You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỢT 1 ĐỐI VỚI SINH VIÊN
CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIẾN

HÀ NỘI - 2021
LỜI NÓI ĐẦU

Báo cáo thực tập đợt 1 là sản phẩm của sự vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, được
sinh viên thực hiện trong quá trình thực tập tại các đơn vị hoạt động thực tế. Việc hoàn
thành báo cáo thực tập đợt 1 không chỉ thể hiện trình độ chuyên môn của sinh viên, mà còn
phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ năng nghiên cứu, đạo đức nghiên cứu, và kỹ năng trình bày
một sản phẩm khoa học.

Vì vậy, Chương trình Tiên tiến, chất lượng cao và POHE ban hành Quy định về trình
bày báo cáo thực tập đợt 1 đối với chương trình đào tạo tiên tiến nhằm đáp ứng được các
yêu cầu nói trên.

Quy định về trình bày báo cáo thực tập đợt 1 đối với chương trình đào tạo tiên tiến
gồm: Quy định về bố cục của Báo cáo thực tập đợt 1; Quy định về kỹ thuật trình bày trong
đó nhấn mạnh kỹ thuật trích dẫn trong nghiên cứu khoa học, và cuối cùng là các phụ lục về
biểu mẫu trong trình bày báo cáo thực tập đợt 1.

Để hoàn thành tài liệu này, nhóm biên soạn đã sử dụng các ấn phẩm của Phòng quản
lý đào tạo, Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục, Tạp chí Kinh tế và Phát triển
thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Xin chân thành cảm ơn,

Nhóm biên soạn


1. BỐ CỤC BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỢT 1
Kết cấu của báo cáo thực tập đợt 1 được trình bày như sau:
1.1. Các trang bìa
- Trang bìa chính (xem mẫu 1)
- Trang bìa phụ (xem mẫu 2)
1.2. Trang Lời cảm ơn: Lời cảm ơn (ACKNOWLEDGEMENTS)
Lời cảm ơn cần chân thành, không khuôn sáo, chỉ nên dành cho những người thực sự
giúp đỡ việc hoàn thành báo cáo thực tập đợt 1, do đó không nên liệt kê quá nhiều người
làm mất ý nghĩa của Lời cảm ơn.
1.3. Mục lục (TABLE OF CONTENT): được đặt ngay sau trang phụ bìa (xem mẫu 3)
1.4. Trang Lời cam đoan: (xem mẫu 4)
1.5. Danh mục các chữ viết tắt (ABBREVIATIONS) (nếu có)
1.6. Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ (LIST OF TABLES, LIST OF FIGURES)
1.7. Các chương (CHAPTER 1,2,3.. )
1.8. Kết luận (CONCLUSION)
1.9. Danh mục tài liệu tham khảo (REFERENCES) (xem mẫu 5)
1.10. Phụ lục (APPENDIXES)
1.11. Xác nhận của cơ sở thực tập (xem mẫu 6)
1.12. Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn (xem mẫu 7)
1.13. Nhật ký thực tập (xem mẫu 8)
1.14. Xác nhận kết quả từ phần mềm turnitin (Xem mẫu 9)

2. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỢT 1
2.1. Hình thức trình bày:
- Báo cáo thực tập đợt 1 phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy
xóa, phải đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
2.2. Soạn thảo văn bản:
- Báo cáo thực tập đợt 1 phải được trình bày theo phông chữ Times New Roman cỡ chữ 13.
- Cách dòng 1,3; kích thước lề trên 2,5 cm; lề dưới 3 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.
- Báo cáo thực tập đợt 1 phải in trên một mặt giấy A4.
- Số trang được đánh ở giữa, trên đầu mỗi trang, bắt đầu từ phần “Mở Đầu”
2.3. Số chương:
Tùy theo mỗi đề tài, giáo viên hướng dẫn quyết định số chương và tên chương của mỗi
chuyên đề, bao gồm:
+ Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc;
+ Thực trạng hoạt động kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động của công ty;
+ Những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và phương hướng phát triển của công ty;
+ Thực trạng tình hình tài chính/kế toán của công ty và phát hiện một vấn đề liên quan đến
tài chính/kế toán cần giải quyết và hướng giải quyết vấn đề đó.
2.4. Đánh số tiểu mục:
- Các tiểu mục của báo cáo thực tập đợt 1 phải được trình bày và đánh số thành nhóm số,
nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1
nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4).
- Tên các chương: Cỡ chữ 18, in hoa, đậm, trung tâm (giữa trang).
- Tiểu mục: Cỡ chữ 13, chữ thường, đậm, không lùi đầu dòng.
- Các đoạn cách trên 6pt, cách dưới 0pt.
2.5. Bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ:
- Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ Hình 3.4 có
nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3.
- Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Báo cáo
tổng kết năm 2013. Nguồn: Bộ Tài chính”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính
xác trong danh mục tài liệu tham khảo.
- Tên biểu bảng được đặt ở phía trên biểu bảng; tên hình vẽ, sơ đồ được đặt ở phía dưới
hình vẽ, sơ đồ.
2.6. Viết tắt:
Không lạm dụng việc viết tắt trong báo cáo thực tập đợt 1. Chỉ viết tắt những từ, những
cụm từ, những thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong báo cáo thực tập đợt 1. Nếu cần viết
tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan tổ chức,...thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất, có
kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Viết tắt các từ nước ngoài phải theo quy định quốc
tế. Phải có bảng danh mục các từ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) cho báo cáo thực tập đợt
1nếu trong báo cáo thực tập đợt 1có sử dụng các chữ viết tắt.
2.7. Tài liệu tham khảo và trích dẫn:
Trích dẫn tài liệu tham khảo là một yêu cầu bắt buộc đối với các nghiên cứu. Việc thể
hiện các trích dẫn tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá độ chuyên
sâu và tính nghiêm túc của nghiên cứu. Vì vậy trích dẫn tài liệu tham khảo phải được trình
bày đúng quy chuẩn. Tạp chí áp dụng tiêu chuẩn Harvard cho việc trình bày trích dẫn tài
liệu tham khảo.
Trích dẫn tài liệu tham khảo được chia làm 2 dạng chính: trích dẫn trong bài (in-text
reference) và danh mục tài liệu tham khảo (reference list).
Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối cùng bài viết, mỗi trích dẫn trong bài viết
(in-text reference) nhất thiết phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong
danh sách tài liệu tham khảo.
2.7.1. Trích dẫn trong bài (in-text reference)
Trích dẫn trong bài viết bao gồm các thông tin sau:
- Họ tên tác giả/tổ chức
- Năm xuất bản tài liệu
- Trang tài liệu trích dẫn
Có 2 cách chủ yếu trình bày trích dẫn trong bài viết:
- Trích dẫn nguyên văn: sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu
trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép và bắt buộc phải ghi cả số trang của
nguồn trích.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2009, tr.19) nêu rõ “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản
lượng nền kinh tế quốc dân”.
- Trích dẫn diễn giải: diễn giải câu chữ của tác giả khác bằng câu chữ của mình, sử dụng
từ ngữ khác mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Khi trích dẫu kiểu diễn giải thì không
bắt buộc phải ghi số trang.
Ví dụ: Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân (Nguyễn
Văn A, 2009).
hoặc Nguyễn Văn A (2009) tin rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng
nền kinh tế quốc dân.
2.7.2. Danh mục tài liệu tham khảo (Reference)
Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, được bắt đầu bằng tiêu đề “Tài liệu
tham khảo”, tiếp theo liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử…)
được sắp xếp thứ tự Alphabet theo họ tác giả, tên bài viết/ấn phẩm không có tác giả.
Chỉ liệt kê các tài liệu tham khảo được trích dẫn trong bài.
Mỗi danh mục tài liệu tham khảo bao gồm các thông tin: tên tác giả, năm xuất bản, tên tác phẩm, nơi xuất bản. Dưới đây là chi tiết quy chuẩn trình bày
trích dẫn và danh mục các loại tài liệu tham khảo.

Loại tài liệu tham Quy chuẩn trình bày danh Ví dụ về trình bày danh mục tài Ví dụ về trình bày trích dẫn
khảo mục tài liệu tham khảo liệu tham khảo tương ứng trong bài viết

Sách
Một tác giả Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên Nguyễn Văn A (2009), Kinh tế Việt Nam Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến
sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản. năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội. sản lượng nền kinh tế quốc dân (Nguyễn
Văn A, 2009).
hoặc: Nguyễn Văn A (2009, tr.19) nêu rõ
“yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến
sản lượng nền kinh tế quốc dân”.

