cho người thuê tàu là 2%.
Trên NOR ghi: Tàu sẵn sàng nhận 9 500 MT gạo theo các quy định của hợp đồng.
Trên B/L ghi: Tàu đã nhận 9 500 Tấn.
Trên SOF có ghi: Tại cảng xếp NOR được trao vào lúc 09h ngày 4/FEB, tàu bắt đầu làm
hàng liên tục từ 12h ngày 4/FEB (thứ 2); xếp xong hàng lúc 24h ngày 8/FEB. Tại cảng dỡ
NOR được trao vào lúc 10h ngày 21/FEB (thứ 5), tàu bắt đầu làm hàng liên tục từ lúc 12h
ngày 21/FEB, dỡ xong lúc 24h ngày 28/FEB.
Yêu cầu: Lập Time sheet và tính thưởng/ phạt làm hàng theo cách tính gộp thời hạn làm
hàng tại các cảng?
Bảng 1 - Tại cảng xếp:

Time Worked Laytime Dem/Des


Day Date Remarks
From To D H D H
2 04/02 09h Trao NOR 12
3 05/02 00h 24h Xếp hàng 1
4 06/02 00h 24h Xếp hàng 1
5 07/02 00h 24h Xếp hàng 1
6 08/02 00h Xếp hàng 1
24h Xếp hàng xong
Tổng Laytime cho phép 6
Tổng thời gian kéo dài 1 12

Số tiền thưởng tại cảng xếp là: 1.5 ngày ×4 000 USD=6 000 USD
Bảng 2 - Tại cảng dỡ:

Time Worked Laytime Dem/Des


Day Date Remarks
From To D H D H
5 21/02 10h Trao NOR 12
6 22/02 00h 24h Xếp hàng 1
7 23/02 00h 12h Xếp hàng 12
CN 24/02
2 25/02 00h 24h Xếp hàng 1
3 26/02 00h Hết hạn xếp hàng 1
4 27/02 00h 24h Xếp hàng 1
5 28/02 00h Xếp hàng
24h Xếp hàng xong 1
Tổng Laytime cho phép 3
Tổng thời gian kéo dài 3 12

Số tiền phạt tại cảng xếp là: 3 ngày ×4 000 USD=12000 USD
IV. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển:
Điều 152. Giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển
1. Trong trường hợp tính chất, giá trị của hàng hóa KHÔNG được người giao hàng khai
báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển
hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển có nghĩa vụ bồi thường, mất mát,
hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương
đương với 666,67 SDR/kiện hay đơn vị hoặc 2 SDR/kg hàng hóa cả bì bị mất tùy theo
cách tính nào cao hơn.
Ví dụ: 1 kiện hàng nặng 120 kg.
(Giả sử 666,67 SDR tương đương 16 triệu đồng Việt Nam (VNĐ), 2 SDR bằng 47 999,76
VNĐ)
+ Số tiền bồi thường theo kiện sẽ là 16 triệu VNĐ (666,67 SDR/kiện)
+ Số tiền bồi thường theo kg là 120 kg × 47 999 , 76 VNĐ /kg=5 759 971 , 20 VNĐ
⇒ Như vậy, người vận chuyển phải bồi thường số tiền là 16 triệu đồng.
3. Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng khai báo
trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển:
a) Đối với hàng hóa bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo;
b) Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai
báo và giá trị CÒN LẠI của hàng hóa.
Ví dụ: Chủ hàng A thuê công ty vận tải biển X vận chuyển một lô hàng Ure nhập khẩu
theo điều kiện CFR với khối lượng là 8 000 tấn từ Manila về Sài Gòn, với giá cước vận
chuyển là 20 USD/MT-FI/LO. Khi giao hàng xong tại cảng Sài Gòn các bên quyết toán
bằng biên bản như sau:
+ Hàng bị thiếu trọng lượng so với vận đơn là 15 tấn. (áp dụng điểm a)
+ Giảm giá trị thương mại 30% của 100 tấn do hàng bị ướt khi vận chuyển. (áp dụng
điểm b)
+ Giảm giá trị thương mại 20% của 30 tấn do hàng bị rách vỡ bao bì khi vận chuyển.
Giá hàng được khai báo trên B/L là 240 USD/tấn, giá hàng tại thị trường cảng dỡ là 300
USD/tấn. Tỷ lệ hao hụt cho phép là 0.1%
Hãy tính số tiền mà công ty X phải bồi thường cho chủ hàng A theo Luật hàng hải Việt
Nam.
Giải:
Khối lượng hàng hóa hao hụt là: 8 000 × 0.1%=8(tấn)
Hàng bị thiếu ngoài hụt tự nhiên bồi thường theo giá khai báo là:
240 ×(15−8)=1680 USD
Giảm giá trị thương mại 30% của 100 tấn do hàng bị ướt khi vận chuyển, bồi thường:
(240 ×100)−(300 ×100 ×70 % )=3 000 USD
Giảm giá trị thương mại 20% của 30 tấn do hàng bị rách vỡ bao bì khi vận chuyển, bồi
thường:
(240 ×30)−(300 ×30 × 80 %)=0
Tổng số tiền mà công ty X phải bồi thường cho chủ hàng A là:
1 680+3 000=4 680 USD

You might also like