Hai tác giả Họ tên tác giả 1 và họ tên tác giả Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B (2009), Nguyễn Văn A và Nguyễn Văn B (2009)
2 (năm xuất bản), tên sách, nhà Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất tin rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh
xuất bản, nơi xuất bản. bản ABC, Hà Nội. nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.

Từ 3 tác giả trở lên Họ tên tác giả 1, họ tên tác giả 2, Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B và Nguyễn Văn A và cộng sự (2009) tin
…và họ tên tác giả n (năm xuất Nguyễn Văn C (2009), Kinh tế Việt Nam rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất
bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội. đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.
xuất bản.
Không có tên tác giả Tên sách (năm xuất bản), nhà Kinh tế tri thức (2009), Nhà xuất bản AB, Trong cuốn Kinh tế tri thức(2009, tr.19)
xuất bản, nơi xuất bản Hà Nội. nêu rõ “yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất
đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.”

Nhiều tác phẩm của Họ tên tác giả (năm xuất bản y), Nguyễn Văn A (2009), Kinh tế Việt Nam Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến
cùng một tác giả tên sách 1, nhà xuất bản, nơi xuất năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội. sản lượng nền kinh tế quốc dân (Nguyễn
bản. Văn A, 2009).
Họ tên tác giả (năm xuất bản n), Nguyễn Văn A (2010), Kinh tế vĩ mô, Nguyễn Văn A (2010, tr.19) nêu rõ “yếu
tên sách 2, nhà xuất bản, nơi xuất Nhà xuất bản ABC, Hà Nội. tố D ít có ảnh hưởng đến sản lượng nền
bản. kinh tế quốc dân”.
Quy tắc: Sắp xếp theo trình
tự năm xuất bản từ xa đến
gần nhất trong danh mục.
Nhiều tác phẩm xuất bản Họ tên tác giả (năm xuất bản a), Nguyễn Văn A (2009a), Kinh tế Việt Nguyễn Văn A (2009a) tin rằng yếu tố C
trong cùng 1 năm của tên sách 1, nhà xuất bản, nơi Nam năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng
cùng 1 tác giả xuất bản. Nội. nền kinh tế quốc dân. Trong kho đó yếu
tố D ít có ảnh hưởng đến sản lượng nền
Họ tên tác giả (năm xuất bản
kinh tế quốc dân Nguyễn Văn A (2009b)
b), tên sách 1, nhà xuất bản, nơi
Nguyễn Văn A (2009b), Kinh tế vĩ mô,
xuất bản.
Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
Sử dụng các chữ cái a/b/c…để
phân biệt các tác phẩm khác
nhau trong cùng một năm của
tác giả đó.
Người biên soạn/Chủ Họ tên chủ biên (biên soạn.) Nguyễn Văn C (biên soạn.) 2009, Quy mô Nguyễn Văn C (biên soạn. 2009) quan
biên (Editor). năm xuất bản, tên sách, nhà các nền kinh tế, Nhà xuất bản ABC, Hà điểm X là yếu tố không thay đổi theo quy
xuất bản, nơi xuất bản. Nội. mô sản xuất.
Ấn phẩm có lần xuất bản Tên tác giả (năm xuất bản), tên Nguyễn Văn A (2009), Kinh tế Việt Nam, Nguyễn Văn A (2009, tr. 20) cho rằng
khác nhau sách, xuất bản lần thứ x, nhà xuất bản lần thứ 2, Nhà xuất bản ABC, yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản
xuất bản, nơi xuất bản. Hà Nội. lượng nền kinh tế quốc dân.
Từ điển bách khoa/từ Tên tác giả (năm xuất bản), tên Nguyễn Văn A (2009), Từ điển kinh tế, Nguyễn Văn A (2010, tr. 21) định
điển có tác giả. từ điển, Nhà xuất bản, nơi xuất xuất bản lần thứ 2, Nhà xuất bản ABC, nghĩa……..
bản. Hà Nội.
Từ điển bách khoa/từ Tên chủ biên (biên soạn.) năm Nguyễn Văn C (biên soạn.) 2010, Từ điển Nguyễn Văn C (biên soạn. 2010, tr.30)
điển không có tác giả, xuất bản, tên từ điển, Nhà xuất kinh tế học, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội. định nghĩa…..
chỉ có nhà biên soạn bản, nơi xuất bản.

Bài viết hoặc 1 chương Tên tác giả của bài viết/chương Nguyễn Văn A (1976), ‘Giải quyết khủng Nguyễn Văn A (1976, tr.101) đã đề
trong 1 cuốn sách (năm xuất bản), ‘Tên bài hoảng’, trong Kinh tế tri thức, Nguyễn
cập…….
viết/chương’, trong tên sách, Văn C (chủ biên), Nhà xuất bản ABC, Hà
tên chủ biên cuốn sách (chủ Nội, tr. 100-120.
biên),
Nhà xuất bản, nơi xuất bản,
trang sách chứa nội dung
bài/chương.

Sách dịch Tên tác giả (năm xuất bản), tên Deham (2002), Tài chính công, dịch bởi (Deham, 2002)
sách, được dịch bởi…,nhà xuất Nguyễn Văn A, nhà xuất bản ABC, Hà
bản, nơi xuất bản. Nội.

Sách điện tử Tên tác giả (năm xuất bản), tên Nguyễn Văn A (2009), Toàn cầu hóa, -
sách, nhà xuất bản, truy cập Nhà xuất bản ABC, truy cập ngày 20
ngày/ tháng/ năm, từ < liên kết tháng 1 năm 2010, từ
đến cuốn sách trên internet>. <http://www.abcd.com>.
Bài báo đăng trên tạp chí khoa học (Journal Article)
Một tác giả Họ tên tác giả (năm xuất bản), Lê Xuân H (2009), ‘Tổng quan kinh tế Lê Xuân H (2009) tin rằng…
‘tên bài báo’, tên tạp chí, Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị
số...,tập phát hành, trang chứa chính sách cho năm 2011’, Tạp chí Y, số
nội dung bài báo trên tạp chí. 15, tập 4, tr. 7-13.
Hai tác giả Họ tên tác giả 1 và họ tên tác Lê Xuân H và Nguyễn Xuân C (2009), Lê Xuân H và Nguyễn Xuân C (2009) tin
giả 2 (năm xuất bản), ‘tên bài ‘Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 rằng….
báo’, tên tạp chí, số..., tập phát và khuyến nghị chính sách cho năm
hành, trang chứa nội dung bài 2011’, Tạp chí Y, số 15, tập 4, tr. 7-13.
báo trên tạp chí.
Từ 3 tác giả trở lên Họ tên tác giả 1, họ tên tác giả Lê Xuân H, Nguyễn Xuân C và Trần Văn Lê Xuân H và công sự (2009) tin
2, …và họ tên tác giả n (năm B (2009), ‘Tổng quan kinh tế Việt Nam rằng………
xuất bản), tên tạp chí, số...,tập năm 2010 và khuyến nghị chính sách cho
phát hành, trang chứa nội dung năm 2011’, Tạp chí Y, số 15, tập 4, tr. 7-
bài báo trên tạp chí. 13.
Bài viết từ tạp chí điện Họ tên tác giả (năm xuất bản), Lê Xuân H (2009), ‘Tổng quan kinh tế
tử miễn phí trên internet ‘tên bài báo’, tên tạp chí, Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị
số...,tập phát hành, trang chứa chính sách cho năm 2011’, Tạp chí Y, số
nội dung bài báo trên tạp chí, 15, tập 4, tr. 7-13, truy cập ngày 20 tháng
truy cập ngày…tháng…năm…, 10 năm 2010, từ
từ <liên kết đến bài báo trên http://www.xyz.com/ad203.pdf.
internet>.
Bài viết từ cơ sở dữ liệu Họ tên tác giả (năm xuất bản), Lê Xuân H (2009), ‘Tổng quan kinh tế
‘tên bài báo’, tên tạp chí, Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị
điện tử
số...,tập phát hành, trang chứa chính sách cho năm 2011’, Tạp chí Y, số
nội dung bài báo trên tạp chí, 15, tập 4, tr. 7-13, truy cập ngày 20 tháng
truy cập ngày…tháng…năm…, 10 năm 2010, từ cơ sở dữ liệu ABI Global
từ cơ sở dữ liệu…

Bài viết trên báo /tạp chí phổ thông (newspaper, magazine)
Bài viết trên báo/tạp chí Họ tên tác giả (năm xuất bản), Lê Xuân H (2009), ‘Marketing trực tuyến
phổ thông có tác giả ‘tên bài báo’, tên báo/tạp chí, ở
số…, ngày…tháng…phát hành,
Việt Nam’, Tiếp thị, ngày 24 tháng 5, tr.
trang bài báo.
8.
Bài viết trên báo/tạp chí Tên báo/tạp chí (năm xuất bản), Tiếp thị (2009), ‘Marketing trực tuyến ở
phổ thông không có tác ‘tên bài báo’, số..,ngày…
Việt Nam’, ngày 24 tháng 5, tr. 8.
giả tháng…, trang bài báo.
Bài viết trên báo điện tử Họ tên tác giả (năm xuất bản), Nguyễn Văn A (2010), ‘Tăng trưởng tín
‘tên bài báo’, tên báo điện tử, dụng gần lấp đầy chỉ tiêu’, Vneconomy,
truy cập ngày..tháng..năm…từ truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2010,
<liên kết internet bài viết trên <http://vneconomy.vn/156.htm>.
trang báo>.
Nguồn tài liệu trên World Wide Web (WWW)
Tài liệu trên WWW có Tên tác giả (năm công bố), tên Lê Xuân H (2009), Marketing trực tuyến
tác giả bài viết/tài liệu, truy cập ở Việt Nam, truy cập ngày 24 tháng 5
ngày…tháng…năm…, từ <liên năm 2010, từ
kết đến tài liệu trên internet>. http://www.xyz.com/ahtm.htm>.
Tài liệu trên WWW Tên bài viết (năm công bố), Marketing trực tuyến ở Việt Nam (2009), ….(Marketing trực tuyến ở Việt Nam
không có tác giả truy cập ngày…tháng…năm…, truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2010, từ
2009)…
từ http://www.xyz.com/ahtm.htm>.
<liên kết đến tài liệu trên
internet>.
Tài liệu trên WWW Tên tác giả (không năm xuất Viện ABC (không năm xuất bản), Những ….(Viện ABC không năm xuất bản)…
không có năm xuất bản bản), tên bài viết/tài liệu, truy biến đổi dân số Việt Nam, truy cập ngày
cập ngày…tháng…năm…, từ 24 tháng 5 năm 2010, từ
<liên kết đến tài liệu trên http://www.xyz.com/ahtm.htm>.
internet>.
Bách khoa toàn thư mở ‘Tên bài viết’ (năm truy cập), ‘Tổng sản phẩm nội địa’ (2009), ….(‘Tổng sản phẩm nội địa’ 2009)…
Wiki tên wiki, truy cập ngày… wikipedia, truy cập ngày 5 thang 10, từ
tháng..., từ
<http://vi.wikipedia.org/wiki/GDP>.
<liên kết đến bài viết trên
wiki>.

Trích dẫn lại trích dẫn


Họ tên tác giả 2(năm xuất bản), Nguyễn Văn B (2010), Kinh tế vi mô, Nguyễn Văn A (trích dẫn trong Nguyễn
tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất Nhà xuất bản ABC, Hà Nội. Văn B 2010, tr.15) chỉ ra rằng….
bản.
- Giải thích: Ý tưởng/thông tin
Tác giả 1 được tác giả 2 trích
dẫn trong tác phẩm của tác giả
2. Khi trích dẫn lại ý
tưởng/thông tin của Tác giả 1
được trích trong tác phẩm của
tác giả 2 thì ở trích dẫn trong
bài người viết phải đề cập đến
cả 2 tên tác giả, nhưng phần
danh mục tài liệu tham khảo chỉ
liệt kê nguồn tài liệu của tác giả
2 (nguồn mà người viết trực
tiếp đọc).
Một số nguồn tài liệu đặc biệt
Luận văn/Luận án/Đề tài Tên tác giả (năm công bố), Nguyễn Văn A (2009), ‘Mô hình tái cấu Nguyễn Văn A (2009, tr.19) chỉ ra
‘Tên luận văn/luận án/đề tài’, trúc ngân hàng Việt Nam’, luận án tiến sĩ, rằng…..
loại luận văn/luận án/đề tài, nơi Đại học ABC.
bảo vệ luận văn/luận án/đề tài.

Kỷ yếu hội thào/hội nghị Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài Nguyễn Văn A (2010), ‘sinh viên nghiên Nguyễn Văn A (2010, tr.180) quan
viết’, tên kỷ yếu hội thảo/hội cứu khoa học: những vấn đề đặt ra’, Kỷ điểm….
nghị, tên tổ chức xuất bản, nơi yếu Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học
xuất bản, trang trích dẫn. và công nghệ giai đoạn 2006-2010, Viện
nghiên cứu X, Hà Nội, tr. 177-184.

Báo cáo của các tổ chức Tên tổ chức (năm công bố báo Tổng cục thống kế (2010), Tình hình kinh Tổng cục thống kế (2010) cho biết….
cáo), tên báo cáo, địa danh ban tế xã hội năm 2009, Hà Nội.
hành báo cáo.
Văn bản pháp luật Tên cơ quan ban hành (năm ban Bộ tài chính (2007), Thông tư số 44 Bộ tài chính (2007) điều chỉnh giảm….
hành), tên văn bản, ban hành
/2007/BTC hướng dẫn định mức xây
ngày…tháng…năm….
dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với
dự án khoa học và công nghệ có sử dụng
ngân sách nhà nước, ban hành ngày 07
tháng 5 năm 2007.
Bài tham luận trình bày Tên tác giả (năm hội thảo tham Nguyễn Văn A (2010), ‘Mục tiêu phát
tại hội thảo, hội nghị luận được trình bày), ‘tên bài triển của Việt Nam trong thập niên tới và
chưa xuất bản. tham luận’, tham luận trình trong giai đoạn xa hơn’, tham luận trình
bày/báo cáo tại hội thảo/hội bày tại hội thảo Phát triển bền vững, Đại
nghị.tên hội thảo/hội nghị, đơn học ABN, ngày 2-5 tháng 7.
vị tổ chức, ngày tháng diễn ra
hội thảo/hội nghị.

Các công trình chưa Họ tên tác giả (năm viết công Nguyễn Văn A (2006), Quan hệ giữa lạm
được công bố. trình), tên công trình, công phát và thất nghiệp, tài liệu chưa xuất bản
trình/tài liệu chưa được công bố đã được sự đồng ý của tác giả, Khoa kinh
đã được sự đồng ý của tác giả, tế học - Đại học Kinh tế quốc dân.
nguồn cung cấp tài liệu.
Đĩa CD-ROM/DVD- Tên nhãn đĩa (năm phát hành), Phát triển kỹ năng nghiên cứu (2010),
ROM được phát hành CD-ROM/DVD-ROM, tên tổ CD- ROM, Công ty ABC, Hà Nội, Việt
chính thống chức phát hành, nơi phát hành. Nam.

Thông cáo báo chí Tên cá nhân/tổ chức ban hành Tập đoàn dầu khí A (2010), Điều chỉnh
thông cáo báo chí (năm ban giá xăng quý 2, thông cáo báo chí, ngày 3
hành), tên thông cáo báo chí, thang 4, Hà Nội.
thông cáo báo chí, ngày tháng
thông cáo báo chí, nơi ban hành
thông cáo.
Phát minh/ sáng chế Tên cá nhân/tổ chức sáng chế Nguyễn Văn A (2010), Sơn chống thấm
(năm sáng chế được cấp giấy XY, bằng sáng chế số 102356, Việt Nam.
chứng nhận), tên sáng chế,
bằng sáng chế số.., tên quốc gia
cấp bằng sáng chế.

2.8. Phụ lục của báo cáo thực tập đợt 1:


Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung và phương pháp của chuyên đề như:
bảng hỏi khảo sát, câu hỏi phỏng vấn sâu, bảng kết quả xử lý số liệu, các sơ đồ, mẫu biểu, tranh ảnh …
MẪU 1
Mẫu bìa Báo cáo Thực tập đợt 1

NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY


ADVANCED EDUCATIONAL PROGRAMS
(size 16)

INTERSHIP REPORT (size 20)


Major

Intership Place

Student name

HANOI, 2021 (size 13)


MẪU 2
Mẫu bìa phụ Báo cáo Thực tập đợt 1

NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY


ADVANCED EDUCATIONAL PROGRAMS

INTERSHIP REPORT

Intership Place

Student: ..........................................
Major: ..........................................
Class: ..........................................
Student’s ID: ..........................................
Supervisor: ..........................................

HÀ NỘI – 2021
MẪU 3
Mẫu Mục lục

TABLE OF CONTENT (MỤC LỤC)

Introduction (Giới thiệu)


Chapter 1- ….. (Chương 1)
1.1
1.1.1…
1.1.2. …
1.2. ….
…..
Chapter 2 - …… (Chương 2)
2.1…..
2.1.1. …
2.1.2. ….
……..
Chapter 3 - …… (Chương 3)
……

Conclusion (Kết luận)


References (Tài liệu tham khảo)
Appendixes (Phụ lục)
MẪU 4
Mẫu cam đoan báo cáo thực tập đợt 1

STATUTORY DECLARATION

Hanoi, ...../...../2021
Signature
MẪU 5
Mẫu danh mục tài liệu tham khảo

REFERENCES (TÀI LIỆU THAM KHẢO)

VIETNAMESE (TIẾNG VIỆT)


Ví dụ: Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột
biến - Cơ sở lý luận và ứng dụng (NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
…..

ENGLISH (TIẾNG ANH)


Ví dụ: Anderson J.E. (1985), The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case,
American Economic Review, 75 (1), pp. 178-90.17. Boulding K.E. (1995), Economics
Analysis, Hamish Hamilton, London.

Website:
- Lane, C.et al.2003. The future of professinalised work: UK and Germany compared
(Onlined) London: Anglo – German Foundation for the Study of Industrial Society. Address:
http://www.agf.org.uk/pubs/pdfs/1232web.pdf (accessed on: 10/5/2007)
MẪU 6
Mẫu xác nhận của cơ sở thực tập cho báo cáo thực tập đợt 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN THỰC TẬP

Sinh viên:..........................................................Mã số sinh viên:.......................................


Khóa:...........Thuộc Viện Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE – ĐHKTQD
Đã hoàn thành đợt thực tập tại đơn vị:...............................................................................
Địa chỉ:...............................................................................................................................
Bộ phận/vị trí thực tập:......................................................................................................
Từ ......../......../2019 đến........./........../2019.
Đơn vị nhận xét về quá trình thực tập của sinh viên như sau:
STT Tiêu chí đánh giá Tốt Khá Trung bình Kém
1 Tinh thần, thái độ thực tập □ □ □ □
2 Ý thức chấp hành kỷ luật □ □ □ □
3 Ý thức chấp hành thời gian thực tập □ □ □ □
4 Tác phong làm việc chuyên nghiệp □ □ □ □
5 Kỹ năng tin học □ □ □ □
6 Khả năng ngoại ngữ trong công việc □ □ □ □
7 Khả năng hòa nhập, thích nghi với môi trường làm việc □ □ □ □
8 Khả năng hoàn thành công việc được giao □ □ □ □
9 Tính năng động, sáng tạo trong giải quyết công việc □ □ □ □
10 Tính hữu ích của đợt thực tập đối với đơn vị thực tập □ □ □ □
Nhận xét chung:............................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm đánh giá quá trình thực tập:.......... /10
Ngày …… tháng … năm ………
Xác nhận của Đơn vị Cán bộ hướng dẫn thực tập

Điện thoại:..................................
Email:.........................................
MẪU 7
Mẫu xác nhận của giáo viên hướng dẫn cho báo cáo thực tập đợt 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - hạnh phúc

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Kính gửi: Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE

Họ tên GVHD:…………………………………………………………………………………
Đơn vị công tác:………………………………………………………………………………
Xác nhận:

Sinh viên:……………………………………………………………………………………...
Lớp:…………………………………………………………………………………………....
Đã thực tập đợt 1 trong thời gian từ:………………………đến……………….......................

Về tinh thần, ý thức, thái độ:…………………………………………………………………..


…………………………………………………………………………………………………
......................................................................................................................................................
Về trình độ, năng lực học tập và nghiên cứu:……………………………………………........
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………....

Hà Nội, ngày, ….tháng,……năm 2021


Giáo viên hướng dẫn
(Họ tên, chữ ký)

MẪU 8
Nhật ký thực tập cho chuyên đề thực tập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: Mã số SV:


Chuyên ngành: Lớp:
Chương trình Tiên tiến Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:
Cơ quan thực tập:
Địa chỉ cơ quan thực tập:

STT THỜI GIAN NỘI DUNG THỰC TẬP XÁC NHẬN CỦA GVHD

10

11

12

13
MẪU 9
Xác nhận kết quả từ phần mềm turnitin
(In từ phần mềm Turnitin)

Hà Nội, ngày, ….tháng,……năm 2021


Giáo viên hướng dẫn

(Họ tên, chữ ký)

You might also like